HỌP MẶT ĐỒNG HƯƠNG KIÊN GIANG TẠI TPHCM MỪNG XUÂN
NHÂM THÌN 2012 Ở BẢO TÀNG TÔN ĐỨC THẮNG
GỒM 4 MỤC : 1 – HÌNH ẢNH VIDEO HỌP MẶT ĐỒNG HƯƠNG KG TẠI TPHCM
MỪNG XUÂN NHÂM THÌN 2012
2 - HÌNH ẢNH VIDEO BẢO TÀNG TÔN ĐỨC THẮNG Ở TPHCM
3 - ĐƯỜNG TÔN ĐỨC THẮNG DỌC BỜ SÔNG SAIGON
4 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TỈNH KIÊN GIANG
1 - HÌNH ẢNH VIDEO HỌP MẶT ĐỒNG HƯƠNG KG TẠI TPHCM MỪNG
XUÂN NHÂM THÌN 2012
HỘP ẢNH TẤT CẢ 4 HỘP ẢNH 200 ẢNH
HỘP ẢNH SỐ 1
HỘP ẢNH SỐ 2
HỘP ẢNH SỐ 3
HỘP ẢNH SỐ 4
VIDEO + SLIDE SHOW TRÊN YOUTUBE
đang xử lý
2 - HÌNH ẢNH VIDEO BẢO TÀNG TÔN ĐỨC THẮNG TPHCM
HỘP ẢNH
3 - HÌNH ẢNH VIDEO ĐƯỜNG TÔN ĐỨC THẮNG DỌC BỜ SÔNG SAIGON
HỘP ẢNH
4 - SƠ LƯỢC LỊCH SỬ TỈNH KIÊN GIANG
Kiên Giang trước đây là một trấn rất hoang vu của phủ Sài Mạt thuộc Chân Lạp do Mạc Cửu (người Quảng Đông, Trung Quốc) di cư đến (sau khi nhà Minh bị tiêu diệt hoàn toàn năm 1645) mở mang, khai phá và phát triển buôn bán làm cho vùng đất này trở thành trù phú hơn vào khoảng cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Vua Cao Miên đã phong cho Mạc Cửu chức Oknha (Ốc nha) để cai quản vùng đất này. Tuy nhiên, do bị quân Xiêm La thường xuyên quấy nhiễu mà Cao Miên không đủ sức mạnh quân sự để bảo vệ nên năm 1708 Mạc Cửu đã thần phục chúa Nguyễn Phúc Chu (chúa Minh) để được bảo hộ và vẫn được giữ nguyên các chức vụ. Từ đó vùng đất này thuộc về Việt Nam và có tên gọi là Hà Tiên. Sau này, con ông là Mạc Thiên Tích đã mở rộng thêm vùng đất này.
Năm 1774, Chúa Nguyễn Phúc Khoát chia Đàng trong thành 12 dinh, nhưng vẫn để lại trấn Hà Tiên, phong Mạc Thiên Tích làm Đô đốc cai trị.
Đến đời vua Minh Mạng, năm 1832, Hà Tiên là một trong 6 tỉnh Nam Kỳ.
Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành 2 hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá. Từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hai hạt tham biện Hà Tiên và Rạch Giá trở thành hai tỉnh Hà Tiên và Rạch Giá.
Từ thời Việt Nam Cộng Hòa, Hà Tiên và Rạch Giá hợp nhất thành tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang khi ấy gồm 7 quận: Kiên Lương, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Tân, Kiên Thành và Phú Quốc. Tỉnh Kiên Giang phía bắc giáp Campuchia, đông bắc giáp tỉnh Châu Đốc, đông giáp tỉnh An Giang và tỉnh Phong Dinh, đông nam giáp tỉnh Chương Thiện, nam giáp tỉnh An Xuyên.
Di tích lịch sử
Đình Nguyễn Trung Trực: Để tưởng nhớ Nguyễn Trung Trực, lúc đầu đền thờ mang tên thờ Nam hải Đại tướng quân (tức cá ông) để che mắt thực dân Pháp. Sau nhiều lần trùng tu đền hiện nay tọa lạc tại khu bến cảng Rạch Giá.
Chùa Tam Bảo: Tọa lạc tại phường Vĩnh Bảo, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang. Ngôi chùa được nổi tiếng không chỉ vì kiến trúc mà có liên quan đến căn cứ kháng chiến chống Pháp do sư Thích Thiện Ân trụ trì chùa lãnh đạo.
Lăng Mạc Cửu: Để tưởng nhớ Mạc Cửu, người có công khai phá đất Hà Tiên. Khu di tích nằm trên núi Bình San, từ trên đỉnh có thể thấy được một phần cảnh Hà Tiên.
Các đơn vị hành chính
Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện:
Thành phố Rạch Giá (Đô thị loại 3, trung tâm tỉnh) 11 phường và 1 xã
Thị xã Hà Tiên 5 phường và 2 xã
Huyện An Biên 1 thị trấn và 8 xã
Huyện An Minh 1 thị trấn và 10 xã
Huyện Châu Thành 1 thị trấn và 7 xã
Huyện Giồng Riềng 1 thị trấn và 18 xã
Huyện Gò Quao 1 thị trấn và 10 xã
Huyện Hòn Đất 2 thị trấn và 12 xã
Huyện Kiên Hải (huyện đảo) 4 xã
Huyện Kiên Lương 1 thị trấn và 10 xã
Huyện Phú Quốc (huyện đảo) 2 thị trấn và 8 xã
Huyện Tân Hiệp1 thị trấn và 9 xã
Huyện Vĩnh Thuận 1 thị trấn và 7 xã
Huyện U Minh Thượng (mới thành lập và được tách ra từ huyện An Minh)
6 xã
Huyện Giang Thành 5 xã (mới thành lập và được tách ra từ huyện Kiên Lương)[1]
Tỉnh Kiên Giang có 145 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 12 thị trấn và 117 xã.
Kinh tế
Cảng Dương Đông ở đảo Phú Quốc.
Tài nguyên
Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với trữ lượng đá vôi lớn nhất Miền Nam và trữ lượng đất sét lớn, là vùng nguyên liệu khoảng sản lớn cho ngành sản suất vật liệu xây dựng gồm xi măng, vôi, gạch, đá xây dựng. Hiện tại đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như:
Nhóm nhiên liệu: than bùn
Nhóm phi kim loại: đá vôi, đá xây dựng, đất sét...
Nhóm kim loại: sắt, laterit sắt...
Nhóm bán đá quý: huyền thạch anh - opal...
Chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Riêng về đá vôi có hơn 20 ngọn núi với trữ lượng khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng khai thác là 245 triệu tấn. Tại đây có 6 nhà máy nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất hiện tại khoảng 5 triệu tấn/năm. Hai Công ty xi măng lớn là: Công ty xi măng Hà Tiên 2 và Công ty xi măng Holcim (liên doanh Việt Nam với Thuỵ Sỹ).
Nông nghiệp
Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nước. Đất canh tác không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện. Trên Quốc lộ 61 có một vùng trồng lúa ven nội ô huyện Giồng Riềng ngoài ra còn có đất canh tác của các gia đình nằm sâu trong những xóm nhỏ. Xen kẽ với việc trồng lúa nước là các loại hoa màu và một số cây có giá trị công nghiệp cao như dừa, khóm...
Thủy sản
Kiên Giang là tỉnh có nghề đánh bắt hải sản phát triển. Với bờ biển dài trên 200 km, có diện tích biển khoảng 63.000 km2, Kiên Giang tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển. Đây là một lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với nhiều tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng không những trong phạm vi cả nước mà còn trên bình diện quốc tế.
Giao thông
Bến cá Ba Hòn, Kiên Lương.
Kiên Giang có hệ thống giao thông nối với hệ thống đường bộ, đường thủy và hàng không quốc gia.
Chính Phủ đã ưu tiên đầu tư xây dựng một số công trình đi qua hoặc kế cận tỉnh Kiên Giang như: Nâng cấp mở rộng 5 quốc lộ trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang và đường Xuyên Á; Nạo vét, mở rộng tuyến đường thủy từ thành phố Hồ Chí Minh đến Kiên Lương; nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới sân bay Phú Quốc, Rạch Giá.
Đường bộ
Tỉnh có tổng chiều dài 316 km quốc lộ, 217 km tỉnh lộ; 83 km đường liên huyện và 92 km đường đô thị. Mật độ đường trên diện tích tự nhiên thấp: 0,09km/km2 (so với bình quân cả nước là 0,32km/km2)
Đường thủy
Tổng chiều dài các tuyến là 2.409 km. Hệ thống giao thông đường sông giúp vận tải hàng hóa giao lưu với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. Giao thông đường biển nối Rạch Giá với các đảo Lại Sơn, Nam Du, Phú Quốc, Thổ Châu. Năm cảng biển của Kiên Giang đang được đầu tư nâng cấp.
Hàng không
Sân bay Phú Quốc và Rạch Giá có đường băng dài 1500 m, chỉ phục vụ được máy bay nhỏ dưới 100 chỗ ngồi. Sân bay Hà Tiên và An Thới thì bị bỏ hoang từ lâu. Hiện có hơn 100 chuyến bay mỗi tuần đến và đi ở hai sân bay này, kết nối với nhau và với Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay đang xây dựng sân bay quốc tế Phú Quốc, biến hòn đảo này trở thành nơi du lịch của quốc tế.
Danh Lam thắng cảnh - Du lịch
Du lịch Kiên giang tiềm tàng nhiều tài năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức.
Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu DTSQ Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái như rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá, hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển. Khu DTSQ Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, có ba vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải.
Thắng cảnh chùa Hang (Kiên Lương) với hòn Phụ Tử nổi tiếng. Tháng 8 năm 2006, một bên của hòn Phụ Tử (hòn Phụ) đã bị đổ xuống biển. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những tác động tự nhiên của gió, sóng và nước biển. Hiện nay các ngành chức năng ở địa phương đang họp bàn về cách phục dựng.
Thạch Động: Cách biên giới Campuchia chưa được 3 km đường chim bay, từ xa hình giống như nón của người lính kỵ binh Anh thời xưa. Được hình thành từ đá vôi bị xâm thực, bên trong Thạch Động đủ rộng để du khách có thể viếng chùa, ngắm nhìn biên giới bên tay gió biển thổi lộng vào (xem thêm Hà Tiên thập vịnh).
Đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo ngọc hiện đang được chú ý bởi những ai thích vẻ hoang sơ của nó. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó.
HỘP NÚT LINK ĐẾN CÁC BÀI KHÁC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét