Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP HỘI CỰU GIÁO CHỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



      


CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU
1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA
2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH
3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH
*       
      
- NỀN VĂN HOÁ VẬN CHUYỂN NỀN
   KINH TẾ QUỐC GIA VÀ THẾ GIỚI
*      - CÁC NỀN VĂN HOÁ ĐƯỢC LAN TRUYỀN
  TỪ CÁC TÔN GIÁO
- TỪ KHI THUYẾT NGUYÊN TỬ RA ĐỜI
   CHỨNG MINH ÁNH SÁNG LÀ VẬT CHẤT
Nhan chuột vô link ở dưới
QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP HỘI CỰU GIÁO CHỨC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhà giáo Thành phố luôn có những đóng góp tích cực. Nhiều nhà giáo trở thành những chiến sĩ cách mạng kiên cường. những lãnh tụ xuất sắc của dân tộc. Ở nội đô, nhiều thế hệ nhà giáo đã không tiếc máu xương tham gia chống Pháp, chống Mỹ, ủng hộ cách mạng, dương cao ngọn cờ độc lập, đòi hòa bình. Lực lượng nhà giáo cũng là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đấu tranh về tư tưởng và văn hóa chống văn hóa, đồi trụy của địch, xây dựng nền giáo dục mới, đóng góp công cuộc giải phóng đất nước nói chung và giải phóng Thành phố Sài Gòn nói riêng. Thế hệ nhà giáo thời chống Mỹ đã có nhiều tác động đến phong trào “Xuống đường” của các tầng lớp nhân dân và học sinh sinh viên, đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù. Thầy trò thời chống Mỹ đã viết lên những kỳ tích đấu tranh oai hùng trong trang lịch sử vàng của dân tộc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng , đội ngũ giáo chức đã tích cực ổn định, phát triển hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa trên khắp Thành phố, đào tạo được một thế hệ trẻ, nguồn nhân lực nhân tài cho đất nước, cho Thành phố, và góp phần xây dựng ngành giáo dục Thành phố luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực giáo dục của cả nước.
Năm 1987, các nhà giáo kháng chiến nghỉ hưu trong Câu lạc bộ Truyền thống kháng chiến Thành phố Hồ Chí Minh, đã xin phép thành lập “Câu lạc bộ Cựu giáo giới” để có điều kiện thực hiện các chính sách chế độ đối với các nhà giáo tham gia kháng chiến, chăm sóc nhau lúc khó khăn, ốm đau, phát huy truyền thống cách mạng xây dựng phong trào giáo dục và hỗ trợ giáo dục tại địa bàn dân cư phường xã. Thấu hiểu nguyện vọng chính đáng đó của các thầy cô, ngày 08/09/1987 Công đoàn giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 66/CĐGD thành lập “Câu lạc bộ Cựu giáo giới Thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là Câu lạc bộ đầu tiên trong cả nước của các nhà giáo nghỉ hưu. Câu lạc bộ đã tập hợp hơn 200 nhà giáo nội đô đã nghỉ hưu, động viên nhau vượt qua giai đoạn khó khăn của đất nước, đóng góp công sức và kinh nghiệm vận động để xây dựng được mạng lưới xóa mù chữ và hệ thống các lớp phổ cập trong các hẻm xóm, khu lao động khắp các địa bàn trên Thành phố, kể cả vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, các thầy cô cũng góp phần chăm sóc cho trẻ lang thang cơ nhỡ, mở lớp thi điểm cho trẻ khuyết tật trên địa bàn dân cư, sưu tầm tư liệu, hình ảnh xây dựng “Phòng truyền thống giáo dục Thành phố” và cùng Sở biên soạn cuốn “50 năm xây dựng và phát triển ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh”.
Ngày 19/10/1995 Công đoàn giáo dục Việt Nam ra Thông tư số 255/TT/GD về việc thành lập “Câu lạc bộ Nhà giáo hưu trí”. Câu lạc bộ giáo giới Thành phố


        Hình 16   Đại hội Đại Biểu Hội cựu Giáo Chức TP Hồ Chí Minh lần 2
 
Hồ Chí Minh đã đổi tên thành Câu lạc bộ Nhà giáo hưu trí Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 112/CĐN ngày 29/09/1998 của Công đoàn giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Câu lạc bộ Nhà giáo hưu trí đón thêm các nhà giáo nghỉ hưu ở các trường Phổ thông trung học và các đơn vị trực thuộc Sở. Câu lạc bộ đã cử hội viên có nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình, về địa bàn cư trú xây dựng các Câu lạc bộ Nhà giáo hưu trí ở các quận huyện. Câu lạc bộ Nhà giáo hưu trí Thành phố Hồ Chí Minh được sự giúp đỡ của Sở đã có trụ sở riêng, tạo điều kiện mở rộng
Hình 17 :  CLB Văn nghệ phục vụ cuộc họp của CLB nhà giáo
                                  hưu trí TPHCM

hoạt động ra nhiều lĩnh vực đa dạng hơn, phong phú hơn. Số hội viên đã lên đến hơn 430 người.
Ngày 09/04/2004, Bộ nội vụ ra Quyết định số 24/2004/QĐ – BNV về việc cho phép thành lập Hội Cựu giáo chức Việt Nam và ngày 03/07/2004, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã tổ chức Đại hội thành lập tại Hà Nội.
Ngày 18/04/2005, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định số 1714/QĐ – UB cho phép thành lập Hội Cựu giáo chức Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 19/05/2005, Hội Cựu giáo chức Thành phố Hồ Chí Minh, một tổ chức xã hội, nghề nghiệp và là một thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, đã khai mạc Đại hội lần thứ I.
Kể từ đây, Hội Cựu giáo chức Thành phố Hồ Chí Minh thu hút tất cả nhà giáo nghỉ hưu công tác ở tất cả các loại trường lớp từ phổ thông, trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng, đại học; tất cả cán bộ , công nhân viên làm trong các trường và các thầy cô ở các nơi khác về nghỉ hưu tại Thành phố vào Hội. Số hội viên lúc này đã hơn 600 với các hoạt động ngày càng đa dạng, đa phương so với Hội ở các tỉnh bạn.




NHỮNG TIÊU ĐỀ KHÁC CỦA  khoahoctheky21













Không có nhận xét nào: