NHỮNG BÀI PHÁT BIỂU MANG TÍNH CHỈ ĐẠO
NHÂN NGÀY TỔNG KẾT 20 NĂM CỦA TTNCTHGP
TS. Đặng Văn Thắng
Phó tổng thư ký Hội KHLSTP HCM
Nhân danh Phó Tổng Thư ký Hội KHLS TP. HCM, biểu dương tinh thần hoạt động của TTNC&THGP.TPHCM, đọc Quyết định khen thưởng của Hội khoa học Lịch sử TPHCM, trao tặng giấy khen cho tập thể TTNC&THGP TP.HCM và giấy khen cho 4 cá nhân xuất sắc (Võ Ngọc An, Võ Văn Sổ, Nguyễn Thanh Bền, Phan Kim Dung) .
Tiến sĩ Đặng Văn Thắng điểm ra hơn 50 bộ gia phả thuộc TP. HCM trong số 135 bộ được TTNC&THGP thực hành trong cả nước. Trong kế hoạch phát triển trước mắt và lâu dài của Trung Tâm, Tiến sĩ lưu ý 5 vấn đề lớn được quan tâm như:
- Nghiên cứu lịch sử Gia phả Việt Nam;
- Viết địa chí xã ấp đồng thời xác định tổ chức dòng họ, viết lịch sử đình chùa, có điều kiện viết địa chí quận huyện, thành phố…
- Viết tiểu sử, kỷ sự, hồi ký nhân vật góp phần rất lớn cho việc nghiên cứu các danh nhân Việt Nam;
- Đào tạo chuyên viên viết gia phả;
- Tổ chức quảng bá ngành gia phả Việt Nam.
Trong 20 năm qua, Trung Tâm đã tự xây dựng và đạt được 5 vấn đề quan trọng nêu trên trong lĩnh vực nghiên cứu, thực hành gia phả, đóng góp phương án quảng bá, vận động các chương trình hoạt động văn hoá dòng họ Việt Nam, mở các lớp đào tạo cho giới tri thức trẻ nhận thức sâu sắc về ngành gia phả để trở về cội nguồn, hun đúc nghị lực sống ở thời đại văn minh hiên đại song vẫn không đánh mất giá trị, tính hoa cũng như bản sắc dân tộc Việt Nam. Cuối lời phát biểu Tiến sĩ cho biết, hiện nay có 51 bộ gia phả nổi bật, cần được phối hợp với khoa sử
Trường ĐH KHXH&NV cử một số giảng viên nâng thành các đề tài nghiên cứu của thạc sĩ tiến sĩ. Trên cơ sở khai thác ý tưởng những bộ gia phả này và xuất bản. Thành phố sẽ đầu tư một khoản chi phí cho ngành này, giúp các chuyên viên có những bài viết có tính nghiên cứu và lý luận cao về mặt lịch sử, vị trí Gia phả của nước nhà để hội nhập quốc tế. Đồng thời TS đại diện cho Hội KHLS Tp.HCM hứa sẽ giúp đỡ và luôn đồng hành cùng TTNC&THGP.TPHCM.
GS. Mạc Đường
Nguyên Viện trưởng Viện khoa Học Xã Hội tại TP. HCM
Thời gian 20 năm qua không phải là ít. Chính sự kiên trì, không quản khó khăn thiếu thốn về vật chất, không tính toán vụ lợi của các chuyên viên trong trung tâm luôn vì lợi ích lịch sử văn hoá dòng họ người Việt suốt 20 năm qua. Bằng sự thầm lặng trong việc “kết nối quá khứ với tương lai” bằng chính tâm huyết, bằng trí lực và cả sự đam mê một công việc không nằm trong “tiền lệ”, mãi nghiên cứu khoa học; ngoài ra trung tâm còn tham gia tập huấn, chuyển giao công nghệ, viết sách. Đây là những đóng góp xây dựng lớn của các chuyên viên đã sát cánh cùng Ban giám đốc (đặc biệt là ông Võ Ngọc An) với những viên gạch đầu tiên khởi đầu cho nền móng ngành Gia phả học được khôi phục và phát triển của TTNC&THGPTPHCM đã khiến GS đã nghiêng mình kính nể. Bởi lẽ, thành tựu này sẽ tạo dựng cho ngành gia phả học có vị trí nhất định trong việc củng cố nền tảng đạo đức con người trong xã hội, góp phần chấn hưng đạo đức hiện nay. Khi con ngườì biết tôn trọng dòng họ, tổ tiên đương nhiên sẽ là người biết tự trọng, sống có hiếu, bớt lòng tham và là công dân tốt trong thời kỳ toàn cầu hóa xã hội hiện nay. Gia phả học là một ngành khoa học có tính chất Quốc tế. Hiện nay TTNC&THGPTPHCM có 135 bộ gia phả là nguồn vốn rất lớn cho nước ta hội nhập Quốc tế. TTNC&THGPTP phát triển cơ hội này gắn kết với công ty Hưng Gia Việt để xây dựng nghĩa trang dòng họ, gắn kết với khoa sử bổ sung cho khoa sử các luận văn đại học, sau đại học về ngành Gia phả học. TTNC&THGPTP cần tái cấu trúc lại cơ cấu, nâng cao phương pháp nghiên cứu, hỗ trợ bổ sung tư liệu cho ngành sử học hình thành giáo trình về môn gia phả học. Xây dựng nhóm nghiên cứu lý luận về khoa học lịch sử gia phả, về phả đồ từ chương trình phần mềm vi tính ghi lại tổ tiên dòng họ của một trung tâm Gia phả Quốc tế. Trung tâm nhất định phải nâng cao trình độ, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để giải quyết các vấn đề phả đồ và dòng họ, đồng thời quảng bá tuyên truyền, phổ biến cho người dân biết Gia phả học là gì từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện cho 10 năm sau đưa gia phả học tiến tới trở thành ngành Quốc học.
PGS. Huỳnh Lứa
Nguyên Chủ tịch Hội KHLS TP. HCM
Trung tâm khi mới ra đời gặp vô cùng khó khăn vì không nằm trong bộ máy của Nhà nước, nên không có trụ sở, không có kinh phí hoạt động. Song nhờ sự say mê xây dựng Trung Tâm, các anh chị em đã nỗ lực trong mọi hoàn cảnh, hoạt động bằng tinh thần tự nguyện. Mặc dù có chi phí của người đặt gia phả nhưng các chuyên viên nhiều khi vẫn phải tự lo liệu kinh phí để đi điền dã thu thập thông tin bổ sung tư liệu cho việc chép phả. Điều quan trọng là sự say mê, ý thức trách nhiệm của các chuyên viên đối với cộng đồng, gia đình dòng họ. Công sức này hết sức đáng trân trọng và đáng ca ngợi trong suốt 20 năm qua.
Xuất phát từ tiềm năng sẵn có nêu trên của trung tâm, sắp tới trung tâm sẽ tiến thêm bước cao hơn trong hoạt động của mình và đạt được những thành tựu to lớn hơn.
TS. Trương Minh Nhựt
Trưởng ban Tuyên giáo TW tại TP HCM
Tiến sĩ hoan nghênh Trung Tâm đã trải qua một chặng đường khá dài trong 20 năm; đồng thời đánh giá về hoạt động của Trung Tâm như sau :
- Nghiên cứu Gia phả đã được nâng lên một bước khá lớn
- Truyền bá nhận thức về Gia phả và thực hành Gia phả, góp phần xây dựng một môn học Gia phả để người dân biết về Trung tâm NC&THGP với kết quả hơn 135 bộ gia phả có được từ việc đi điền dã, nghiên cứu và dựng phả. Bên cạnh đó, còn xây dựng bộ Môn Hán Nôm.trang web,…
- Trung Tâm đã không dừng lại ở Gia phả mà còn quảng bá về truy tìm Tổ tiên, gốc tích dòng họ, địa danh phát tích và mồ mả,…
- Ý thức chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn, lôi kéo sự quan tâm của các cấp, các giới về lĩnh vực dòng họ.
TS đề nghị Trung tâm tiếp tục nghiên cứu ngành Gia phả về lý luận khoa học, đóng góp cho việc nghiên cứu dòng họ ở các địa phương, mối quan hệ với dân tộc và tôn giáo; tiếp tục tham gia xây dựng đời sống văn hóa, góp phần xây dựng phong trào người tốt việc tốt, chuẩn mực, gia đình văn hóa, dòng họ văn hóa, xây dựng từ đường dòng họ, hạn chế những tiêu cực, nêu trọng tâm là học tập theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học của Trung Tâm; xây dựng tốt hơn về tổ chức, mở rộng và phát triển đội ngũ chuyên viên, mở rộng liên kết với các họ tộc, mở rộng hoạt động của Trung Tâm theo hướng xã hội hóa và có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố.
MỤC LỤC SÁCH KỶ YẾU 20 NĂM DỰNG PHẢ 1992-2012
MỤC LỤC
STT | NỘI DUNG | Trang số |
01 | Nghị quyết | 03 |
02 | Lời tựa | 05 |
03 | Lời giới thiệu | 07 |
04 | Ảnh Ban Cố Vấn | 09 |
05 | Ảnh Ban Giám đốc | 11 |
06 | Ảnh các Chuyên viên gia phả | 13 |
07 | Danh sách Hội viên Hội KHLS TP HCM | 19 |
08 | Tổng kết 20 năm Hoạt động ... | 21 |
09 | Hai mươi năm hình thành và phát triển của TTNCTHGP TPHCM (1992-2012) | 33 |
10 | Gia phả góp phần xây dựng gia đình và dòng họ văn hóa | 49 |
11 | Vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa gia tộc và thành viên gia tộc ở Việt Nam | 53 |
12 | Dòng họ là thành trì Cách Mạng | 56 |
13 | Văn hóa dòng họ và con người thời hiện kim | 59 |
14 | Vị thế Gia phả học trong nền văn hóa dân tộc | 61 |
15 | Vai trò vị trí của phần ngoại phả | 68 |
16 | Danh sách gia phả TTNCTHGP TPHCM dựng từ năm 1992 đến năm 2012 | 74 |
17 | Để gia phả trở thành nhân tố tích cực động viên phát huy truyền thống văn hóa dân tộc | 93 |
18 | Vài nhận xét các bài phả ký 11 bộ gia phả xã Nông thôn mới Tân Thông Hội | 99 |
19 | Nghiên cứu khoa học ứng dụng trong ngành gia phả | 102 |
20 | Nhu cầu hiểu biết Hán Nôm trong việc dựng phả | 105 |
21 | Những ông Đồ Sài Gòn đi làm gia phả | 112 |
22 | Giáo dục thế hệ trẻ nhận thức và thực hành gia phả | 116 |
23 | Chuyện của người đi chép phả | 119 |
24 | Kỷ niệm khó quên | 123 |
25 | Họ Huỳnh Anh hùng ở Bình Trị Đông A | 126 |
26 | TTNCTHGP TPHCM giúp dòng họ Nguyễn tại Tân An nhận họ | 129 |
27 | Về nguồn kết nối | 131 |
28 | Tầm căn vấn tổ | 135 |
29 | Đề cương Vấn đề gia phả và việc dựng phả cho cộng đồng dân tộc Chăm | 137 |
30 | Lễ giao nhận gia phả họ Trần tại Trảng Bàng | 148 |
31 | Báo cáo quá trình thực hiện gia phả dòng họ Lê | 150 |
32 | Dựng gia phả - Xây dựng từ đường, những công trình Văn hóa họ Trà Thái Mỹ, Củ Chi | 156 |
33 | Gia phả tìm về cội nguồn kết nối quá khứ với tương lai | 162 |
34 | Những thư khen ngợi -Thư cám ơn - Thiệp mừng, lời động viên hãy quan tâm gia phả | 169 |
35 | Tổng kết lớp tập huấn về phương pháp dựng phả | 179 |
36 | Những ngày đi dựng phả | 182 |
37 | Vài kinh nghiệm khi làm phả hệ | 186 |
38 | Cảm nhận về công việc của những người thầm lặng | 188 |
39 | Tôn giáo không tách rời văn hóa dòng họ | 196 |
40 | Cách đặt tên của con cháu họ Văn theo Văn Thị Tộc Phả | 198 |
41 | Cách đặt tên theo thứ tự chữ từ cặp đối của họ Hoàng | 200 |
42 | Câu đối | 201 |
43 | Những tư liệu lưu trữ | 203 |
44 | Giáo án – Lịch sử gia phả Việt Nam | 213 |
45 | Phả hệ - Phả đồ và cách thực hiện | 217 |
46 | Viết lịch sử Tổ nghề | 223 |
47 | Bài thu hoạch Đặng Thị Bình – Nguyễn Thị Thúy Phúc – Bùi văn Thắng – Lê Thị Điểm | 225 |
48 | Giải pháp Gia phả Xã hội | 236 |
49 | Một số loại phả đồ | 251 |
50 | Một số hình ảnh liên quan | 260 |
51 | Những bài phát biểu có tính chỉ đạo nhân ngày Tổng kết 20 năm | 271 |
52 | Báo chí đăng tải về TTNCTHGP TP HCM | 275 |
53 | Mục lục | 276 |
NHỮNG TRANG CỦA KHOA HỌC THẾ KỶ 21
- 2013 (113)
- tháng mười (7)
- tháng chín (6)
- tháng tám (18)
- tháng bảy (15)
- tháng sáu (4)
- tháng năm (10)
- tháng tư (15)
- tháng ba (16)
- tháng hai (7)
- tháng một (14)
- 2012 (125)
- 2011 (102)
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC
-
ĐỀN THỜ NGUYỄN HỮU CẢNH Ở ĐỒNG NAI
ĐỀN THỜ NGUYỄN HỮU CẢNH Ở ĐỒNG NAI GỒM 2 MỤC 1 - HÌNH ẢNH VIDEO ĐỀN THỜ THƯỢNG ĐẲNG THẦN NGUYỄN HỮU CẢNH 2 - LỊCH SỬ ...
-
TAM HIỆP BIÊN HOÀ TỈNH ĐỒNG NAI VN 2011
TAM HIỆP BIÊN HOÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét