Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

KỶ YẾU 20 NĂM SỰ NGHIỆP DỰNG PHẢ 1992-2012

KỶ YẾU 20 NĂM
SỰ NGHIỆP DỰNG PHẢ
1992-2012

 
 

“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển Kinh tế - Xã hội”.

Nghị quyết TW5 (8/1998)

Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

clip_image001ỜI TỰA

Hai mươi năm ấy biết bao nhiêu tình!

Mở đầu bằng câu thơ cũ ai cũng biết để chúng tôi muốn nhắc lại quá trình Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là TT NCTHGP HCM) suốt 20 năm trời (1992-2012) đã miệt mài làm một việc cũ, gần như ai cũng biết, nhưng lại là cái mới trên mảnh đất mới Nam Kỳ lục tỉnh nầy chỉ hơn 300 tuổi. Đó là Trung tâm dám “cả gan” một mình đứng ra dựng phả cho mọi tầng lớp nhân dân - một việc xưa nay hầu như chỉ có vua quan thần thánh mới được dựng phả.

Tất cả những cái “mới” nói trên trở thành cái “khó” cản ngại lớn trên bước đường “Vạch bóng thời gian tìm quá khứ” của các chuyên viên gia phả của Trung tâm; nhưng trái lại cũng là những điều hấp dẫn khi đã vượt qua, bổ sung nhiều kinh nghiệm hữu ích, lý thú như được sống lại cùng Tổ tiên, cảm thông và thương yêu biết mấy thời khai mang mở cõi đầy nguy hiểm, gian truân vất vả trên đất phương Nam thời hoang sơ nê địa.

Từ ý tưởng cùng sự đam mê của một người (sau trở thành người sáng lập) đã thu hút được nhiều người cùng chí hướng, tâm huyết hình thành một Nhóm rồi “nở nồi” lớn dần thành Trung tâm trực thuộc Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh; được Ban cố vấn tận tình chỉ bảo, được Sở Văn hóa Thông tin thừa nhận, các ban ngành và nhân dân thành phố và Nam Bộ đồng tình ủng hộ...Trung tâm càng vững mạnh đi tới.

Một trăm ba mươi bộ gia phả, tức 130 bộ sử của các chi họ (80% thuộc nông dân), hàng trăm bản văn tự cổ được dịch và in thành sách, hàng trăm tài liệu, sách hướng dẫn viết gia phả được phổ biến trong nhân dân, trên 300 người được dự các lớp hướng dẫn ngắn hạn thực hành gia phả, hàng ngàn người được nghe và trao đổi trong các cuộc hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về gia phả, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, xây dựng dòng họ Văn hóa... đã có chuyển biến tốt trong xã hội. Trung tâm đã tiếp xúc và giao dịch qua thư tín với nhiều tộc họ trong nước và Việt kiều, tất cả họ đều đặc biệt quan tâm về gia phả, cội nguồn và nề nếp gia phong.

Quyển kỷ yếu nầy sẽ nói kỹ hơn về quá trình hoạt động của Trung tâm với những khó khăn, thuận lợi, những niềm vui nỗi buồn của “người chép phả” thời hiện đại ở miền Nam Tổ quốc.

Nhìn lại 20 năm sự nghiệp dựng phả, phát triển và đang trên đà tiến nhanh hơn, chứng tỏ Trung tâm đã đi đúng hướng, nhất là đã đáp ứng một phần nhu cầu chính đáng và bức thiết của xã hội đang rất cần có gia phả để tìm về cội nguồn, Tổ tiên mình. Đây là cái mốc quan trọng, là nền tảng tương đối vững chắc để Trung tâm tự tin hướng tới tương lai đầy triển vọng.

Để đáp ứng nhiệm vụ lớn hơn trong giai đoạn mới đi đôi với việc cũng cố tổ chức, phát triển nhân sự, Trung tâm tiếp tục nghiên cứu sâu nghiệp vụ gia phả, chọn phương pháp khoa học tiến bộ, mở rộng mạng lưới trong nước và hợp tác quốc tế... để trở thành một ngành học trong chương trình giáo dục quốc gia, góp phần phục hồi ngành gia phả học nước nhà vào dịp kỷ niệm Trung tâm nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố Hồ Chí Minh tròn 30 năm tuổi (2022) trong thập niên tới đầy hứa hẹn.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ TP. HỒ CHÍ MINH

LỜI GIỚI THIỆU

GIA PHẢ HỌC

CẦN CHO MỌI GIA ĐÌNH

GS. Mạc Đường

PCT Liên Hiệp Các Hội KH&KT Tp. Hồ Chí Minh

Ngày nay, để góp phần chấn hưng đạo đức xã hội, chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa giáo dục gia đình. Mỗi gia đình phải tự mình thiết lập riêng một cốt cách giáo dục riêng cho các thế hệ. Chúng ta tha thiết với tự do, nhưng chúng ta không buông lỏng giáo dục gia đình, không cho phép mang danh “tự do” để quậy phá sự ổn định và trật tự của gia đình. Chúng ta yêu thương và chăm sóc thế hệ trẻ, nhưng chúng ta đòi hỏi thế hệ trẻ phải biết tri ân tổ tiên, biết sống hòa mình với dòng họ, biết học hành nghiêm túc, biết làm giàu chính đáng và biết làm tốt bổn phận của một công dân của quốc gia.

Trong những năm gần đây, biên soạn gia phả đang trở thành một nhu cầu tinh thần, một vấn đề văn hóa của các gia đình và dòng tộc. Khi đã thoát nghèo và đi vào con đường thịnh vượng, tâm linh người Việt Nam ta đều càng nhớ ơn các bậc sinh thành, chăm lo mồ mả, hành động tâm linh để ghi nhận tổ tiên đã giúp đỡ làm nên sự nghiệp, độ trì cho gia đình hạnh phúc.Nhưng, tổ tiên là ai và thuộc dòng tộc nào ? Gốc gác tổ tiên xuất phát ở đâu ? Con cháu nội ngoại có mấy nhánh, mấy chi? Dòng họ đã tồn tại qua bao nhiêu đời? Cụ tổ dòng họ là ai? Số phận của dòng họ biến thiên như thế nào ? Những người đã cống hiến cho dân tộc phát triển, cho đất nước phồn vinh, những nhân cách đáng kính trong dòng họ đáng nêu danh trong lịch sử gia tộc để các thệ hệ noi theo vv ..vv là nội dung chính của một gia phả cần phải có.

Thông thường theo lệ xưa, những tộc trưởng các dòng họ là người có sứ mệnh ghi chép gia phả. Nhưng, qua nhiều thế kỷ, có nhiều tộc trưởng đã quên ghi hoặc không ghi được gia phả của tộc họ mình, nhiều cảnh loạn lạc, ly tán, xung đột dòng tộc đã làm cho ý thức ghi chép gia phả đã bị lãng quên. Do đó, có nhiều người nghiên cứu sử học, dân tộc học muốn bổ sung cho nguồn sử liệu chính thống, cho đặc điểm văn hóa dân tộc đã đi tìm nguồn tư liệu trong các gia phả và đã tiến hành ghi chép, miêu tả hệ thống thân tộc và cấu trúc xã hội của các gia đình và dòng tộc. Họ là những nhà gia phả học, những chuyên gia góp phần mở rộng tầm nhìn cho tư liệu lịch sử, góp phần mở rộng mạng lưới xã hội của văn hóa dòng tộc,mở rộng tầm nhìn về đặc điểm hệ thống thân tộc trong một dân tộc.Đó là ngành gia phả học hiện đại, một chuyên ngành của sử học hay nhân học thời nay.

Cách đây hơn 20 năm, Viện Khoa Học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra một lớp bổ túc kiến thức sau đại học về các khoa học lịch sử. Trong lớp học này có một nhóm học viên đã tập họp lại và thành lập ra chi hội khoa học lịch sử Trần Huy Liệu gồm các anh chị Võ Ngọc An, Nguyễn Thanh Bền, Phan Kim Dung và cô giáo Hồng … Họ đã tìm đến nhà gia phả học Dã Lan Nguyễn Đức Dụ để chọn ra con đường đi vào gia phả học. May mắn thay, cụ Dã Lan đã thai nghén hàng chục năm một tác phẩm về gia phả học trước năm 1975 mà không sao được xuất bản. Sau năm 1975, nhà nghiên cứu nghèo Dã Lan đã nhờ một người em có uy tín trong giới khoa học ở Hà Nội lo cho việc xuất bản. Nhưng việc ấy đã bất thành, tác phẩm của cụ lại quay về Nam và được Viện KHXH tại thành phố Hồ Chí Minh cho ra mắt bạn đọc.

Cho đến nay, trải qua khoảng 20 năm liền, đóm lửa nhỏ gia phả học của các nhà gia phả học miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh do Võ Ngọc An, Võ Văn Sổ, Nguyễn Thanh Bền, Phan Kim Dung… đã được thổi bùng lên thành ngọn lửa sáng với hàng trăm gia phả đã được biên soạn và giao nhận cho các gia đình, đã có hàng chục bài nghiên cứu và sách viết về phương pháp thực hảnh gia phả, đã tổ chức những lớp học chuyển giao công nghệ viết gia phả, đã viết giáo trình đại học sơ bộ về gia phả học, đã tiến hành hàng chục cuộc điều tra điền dã ghi chép vê cấu trúc thân tộc các dòng họ, đã bước đầu trao đổi quốc tế về các công trình gia phả đã hoàn thành.

Với tư cách là người yêu mến công việc có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay và mai sau của các nhà gia phả học Trung Tâm, tôi đã mang về cho Trung tâm một biên bản ghi nhớ của Trung Tâm gia phả học quốc tế ở thành phố Salk Lake City ( bang Utah , Hoa Kỳ). Trong đó, người ta hứa hẹn tài trợ ban đầu là 100.000 US đô la, một máy phân loại gia phả và giao cho tận tay phần mềm Family Search Personal Ancestral File 5.0. Đại diện của tổ chức gia phả học quốc tế của Hoa Kỳ đã bay đến thành phố Hồ Chí Minh để tiếp xúc và thực hiện chương trình tài trợ. Nhưng, đáng tiếc thay, tất cả sự chuẩn bị chu đáo ấy đã bất thành.

Tôi nghĩ rằng, thành phố Hồ Chí Minh đã có một đội ngũ nhà gia phả học còn non trẻ tay nghề và thực sự đã trường thành một nghề gia phả học trong hơn 20 năm qua với hơn một trăm công trình gia phả đã được biên soạn thành công.

Hai mươi năm ấy là một gia tài lớn, một sự lao động kiên trì không hề mang tính vụ lợi, một sự đồng tâm trong mồ hôi và khát vọng nghề nghiệp. Sự nghiệp ấy không thể dừng lại và phải vươn mạnh lên trong bối cảnh gia đình và dòng tộc Việt Nam đang đòi hỏi mọi người hãy chung tay góp sức chấn hưng đạo lý. Xin chúc các bạn thành công và thành công hơn nữa.

Ngày Cách Mạng Tháng 8 năm 2012

HỘI KHOA HỌC LICH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ

BAN CỐ VẤN

 
 

clip_image003

                     
   

NHÀ GIA PHẢ HỌC

DÃ LAN NGUYỄN ĐỨC DỤ

 
   

clip_image005

     

clip_image007

 

clip_image009

 
 
 
 

Ph. GS. HUỲNH LỨA

Nguyên Chủ Tịch

Hội Khoa Học Lịch Sử

TP. Hồ Chí Minh.

  clip_image010

BAN GIÁM ĐỐC

 
 

clip_image012

                       
   

GIÁM ĐỐC

VÕ NGỌC AN

 
   

clip_image014

   

clip_image016

 
 
 

PHÓ GIÁM ĐỐC

VÕ VĂN SỔ

Phụ trách chuyên môn

và Hán Nôm

 

PHÓ GIÁM ĐỐC

NGUYỄN THANH BỀN

Phụ trách Tuyên huấn-đào tạo

 
 
   

clip_image018

 

clip_image020

 

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHAN KIM DUNG

Phụ trách văn phòng,

tài chính và kiểm tra

 
 

PHÓ GIÁM ĐỐC

NGUYỄN HỮU TRỊNH

Phụ trách kỷ thuật

và quản lý website của TT

CHUYÊN VIÊN

       
 

clip_image022

   

clip_image024

 
           
    clip_image025
 

clip_image027

 
   

clip_image029

 
           
    clip_image030
 

clip_image032

 
   

clip_image034

    clip_image035
 
 

clip_image037

 
 
   

clip_image039

    clip_image040
 
 

clip_image042

 
 
   

clip_image044

    clip_image045
 
 

CHUYÊN VIÊN

clip_image047

                         
   

ĐOÀN LÊ PHONG Cữ nhân KHNV

Nguyên PGĐ Bảo Tàng TP.HCM

     

clip_image049

 
 

clip_image051

 

Tiến Sĩ

THÔNG THANH KHÁNH

 
 
   

clip_image053

   

Cử nhân KH KT

PHẠM MẠNH HÙNG

 
 
 

clip_image055

   

Kỷ Sư-Doanh nhân

TRẦN VĂN THUẬN

 
 
   

clip_image057

   

PHẠM THỊ MINH TÂM

 
 
 

clip_image059

   

TRẦN ĐẮC TRUNG

 
 
   

clip_image061

   

BÙI THỊ THÁI LƯƠNG

 
 
 

clip_image063

   

Cử nhân KHLS

TRƯƠNG THỊ THIÊN HƯƠNG

 
 
   

clip_image065

   

Nghiên cứu Cao Tộc

CAO BÁ NGHIỆP

 
 
   

Thạc sĩ Tin Học

LÊ BÁ QUANG

 

CHUYÊN VIÊN

               
 

clip_image067

   

clip_image069

    clip_image070
 
 

clip_image072

 
 
   

clip_image074

   

Dược Sĩ

BÙI VĂN QUẾ

 
   

Cử nhân KHLS

VÕ VĂN NGHIỆP

 
 

clip_image076

 
 

Cao Học KHXHNV

VŨ THỊ NGỌC HÀ

 
 

clip_image078

DANH SÁCH HỘI VIÊN

STT

Họ và tên

Trình độ chuyên môn , học vị

Địa chỉ

Điện thoại

1

Võ Ngọc An

Cao học KHLS

4 Bà Huyện Thanh Quan

0903813094

2

Nguyễn Thanh Bền

Thạc Sĩ KHNV

111 A Dương Bá Trạc, P.1, Q.8

38865199

01298210401

3

Hồ Việt Kim Chi

ĐH Sư Phạm

1 Phạm Đình Toái

39303316
0968874020

4

Phan Kim Dung

Thạc sĩ KHLS

8/7 Phú Định, P.11, Q.5

0916251750

5

Đặng Công Dõng

ĐH Văn Khoa

G81A ấp Hưng Lân Xã, Bà Điểm, H.Hóc Môn

38835968
0976470308

6

Trần Văn Đường

ĐH Sư Phạm

121C Lạc Long Quân, P.10, Q.BT

0913966658

7

Trương Võ Anh Giang

Nhà Văn

112/7 Ngô Gia Tự

3834528

8

Vũ Thị Ngọc Hà

Cử Nhân Luật

61/6 Đường số 1, P.17, Q.Gò Vấp

01884669655

9

Lê Thị Thanh Hải

Cử Nhân KHLS

89/972 Lê Đức Thọ

38951134

10

Trương Đình Bạch Hồng

Thạc sĩ KHLS

243/1 Nguyễn Kim, P.7, Q.10

0938608619

11

Trần Minh Hiệp

Kỹ Sư

993 Phạm Văn Bạch, P.12, Q. Gò Vấp

0913945720

12

Phạm Mạnh Hùng

Cử Nhân Khoa Học

351/7 Lê Văn Sỹ, P.13, Q.3

0913966755

13

Phạm Hoàng Nam Huân

Thạc sĩ Dân Tộc Học

Trường Khuyết Tật Q.6

0958988915

14

Trương Thị Thiên Hương

Đại Học KHLS

212 Nguyễn Thiện Thuật, P3, Q3

0932175131

15

Thông Thanh Khánh

Tiến sĩ KHLS

410/2 Xô Viết Nghệ Tỉnh

01219988123

16

Bùi Thị Thái Lương

Chuyên Viên

8/4 bis Phú Định, P.11, Q.5

38578199
0908570656

17

Huỳnh Văn Năm

Chuyên Viên Hán Nôm

7/3 Trần Văn Đang

38603807

18

Cao Bá Nghiệp

Chuyên Viên Nghiên Cứu Cao Tộc

Lầu 13-06 C.Cư Nguyễn Ngọc Phương, P.19, Q.BT

0918028053

19

Võ Văn Nghiệp

Cử Nhân KHLS

182 D Lê Thị Bạch Cát, P.11, Q.11

0913803574

clip_image07920

Đoàn Lê Phong

ĐH KH Ngữ Văn

39 Trần Quốc Toản, Q3

0908405981

21

Diệp Hồng Phương

Nhà Văn

63 Trần Quốc Toản, Q3

0903630663

22

Lê Bá Quang

Thạc sĩ Tin Học

238/11 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3

0918840401

23

Cao Ngọc Quỳnh

Đại Học

102/9 KP3 Đường 17 Linh Chiểu, Thủ Đức

01205813958

24

Bùi Văn Quế

Dược Sĩ

107 Trần Huy Liệu

38440291

25

Võ Văn Sổ

Chuyên Viên Hán Nôm

585/62 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3

38300462

26

Phạm Thị Minh Tâm

Chuyên viên

58 Lô O CX Vĩnh Hội, P9. Q4, Tp. HCM

0948433466

27

Trần Văn Thuận

Đại Học Nông Lâm

141/5 Bàn Cờ, P.8, Q.3

0913805240

28

Nguyễn Hữu Trịnh

Đại Học Âm Nhạc

214 Lê Đức Thọ, Gò Vấp

0903341294

29

Trần Đắc Trung

Chuyên Viên

58/12E ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, Hóc môn

0907423706

30

TrầnThị Kim Xuyến

Đại Học Văn Khoa

G81A ấp Hưng Lân Xã, Bà Điểm, huyện Hóc Môn

38835968

TỔNG KẾT 20 NĂM

HOẠT ĐỘNG BỀN BĨ, LIÊN TỤC,

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC LÀ TO LỚN, VƯỢT BẬC

CỦA CHI HỘI VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THỰC HÀNH GIA PHẢ VÀ HỒI KÝ TP.HCM

Võ Ngọc An

GĐ TTNCTHGP TPHCM

“Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả và Hồi ký HCM” bắt đầu hình thành giữa năm 1992, mang tên Chi hội Nghiên cứu và Thực hành Gia phả và Hồi ký, với Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Hồi ký TP”. Sau đó, Hội KHLS quyết định tên mới là TTNCTHGPHK với chức năng nhiệm vụ thêm phần nghiên cứu khoa học; và vẫn giữ như cũ là Chi hội NCTHGP. Chúng tôi đã liên tục hoạt động cho đến hôm nay, được Hội KHLS đánh giá là tốt, hoạt động tích cực.

20 năm là một đoạn đường dài, đầy đủ những thực tiễn, từ đó có thể rút ra những bài học kinh nghiêm, về dòng họ, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và về gia phả. Việc đúc kết nầy, đòi hỏi chúng tôi, phải vận dụng các cơ sở nhận thức tổng hợp về lịch sử, văn hóa, về phương pháp công tác dân vận, và luôn xem nó là “một môn khoa học mới, một lĩnh vực nghiên cứu mới, chuyên biệt về dòng họ Việt Nam”, nên luôn giữ thái độ nghiêm túc, thực sự cầu thị và thận trọng..

Bản tổng kết, nhằm rút ra ba vấn đề chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu của dòng họ, đồng thời cũng là mục tiêu của ngành gia phả học và của TTNCTHGP.

2. Chất lượng và hiệu quả của công cuộc nghiên cứu và thực hành gia phả và các mặt hoạt động kế cận, trong 20 năm qua, đã đóng góp cho chính bản thân mình, cho dòng họ, ngành gia phả, ngành sử học và cho xã hội về lý luận và thực tiễn nhiều mặt tích cực.

3. Đã hình thành ngành gia phả học và đội ngũ chuyên gia về gia phả. Kinh nghiệm hình thành, duy trì và phát triển Chi hội và Trung tâm Gia phả trong khuôn khổ Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh, là đúng đắn, tốt, cần phát huy.

I./ MỤC TIÊU CỦA DÒNG HỌ CŨNG CHÍNH LÀ MỤC TIÊU NGÀNH GIA PHẢ:

Trước tiên, xin nêu nội dung thông điệp:

Tổ Quốc Thiêng Liêng,

Dòng Họ Vĩnh Truyền,

Gia Đình Hạnh Phúc.

Đối tuợng của môn gia phả là gia đình và dòng họ; nhận thức gia đình và dòng họ càng sâu sắc, bảo đảm cho việc nghiên cứu và thực hành gia phả đạt chất lượng cao; bản thân của sự tồn tại của dòng họ VN trong việc tạo thành dân tộc, đồng bào, là một chân lý hiển nhiên, bao hàm toàn bộ nội dung dòng họ mà ta đặt ra.

Lịch sử cổ đại phản ánh, dân tộc VN đã xuất hiện từ ba, bốn ngàn năm trước đây. Từ trước đó hằng vài chục triệu năm,, trải qua các thời đại dã man, mông muội và văn minh, đã sống trong tình trạng tính giao hỗn tạp của giai đoạn “bầy đàn”, qua thời kỳ mẫu hệ, phụ hệ, hôn nhơn cặp đôi, hôn nhơn một vợ một chồng, hôn nhơn cá thể, đến ngày nay, là một sự vận động phát triển không ngừng. Trong mỗi giai đoạn, thị tộc (và các bộ lạc) phải thích nghi, đấu tranh sinh tồn, với chính bản thân mình, đấu tranh với thiên nhiên và với các thế lực người xung đột khác, để vươn lên và để thể hiện chính danh cái bản chất cao đẹp “Con Rồng cháu Tiên” của mình, là sự phát triển vĩnh hằng, với vị tổ nguyên mẫu cao đẹp, mang đậm nét thiêng liêng, tâm linh; truyền nối, kế thừa truyền thống yêu nước thương nòi, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo của nền nông nghiệp lúa nước (với nền Văn hóa nông nghiệp Hòa Bình), và truyền thống văn hóa, văn hiến nhuần nhị, cao đẹp, sáng chói VN. GS NGND Trần Văn Giàu đúc kết: Yêu nước, Cần cù, Anh hùng, Sáng tạo, Lạc quan, Thương người và Vì nghĩa, là các giá trị tinh thần Việt Nam. Cá nhân – gia đình – dòng họ (tông tộc) - đồng bào (của Nguyễn Trải nêu đầu tiên, của Nguyễn Đình Chiểu và của Bác Hồ là cùng một gốc), cùng chung một dân tộc, là một thể chế xã hội bền vững, cụ thể, đương nhiên.

Dòng họ là sự liên kết những gia đình cùng chung ông tổ - bà tổ và tổ quán. Từ các gia đình quan hệ hữu cơ, hạt nhân hay mở rộng, có sự cố kết nhau, mang đậm sắc thái văn hóa tâm linh, phát triển vĩnh hằng, trường tồn trong không gian, thời gian. Đó là cách thức tồn tại, là lý tưởng của sự tồn tại.

Dòng họ phát triển theo qui luật hôn nhơn và di truyền. Hôn nhơn là ngẩu nhiên, di truyền là tất yếu. Đây cũng chính là cách mở rộng thân tộc, “sản xuất ra chính con người”, sanh con đẻ cái, là sự truyền giống, là xây hạnh phúc, cho tế bào xã hội là gia đình, ngay đó là cho đổng bào, dân tộc và cho cộng đồng người rộng lớn.

Dòng họ VN chỉ tôn vinh môt vị quốc tổ, là Lạc Long Quân và Âu Cơ, với các thời đại vua Hùng và với một phả đồ rõ ràng mà ta đang tìm hiểu. Đây là một đặc sắc của dân tộc VN, thể hiện ý chí đoàn kết thống nhứt một khối. “Một mẹ trăm con, một bọc trăm trứng, nở trăm con”, một bọc có nghĩa là đồng bào. Với cái nhìn của gia phả học và di truyền học, qua hôn nhơn nhiều đời: “Trong máu huyết của anh có hàm chứa máu huyết của tôi” (theo Bản đồ gen người hiện đại).

Dân tộc VN là dân tộc anh hùng, dòng họ VN cũng có các đặc tính ưu việt của nó, qua các truyền thống anh dũng, kiên cường trong chiến đấu, lao động bền bĩ, sáng tạo để mưu cầu cuộc sống, phẩm chất văn hóa tốt đẹp, đặc sắc. Trong thực tế, không có dòng họ “phản diện” tức dòng họ xấu, mang toàn nhược điểm như một số người đã nêu.

Cả nước gồm bao nhiêu họ? Ta chưa có con số thống kê. Vấn đề ở đây cần nêu là: họ VN có từ bao giờ? Có thể đáp: “Đã có từ thời Bắc thuộc lần thứ nhứt” (111 tr Tây lịch). Khi Hai Bà Trưng khởi nghĩa, lịch sử VN mới ghi nhận các họ. Vậy trước đó, người ta dùng tín hiệu gì để thông tin tên (danh), như Đực, Cái và họ (tánh), như họ Hồng Bàng thị(?), họ Trưng chẳng hạn? Ta nêu giả thuyết: Lúc đó, để có tín hiệu về “danh” và “tánh”, để thông tin, sai bảo, các tên Đực, Cái, họ Núi, họ Sông đã hiện hữu. Một số người trong các Ban Liên lạc dòng họ hiện nay, lại khẳng định, quyết đoán vị tổ của mình có lịch sử xa xưa hơn, từ thời Hùng Vương và luôn theo lối chọn Tổ là vị tổ huyền sử, (cách khác là chọn vị tổ lịch sử). Nói tốt, chọn vị tổ hoàn hảo cho dòng họ là một khuynh hướng nhân đạo cần quan tâm. Đến Nhà Tiền Lý, với Lý Bôn, Lý Bí, Phạm Tu, trải qua Bắc thuộc lần thứ ba, tới thời kỳ thống nhứt; tự chủ thời đại, với Nhà Ngô, Nhà Đinh…thì “họ” đã thành phổ biến. Đã có một sự du nhập “cái tinh hoa” từ phương Bắc vào VN, hệ thống họ Trung Quốc, gốc Bách Việt, đã được đưa vào VN, trước tiên để phục vụ cho việc quản lý nhân đinh, nhân hộ khẩu của kẻ thống trị. Đồng thời đây cũng là cái cần thiết, thuận lợi, để áp dụng, cho đến ngày nay, như chữ Quốc ngữ Latin, “từ công cụ xâm lược thành vũ khí để kháng chiến” - như GS NGND Trần Văn Giàu đã nói.

Thờ cúng tổ tiên, chăm lo phúc đức, tạo nhân nghĩa, giữ gìn hiếu thảo (của con cái) đối với cha mẹ, đã trở thành một cái đạo, một tín ngưỡng – Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đây vừa là một tập tục, vừa là một sắc thái văn hóa tốt đẹp, nó đã xuất hiện từ lâu, phổ biến, quảng đại, bao dung và thiêng liêng. Cùng với tín ngưỡng tôn giáo, như Phật giáo, Thiên chúa giáo sau nầy, đang tồn tại ở VN, với các đặc trưng, tính hiện thực, gần gũi tình người, nhân ái ở từng người, từng gia đình, dòng họ đều thống nhứt với một loại hành xử giống nhau. Nhà ai cũng có bàn thờ gia tiên, tổ chức các sinh hoạt “quan - hôn - tang - tế”. Dòng họ nào cũng có từ đường, ở trên cùng có đền thờ quốc tổ. Cả hệ thống đó đã định hình, họp thành một thiết chế văn hóa dòng họ có từ trong lịch sử bốn ngàn năm. Nhiều dòng họ thờ chung một vị anh hùng dân tộc như thờ Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hồ Chí Minh. Mỗi làng thờ tiền hiền, hậu hiền, trong các ngôi đình, có Trấn thành hoàng ở các trấn, ở trung ương kinh đô lại có nhà thờ Đô thành hoàng. Trong dòng họ, trước tiên lo đoàn kết xây dựng dòng họ văn hóa, lo thờ cúng tổ tiên, lo việc họ, “tu thân, tề gia”, lo “sanh, tử, bịnh, lão”, “quan, hôn, tang, tế”, lo “gia phong, gia lễ, gia đạo, gia quy”…

Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng của dân gian, là tập tục tốt đẹp của nhân dân, là một nếp văn hóa đặc sắc VN, Nhà nước ta đã công nhận chính thức tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nêu trên, theo “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo”, số 21/2004 của UBTVQH 11, ngày 16.6.2004. Làm thế, lợi ích nhiều mặt đã mang đến. Song trước tiên cần hình thành các cơ quan nghiên cứu khoa học về dòng họ, thờ cúng tổ tiên, gia phả. Vì đây là lãnh vực khoa học mới, sẽ có nhiều ý kiến dị biệt, cần sự minh định khách quan.

Hôn nhơn, huyết thống (di truyền) và quan hệ thân – thích: Đây là hai qui luật phát triển dòng họ: hôn nhơn và di truyền. Trong đó, từng người có danh xưng khác nhau, có những nghĩa vụ khác nhau quan trọng theo từng vị thế của tùng người trong họ tộc. Hôn nhơn là ngẫu nhiên, di truyền là tất yếu như đã nêu. Hôn hơn biến đổi địa vi các mối quan hệ con người, hôn nhơn thay đổi các mối quan hệ họ hàng hai bên, hôn nhơn duy trì mối quan hệ xã hội và các mô hình xã hội qua việc sanh con, đẻ cái và hôn nhơn phải bắt buộc thông qua một hình thức thống nhất là lễ cưới hỏi. Cách khác: Hôn nhơn tạo hạnh phức lứa đôi, sinh con đẻ cái, nuôi dưỡng giáo dục con cái, tạo mới cơ sở kinh tế, tế bào mới xã hội và phát huy liên kết họ hàng, thông gia, sui gia. Chính hôn nhơn, mới là phương cách phổ biến, duy nhứt, trong viêc mở rộng thân - thích. Cha mẹ phải định hướng cho con về hôn nhân trên các phương diện: đồng ý hướng, đồng tài và đồng sức, trong đó phải sớm biết để loại trừ gen bệnh tiểm ẩn và phát huy hôn nhơn tự nguyện, tiến bộ, theo luật pháp. Di truyền giữ gìn, nhân bản sự thông minh, tạng người, Các nước tiến bộ trên thế giới, người ta quan tâm quản lý và nhân bản mầm, giống, gen người thông minh, học giỏi.

Nghĩa vụ và quyền lợi của người trong thân tộc: Con trai, con gái rồi sẽ làm chồng (rễ), làm vợ (dâu), sẽ thành cha, thành mẹ, thành ông bà…Đó là những danh xưng, đồng thời là mỗi quyền lợi và nghĩa vụ đi kèm như các quyền về vị thế, về thừa kế. Có hàng trăm chức danh và quyền lợi của một người trong họ hàng. Tôn trọng chức danh đó là cách để duy trì dòng họ, duy trì mối quan hệ xã hội, ổn định gia đình và xã hội.

Ban liên lạc các dòng họ VN: Hai chục năm qua, sau chiến tranh, trên đất nước ta, có nhu cầu lập các ban liên lạc dòng họ VN. Việc nầy, phản ánh đúng đắn nhận thức của các dòng họ. Quan hệ xã hội VN là từ các dòng họ, từ các gia đình hữu cơ (chứ không phải gia đình cơ học như có người lầm tưởng), cùng chung ông tồ, trăm nhánh cùng một gốc hợp thành. Họ qui tụ để xúc tiến xây dựng đoàn kết, tương thân, tương ái, thờ cúng tổ tiên, dựng phả, lo việc họ, mà chúng ta cho đó là xây dựng dòng họ văn hóa, theo tinh thần tự nguyện, đồng thuận, thiêng liêng, Đây là việc làm tốt, cần khuyến khích, chỉ cần giải quyết các mắc mướu, khi gặp nhau thì phân thế thứ, thưa gởi ra sao, cần cảnh giác sự nghiên cứu vỏ đoán của một số người nhân danh họ tộc mà công bố những điều sai trái, nhận thức có chiều sâu sự nghiệp xây dựng dòng họ văn hóa, tự cao tự đại dòng họ… Tại thành phố HCM, Cục Thống kê TP công bố số liệu có 356 dòng họ, họ Nguyễn đông nhứt với 2.256.960 người, chiếm 31,509%, họ Vụ với 101 người chiếm 0,001%. Đây là con số dòng họ chính thức đầu tiên được công bố tại thành phố Hồ Chí Minh.

Những gì cản trở dòng họ phát triển? Dòng họ, trong lịch sử vẫn đang vận động và phát triển ở trạng thái “tự do”, trước nay là vậy. Dòng họ vẫn phải trải qua những đoạn đường, lúc bằng phẳng lúc khúc khuỷu, lồi lõm, và lặp đi lặp lại nhiều lần! Vấn đề của chúng ta hiện nay: có nhiệm vụ “cải tạo xã hội” và “xây dựng con người mới”, thì vẫn phải có trách nhiệm với sự phát triển từng dòng họ. Không để cho nguy cơ suy sụp, phá rã dòng họ, phải cảnh giác mọi người, không để ai ngăn cản bước tiến của dòng họ. Ngoài chiến tranh xâm lược, bá quyền nước lớn, sự đồng hóa, hủy hoại ngôn ngữ, văn hóa, nạn đói…ta phải tự cảnh giác mình. Loại trừ các tệ như: Cậy thế họ đông người ức hiếp họ ít người, huynh trưởng, đa thê (dù trá hình), bất bình đẳng nam - nữ, lẫn lộn giữa mê tín và tín ngưỡng, cái ác thắng cái thiện, tham lam, chiếm đoạt, chiếm hữu…

Nhà nước ta, đã có “Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo”, Điều 5 ghi: “Nhà nước ta bảo đảm quyền hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật, tôn trọng giá trị văn hóa, đạo đức tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá tri tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng, nhằm góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân” (Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, số 21/2004 PL-UBTVQH 11 ngày 16.6.2004). Và, mặt khác nếu Nhà nước chỉ “mặc nhận” dòng họ thôi, là không đủ. mà phải đặt nó vào trung tâm của việc giải quyết mối quan hệ xã hội hiện nay, có các chủ trương đúng đắn, kịp thời việc phát huy, phát triển dòng họ, việc xây dựng dòng họ, việc bảo vệ dòng họ văn hóa hiện nay và về sau.

II./ ĐÃ HÌNH THÀNH NGÀNH GIA PHẢ HỌC VÀ ĐỢI NGŨ CHUYÊN GIA GIA PHẢ Ở TP. HCM. DỰNG PHẢ VÀ THỰC HIÊN CÁC NHIỆM VỤ KẾ CẬN:

Nội dung thông điệp:

NGHIÊN CỨU GIA PHẢ LÀ KHOA HỌC

THỰC HÀNH GIA PHẢ LÀ THIÊNG LIÊNG.

Ngành gia phả học đã định hình: Một ngành khoa học gia phả đã được định hình với tiêu chí: Ngoài đội ngũ chuyên viên đạt chuẩn, mục tiêu phương hướng, nội dung và biện pháp hoạt động đã xác định; phương pháp hoạt động vừa nghiên cứu vừa thực hành song hành, chú tâm áp dụng phương pháp lịch sử truyền miệng, dựa vào ký ức, tránh “tầm chương trích cú”; lấy thực tiễn cuộc sống là chính. Kết quả về lý luận có đôi vấn đề đã được xác định tương đối rõ, có nhiều vấn đề đặt ra chờ giải quyết. Và đa số các vấn đề xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, được kết luận rõ ràng, đã được nhận ra; hiệu quả tác động vào dòng họ là rất mạnh, rất tích cực. Từ đó chúng tôi đưa ra nhận định: Ngành gia phả học đang được hình thành, là một ngành khoa học mới sẽ có chỗ đứng của nó trong các ngành khoa học nói chung.

Từ dòng họ khuyết sử, biến thành dòng họ có lịch sử thành văn tức bộ gia phả, là một sự chuyển biến có tính chất quan trọng. Gia phả là cách phản ánh chính xác, toàn diện, vững chắc. Gia phả ghi quá trình hình thành, phát triển về con người trong họ, theo cách đặc trưng. Gia phả VN có từ thời Lý (1026) với bộ Hoàng Triều Ngọc Điệp, đến các đời sau, tới khoa thi chữ Hán cuối cùng, năm 1919, thì thoái hóa vì các gia phả viết bằng chữ Nho. Đó là gia phả của vua quan. Trong nhân dân cũng có các hình thức gia phả, họ “ghi” bằng hệ thống mồ mả ở đồng mả nông thôn, khu mả họ tộc, với các mộ bia, hoặc các bài vị đặt trong từ đường, cọng với ký ức của những người trong họ. Ký ức là “loại gia phả” đáng tin cậy song còn có những khiếm khuyết.

Chất lượng các sản phẩm gia phả sáng tạo trong 20 năm qua, gồm 130 tác phẩm gia phả. Bộ Gia phả dựng mới, ban đầu là bộ gia phả ho Võ, ấp Bà Giả, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ chi, làm thí điểm, kéo dài hai năm mới xong, song đưa ra một bố cục khá hợp lý. Tiếp sau có các bộ gia phả họ Phan (Phan Công Hớn), Nguyễn (Nguyễn Ảnh Thủ), họ Võ (Võ Văn Tần). Các bộ hồi ký dẫn xuất từ phần ký sự, bộ đầu tiên là do nhóm chị Lý thị Lý thực hiện, chủ yếu là biên tập và trình bày, tiếp sau các chuyên viên gia phả viết hồi ký Diệp Thanh Phong, hồi ký Lâm Văn Thê, hồi ký Dương Kỳ Hiệp…Các bài dịch từ các bản Hán – Nôm, “Năm chi Tám phái họ Vũ Mộ Trạch”, “Trương Gia Từ Đường Thế Phả Toàn Tập” của Trương Minh Giảng, cọng với các kết quả nghiên cứu, các bài đăng trên các báo, đài, trên trang web của Trung tâm,v.v... đã tạo nên loại công trình quan trọng, một hiệu quả tổng hợp, tác động lên đối tượng dòng họ và quá trình vận động hai chục năm qua. Chúng ta cũng quan tâm xuất bản sách, tài liệu, như sách “Cách Dựng Bộ Gia Phả Hoàn Chỉnh”, “Đình Mỹ An Hưng”, sách “Phả ký của 11 chi họ cố cựu xã Nông thôn mới Tân Thông Hội”…

Chất lượng hoạt động được đánh giá bằng các sản phẩm, tác phẩm làm ra. Bộ gia phả không ngừng nâng cao từng phần: các việc như lịch sử tổ quán, tiểu sử nhân vật, nghề nghiệp, hôn nhơn, phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa. Nghiên cứu sâu việc chôn cất, danh sách quan hệ hôn nhơn, học vị…bổ sung, tăng lên từng bước. Sách hồi ký có những bộ đọc cảm động, viết theo phương pháp tiểu sử học.…

Đến đây cho phép chúng tôi nhận định: Hiệu quả của sự chuyển biến diễn ra trên diện rộng, các dòng họ VN, đặc biệt là ở nông thôn và các đô thị lớn ai cũng nhận biết và bắt đầu hoạt động về gia phả, trước tiên, trên cái nền ý thức nhiều đời sâu sắc về dòng họ, về thờ cúng tổ tiên, nay có người “phát” thì sẽ“động”. Như một sức lực mới, mạnh mẽ. Phong trào “về nguồn”, chăm lo xây dựng dòng họ văn hóa, thờ cúng tổ tiên - thật sự đang chuyển động mạnh mẽ, không ngừng!

Qua 20 năm hoạt động, ngành gia phả học và một đội ngũ chuyên gia về gia phả đang hình thành.

Dựng phả, trước hết phải cấu trúc, bố cục bộ gia phả hợp lý, hoàn chỉnh. Có hai yếu tố ắt có và đủ để bắt đầu dựng được bộ gia phả, đó là phải biết vị tổ đời I và biết tổ quán, tam đại thành tổ” là một qui ước xưa. Bộ gia phả “Họ Võ, ấp 1, Bà Giả, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi”, là bản cấu trúc đầu tiên, do ông Võ Văn Sổ soạn, từ năm 1990 làm mẫu. Từ các bộ gia phả Hán – Nôm cổ, từ sách “Gia Phả Khảo Luận và Thực Hành” của cụ Dã Lan Nguyễn Đức Dụ, mà chúng ta đã soạn ra bố cục. Nội dung bộ gia phả mẫu: tên bộ gia phả theo địa danh hành chánh đương thời, lời nói đầu, phần chính phả, phả ký, phả hệ, phả đồ, phần ngoại phả và phần phụ khảo.

Phần phả ký là khó viết nhứt, đòi hỏi thu thập tư liệu quán xuyến, toàn diện, khi viết phải vận dụng kiến thức tổng hợp, nhứt là sử, văn hóa học, địa lý, xã hội học... Phát tích dòng họ, lịch sử tổ quán, truyền thống yêu nước, lao động và văn hóa, các giá trị tinh thần Việt, bao hàm đặc điểm hôn nhơn và di truyền. Đây là bộ sử toàn diện, chi tiết của chi họ, phản ánh ông tổ - bà tổ “đời I” và tổ quán, theo qui luật hôn nhơn và di truyền; chú ý hình dạng, tạng người, ghi các đời, hành trạng hoặc kỷ sự từng người trong các đời, ghi dòng họ đã kết thông gia với ai, ghi mồ mả, nhà thờ tổ (từ đường), ghi chợ, bến sông, đình làng, trường học…tại vùng đất có liên quan đến dòng họ. Ghi các điểm ưu việt của dòng họ qua các truyền thống văn hóa, lao động và yêu nước và ghi khái quát ưu điểm sang chói của dòng họ, như họ Vũ – Võ là TRÍ TUỆ VÀ NHÂN ÁI, Đây là công việc khó. Phần kết của phả ký ta vạch ra phương hướng xây dựng dòng họ văn hóa. Hợp soạn gia phả là cái khó thực hiện trong thực tế các dòng họ hiện nay.

Phần phả hệ: Các đời, hay thế hệ theo ước định từ người cha tới người con trưởng thông thường là 25 năm và mỗi người con cách nhau là 2 tuổi. Từ thời Hai Bà Trưng cách đây là 2052 năm, tính bình quân ta có 82 đời. Phả hệ là ghi hệ thống các đời, đời một ghi trước, đời kế ghi sau, chi trưởng ghi trước, chi thứ ghi sau, con lớn ghi trước, con thứ ghi sau. Ghi hành trạng, tiểu sử, hay kỷ sự từng người. Có cách ghi ngang, có cách ghi dọc. Chi họ nhiều đời, nên ghi hết từng chi, rồi sang chi khác. Phải đến tận từng nhà để ghi, có chuyên viên ghi phiếu đưa trước, song ít kết quả. Và các hình thức phả đồ (với 6 cách vẽ khác nhau). Ký ức dòng họ, mồ mả, mộ bia, bài vị…các loại giấy khen, bằng sắc, là các tư liệu của các cuộc điền dã.

Ngoại phả: Khảo riêng những vấn đề về văn hóa, lịch sử quan trọng có liên quan tới dòng họ. Việc cúng giỗ, nhà thờ tổ, khu mồ mả, danh sách cưới gả, học vị…

Phụ khảo: khảo riêng về lịch sử, địa lý, nhân văn xóm ấp, lai lịch một người…Địa chí xóm ấp là nội dung của tổ quán.. Tiểu sử học là nội dung của kỷ sự, gồm có hồi ký, lý lịch học, hành trạng nhân vật; miêu tả các tấm gương, đây là dịp ta đề cập các ngành nghề truyền thống.

Phương hướng chung là như vậy, trong thực tế, mỗi chuyên viên gia phả phải nổ lực, viết có “bút pháp, văn vẻ có nét riêng” Đây là sự sáng tạo cá nhân.

Dựng 130 gia phả cho chi họ, chúng tôi phát hiện hàng loạt các sự kiện, con người lịch sử, đặc điểm nổi bật tùng chi họ. Thí dụ ở Nam bộ, ai vào truớc, ai vào sau, việc hòa hợp với người Khơ-me ra sao; các chi họ người Minh Hương và việc hòa hợp với người Việt. Nhờ dựng phả, chúng ta đã cụ thể hóa, bổ sung cho lịch sử một số yếu tố quan trọng lịch sử, văn hóa truyền thống và dân tộc.

Gia phả hoàn chỉnh sẽ bổ sung, làm cho lịch sử liên hệ gắn bó, sinh động thêm phần nhân dân. Gia phả có đời xa nhứt được dựng ở miền Bắc, khoảng 24 đời, gia phả miền Trung khoảng 17 đời, gia phả miền Nam khoảng 11 đời.

Tháng 3 năm 2011 Trung tâm thực hiện tặng 11 bộ gia phả cho 11 chi họ cố cựu xã Nông thôn mới Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, đã có bài nói sâu sắc của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, những nhận xét, đúc kết những vấn đề đặt ra về dòng họ hiện nay. Đã dựng gia phả, cũng để cống hiến, cho họ Trần ở xã Dương Xuân Hội, huyện Châu Thành (Tầm Vu), tỉnh Long An (của giáo sư Trần Văn Giàu), giáo sư thuộc đời X, có viễn tổ 3 đời trên ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Với công trình gia phả nầy, Trung tâm gia phả được tỉnh Long An tặng bằng khen. Dựng gia phả họ Lê (Lê Văn Duyệt), phát hiện mộ cụ Lê Văn Phong ở khuông viên Quân khu 7, là người em ruột ông Lê Văn Duyệt, cụ tổ chi họ Lê, có hậu duệ hiện nay là các bà Lê Thị Bân, Nguyễn Thị Thu Hà. Chúng tôi đề nghị dời mộ cụ Phong về xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM.

Tổ Hán – Nôm, đã sưu tầm và dịch (riêng ông Võ Văn Sổ đã dịch 30 bộ gia phả, hàng trăm văn bia, liễn đối). hằng trăm bộ gia phả cổ, những bia ký, thơ văn, liễn đối, chủ yếu từ các dòng họ mang đến; đã có những sách cổ, Hán như “Tam tự kinh” do Lý Tường Quan, tức bá hộ Xường, diễn Nôm. Tác giả thơ Nôm “Phạm Công Cúc Hoa” là Dương Minh Đức, sáng tác năm 1880, cùng hàng trăm tài liệu Hán – Nôm quí giá.

Tổ Hán – Nôm đã biên soạn một số hoành phi, câu đối tặng cho các từ đường dòng họ, đình làng và bia mộ, nghĩa trang dòng họ. Tổ Hán – Nôm đã tham gia viết câu đối góp phần trách nhiệm trong việc tô bồi văn hóa dân tộc tại Đền Hùng phía Nam thuộc Quận 9, được giải khuyến khích (không có giải I, II và III).

Trang web-site www.giaphatphcm.com.vn, của Trung tâm, với cấu trúc phản ánh nội dung nghiên cứu và thực hành gia phả, cung cấp rộng rãi trên mạng những vấn đề độc giả đang quan tâm. Gần đây, Trung Tâm còn ra được bản tin Gia pga3 (mỗi tuần 2 số) phổ biến nội bộ và những người quan tâm đến vấn đề gia phả.

Năm 2010, lập “Hội quán dòng họ và gia phả,” với thông điệp dòng họ và gia phả mà tổ chức các diển đàn, đẩy mạnh hội nghị, hội thảo, sử dụng phương tiện báo đài một cách có hệ thống và liên tục, làm sách, cung cấp cho xã hội những quan điểm, ý kiến, công việc dòng họ, gia phả.

Đã liên kết với “Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP” toàn diện những vấn đề về doanh nhân với dòng họ và thờ cúng tổ tiên, dựng phả; đã ký kết liên tịch với Trung tâm Kỷ lục VN, được đơn vị nầy “xác lập kỷ lục dựng nhiều bộ gia phả nhất”; đã bảo trợ, tư vấn cho “Khu Nhà thờ Quốc Tổ - An viên Vĩnh hằng”, cũng như có chủ trương đầu tư xây dựng “Khu Văn hóa – Nhà từ đường ở núi Dinh”, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Việc đào tạo, xây dựng đội ngũ và đội ngũ kế thừa là nhiệm vụ quan trọng. Ban đầu là “Nhóm gia phả” với các anh chị: Võ Ngọc An, người sáng lập, ông Võ Văn Sổ, Văn Công Chí, Võ Thị Tâm, Trần Mạnh Tiến, Nguyễn Thanh Bền, Nguyễn Ứng, sau có chị Phan Kim Dung, Nguyễn Hữu Trịnh và nhiều anh chị khác lần lượt tham gia. Giờ đây, Trung tâm đã tập hợp được 25 chuyên viên và một đội ngũ sinh viên nhiệt huyết. Thanh niên rất quan tâm tới dòng họ và gia phả. Ta phải nêu ra, thanh niên sẽ tiếp nhận, đó là điều chắc chắn!

Các lớp bồi dưỡng, tập huấn tổ chức với Sở VHTT Long An, với Hội Khoa học Lịch sử Đồng Tháp, tổ chức lớp học nhiều ngày tại Nhà Văn hóa Phụ Nữ. Đặc biệt, lớp huấn luyện dựng phả cho 50 sinh viên năm thứ 4 và thứ 3 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, kết quả hết sức mỹ mãn. Các em đều thấu hiểu vai trò, vị trí gia phả. Các em tỏ bày: “các thầy có nói chúng em mới biết”. Khi thực hiện bài thu hoạch ra lớp bằng gia phả dòng họ mình từ ông nội trở xuống, có nhiều bài cảm nghĩ đạt loại khá hoặc tốt. Việc soạn bài giảng với các bài: “Cơ sở lịch sử, văn hóa và cơ cấu xã hội về dòng họ và gia phả Việt Nam”, “Chính phả (Phả ký, phả hệ và phả đồ), ngoại phả và phụ khảo”, “Dựng phả là từ ký ức dòng họ, hay “Những bài học kinh nghiệm trong việc đi nghiên cứu, khảo sát và điền dã về gia phả”. Các bài đọc thêm: “Cuộc Nam tiến và gia phả”, “Hán – Nôm và gia phả”, “Các Ban liên lạc dòng họ và sự nghiệp xây dựng dòng họ văn hóa, phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và việc dựng phả”, “Hiện đại hóa sự nghiệp dựng phả hay gia phả trực tuyến”.

III./ CHI HỘI GIA PHẢ-HỒI KÝ VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU THỰC HHÀNH GIA PHẢ HỒI KÝ TP. TRỰC THUỘC HỘI KHOA HỌC LỊC SỬ.

Chi hội và Trung tâm NCTHGPTPHCM, trước sau thực hiện ba mục tiêu căn bản: (a) nghiên cứu, tổng kết có chiều sâu về dòng họ, thờ cúng tổ tiên, về gia phả và các đề tài kế cận; (b) dựng phả; và (c) chăm lo đội ngũ kế thừa.

Với ba mục tiêu trên, chúng tôi thể hiện cân đối, xuyên suốt và liên tục trong 20 năm qua. Là đơn vị “hội đoàn”, mặt khác, là đơn vị “sự nghiệp văn hóa”, chúng tôi luôn đề cao ý thức tự lực, đồng thuận, dân chủ. Nghiên cứu là khoa học, là tôn trọng lịch sử khách quan; mặt khác, hướng tổ chức bộ máy gọn nhẹ, chặt chẽ, họp hội được định kỳ, áp dụng phương pháp hoạt động theo “nhóm công tác”, trưởng nhóm với mục tiêu nhiệm vụ được giao rõ ràng từng lúc, đề ra công việc cụ thể, các chuyên viên thực hiện theo kế hoạch, thực hiện và kiểm tra với trách nhiệm cao.

Cả Chi hội lẫn Trung Tâm đều trực thuộc Hội Khoa học Lịch sử TP HCM, Chúng tôi được GS. Mạc Đường, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, PGS. Huỳnh Lứa và Nhà gia phả học Dã Lan Nguyễn Đức Dụ (đã qua đời) làm cố vấn. Trước khi dự định thành lập nhóm, chúng tôi có gặp, xin ý kiến thầy Trần Văn Giàu. Thầy đáp: “Thành lập nhóm nghiên cứu và thực hành gia phả là tốt.”

Hiện nay, Chi hội và Trung tâm tập hợp thường xuyên 25 người tham gia. Họ là những chuyên viên tự nguyện cao, được rèn luyện chủ yếu trong thực tiễn, nhận công việc cho là thiêng liêng và làm trong tư thế hãnh diện. Bên cạnh , tổ chức “CLB Tuổi trẻ với Dòng họ và Gia phả”, làm lực lượng kế thừa, khả năng, phương thức hoạt động sinh động, đầy hứa hẹn. Những chuyên viên nầy nắm bắt tốt nội dung dòng họ và gia phả, từ các chuyên viên có người đã trang bị cho mình kiến thức của các chuyên gia. Tất cả những người trên, trong việc nghiên cứu và thực hành, họ giữ thái độ khách quan lịch sử, khiêm tốn, nhẫn nại đi vào dân, dòng họ; những điều kết luận được đã xây dựng thành chủ để và đưa ra truyền đạt, giảng dạy và người khác lãnh hội được.

Đã đặt văn phòng đại diện của Trung tâm ở Hà Nội, Đà Nẳng, Long An, Cần Thơ, Cà Mau, Tây Ninh.

Đã ký kết liên tịch với “Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hóa Dòng họ VN”, với “Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố”, toàn bộ về dòng họ và gia phả, nhận làm tư vấn cho “Sàn giao dịch Hưng Gia Việt” xây dựng Đền Quốc tổ, Đền Liệt sĩ miền Đông Nam bộ ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, đồng thời làm tư vấn, bảo trợ và hậu thuẩn việc xin đất, đầu tư, xây dựng “Khu Văn hóa – Từ đường Dòng họ” ở núi Dinh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Việc quan hệ, hội họp, xin ý kiến, đóng hội phí với “Hội Khoa Học Lịch Sử TP” là thường xuyên, liên tục, luôn ý thức đó là “Hội chủ quản”, là thế đứng hoạt động, thể hiện sự tôn trọng, nghiêm túc ở cơ sở làm tốt là đóng góp cho trên những điều bổ ích. Trung Tâm phấn đấu sẽ có những đề tài chuyên sâu về gia phả học để báo cáo với Hội Khoa học Lịch sử.

IV./ CÁC ƯU KHUYẾT ĐIỂM:

Hai mươi năm, ưu và khuyết có nhiều, ở đây xin đưa ra những ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục:

- Nhiệm vụ đề ra là đúng, toàn diện, khó khăn phức tạp, song việc tổ chức thực hiện còn hạn chế. Các nhà nghiên cứu khoa học lịch sử hiện hữu ở thành phố là to lớn, song việc huy động, móc nối, mời gọi còn yếu, nên khi triển khai những việc mới còn hạn chế.

- Chất lượng bộ gia phả và những sản phẩm kế cận, có xây dựng được mẫu, song chưa đạt, khi thực hiện, trình độ chuyên viên không đều, nên tác phẩm làm ra, nội dung cao thấp khác nhau.

- Bồi dưỡng vật chất chưa tương xứng, nếu tổ chức tốt hơn, thì kết quả đạt được sẽ cao hơn, còn mỏng so với nhiệm vụ đặt ra. Có những lãnh vực, do trình độ Trung tâm còn hạn chế, nên chưa triển khai như phong thủy, di truyền học…

- Cơ sở vật chất của Trung tâm, nhìn chung còn yếu, bị động, vay mượn.

- Ít nhận được sự hướng dẫn, chỉ thị của Hội KHLSTP, nhất là các ngành có liên quan, cần tranh thủ Hội chủ quản sắp tới mạnh hơn nữa.

- Có hai cơ chế tổ chức song hành là Chi hội và Trung tâm, là tốt, song Chi hội hoạt động chưa mạnh.

Phương hướng hoạt động tới, Năm 2012, Trung tâm có bản nhận xét, rút kinh nghiệm như những năm tiếp tục phát huy ưu điểm, tìm cách khắc phục khuyết điểm, nhắm mục tiêu dòng họ VN phát triển mà kiên trì thực hiện nhiệm vụ của mình. Phải nhắm mục tiêu cao cả hơn, toàn diện và xuyên suốt hơn: Xây dựng dòng họ văn hóa, phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và dựng phả. Phải có đội ngũ kế thừa đủ mạnh, tiếp tục chọn thêm hình thức tổ chức, cơ chế phù họp như hình hức “doanh nghiệp xã hội”; tập trung việc dựng phả là nhiệm vụ trung tâm. Gia phả học là môn khoa học mới, phải có thái độ tiếp cận, ứng xử mới. Phải nổ lực suy nghĩ, lắng nghe và hoàn chỉnh không ngừng. Không ngừng tổng kết, rút kinh nghiêm và nhân ra một cách sâu sắc, tích cực, góp phần cho sự nghiệp xây dựng dòng họ văn hóa, phát huy tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và dựng gia phả hiện nay.

Nghiên cứu gia phả là khoa học

Thực hành gia phả là thiêng liêng.

TỔ QUỐC THIÊNG LIÊNG

DÒNG HỌ VĨNH TRUYỀN

GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC.

eeb/agg

clip_image080

CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC GIA PHẢ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (1992 – 2012)

Th S. Phan Kim Dung PGĐ TTNC&THGP

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TT NC & THGP TP.HCM

1. Từ nhóm đến TT NC & THGP.

Với mong muốn duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong việc xây dựng văn hóa dòng họ để góp phần xây dựng văn hóa dân tộc và phục hồi ngành gia phả Nam Bộ, năm 1992, sau khi mãn khóa lớp Cao học I do giáo sư Mạc Đường lúc đó là Viện trưởng Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, ông Võ Ngọc An (năm đó là Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin thành phố Hồ Chí Minh) đã đề xuất thành lập “Nhóm nghiên cứu và Thực hành Gia phả” được Sở Văn hóa Thông tin cho phép hoạt động thử nghiệm. Các bộ phận thuộc ngành văn hóa thông tin, các hội chuyên ngành liên quan, một số các nhà nghiên cứu khoa học,… nơi đâu cũng tán thành và khuyến khích.

Một số bạn bè ông Võ Ngọc An đồng tình, tự nguyện tham gia “Nhóm nghiên cứu và thực hành gia phả” do ông sáng lập và làm nhóm trưởng.

Buổi đầu nhóm chỉ có 6 thành viên gồm các đối tượng khác nhau: nhà báo, nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học và chuyên viên Hán Nôm. Nhóm được Giáo sư Mạc Đường, Phó Giáo sư Huỳnh Lứa, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu và cụ Dã Lan Nguyễn Đức Dụ tác giả quyển “Gia phả khảo luận và thực hành” làm cố vấn.

Tôn chỉ của nhóm: Nghiên cứu và Thực hành gia phả với phương châm “nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng”

Nhóm bắt đầu nghiên cứu các loại sách viết về gia phả và cách hướng dẫn ghi gia phả. Từ việc bắt đầu dựng bộ gia phả họ Võ cho gia tộc, ông Võ Văn Sổ đã hình thành cấu trúc của bộ gia phả và xác định phương pháp cơ bản để thực hành.

Bộ gia phả đem ra thử nghiệm đầu tiên là gia phả họ Võ ở xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi – họ của ông Võ Văn Sổ. Phải mất hai năm trời, hai thành viên mới thực hiện xong và kết quả mang lại rất tốt. Dòng họ biết được đích xác ông tổ và xác định được tổ quán, kết nối được họ hàng, biết được ông Võ Văn Nhâm là lãnh tụ nghĩa quân chống thực dân Pháp xâm lược.

Nhóm tiếp tục vừa thực hành vừa rút kinh nghiệm để xây dựng nội dung lẫn hình thức và phương pháp nên chất lượng của bộ gia phả ngày càng tăng. Đến năm 2002, việc làm của chúng tôi đã được Phó Giáo Sư Huỳnh Lứa – Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử quan tâm, cho phép mở đại hội thành lập chi hội với tên gọi là “Chi hội gia phả - Hồi ký”. Đại hội mở vào ngày 23/3/2002, Chi hội Gia phả - Hồi ký trực thuộc hội Khoa học lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Chi hội đóng hội phí và dự họp đầy đủ các buổi họp của hội, theo điều lệ hội. Phó Giao sư Huỳnh Lứa – Chủ tịch hội Khoa học lịch sử luôn theo sát chỉ đạo hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi cũng được Giáo sư Mạc Đường chỉ bảo tận tình.

Số lượng thành viên lúc này tăng lên đến 25 người, chúng tôi chia ra 4 tổ để thực hành và lập thêm tổ Hán Nôm, tổ viết hồi ký. Hàng tuần chúng tôi họp để kiểm điểm việc mình làm, bồi dưỡng về chuyên môn và rút kinh nghiệm trong thực hành. Hàng quý nộp báo cáo về hội và cuối năm có tổng kết, thông qua phương hướng năm tới.

2. Chi hội được nâng lên thành trung tâm:

Trong buổi tổng kết của chi hội gia phả hồi ký năm 2003 Phó Giáo sư Huỳnh Lứa đề nghị chi hội lập đề án, thảo điều lệ để Hội xét nâng chi hội lên Trung tâm. Chúng tôi thực hiện theo chỉ đạo này và kết quả chi hội chúng tôi được nâng lên thành “Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả” theo quyết định số 24/QĐ ký ngày 20/11/2005 do ông Võ Ngọc An làm giám đốc.

3. Mở rộng mạng lưới và xây dựng lực lượng trẻ:

Trong quá trình hoạt động, Trung Tâm quan tâm đến việc mở rộng mạng lưới để phát triển việc dựng gia phả ra các tỉnh; ký hợp đồng hợp tác với Tiến sĩ Nguyễn Đình Nhả ở Hà Nội, với ông Hoàng Hương Việt ở Đà Nẵng, với nhà báo Nguyễn Phấn Đấu tỉnh Long An. Mới đây Trung Tâm cũng liên kết với Trung tâm Unesco nghiên cứu văn hóa các dòng họ Việt Nam, ký hợp đồng với Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (2011), công ty Hưng Gia Việt (2012) để vận động các doanh nhân và các dòng họ lập gia phả.

Ngày 22/10/2011 Trung tâm chúng tôi mở lớp tập huấn phương pháp dựng phả cho sinh viên năm cuối khoa Sử và Ngữ văn trường đại học Khoa học Xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, chọn được 16 sinh viên, bổ sung lực lượng trẻ và có trình độ cho trung tâm.

Hiện nay Trung Tâm vẫn có 25 chuyên viên, có tay nghề sẽ tiếp sức cho 16 thành viên trẻ, quyết tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc bằng cách dựng gia phả, xây dựng dòng họ văn hóa, góp phần xây dựng xã hội.

II. NGHIÊN CỨU VÀ BỒI DƯỠNG

1. Nghiên cứu và nâng cao chất lượng cấu trúc bộ gia phả

Buổi đầu mới thành lập nhóm, ông Võ Văn Sổ đã đưa ra cấu trúc và thực hiện thử nghiệm một bộ gia phả có hiệu quả. Cấu trúc gồm: Ngoài lời mở đầu, phần chính phả có 3 phần: Phả ký, phả hệ và ngoại phả. Chúng tôi đã bồi dưỡng thêm kiến thức viết địa chí, kiến thức về hôn nhân để nâng chất lượng bài phả ký từ đơn giản đến phong phú hơn về nội dung để khi đọc lên thấy được tổ quán mình ngày càng đẹp hơn; thấy được hoạt động của tổ tiên mình, dòng họ mình, từng thế hệ hiện lên, thấy được truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình đáng được trân trọng giữ gìn và phát huy.

2. Bồi dưỡng:

a. Phương pháp dựng phả:

Để cho việc dựng phả là một công trình khoa học, Trung Tâm đã sử dụng nhiều phương pháp khoa học: Phương pháp xã hội học, phương pháp lịch sử, logic... và áp dụng một cách nhuần nhuyễn vào việc dựng phả, chú ý cách phỏng vấn thật nhẹ nhàng, khéo léo cho từng đối tượng khác nhau để được bà con họ tộc cung cấp cho mình những thông tin chính xác, những tư liệu quý của dòng họ.

Chúng tôi đi đến thư viện, kho lưu trữ, sở Địa chính, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Tư pháp, Bộ Công An, tham khảo sổ bộ đời, giấy khai sanh, khai tử, chúc thư, bảng tương phân ruộng đất của dòng họ, nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, để có được tư liệu dùng cho việc truy tìm nguồn gốc tổ tiên, về mối quan hệ với các chi của dòng họ và về tiểu sử của nhân vật nổi trội của dòng họ.

Trong quá trình hoạt động, các thành viên của Trung Tâm thường trao đổi kinh nghiệm. Ông Võ Ngọc An Giám đốc của Trung Tâm và một số chuyên viên cốt cán đã có hằng trăm đề tài thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để bồi dưỡng cho thành viên.

b. Bồi dưỡng kiến thức về lịch sử và văn hóa

Trung Tâm đã mời Giáo sư Mạc Đường nói về “dân tộc và gia phả” mời nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường nói về việc “thờ cúng tổ tiên”, mời nhà nghiên cứu Vũ Hiệp nói về “họ Vũ, Võ” và giới thiệu các bộ sách nói về văn hóa, về vấn đề có liên quan đến gia phả, sách của Giáo sư – Nhà giáo Nhân dân Trần Văn Giàu, Giáo sư Vũ Ngọc Khánh, nhà nghiên cứu Lê Nguyễn Lưu. Bên cạnh đó, chúng tôi mời ông Trần Đức Doanh và Huỳnh Văn Năm nói về phong thủy, mời kiến trúc sư Phạm Anh Dũng nói về “Cấu trúc nhà thờ Nam Bộ”, mời bác sĩ Nguyễn Thành Công nói về dự án xây nhà từ đường thờ trăm họ ở núi Dinh, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Để hiểu biết thêm về văn hóa và gia phả của người Chăm, Trung Tâm mời Tiến sĩ Thông Thanh Khánh nói về loại hình văn hóa người Chăm. Để bồi dưỡng về lịch sử, chúng tôi tham dự những buổi hội thảo về lịch sử, mời Phó Giáo sư Huỳnh Lứa nói về việc “khai phá đồng bằng sông Cửu Long”, ông Võ Ngọc An nói về “Lưu dân Việt trên đất Đồng Nai”, ông Nguyễn Đình Đầu nói về “Đinh bạ, điền bạ”, ông Võ Văn Sổ nói về “Xu thế Nam tiến”.

Trung tâm đã mở Diễn đàn và Hội quán Dòng họ và Gia phả Việt Nam ở 116 Nguyễn Du, mời các nhà khoa học trao đổi về văn hóa dòng họ, về lịch sử dân tộc để nâng cao nhận thức những vấn đề này.

Qua việc lập gia phả họ Võ ở Bà Giả, họ Đặng ở Bàu Sim, chúng tôi đã phát hiện những vị lãnh đạo nghĩa quân trong buổi đầu chống thực dân Pháp nên chủ động phối hợp với nhà văn hóa huyện Củ Chi tổ chức báo cáo về nhân vật lịch sử Võ Văn Nhâm và Đặng Văn Duy, viết bài tham luận về nhân sĩ Đặng Thúc Liêng, do nhà văn hóa huyện Củ Chi tổ chức, viết bài tham dự hội thảo nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập công ty nước mắm Liên Thành (Liên Thành thương quán) và cùng với tộc Phan Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh viết quyển: “Tộc Phan Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh”.

Trong quá trình nghiên cứu và bồi dưỡng, nhận thức của chuyên viên được nâng cao, tay nghề và chất lượng bộ gia phả càng tăng, tính chất khoa học ngày càng được đảm bảo.

Sau khi tổ chức lễ giao nhận bộ gia phả họ Phạm của ông Phạm Khắc – nguyên Giám đốc Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, ông nói: “Tôi không ngờ các anh chị viết gia phả rất khoa học”. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã khen, sau khi đọc xong gia phả họ Phan của ông: “… các anh chịu khó tìm hiểu để viết gia phả tộc Phan, theo tôi là rất tốt”[1]. Những lời khen đó đã khích lệ trung tâm chúng tôi quan tâm hơn việc bồi dưỡng để thực hiện tốt việc dựng phả cho các dòng họ.

III. CÔNG VIỆC QUẢNG BÁ

1. Mở lớp tập huấn về phương pháp dựng phả:

Để giúp cho nhân dân tự dựng được gia phả cho chi họ mình, Trung Tâm đã phối hợp với sở Văn hóa Thông tin tỉnh Long An, Đồng Tháp mở lớp bồi dưỡng về phương pháp dựng phả, được nhiều đối tượng của tỉnh hưởng ứng; mở lớp ở nhà văn hóa Phụ nữ thành phố được nhiều đối tượng tham gia. Đầu Quí III năm 2011 Trung tâm gia phả chúng tôi mở lớp tập huấn cho 50 sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, kết quả chọn được 16 em đạt yêu cầu cuối khóa.

Ngoài ra, Trung Tâm đã tư vấn miễn phí cho nhiều đối tượng có nhu cầu muốn tự dựng phả cho dòng họ mình.

2. Triển lãm và tặng gia phả cho Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm gia phả cũng đã nhiều lần triển lãm và giới thiệu; lần đầu tiên những bộ gia phả do Trung Tâm dựng đã triển lãm tại Đền Hùng (Tao Đàn) nhân dịp thành phố kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – TP HCM (1998), tại nhà thi đấu Phú Thọ vào ngày 8/3/2006, và ngày 1/6/2010, một lần triển lãm tại Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ giới hạn việc triển lãm tại thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố HCM đã phối hợp cùng Thư viện Tổng hợp TP. Huế và Nhà Bảo Tàng Huế trưng bày những bộ gia phả của Trung Tâm tại Nhà Bảo Tàng Thành phố Huế từ ngày 22 đến 31/3/2011.

Để được bảo quản tốt và cũng để giới thiệu cho nhiều độc giả của Thư viện biết về gia phả, chúng tôi xin phép dòng họ tặng hai lần cho Thư viện Khoa học tổng hợp TPHCM gần 40 bộ gia phả do Trung Tâm đã dựng và được Thư viện xếp loại HC (sách quí, hạn chế đọc). Chúng tôi cũng đã xuất bản sách “Cách dựng bộ gia phả hoàn chỉnh” để phục vụ cho nhiều đối tượng có nhu cầu.

Chúng tôi cũng đã phối hợp với Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM nói chuyện về gia phả cho bạn đọc của thư viện.

3. Dùng báo chí, đài phát thanh, truyền hình, phim để quảng bá Trung Tâm gia phả.

Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Thông Tấn xã, Đài phát thanh thành phố cũng có mặt trong những buổi tổng kết của Trung Tâm. Những buổi lễ giao nhận gia phả cho dòng họ, các báo, đài chủ động đến phỏng vấn Ban giám đốc Trung Tâm, phát tin, phát hình rộng rãi trên VTV4, HTV9 cho khán giả biết về hoạt động của Trung Tâm. Báo Tuổi Trẻ, Pháp luật, Văn nghệ thành phố, Thể thao Văn hóa, Sài Gòn Tiếp Thị, Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân … cũng thường xuyên viết bài về hoạt động của Trung Tâm.

Riêng bộ phận làm phim của báo Sài Gòn tiếp thị đã dựng bộ phim: “Đi tìm cội nguồn” chiếu trên CTV4, Trung Tâm in nhiều đĩa phim này tặng cho các đối tượng có quan tâm đến việc làm gia phả. Chúng tôi đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Guiness Việt Nam công bố xác lập Kỷ Lục là “đơn vị dựng nhiều bộ gia phả nhất”.

4. Lập trang Web và ban quảng bá

Trung tâm đã có trang web riêng và hoạt động thường xuyên với tên: giaphatphcm.com Tháng 4/2012, ban quảng bá được thành lập có chương trình, kế hoạch hoạt động, vận động rộng rãi nhân dân dựng phả với mong muốn của Trung Tâm là chi họ nào cũng có gia phả.

Những năm đầu mới thành lập, mỗi năm chúng tôi chỉ dựng 1 bộ gia phả. Những năm sau số lượng tăng dần cho đến nay Trung Tâm đã dựng và dịch hơn 130 bộ gia phả cho nhiều đối tượng trong xã hội, viết hồi ký và nhiều công trình Hán Nôm.

IV. NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC CỦA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & THỰC HÀNH GIA PHẢTRONG 20 NĂM QUA

1. Dựng gia phả:

Trong 20 năm qua từ tháng 6 năm 1992 đến tháng 6 năm 2012, Trung Tâm Gia phả đã dựng được 130 bộ gia phả một cách công phu và khoa học.

Sau khi được phân công, mỗi tổ chuyên môn phân công nhau đi điển dã để gặp gỡ bà con họ tộc, phỏng vấn đề tìm hiểu cội nguồn, lập phả hệ ghi hành trạng từng người, khảo sát mồ mả, đình chùa, nhà thờ, miếu thờ họ tộc, nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn, dịch các văn tự Hán Nôm, nghiên cứu lịch sử địa phương, sắp xếp tư liệu và viết theo cấu trúc đã xây dựng. Với những thông tin chính xác và những tư liệu quý của dòng họ cung cấp, của chuyên viên sưu tầm Trung Tâm đã dựng gia phả[2] cho 130 chi họ ở huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm, Gò Vấp, quận 12, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Hà Tỉnh, Thái Bình và một họ Việt Kiều ở Mỹ, Pháp, nhưng nhiều nhất là ở Củ Chi, Hóc Môn, Bà Điểm (50 bộ). Các bộ gia phả gồm nhiều đối tượng khác nhau xin được ghi một số đối tượng tiêu biểu sau:

- Đối tượng là nông dân, nhân dân lao động: có gia phả họ Ngô ở Thủ Thừa – Long An, họ Huỳnh ở Bình trị Đông.

- Lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp: họ Phan ở Bà Điểm có ông Phan Công Hớn, họ Nguyễn ở Mỹ Hạnh (Đức Hòa) có Nguyễn Văn Quá. Hai ông lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu năm 1885 tấn công quận Bình Long giết đốc phủ Trần Tử Ca.

Họ Nguyễn ở Đông Hưng Thuận có ông Nguyễn Ảnh Thủ đánh đồn Thuận Kiều.

- Những nhà cách mạng lão thành: họ Võ ở Bình Thủy Đức Hòa, có hậu duệ Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân tham gia cách mạng thời tiền khởi nghĩa. Họ Bùi ở Bà Điểm gốc quan lại triều Nguyễn có hậu duệ là Bùi Văn Thủ, Bùi Văn Ngữ, bí thư Xứ ủy Nam Kỳ bị địch bắt đày đi Côn Đảo, hy sinh ngoài đó.

- Đối tượng cán bộ cao cấp của nhà nước. Trước hết phải nói là họ Trương gốc xóm Dinh, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Hậu duệ đời V là bà Trương Mỹ Hoa nguyên Phó Chủ tịch nước. Đáng kể là họ Phan gốc ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh có hậu duệ là nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

Qua nghiên cứu họ Trương ở Đức Hòa – Đức Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tỉnh, dịch sắc phong và gia phả bằng chữ Hán biết được ông tổ Trương Bảo là Đô Đốc, tướng của Nguyễn Huệ. Năm Canh Thìn (1820), ông Trương Bằng vào Gia Định khẩn đất lập làng Đức Hòa (nay là Đức Hòa, tỉnh Long An), hậu duệ ông là ông Trương Tấn Sang, hiện là Chủ tịch nước.

- Đối tượng thuộc lãnh đạo ngành công an có gia phả họ Lê gốc huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu. Đó là chi họ của Đại Tướng Lê Hồng Anh nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, nay ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

- Lãnh đạo thành phố có gia phả họ Nguyễn ấp Tân Trạch, xã Bạch Đằng, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, do làm cách mạng, con cháu đổi họ Lê. Đó là gia phả của ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.

- Gia phả thuộc đối tượng là doanh nhân: Gia phả họ Huỳnh ở Cần Giuộc, Long An, hậu duệ là ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh; Gia phả họ Phan ở Hóa An, tỉnh Đồng Nai của Giám đốc Công ty Gốm sứ Đồng Tâm; Gia phả họ Lê huyện Vĩnh Cửu của ông Lê Văn Hồng Giám đốc Công ty Xây dựng Thành Nhân TP. Biên Hòa; Gia phả họ Đặng ở ấp Láng Cát, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, là chi họ của ông Đặng Văn Thành; Gia phả họ Phan ở Gò Công của ông Phan Văn Nguyên.

- Đối tượng là Việt kiều: Gia phả họ Lý ở Chợ Lớn. Đó là chi họ của ông Lý Tường Quang, có hậu duệ là ông Bá Hộ Xường, một trong 4 cự phú ở Nam kỳ thời Pháp thuộc.

Một số gia phả thuộc đối tượng người Việt gốc Hoa như gia phả họ Lâm ở xã Hòa Thạnh, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, là chi họ của ông Lâm Văn Thê, Thứ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an); Họ Tô ở Bình Mỹ, huyện Củ Chi có hậu duệ là tướng Tô Ký; Gia phả họ Châu ở phường 5 thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, là chi họ ông Châu Văn Đặng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang; Gia phạ họ Dương, ông tổ là Dương Tỷ, gốc Hoa, ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, có hậu duệ là ông Dương Kỳ Hiệp nổi tiếng làm kinh tế giỏi qua hai thời kỳ kháng chiến; Họ Liêu có anh em ông Liêu Văn Thuột ở xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

V. NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ VĂN HÓA, LỊCH SỬ CỦA 130 BỘ GIA PHẢ

Qua nghiên cứu của 130 bộ gia phả đã dựng chúng tôi thấy những chi họ đã có nhiều đóng góp cho truyền thống văn hóa và lịch sử của dân tộc Việt Nam.

1. Về văn hóa:

Trong quá trình hình thành và phát triển, các chi họ đã để lại những truyền thống văn hóa quý báu đáng được con cháu trân trọng và phát huy.

- Trước hết là sự cần cù và sáng tạo trong lao động.

Ông Tổ các họ tộc trong buổi đầu thiên cư vào Nam lập nghiệp, phải ra sức khai hoang, chống thú dữ và thiên nhiên khắc nghiệt để biến vùng đất hoang vu thành đồng ruộng phì nhiêu, và những mảnh vườn đất đai màu mở để cho cây lành trái ngọt. Trong buổi đầu lao động không phải chỉ dầm sương dãi nắng khó nhọc mà còn bị thú dữ sát hại mạng sống, phải nằm lại vĩnh viễn ở bìa rừng khi tuổi còn thanh xuân. Đó là trường hợp ông Tổ họ Trương ở Gò Công (ông Tổ bà Trương Mỹ Hoa) đi đốn củi bỏ quên rựa trong rừng, tiếc của ông trở vào lấy bị cọp vồ mất đầu. Những người cùng đốn củi với ông vào đem xác ông chôn ở bìa rừng thuộc xóm Tựu, xã Kiểng Phước, tỉnh Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang). Con cháu ông chăm sóc ngôi mộ đất, truyền nối nhiều đời. Năm 2000 họ tộc xây lại bằng đá hoa cương, có nhà mồ, có người trông coi tử tế.

Cũng có người rất giỏi võ, trong buổi đầu khai hoang đã giết được hổ dữ về phá hoại hoa màu, rồi xây miếu thờ ông Hổ. Hiện nay miếu vẫn được bà con trong ấp gìn giữ tu bổ, hương khói, cúng quảy hàng năm. Đó là trường hợp ông Tổ họ Trần gốc ở ấp Dân Thắng I, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn – Ông tổ của Thiếu tướng tình báo, Anh hùng Lao động Trần Văn Danh.

Cũng có người đã bỏ mình trên con đường gian nan hiểm trở để tìm cuộc sống mới. Đó là trường hợp ông tổ họ Nguyễn ở ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

Dù khó khăn gian khổ họ vẫn vượt qua để đứng vững trong cuộc sống, nêu gương cho lớp lớp con cháu noi theo. Con cháu tiếp tục đào kênh khơi nguồn đem nước tưới tiêu cho đồng ruộng, mở rộng diện tích trồng trọt và các loại hoa màu, tre trúc để sáng tạo các nghề thủ công truyền thống như: đan giỏ, rổ rá, bồ cót bằng tre trúc như họ Phan ở ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, họ Liêu ở xã Tân An Hội, huyện Củ Chi.

Họ tộc ở gần sông nước thì ngoài việc ruộng nương họ còn bắt ốc, đãi hến, bắt cá tôm để cải thiện cuộc sống như họ Vy ở xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trong chiến tranh việc lao động kiếm sống còn vô cùng khó khăn. Thời Pháp thuộc với chính sách đốt sạch, giết sạch, cơ nghiệp người dân tiêu tan, xóm làng xơ xác, tiêu điều, bà con họ tộc phải lao động xây dựng lại hay tha phương cầu thực. Ông Võ Văn Huê và vợ gốc Bà Rịa – Vũng Tàu phải nhiều lần dời chỗ ở, nhà bị đốt, trâu bò bị địch bắt, phải ra sức lao động để tậu lại. Đến thời Mỹ con cháu các chi họ phải lao động dưới mưa bom lửa đạn của kẻ thù nhưng họ vẫn nhẩn nại cần cù lao động để tồn tại.

Sau khi hòa bình lập lại con cháu phần lớn đã xa rời đồng ruộng trở thành công nhân trong xí nghiệp, người tài xế, người thợ xây, người công chức, tất cả là những người lao động tốt như họ Đinh, họ Liêu ở ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi và hầu hết các họ tộc khác cũng vậy. Đó là truyền thống văn hóa quý báu lâu đời của dân tộc cần được trân trọng.

- Truyền thống quý báu thứ hai trong 130 chi họ có gia phả là lòng hiếu thảo, sự tôn kính phụng thờ tổ tiên.

- Trong 130 chi họ, không chi họ nào sùng bái một tôn giáo nào, mà các chi họ chỉ lo thờ cúng tổ tiên. Nhà nào cũng có bàn thờ gia tiên. Việc thờ cúng tổ tiên được chi họ thực hiện nghiêm túc, tùy theo khả năng tài chánh của từng gia đình. Việc chăm sóc, tôn tạo mồ mả tổ tiên được coi như bổn phận thiêng liêng của con cháu.

Nhà ông Phan Trung Kiên, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, bàn thờ tổ tiên được đặt trang nghiêm nơi gian giữa.

Việc giỗ quảy cha mẹ, ông bà nội, ngoại được vợ chồng ông Kiên lo nghiêm túc. Hàng năm, vợ chồng ông dành ngày 25/12 Âl. để viếng tất cả mộ ông bà, cha mẹ. Họ Võ ở xã Mỹ An Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp dành ruộng hương hỏa hơn phần ruộng thực. Họ Trương Gò Công (họ của bà Trương Mỹ Hoa) con cháu nhớ ngày giỗ tổ, trưởng tộc không phải mời. Ngày 27/12 Âl. con cháu họ Trương dù bận trăm công nghìn việc cũng đều gác lại, về thăm quê, mộ đông như ngày hội.

Nhiều chi họ đã có nhà thờ tổ: họ Liêu ở ấp Mũi Lớn I, họ Mai ở ấp Chánh, họ Lê ở Đồng Nai, họ Nguyễn ở ấp Tân Trạch … Mộ của ông bà tổ đời I rất lâu nhưng con cháu phân công nhau chăm sóc, tôn tạo.

Bà con họ tộc đa số biết đoàn kết nhau, thăm hỏi nhau kịp thời.

Đóng góp về văn hóa, đáng kể có: Họ Đặng ở Bàu Sim có cụ Đặng Thúc Liêng một nhà văn, nhà báo. Họ Trần ở xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An có Giáo sư Trần Văn Giàu cũng đã có những tác phẩm đóng góp nhiều trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử, triết học cho dân tộc.

Sự đóng góp của Nhân sĩ Đặng Thúc Liêng và Giáo sư Trần Văn Giàu rất lớn trong lĩnh vực văn hóa.

2. Các chi họ đóng góp cho lịch sử:

Trong buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược khi Pháp mới đến Gia Định (1859), bà con họ tộc ở 18 thôn Vườn Trầu đã đứng vào hàng ngũ nghĩa quân Trương Định hạ đồn Tây Thới. Trong các họ tộc đã xuất hiện những lãnh tụ nghĩa quân chống Pháp như họ Võ có Võ Văn Nhâm người đầu tiên trong họ đứng lên đắp vòng thành đất để chống Pháp ở Long Nguyên, Bến Cát (nay là Long Tân, Dầu tiếng). Ông thất cơ bị Pháp giết. Vòng thành được công nhận là di tích lịch sử tỉnh Bình Dương. Họ Đặng ở Bàu Sim có cụ Đặng Văn Duy, khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, ông theo cờ ứng nghĩa của Bình tây Đại Nguyên Soái do Trương Định lãnh đạo, nghĩa quân diệt đồn Tây Thới, giết tên quan Tây ở ngã ba ấp Đồn; các ông Đặng Văn Doi, Nguyễn Văn Trác nổi lên đánh Pháp thua trận chạy về Bông Trang mất tích. Đến năm 1940 Nam Kỳ Khởi nghĩa xuất hiện anh hùng Đặng Công Bỉnh chỉ huy đánh chiếm dinh quận Hóc Môn bị truy đuổi và bị tử hình.

Họ Nguyễn ở Đông Hưng Thuận xuất hiện ông Nguyễn Ảnh Thủ lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tiêu diệt đồn Thuận Kiều (1871).

Họ Phan ở Bà Điểm, họ Nguyễn ở xã Mỹ Hạnh (Đức Hòa) xuất hiện ông Phan Công Hớn, Nguyễn Văn Quá lãnh đạo cuộc khởi nghĩa 18 thôn Vườn Trầu giết Đốc phủ Bình Long là Trần Tử Ca.

Họ Nguyễn gốc Mỹ Hòa, huyện Hóc Môn, có hậu duệ là Nguyễn An Ninh, tích cực hoạt động trong phong trào “Thanh niên Cao vọng”, bị bắt, bị tù và chết ở Côn Đảo. Trong thời kỳ có Đảng, các họ tộc đã xuất hiện các đồng chí lão thành cách mạng như họ Võ có Võ Văn Tần và Võ Văn Ngân ở Bình Thủy Đức Hòa, Long An, những nhà cách mạng lão thành Nam Kỳ Khởi nghĩa có Võ Văn Tần bị bắt xử tử. Họ Bùi ở Tây Bắc Lân có Bùi Văn Thủ, Bùi Văn Ngữ Xứ ủy Nam Kỳ bị bắt, bị đày Côn Đảo và mất ở đó.

Họ Phan ở Bà Điểm, có hậu duệ của Phan Văn Đối, Bí thư đầu tiên của xã Bà Điểm, có Phan Văn Doi là người chiến sĩ cộng sản kiên cường.

Họ Phan ở ấp Tân Lập, xã Tân Thới Nhì ở huyện Hóc Môn đả sản sinh một tướng lĩnh tài ba, một anh hùng lực lượng vũ trang là ông Phan Trung Kiên.

Họ Phan ở ấp Chánh, Tân Thông Hội đã có hậu duệ là Phan Văn Khải, theo cách mạng hai thời kỳ kháng chiến, sau giải phóng ông là cán bộ cao cấp của nhà nước giữ chức vụ Thủ tướng, nay ông về hưu lo xây dựng quê hương,

Họ Trần ở Đầm Dơi, Cà Mau có hậu duệ tham gia nghĩa quân Nguyễn trung Trực, có ông Trần Văn Thời là Bí thư tỉnh Cà Mau (1938-1940) hy sinh tại Côn Đảo. Sau giải phóng con cháu đoàn tụ xây dựng khu di tích Tỉnh ủy Cà Mau ở Lung Lá Nhà Thể.

Đặc biệt là tinh thần đoàn kết dân tộc trong lao động và chiến đấu của một số dân tộc Hoa theo cách mạng chí cốt như họ Tô ở Bình Mỹ, Củ Chi có tướng Tô Ký theo cách mạng triệt để, ông là chi đội trưởng 12 đóng góp nhiều cho hai cuộc kháng chiến.

Họ Lâm ở ấp Cái Ngang, huyện Giá Rai, tỉnh Cà Mau. Có ông Lâm Văn Thê là Thứ trưởng Bộ Nội vụ nay là Bộ Công An.

Họ Châu ở phường 5, thành phố Cà Mau đã sản sinh ra ông Châu Văn Đặng, Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Tây Nam Bộ, hy sinh được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Họ Dương ở huyện Phong Phú, tỉnh Sóc Trăng. Ông tổ họ Dương là ông Dương Tỷ, gốc Hoa di dân về Long Phú khẩn đất, rất giàu có, con cháu họ Dương sau lấy vợ lấy chồng người Việt, Hoa, Khmer. Năm 1930, hậu duệ họ Dương là Dương Kỳ Hiệp tham gia cách mạng, vận động bà con hình thành cái nôi cách mạng tỉnh Sóc Trăng. Năm 1945, nội ngoại 3 người là Tỉnh ủy viên, thời kháng chiến chống Pháp và vận động tài chính, hàng hóa chi viện cho Miền Nam thời chống Mỹ. Sau năm 1975, họ Dương đời 6, 7 làm kinh tế giỏi giữ chức vụ quan trọng trong hệ thống kinh tế quốc doanh. Họ Liêu ở ấp Chánh, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi tích cực lao động và tham gia 2 cuộc kháng chiến. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Dòng họ có đối tượng là nông dân như họ Huỳnh ở Bình Trị Đông trong hai cuộc kháng chiến đã có 32 liệt sĩ và 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Họ Lê ở Phước Long, Bạc Liêu gốc bần nông sau về lập nghiệp ở Vĩnh Thuận, Kiên Giang có Đại tướng Lê Hồng Anh.

Gia phả họ Trần gốc ở xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã sản sinh ra một nhà văn hóa, một nhà giáo ưu tú một nhà sử học chân chính, một nhà văn hóa tư tưởng lớn Giáo sư Trần Văn Giàu. Những việc ông làm, sách ông viết có những đóng góp lớn cho lịch sử và văn hóa dân tộc.

Gia phả họ Lê Văn của Tả quân Lê Văn Duyệt đã làm sáng tỏ một số vấn đề lịch sử dưới triều Nguyễn.

3. Hồi ký

Gắn với gia đình nhân vật, tiếp xúc với đồng chí, đồng đội, con cháu cùng cộng tác với nhân vật. Đọc tài liệu địa chí, tư liệu của cơ quan từng thời kỳ, cũng phải đi nhiều, tiếp xúc, ghi chép, đối chiếu, hỏi tường tận các vấn đề. Sau cùng thể hiện bằng bút pháp văn học, chỉnh sửa nhiều lần cho đến khi hoàn hảo.

Trong 20 năm qua trung tâm đã viết được 15 cuốn hồi ký:

1. Hồi ký Tiến sĩ Trần Văn Khê, 2. Mai Chí Thọ, 3. Nhạc sĩ Lê Thương, 4. Huỳnh Trí Mười, 5. Võ Phát, 6. Những chặng đường đời của Thiếu tướng Nguyễn Linh Anh – Cục Chính trị Bộ Tư lệnh trường Sơn, 7. Truyện ký “ông cò Ba Hương” – Thượng tướng Lâm Văn Thê – Thứ trưởng Bộ Nội Vụ nay là Bộ Công An, 8. “Tình biển nghĩa sông”. Truyện ký Dương Kỳ Hiệp, 9. “Một tấm lòng nhân hậu” Hồi ký bà Hồ Mỹ Phụng - lão thành cách mạng, 10. “Ghi nhớ đời tôi” Hồi ký của ông Võ Văn Hoa, 11. Hồi ký Đỗ Văn Quý. Tổng Cục phó Tổng cục Cao su Việt Nam, 12. Hồi ký bà “Ngô Thị Thơ” lão thành cách mạng, 13. Hồi ký ông Nguyễn Thanh Phong – trung ương Đoàn, 14. Hồi ký bà Nguyễn Kim Hườn cách mạng lão thành và 15. Hồ ký Ngô Đại Hành.

Nếu gia phả ghi sự tích của dòng họ, thì hồi ký đi sâu vào cuộc đời từng người, nặng dấu ấn cá nhân. Một con người muốn những việc làm thành công hay thất bại của mình không bị lãng quên mà trở thành kinh nghiệm cho con cháu mai sau. Những Hồi ký, truyện ký trên được chị Lý Thị Lý, anh Trương Võ Anh Giang, anh Diệp Hồng Phương, anh Nguyễn Thanh Bền viết thể hiện những tấm gương điển hình trong lao động chiến đấu để con cháu thế hệ mai sau học tập.

4. Thành tựu tổ Hán Nôm trong 20 năm qua

Phần việc Hán Nôm của Trung Tâm gia phả trong buổi đầu mới thành lập nhóm, chỉ một mình ông Võ Văn Sổ - một thành viên lão thành của nhóm gia phả đảm trách. Ông đã có quá trình học Hán Nôm với cụ đồ già nơi xóm vắng từ nhỏ. Qua bao nhiêu biến đổi của cuộc đời nay (1992 - lúc 75 tuổi) thư nhàn mới đem sở học ra sử dụng nên ông hoạt động rất tích cực. Năm 2004 có thêm ông Huỳnh Văn Năm, năm 2009 có thêm ông Trần Văn Đường gia nhập mới lập thành tổ Hán Nôm, trong 20 năm đã có nhiều đóng góp cho thành tựu của trung tâm gia phả.

a. Công trình dịch bia và liễn đối trong hội quán người Hoa.

Trong những năm đầu mới thành lập ông Võ Văn Sổ phối hợp với bộ phận Hán Nôm của viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh dịch bia, liễn đối, hoành phi của 11 hội quán của người Hoa ở quận 5, quận Gò Vấp, quận Tân Bình, đình ông Bổn ở thành phố Hồ Chí Minh. Dịch và xử lý một số văn bản Hán Nôm của xã Minh Hương tỉnh Vĩnh Long. Công trình này cũng được xuất bản thành sách tựa đề: “Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ” giúp ta hiểu được lịch sử trên dưới 250 năm của người Hoa từ thế kỷ XIX khi Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch dẫn 3000 quân sĩ xin chúa Nguyễn cho định cư ở đất mới phương Nam vì tư tưởng phản Thanh phục Minh cho đến năm 1945; họ đã đóng góp mọi mặt cho vùng đất Nam Bộ và họ là công dân nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Tiếp tục phối hợp với bộ phận Hán Nôm của Viện Khoa học Xã hội và bảo tàng tỉnh Bình Thuận và Bảo tàng tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu cùng thành phố Hồ Chí Minh để ghi chép, dịch các di chỉ Hán Nôm của 10 đình, 10 chùa, 4 đền thờ vua Chăm, 1 lăng, 1 miếu, các vạn chài khu lăng mộ Nguyễn Thông của tỉnh Bình Thuận[3], 7 đình, 14 chùa, 3 miếu, 3 đền thờ, 1 lăng, 1 nhà thờ lớn ở Long Sơn. Đạo ông Trần ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu[4] và đặc biệt là các di chỉ Hán Nôm của thành phố Hồ Chí Minh gồm 24 đình ở quận 5, 1 đình ở Gò Vấp, 1 đình ở Bình Chánh, 1 ở Thủ Đức, 18 chùa phật, 1 tư gia của ông Vương Hồng Sển, Trương Tấn Bửu, lăng mộ Võ Di Nguy, Lăng ông Bà Chiểu (Thương Công Miếu) và đền thờ Phan Công Hớn,. 1 Tạ Minh Đường[5]

Bia người Hoa cho biết đặc trưng của Hội quán người Hoa mang tính chất là một bang hội. Bia ghi chép cụ thể việc trùng tu hội quán, xây cất bệnh viện, trường học, nhà cho thuê nhằm tìm thu nhập để hỗ trợ nhau trong cuộc sống của bang hội. Liễn đối ca tụng công đức của các vị thần đã để lại những áng văn hay. Công trình này đã xuất bản năm 1999.

Những liễn, đối, hoành phi, sắc phong trong đình chùa, miếu mạo ở Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu và ở thành phố Hồ Chí Minh, đều ca tụng các vị thần, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng thuận lợi. Liễn đối nhà dân nặng về giáo dục gia đình, có nội dung triết lý sâu sa, đã để lại những áng văn hay ý nghĩa sâu sắc.

b. Sử dụng Hán Nôm trong việc dịch và dựng gia phả

Ông Võ Văn Sổ tìm dịch 3 gia phả cổ có qui mô lớn

- “Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích” chép từ viện Hán Nôm (Hà Nội) thủy tổ là Vũ Hồn, có 5 chi, 8 phái. Qua gia phả này cho thấy

đây là 1 họ giỏi việc học, nhiều người đỗ đạt làm quan to thời Lê Trịnh.

- Dịch “Trương Gia từ đường Thế phả toàn tập” là gia phả của Trương Minh Thành, Trương Minh Giảng, Trương Minh Ký, một họ vang tiếng một thời ở Hạnh Thông xã. Dịch xong ông đem lại nhà thờ tộc Trương tặng, hậu duệ họ Trương vui mừng, cám ơn nhóm gia phả.

- Bộ gia phả họ Trần có ông Trần Tiển Thành là Binh bộ Thương thư, phụ chánh đại thần triều Nguyễn bị Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ám hại.

Ngoài ra ông còn dịch mấy chục bộ Hán Nôm ra Việt ngữ, có bộ phải tục biên[6]. Trong đó có gia phả họ Ngô của Ngô Hồng Thư nối đến Ngô Quyền và họ Trần của bà Trần Thị Huệ - nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh thành phố HCM nối từ vua Thiếu Đế Trần An năm 1400 bị Hồ Quý Ly cướp ngôi.

Toàn tổ Hán Nôm trong khi dựng gia phả đều phải đọc bia mộ, bài vị bằng chữ Hán, gia phả cổ và chúc thư bằng chữ Hán để phát hiện thêm nhiều đời cao hơn và đính chính các bia mộ chữ Hán đã dịch không đúng. Cụ thể:

- Ông Trương Điền là tên nhạc phụ ông Nguyễn An Ninh trước kia dịch Trương Diêu.

- Bà Ngô Thị Điểm là tên nhạc mẫu ông Nguyễn An Ninh trước đó con cháu khắc bia mộ là Ngô Thị Ba.

- Ông tổ họ Trần Văn ở Hóc Môn, mộ bia ghi “Đại nam Trần Vĩnh Đường thượng chi mộ” được dịch là tên: Trần Vĩnh Đường. Khi đọc chúc thư chia gia tài cho con viết bằng chữ Hán mới biết ông Tổ là Trần Vĩnh Tấn.

- Mộ ông tổ họ Trương của bà Lê Thị Thanh Hải ở Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, con cháu không biết tên gì và mọi người đều nói mộ bà. Khi đọc mộ bia mới biết mộ ông tên là Trương Thâu. Con cháu vui mừng, biết ơn người dịch và càng tin tưởng Trung Tâm gia phả.

c. Viết lịch sử đình:

Tổ Hán Nôm đã phối hợp với các chuyên viên của Trung Tâm dịch di sản Hán Nôm của đình và viết lịch sử một số đình như:

- Đình Xóm Huế ở xã Tân An Hội, Củ Chi, Đình An Hội (Gò Vấp), Đình Bến Đò (xã Tân Phú Trung), Đình Mỹ Ngãi ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Đình Mỹ An Hưng (Lấp Vò, Đồng Tháp), Đình Bà Điểm (xã Tân Thới Nhất), Đình An Hội (Cần Đước, Long An), Đình Long Chiến (Bình Lợi, Đồng Nai)

d. Triển lãm sách Hán Nôm

Tổ Hán Nôm luôn có mặt trong những buổi họp về Hán Nôm của Thư viện Khoa học Tổng hợp, dịch sách Hán Nôm do Thư viện yêu cầu và tham gia triển lãm sách Hán Nôm do Thư viện tổ chức.

Trong 20 năm qua có được những thành tựu trên là nhờ sự chỉ đạo của Ban cố vấn và Hội khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh; sự nhiệt tình, trách nhiệm và niềm đam mê của các thành viên của Trung Tâm.

Trên đây là những thành quả của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được trong 20 năm qua và một số hạn chế cần khắc phục. Chúng tôi mong được sự chỉ đạo và sự đóng góp ý kiến của Ban Cố vấn và Hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh cùng bà con các chi họ để chúng tôi tiến bộ nhanh hơn nữa trong thời gian tới.

Xin cám ơn quý vị đã ủng hộ và đồng hành cùng Trung Tâm để góp phần củng cố đạo lý trong Văn hóa Dân tộc Việt Nam.

eeb/agg

clip_image081

GÓP PHẦN XÂY DỰNG

GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ VĂN HÓA (*)

(Bài phát biểu của nguyên Thủ Tướng Chính phủ PHAN VĂN KHẢI tại lễ trao tặng gia phả mới dựng cho 11 chi họ cố cựu tại xã nông thôn mới Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Tp. HCM, ngày 18.2.2012)

Kính thưa các đồng chí!

Thưa bà con đại diện 11 dòng họ vừa làm gia phả!

Trước hết, chúng ta rất hoan nghênh Trung tâm NC&TH Gia phả TPHCM, các đồng chí đã làm việc rất nhiệt tình, rất có trách nhiệm. Trong thời gian rất ngắn, các đồng chí đã làm 11 bộ gia phả cho các dòng họ đã sinh sống lâu đời trên mảnh đất Tân Thông Hội huyện Củ Chi của chúng ta.

Nhân đây tôi xin nói thêm là ở Tân Thông Hội hiện có 4 chi họ Nguyễn nên có những khác nhau, các đồng chí phải lưu ý hỏi lại, tránh nhầm lẫn. Các gia phả có thể cũng chưa đầy đủ, cần tiếp tục bổ sung. Đó là điều thứ nhất.

Thứ hai, các đồng chí làm gia phả là để tìm cội nguồn của ông cha chúng ta. Ngay cả họ Phan chúng tôi nguồn gốc ông bà vẫn chưa tìm ra, biết là từ miền Trung vào nhưng người nói Quảng Nam, người nói Thanh Hóa, người nói Hà Tĩnh. Ông cha ta trước đi vào đây, chắc là còn nghèo nên cũng không ghi gia phả, không ghi lại lịch sử dòng họ để cho đời sau chúng ta rất khó khăn trong việc xác định nguồn gốc của mình. Do đó, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu để biết rõ hơn nguồn gốc, biết rõ hơn tổ tiên của mình.

Ở đây tôi cũng xin lưu ý thêm là khi có gia phả rồi, chúng ta đừng so sánh họ này với họ khác, không nên cho rằng họ của mình là tốt hơn, giỏi hơn, ưu việt hơn các họ khác. Chẳng hạn, vì họ Nguyễn trong xã hội chiếm số lượng lớn, đông hơn các họ khác, nên nhiều người họ Nguyễn làm quan, làm vua, học hành giỏi giang.... Như vậy, những người họ Nguyễn không nên cho rằng họ của mình là giỏi hơn những họ khác.

Nên lưu ý rằng chúng ta chỉ có tổ quốc, dân tộc là trên hết. Mà tổ (*)

quốc, dân tộc Việt Nam là do cả ngàn họ mới hình thành được, mà cả ngàn họ đó cùng góp phần gìn giữ bờ cõi, mới xây dựng đất nước ta như ngày nay chứ không có một họ nào mà có thể đứng ra làm được.

Tựa do TTNGTHGP đặt

Vì vậy, khi mỗi dòng họ mình đã làm gia phả rồi, đã biết phát huy truyền thống cách mạng của họ mình và cần phải đoàn kết, phải thống nhất cùng góp phần xây dựng đất nước của chúng ta giàu đẹp đi lên chủ nghĩa xã hội. Có như vậy, việc làm gia phả của chúng ta mới có ý nghĩa.

Chúng ta nên khuyến khích việc làm gia phả. Để làm gì?

Thứ nhất là như các đồng chí đã nói, làm gia phả là để con cháu đời sau biết tổ tiên, ông bà của mình.

Thứ hai là trong tình hình hiện nay, xã hội chúng ta có rất nhiều vấn đề tiêu cực, giàu có hơn ngày xưa, nhưng trong xã hội lại có nhiều điểm kém hơn, như việc chạy theo đồng tiền, làm việc bất chính, những tệ nạn xã hội như nghiện xì ke, ma túy, trộm cướp… ảnh hưởng xấu đến con cháu của chúng ta. Vì vậy, khi có gia phả, phải giáo dục truyền thống cách mạng, bảo vệ với xây dựng đất nước, giáo dục để con em chúng ta trở thành người con tốt trong dòng họ, và là người công dân tốt của xã hội. Điều đó cũng góp phần giúp chúng ta chống lại những điều xấu, những điều tiêu cực để xây dựng đất nước ta giàu đẹp, đất nước XHCN như Bác Hồ mong muốn. Nếu chúng ta không góp sức đẩy lùi những tiêu cực, những mặt xấu... trong xã hội ta hiện nay thì chúng ta có thể giàu có nhưng xã hội chúng ta không tốt đẹp, không lành mạnh, không yên bình..

Vì vậy, chúng ta phải phấn đấu để khắc phục vấn đề chưa tốt này.

Vấn đề thứ ba của việc dựng gia phả là để góp phần xây dựng dòng họ mình là dòng họ biết trên, biết dưới, hay nói dễ hiểu là phải là xây dựng dòng họ tốt, giáo dục được lòng hiếu thảo trong gia đình, giáo dục con cháu thảo hiền đối với cha mẹ, phải biết lễ phép với người lớn. Cha mẹ nuôi con cái lớn lên, khi cha mẹ già, con cái phải phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ, đó là điều hiển nhiên của truyền thống dân tộc Việt Nam. Thế nhưng hiện tại vẫn còn hiện tượng con cái ngược đãi cha mẹ, thiếu quan tâm chăm sóc cha mẹ già. Đó là những vấn đề đau lòng vô cùng. Vậy cùng với việc xây dựng gia phả, ta phải xây dựng lại cái tâm, cái đức, lòng hiếu thảo trong gia đình.

Bên cạnh đó phải xây dựng được sự hỗ trợ, đùm bọc trong dòng họ mình khi gặp khó khăn, phải biết giúp đỡ, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn. Hiện nay có nhiều hiện tượng anh em xích mích nhau, dòng họ mất lòng nhau cũng chỉ vì đất đai. Hy vọng là qua việc làm gia phả cho dòng họ, chúng ta còn góp phần xây dựng được tình đoàn kết, tương than, tương ái trong họ tộc.

Vấn đề thứ tư là qua việc lập gia phả, cần phải xây dựng dòng họ, gia đình hiều thảo, khuyến khích trong dòng họ quan tâm nhiều hơn đến việc học hành của thế hệ trẻ. Phải tạo điều kiện cho con cháu được đi học, tránh hiện tượng bỏ học, thất học, bởi vì nếu không có trình độ thì không thể có cuộc sống tốt đẹp hơn. Như vậy, cùng với việc làm gia phả, phải làm sao xây dựng được lòng hiếu học trong dòng họ.

Hiện nay đã thế kỷ XXI mà vẫn có tình trạng cha mẹ bỏ bê con cái, không lo cho các con học hành, chỉ lo nhậu nhẹt, cời bạc.... Điều đó là không thể chấp nhận được. Như vậy thì chừng nào xã hội mới tiến bộ, mới văn minh, có nguồn lực đồi dào, có tài, có trình độ cao để xây dựng đất nước?

Vấn đề thứ năm, khi chúng ta có gia phả, như các đồng chí nói đúng là rất thiêng liêng. Gia phả giáo dục truyền thống cách mạng, giáo dục con em chúng ta nối tiếp những truyền thống tốt đẹp của cha ông. Chúng ta xây dựng gia phả để biết tổ tiên, dòng họ chúng ta, biết được những hy sinh của người đi trước. Trên mảnh đất Củ Chi có hơn 1 vạn người đã ngã xuống. Họ hy sinh thân mình với hy vọng cuộc sống đời sau tốt đẹp hơn: Cuộc sống của gia đình mình tốt hơn, dòng họ có điều kiện phát triển tốt hơn, làng xóm tốt hơn, được sống được

 
  clip_image083

Nguyên Thủ Tướng Phan Văn Khải (x)

tại lễ trao tặng gia phả ngày 18.2.2012

độc lập, tự do, đất nước được thống nhất.... Như vậy, khi làm gia phả, chúng ta phải làm cho con cháu mình biết được ý nghĩa của sự hy sinh này, để từ đó cố gắng sống tốt, xứng đáng với sự hy sinh to lớn của lớp người đi trước.

Điều cần lưu ý là việc giáo dục con cái, giáo dục thế hệ trẻ cần phải dựa vào những người có kinh nghiệm sống, có uy tín trong làng, trong xã. Đó là các cựu chiến binh, những người lớn tuổi, những người hưu trí....

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thống nhất, một dân tộc anh hùng, có nền văn hóa lâu đời., tổ quốc, dân tộc là trên hết. Còn dòng họ, tôi đồng ý với các đồng chí dùng từ “thiêng liêng”, nhưng dòng họ phải phục vụ cho tổ quốc.

Chúng ta cần quan tâm đến việc xây dựng dòng họ sao cho trở thành một dòng họ tốt. Nếu xã hội có nhiều dòng họ tốt, thì ta mới có được một xã hội tốt, ngược lại, dòng họ chưa tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn xã hội. Dòng họ tốt ở đây, theo tôi, chính là dòng họ văn hóa, như từ mà các đồng chí ở Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM đã sử dụng. Như vậy, có thể nói, việc xây dựng dòng họ văn hóa có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần làm cho xã hội chúng ta tốt đẹp hơn.

Hôm nay, tham dự buổi trao tặng gia phả, tôi có mấy ý như vậy. Hy vọng rằng Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM chúng ta tiếp tục nghiên cứu, bổ sung thêm cho các bộ gia phả ngày càng hoàn chỉnh, chính xác hơn.

eeb/agg

clip_image084VÀI SUY NGHĨ VỀ

GIỮA GIA TỘC VÀ THÀNH VIÊN GIA TỘC

Ở VIỆT NAM PGS Huỳnh Lứa

Chúng ta biết rằng ở Việt Nam cũng như nhiều dân tộc khác của phương Đông, gia đình và họ tộc có một vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức đời sống cộng đồng. Gia đình Việt Nam bao gồm “gia đình hạt nhân” hay tiểu gia đình (gồm cha mẹ và con cái) lẫn “gia đình mở rộng” hay đại gia đình (tam- tứ đại đồng đường; gồm ông bà cha mẹ và con cháu). Đây là một tổ chức cơ sở gồm nhiều thành viên gắn bó với nhau bởi huyết thống, nghĩa tình và bổn phận đối với nhau được xây dựng thành một tổ ấm tinh thần và vật chất để giáo dục và bồi dưỡng, tạo mọi điều kiện cho con người trưởng thành có cuộc sống hạnh phúc và làm tròn bổn phận công dân đối với xã hội, đất nước,góp phần gìn giữ và phát triển van hóa dôn tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước.

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, có gia quy, gia lễ,gia phong riêng, vì vậy tất cả mọi gia đình đều phải tốt thì xã hội mới phát triển bền vững và lành mạnh được. Như vậy gia đình có một vị trí hết sức quan trọng trong xã nội, trong đời sống cộng đồng, có vai trò to lớn trong việc giáo dục các thành viên trở thành những công dân tốt, có ích cho xã hội. Chính vì vậy trong quan niệm của người dân, nhà (tức gia đình) gắn liền với nước, nhà (gia đình) tiếp thu di sản văn hóa của dân tộc, bảo vệ nước và đóng góp công sức cho sự phồn vinh của đất nước; gia đình cũng là cái nôi chi phối sự chuyển biến (cả tốt lẫn xấu) của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Vì vậy trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta, gia đình và “văn hóa gia đình” rất được coi trọng.

Tuy nhiên ở Việt Nam, đối với đời sống cộng đồng, vai trò của gia đình không lớn bằng vai trò của gia tộc (họ tộc).

Xét về thành phần cấu tạo thì gia đình (đơn vị cơ sở) và gia tộc (họ tộc - đơn vị cấu thành) đều do những người cùng huyết thống gắn bó mật thiết với nhau tạo thành. Vì vậy, ở Việt Nam cũng như nhiều nước phương Đông gia đính và gia tộc (họ tộc) đều được coi trong như nhau. Tuy nhiên, giữa các dân tộc phương Đông cũng thấy có một sự khác biệt rất tế nhị về vai trò của gia đình và gia tộc. Chẳng hạn như ở Trung Quốc xưa (thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp gốc du mục), vai trò của gia đình lớn hơn vai trò của gia tộc (1). Còn ở Việt Nam xưa (thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp gốc nông nghiệp) thì vai trò của gia tộc (họ tộc) có phần lớn hơn vai trò của gia đình. Ở Việt nam vị trí và vai trò của họ tộc đối với mọi thành viên trong họ tộc thể hiện ở các mặt sau đây:

1.- Ở Việt nam “trong họ, ngoài làng” là quan niệm chi phối đời sống của người dân. Ở nước ta, mỗi người dân phải làm tròn bổn phận và nghĩa vụ đối với hai đối tượng quan trọng nhất: bên trong là họ hàng, bên ngoài là làng xóm.

2.- Ở Việt Nam, nhiều gia tộc có truyền thống họ tộc ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của các thành viên trong họ tộc như truyền thống hiếu học, truyền thống đỗ đạt, làm quan ( như họ Nguyễn làng Tiên Điền của Nguyễn Du), truyền thống làm kinh tế giỏi, truyền thống thượng võ, truyền thống cố kết gia tộc, vv...

3.- Ở Việt Nam, sức mạnh gia tộc, ý thức gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong một họ cá trách nhiệm cưu mang nhau về vật chất, hổ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần và dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau về mặt xác lập địa vị xã hội (“một người làm quan cả họ được nhờ”).

4.- Ở Việt nam, họ tộc có uy quyền rất lớn đối với mọi thành viên của nó. Mỗi thành viên của gia đình không chỉ chịu sự ràng buộc của “văn hóa gia đình” mà còn chịu sự chi phối mạnh mẽ của “văn hóa gia tộc”. Không những thế, sự chi phối của “văn hóa gia tộc”, của “uy quyền gia tộc” nhiều khi còn khắt khe hơn sự chi phối của “văn hóa gia đình”, “uy quyền của gia đình”. Sự chi phối của “văn hóa gia tộc”, “uy quyền gia tộc” thể hiện ở chỗ mỗi họ tộc đều có gia pháp, gia lễ,gia phong, gia quy, gia đạo. Những quy định nầy đòi hỏi mỗi thành viên trong họ tộc phải tuân thủ nghiêm ngặt. và khi một thành viên nào trong họ tộc vi phạm gia pháp, gia phong (như phụ nữ có chồng mà ngoại tình) thì họ tộc họp lại quyết định hình thức trừng phạt (thời phong kiến thường là”Gọt gáy bôi vôi”).

Về mối quan hệ giữa họ tộc và thành viên của họ tộc, mỗi thành viên trong họ tộc không chỉ có bổn phận và nghĩa vụ tuân thủ gia lễ, gia phong, gia pháp, mà còn có bổn phận và nghĩa vụ phải cố gắng học hành, đỗ đạt, làm kinh tế giỏi để làm rạng rỡ cho họ tộc, xóm làng, phải luôn nuôi đưỡng trong mình lòng tự tôn gia tộc, phải góp sức tùy theo khả năng vào sự phát triển họ tộc, những người kinh doanh thành đạt sẵn sàng giúp những người nghèo khó trong họ tộc vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Ở Việt nam, ý thức gia tộc thể hiện mạnh mẽ ở nhiều thiết chế văn hóa như nhà từ đường, nhà thờ tổ, lễ giỗ tổ (tế tổ), lập gia phả (thực chất là tộc phả), trong đóviệc xây dựng nhà từ đường, việc giỗ tổ, lập gia phả (tộc phả) là hết sức quan trọng, vì nó gắn kết mọi thành viên trong gia tộc lại với nhau với tinh thanh62 luôn ghi nhớ công ơn tổ tiên, hiểu rõ nguồn cội và sụ phát triển, sự chuyển dịch, sự thịnh suy của họ tộc, thường xuyên nêu cao trách nhiệm đối với họ tộc, nhất là những thành viên thành đạt. Như vậy, ở Việt Nam, cùng với khái niệm “văn hóa dân tộc”, các khái niệm “văn hóa gia đình”, “văn hóa gia tộc” là những khái niệm cần được coi trọng, phát huy để làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của xã hội và của đất nước, cũng như cho sự hình thành một nền văn hóa dân tộc rực rỡ, đậm đà bản sắc Việt Nam.

Cũng cần nói thêm, sức mạnh gia tộc , ý thức gia tộc ngoài những mặt tích cực nêu trên, trong xã hội cũ, dưới thời phong kiến, cũng có một số mặt hạn chế như tư tưởng bản vị, cục bộ, dẫn đến tranh chấp quyền lợi, ngôi thứ, địa vị trong làng (ngày xua gọi là nạn xôi thịt), đôi khi có cả đổ máu. Nhưng dù sao, những mặt hạn chế đó chỉ là thứ yếu mà trong thời đại ngày nay hầu như đã mất dạng.

Từ những phân tích nêu trên, chúng ta có thể đi đến nhận định chung rằng: Để xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt nam, chúng ta cần phải phát huy tối đa vai tró của “văn hóa gia đình” và “văn hóa gia tộc”, bảo tồn và phát huy những mặt tích cực của chúng trong đó có vấn đề nêu cao “ý thức gia tộc” nhằm chống lại những cuộc tấn công của các tệ nạn xã hội – con đẻ của mặt trái của nền kinh tấ thị trường và của hội nhập quốc tế.

Trong việc phát triển bền vững cộng đồng gia tộc, “văn hóa gia tộc” làm cơ sở cho sự phát triển bền vững cộng đồng dân tộc, văn hóa dân tộc; mỗi thành viên họ tộc đều có trách nhiệm rất lớn, nhất là các thành viên có sự thành đạt nhất định trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, vv...

eeb/agg

clip_image085

LÀ THÀNH TRÌ CÁCH MẠNG (*)

(Bài phát biểu của Thượng Tướng PHAN TRUNG KIÊN, Anh hùng LLVT, Ủy Viên Trung ương Đảng,Thứ Trưởng Bộ Quốc phòng tại lễ tổng kết năm 2010 của TT NC&THGP TPHCM, ngày 5.12.2010, tại ấp Bà Giả, xã Phước Vĩnh An, huyện Cũ Chi, Tp. HCM.

Qua nhiều giai đoạn lịch sử, dòng họ đã và đang giữ vai trò quan trọng trong đấu tranh chống ngoại xâm. Dùng cụm từ “dòng họ” để mọi

người phải hình dung đầy đủ các yếu tố thiêng liêng trong truyền thống yêu nước của người Việt Nam. Trước hết là con người phát xuất từ dòng họ mà có, dòng họ là tài sản, là mối ràng buộc của con người với quê hương.

Tôi (Thượng Tướng) nhận thấy việc xây dựng văn hóa và tôn vinh dòng họ là rất cần thiết. Vì dòng họ là cái nôi của mọi con người. Ai sanh ra cũng có tổ tiên, ông bà, cha mẹ và nhiều đời cao hơn đã hình thành một hệ thống dòng họ có mối quan hệ từ thân đến sơ. Dòng họ là huyết thống của mọi người, tình ruột thịt trải dài từ một ông bà tổ đến con người đó, luôn mang chung dòng máu, nẫy sanh tình cảm của mọi người gắn liền với dòng họ.

Mãnh vườn, mồ cha mã tổ, nhà thờ, nhà thừa tự … . là di sản của họ, mọi người có quyền tự hào về phần thưởng từ gia tộc và quý trọng những giá trị văn hóa truyền thống đó.

Quê hương chính là hình ảnh họ đang yêu mến, nơi mà họ không muốn xa rời bao giờ, nơi mà mọi người có ra đi vẫn tìm về. Tình yêu đất nước bắt đầu từ sự hình thành dòng họ và được mở rộng trong sự đồng cảm để chia xẻ những nỗi đau, những vinh quang cùng tạo dựng, đồng một điều chung cao cả bao trùm là đồng bào, là dân tộc.

Bởi vậy 80 năm chiến đấu, ngày và đêm vì sự thiêng liêng mang nặng trong tâm tư, mọi người cùng trận tuyến Cách mạng quyết đánh và chiến thắng. Cách Mạng Việt Nam, Bác Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam là người lãnh đạo, đã nương tựa vào nhân dân vào các dòng họ, lấy đó làm thành trì của Cách Mạng, là chỗ dựa của Đảng, của Bác Hồ.

Nhân dân ta sẵn sàng hiến dâng đời mình cho đất nước, chấp nhận hy sinh để có chiến thắng vì một phần quê hương là của chính họ. Đảng và Nhà Nước cầm cân nảy mực, vạch ra chiến lược , nhân dân là lực lượng chủ yếu và to lớn. Dòng họ tạo ra những con người dũng cảm đó, tạo ra những di sản tinh thần và vật chất gắn với cuộc đời của mỗi con người. Bản chất con người từ xa xưa không ai chịu mất đi cái mình có, nếu phải chịu mất thì cũng dành cho một lý tưởng cao cả, hy sinh để còn lại cái cao hơn nữa. Vì tình yêu gia đình, gia tộc yêu xứ sở, quê hương, ruộng vườn, yêu nấm mồ của tổ tiên ông bà bị đạn bom đào bới, họ ở lại cùng Cách mạng bám trụ chiến đấu. Cách mạng giữ nước, giữ nhà và giữ cả ruộng vườn cho họ. Trong chiến tranh, một người chết trước tiên gia đình buồn đau kế đến dòng họ xót xa, cuối cùng trong làng xã thương tiếc, căm phẩn thúc hối mọi người cùng đứng lên đánh giặc và hy sinh không tiếc cho anh em dòng tộc trường tồn. Đó chính là lý tưởng vì độc lập tự do.

- Không có dòng họ là lạc loài vô tổ quán. Quan hệ cuộc sống chỉ là quan hệ đối tác, cuộc sống chú trọng đến lợi và hại nhằm phụng sự cho riêng mình. Tính đoàn kết thiếu chặt chẽ, thiếu tình cảm gia tộc và đồng bào, dẫn đến vô trách nhiệm với tổ tiên, trái phẩm chất đạo đức dân tộc Việt Nam.

- Không có truyền thống dòng họ sẽ không có sự níu kéo với quê hương, tình yêu quê hương không có điểm tựa. Ý niệm quê hương mờ nhạt – họ sẵn sàng tìm một quê hương mới để có được sự an lành riêng, không mang theo nỗi lòng vì quê hương.

- Những người không có gì để luyến tiếc, sự hy sinh chỉ là bị ép buộc, dễ bị giao động để xa lìa mọi người. Họ từ chối hai tiếng thân tộc, thân thích một cách vô cảm để tìm sự bình yên . Thành quả đấu tranh họ không có phần, tình gia tộc họ đã đánh mất và tình nghĩa đồng bào của họ trở thành lạnh nhạt.

Như vậy phải có cách để họ phải bắt đầu tư hôm nay, đừng để hoàn cảnh đuổi xô họ vào chốn lẻ loi, đừng để họ mất quyền tự hào dân tộc.

Gia phả có là sự bắt đầu trở lại, không hạn chế quá khứ lâu hay mới, nhiều hay ít.

Các họ Việt Nam đang mở rộng cho mọi người cùng một HỌ trong phạm vi cả nước, là nơi nương tựa tinh thần xác đáng cho những ai chưa biết được tổ tiên mình.

Đảng và Nhà Nước đã thấy việc khôi phục lại Văn hóa dòng họ là cần thiết. Dòng họ đóng vai trò kết nối, tập họp rộng rãi tình cảm mang tính cùng họ. Dòng họ đã làm cho nhiều người gần lại với nhau, thương mến nhau bằng huyết thống. Tất nhiên mọi người phải có bổn phận vì nhau, thêm một nhân tố mới không chịu mất. Tình yêu quê hương có một phần là ruột thịt của ta. Tình yêu dòng họ nồng thắm, tinh thần đấu tranh vì quê cha đất tổ càng mãnh liệt.

Về mặt Đảng và Chính quyền khuyến khích xây dựng văn hóa dòng họ là vinh danh truyền thống, là đền ơn các tiền nhân đã dành lại cho tổ quốc hạt giống dân tộc. Tôi ủng hộ hết mình Trung tâm Nghiên cứu & Thực hành Gia phả TP. HCM, một tổ chức tiên phong góp phần trực tiếp gầy dựng lại cho hoàn hảo hệ thống dòng họ, thể hiện tính thiêng liêng và có tính nhân văn sâu sắc.

Dòng họ Việt Nam đã đóng góp cho đất nước một phần rất lớn, mọi thế hệ phải nhận thức đầy đủ để phát triễn dòng họ, không những lớn mạnh mà còn phải hào hùng.

 
 

clip_image087

Thượng tướng Phan Trung Kiên

tại lễ Tổng kết TTNCTHGP TP HCM ngày 05.12.2010

Luật đời hai ngả

Sinh - tử là luật tự nhiên,

Do ông Tạo hóa dành cho muôn loài.

Lên xuống là chuyện thế thời,

Vận mệnh do đạo với đời giao thoa.

Ra - vào là chuyện của ta,

Vào ra hai ngả mới ra Luật đời!

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2010.

PHAN TRUNG KIÊN

-------------------------

(*)Trần Văn Đường,TTNC&THGP TP HCM viết bài, đã được Th. Tướng PHAN TRUNG KIÊN bút phê - nhất trí và cho đăng trên các báo, ngày 15.12.2011

clip_image088THỜI HIỆN KIM

GS.TS Mạc Đường

Chủ tịch Hội Đồng Khoa Học

TT UNESCO NCVHDHVN

Loài vật đều có giống, có nòi. Cây cối đều có gốc, có rễ. Con ngưới sao lại không biết dòng họ, tổ tiên, cha mẹ mình? Người Việt Nam ta lấy việc phụng thờ dòng họ, tổ tiên, hiếu thảo với cha mẹ làm đạo đức hàng đầu. Vô tâm và vô cảm với dòng họ, tổ tiên; không biết “Công cha như núi Thái Sơn, công mẹ như nước trong nguồn chảy ra” sẽ là con người vô lại và thất đức. Trời không tha, đất không dung những con người thất đứcvới các bậc sanh thành của mình. Những người vô lại như thế làm sao có thể là người yêu nước, yêu dân tộc và trung thành với tổ quốc?

Khi đất nước bị quân thù xâm lấn, mồ mã tổ tiên dòng họ bị tàn phá, biết bao người đã lìa xa dòng họ, chia tay gia đình, cha mẹ để ra đi cứu nước mà trong lòng không một chút xao lãng nhớ thương tổ tiên, dòng họ, cha mẹ. Vì tổ tiên, dòng họ, cha mẹ, quê hương nhiều người đã hy sinh anh dũng tuyệt vời.

Ngày nay, con người Việt Nam thời hiện kim luôn luôn đêm ngày thương nhớ, kính trọng những lớp người đã đi qua và không bao giờ trở lại. Họ là những linh hồn bất tử, những thánh nhân của thời đại hiện kim mà ta đang sống, đang được hưởng những giá trị cuộc sống huy hoàng do lớp người đã qua ấy để lại. Vì vậy, tình cảm sâu xa “uống nước nhớ nguồn” là nhân cách muôn đời không hề đổi thay của con người Việt Nam.

Tổ tiên Việt Nam ta đã đi xa vào cỏi vĩnh hằng. Nhưng anh linh của Thánh Gióng, Bà Triệu, Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Chí Minh vẫn bất tử, vẫn còn đó trong dòng máu nóng của mỗi con người Việt nam chúng ta.

Thời hiện kim là thời phong phú về vật chất, là thời hưởng thụ vật chất ngày càng mở rộng, nhu cầu vật chất ngày càng cao. Vì thế chính thời nầy cũng là thời có những hiện tượng thất đức, vô cảm, nhiều hành động phi nhân văn phát triển và sẽ là một thời kỳ có nhiều cảnh bất hạnh chưa từng thấy đến với con người!

Có một con đường tìm đến thiên đường trong cuộc đời nhiều nơi hoen ố này:là con đường trở lại tâm thức dòng họ, tổ tiên, cha mẹ. Con đường này sẽ tạo nên nhiều rào cản cho những thói vô cảm, những sự huênh hoang về giàu có, những ý tưởng hoang đường về chức tước, về cấp bậc xã hội mà lại xa dân, xa tổ tiên, xa dòng họ nhú mầm nẩy lộc.

Vì vậy, biên soạn gia phả cho mỗi gia đình là diều cần thiết và cần thiết cho mỗi gia đình trong thời đại hiện kim. Những ai đã bước vào cõi giàu sang và quyền lực thì hãy xem lại con cháu mình có bệnh vô cảm với dòng họ, tổ tiên và cha mẹ hay không? Hỡi những ai sống trong những chung cư cao cấp, những biệt thự hiện đại theo kiểu “Tây” suốt đêm ngày với dòng âm nhạc hip hop mà không có một chỗ dành làm bàn thờ tổ tiên cho con cháu chiêm ngưỡng, không có một tờ giấy ghi lại dòng họ, tổ tiên mình thì tương lai không xa, chắc chắn điều bất hạnh là không tránh khỏi!

Mỗi gia đình nên có một chỗ linh thiêng cho tổ tiên, mỗi gia đình phải có tóm tắt một lịch sử của dòng họ mình. Người đứng đầu gia đình phải vươn vai gánh vác điều linh thiêng ấy.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, theo thiển ý của chúng tôi có chừng 125 họ theo kê khai. Nhưng kê khai hiện tình không chính xác. Bởi vì chưa tìm ra những họ đã thay đổi vì biến cố lịch sử. Ví dụ họ Mạc gốc Hải Dương không trùng với họ Mạc gốc Hà Tiên và các họ kê khai như họ Vũ, Phạm, Hoàng, Thái, Huỳnh . . . đều là họ gốc Mạc mà bà con đã tự nhận nhau qua lai lịch của gia phả hay lời trăn trối của tổ tiên. Hãy thống kê gia đình theo dòng họ, hãy xây dựng chính phả và thứ phả mới biết được dòng tộc có bao nhiêu người ở thành phố nầy, tổ tiên ta là ai, từ đâu chuyển đến và chuyển đến từ khi nào.

Nhận nhau cùng tổ tiên, cùng dòng họ là điều quí hóa nhất trong cuộc đời của một con người. Nhưng quí hóa hơn cả là sự mở rộng vòng tay thân thiết với các dòng họ Việt Nam, không phân biệt nội ngoại để hình thành bền vững một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất của thời hiện kim. Đó là một cộng đồng dân tộc Việt Nam có khả năng kết dính nhiều dòng tộc Việt Nam ở trong nước và ngoài nước, có khả năng phát triển đất nước ngang tầm với thời đại và có khả năng đập tan tất cả những kẻ thù hòng muốn chiếm cứ đất đai, bầu trời và lãnh hải Việt nam. Hoạt động dòng tộc vì mục tiêu kính cẩn gia tiên, đoàn kết trăm họ, phụng thờ quyền lợi quốc gia dân tộc trên hết. Dòng tộc có mạnh xã hội mới bền vững, nước nhà mới hưng thịnh. Hãy nhanh tay xây dựng các dòng tộc, tích cực đóng góp chấn hưng đạo đức xã hội.

clip_image089

TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC

Thạc sĩ Nguyễn Thanh Bền

PGĐ TT NC&THGP TPHCM

I. GIA PHẢ HỌC THUỘC PHẠM TRÙ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Các quốc gia trên thế giới tồn tại đến ngày nay, trước hết nhờ phát triển kinh tế nuôi sống con người về thể xác. Nhưng muốn có hạnh phúc trường tồn phải nhờ đến văn hóa lịch sử quốc gia trong đó có lịch sử họ tộc. Lịch sử quốc gia giúp cho mọi người yêu quý đất nước, dân tộc bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử họ tộc (gia phả) giúp cho ta càng yêu quý, thương kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình – những vị tiền bối đã tốn biết bao công lao dựng nghiệp cho con cháu ngày nay. Yêu gia đình họ tộc, người ta càng yêu Tổ quốc nhân dân. Tình yêu gia đình (Hiếu) khởi đầu cho tình yêu Tổ quốc (Trung). Thời chiến tranh, Bác Hồ có ý nhấn mạnh lòng yêu nước nên dạy ta : Trung với nước, Hiếu với dân.

Trong thời đại toàn cầu hóa, mỗi quốc gia đều mở cửa hội nhập như hiện nay. Trong hội nhập có kinh tế và văn hóa. Trong văn hóa có nhiều thứ không phù hợp, có khi ngược lại nền văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Trách nhiệm chung lo giữ gìn bản sắc văn hóa là của xã hội, trong đó có dòng họ, trước hết là trách nhiệm của ông bà cha mẹ, lớp người đương thời là hết sức nặng nề to lớn. Cùng với việc lo phát triển kinh tế phồn thịnh, chúng ta nên để tâm đến việc chăm lo giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc từ trong mỗi gia đình dòng họ. Nề nếp gia phong vừa là đạo đức vừa là nền tảng kỷ cương phép nước đầu đời của mỗi con người. Một trình tự gần như là quy luật đương nhiên của mỗi đời người : con ngoan – trò giỏi – công dân tốt. Gia phả học là một bộ phần của sử học. Bộ gia phả là một di sản văn hóa phi vật thể có giá trị thiêng liêng của mỗi họ tộc, được họ tộc trân trọng giữ gìn.

Sự kiện họ tộc Lý của Việt Nam lưu vong ở Cao Ly (Hàn Quốc) trên 800 năm đã trở về tổ quán Việt Nam cùng bộ gia phả Họ Lý, tìm lại cội nguồn tổ tiên và đã xin nhập quốc tịch Việt Nam. “Ngày 28.6.2010, Ủy Ban Người Việt Nam Ở Nước Ngoài đã cùng Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam cho ông Lý Xương Căn – Hậu duệ Lý Thái Tổ và gia đình tại buổi công bố cuốn sách “Hoàng thúc Lý Long Tường” (Tạp chí Xưa và Nay số 358 tháng 6/2010, mục Tin tức sự kiện, tr.5). Sự kiện lịch sử này đáng cho ta tự hào và kính phục về sức mạnh thiêng liêng của huyết thống, cội nguồn, trong đó gia phả học đã góp phần đắc lực.

II. VAI TRÒ GIA PHẢ HỌC TRONG VIỆC BẢO TỒN VĂN HÓA DÂN TỘC

1. Khái niệm và lợi ích của gia phả

Gia phả là cuốn sách chép thế hệ lịch sử của tổ tiên trong họ (Đào Duy Anh, Hán Việt Tự Điển, NXB Minh Tân, Paris,1931). Hiểu cách đơn giàn gia phả là cuốn sách riêng của mỗi nhà mỗi họ dùng để ghi chép tên tuổi, phần mộ ông bà với các ngày giỗ. Từ cách đơn dựng, về sau gia phả phát triển thành hợp dựng đầy đủ như ngày nay.

Nước có sử, Nhà có phả.

Nếu lịch sử là “sinh mạng” của một dân tộc, quốc gia thì gia phả chính là cái gốc của một họ tộc. Vì con người ta sinh ra trên cõi đời ai cũng có ông bà cha mẹ, làm người mà không biết rõ tông tích của tổ tiên thì khác nào như cây không có gốc, như nước chẳng có nguồn. Cây không có gốc cây phải chết, nước không có nguồn nước phải cạn. Nghiên cứu quá khứ gia phả không phải chỉ nghiên cứu quá khứ của một họ tộc mà còn căn cứ trên quá khứ ấy để hiểu rõ hiện tại và dự liệu tương lai cho họ tộc, của họ tộc ấy. Ngoài việc kết nối hiện tại, quá khứ và với tương lai, gia phả còn cung cấp những dữ liệu cụ thể, chính xác, phong phú cho các ngành lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán, chính trị xã hội, v.v… Đúng như một nhà sử học đã nói: “Lịch sử là mặt cắt ngang, gia phả là mặt cắt dọc của mỗi người”. Ngoài ra việc nghiên cứu gia phả còn góp phần cùng Đảng, Nhà nước đề ra những chủ trương chính sách hợp lòng dân hơn trong việc ổn định xã hội. * Họ Đỗ ở ấp Trại Đèn, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, Tp.HCM có sáng kiến xây dựng dòng họ tự quản bằng “Tiếng loa an ninh” đã góp phần ổn định làng xóm, được Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Công An) tặng bằng khen (Đài TNNDTP.HCM, 13.3.2009). Nhờ có gia phả họ Trần, xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh mới phát hiện hồ sơ liệt sĩ của ông Trần Văn Thiều là giả mạo vì ông có tham gia chống Mỹ, sau đó giải ngũ ông về làm ăn bị chết đuối ngày 13.7.1971 tại địa phương (Pháp luật Tp.HCM, 29.10.2007). Đơn giản nhất là họ tộc có gia phả, người ta biết được nguồn cội Tổ tiên, quan tâm đến lễ giỗ, mồ mã, công lao người được giỗ và tránh việc gả cưới những người cùng trong dòng họ.

Những họ tộc có giả phả, ngoài việc giữ gìn nề nếp gia phong, còn tiếp tay đắc lực với chính quyền về an sinh, xã hội : Họ Tô ở Bình Mỹ, Củ Chi, Tp.HCM; họ Lưu ở Tường Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long; họ Nguyễn ở Đồng Nai, họ Huỳnh ở Long An, họ Hồ ở Bến Tre, họ Võ, họ Đặng, họ Phan ở Tp.HCM, v.v… đều có Ban liên lạc dòng họ, lập quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ khuyến học, khuyến nghiệp, khuyến tài… giúp đỡ những người nghèo khó yếu đau, đặc biệt chăm lo cho con cháu trong họ nhà nghèo học giỏi được thành tài. Họ tộc đã gánh vác một phần khó khăn cho Nhà nước.

2. Vài nét lịch sử gia phả ở Việt Nam và một số nước Châu Á

Ở Việt Nam tính đến đến nay đã tìm được bộ gia phả được coi là cổ nhất : “Hoàng Triều Ngọc Điệp” thời Lý Thái Tổ (1026), “Hoàng Tông Ngọc Điệp” đời Trần (thế kỷ XIII) “Hoàng Lê Ngọc Phả” đời Lê (thế kỷ XV)…Các triều vua tiếp theo, nhất là triều Nguyễn công việc ghi chép Ngọc phả cũng được tiếp tục, sau đó gia phả được mở rộng ra các họ quan lại nho gia. Thời vua Minh Mạng (1820-1840) có hai lần cho tu soạn Ngọc Phả, do Hiệp biện Đại học sĩ Phạm Đăng Hưng khâm tu Ngọc Phả. Năm 1836, nhà vua còn lập bộ phận “Tôn nhân phủ” chuyên lo việc ghi chép Ngọc Phả cho hoàng tộc.

Ở Việt Nam, gia phả có trước và nhiều nhất ở miền Bắc và miền Trung. Sách “Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu” (tập 3) đã tập hợp được 286 bộ gồm Ngọc Phả, Thần Phả, Thánh Phả và Gia Phả của các dòng họ Nguyễn, Lê, Trần, Vũ, Đinh, Phạm, Hồ… trong đó có bộ gia phả rất quý là “Hùng Vương, Sự tích Ngọc phả cổ truyền”. Ở Nam Bộ là vùng đất mới, trên 300 năm, đầu thế kỷ XIX cũng đã có nhiều bộ gia phả của các họ làm quan triều Nguyễn như : gia phả họ Trịnh (Trịnh Hoài Đức) Biên Hòa, 1825; họ Phạm (Phạm Đăng Hưng) Định Tường, 1825; họ Trương (Trương Tấn Bửu) Vĩnh Long, 1827; họ Phan (Phan Thanh Giản) Bến Tre, 1845; họ Nguyễn (Nguyễn Đình Chiểu) Gia Định, 1889, v.v…

Ở các quốc gia có nền văn hóa lâu đời như Trung Quốc có gia phả rất sớm từ thời Nhà Chu (722-471 TTL) do Tả Khâu Minh biên soạn được gọi là Thế Bản để chép phả hệ dòng họ của họ đế vương, đến các quan khanh và đại phu. Đến nhà Tống (1019-1068) mới thật sự có gia phả “Thần Liêu Gia Phả” do Tư Mã Quang biên soạn. Ở Nhật Bản có “ Teiki” (Đế Ký) vào thế kỉ VI, Triều Tiên có “Chopo” (Tộc phả) vào thế kỉ XVII, Ấn Độ có “Bảng gia phả” của Tù trưởng được nhân dân nhìn nhận cất giữ.

3. Thực trạng ngành gia phả học ở Việt Nam

Từ sau khi đất nước được thống nhất 1975, gia đình đoàn tụ, kinh tế phát triển, cuộc sống người dân khá lên, với truyền thống yêu kính tổ tiên, ông bà, coi trọng chữ hiếu, nhân dân Việt Nam nhất là ở vùng đất mới Nam Bộ, kể cả kiều bào ai cũng tha thiết muốn có một bộ gia phả của họ tộc mình để tìm hiểu cội nguồn, muốn biết rõ tổ tiên mình là ai, từ đâu đến, lúc nào, công lao sự nghiệp ra sao? Họ tộc nào cũng lo xây dựng nhà từ đường, chỉnh trang mồ mã ông bà Tổ tiên dòng họ mình như là việc làm báo hiếu quan trọng nhất. Ba yếu tố đó đã tạo thành thế kiềng ba chân làm nền tảng của một dòng họ văn hóa phát triển bền vững.

Nhu cầu thực tế là vậy, nhưng đến nay Nhà nước VN chưa có chủ trương chính thức việc phục hồi ngành gia phả học, một ngành của sử học. Những công trình nghiên cứu và thực hành gia phả trong cả nước có kết quả thời gian qua còn ở dạng tự phát. Hội khoa học lịch sử Việt Nam có khởi động bằng việc sắp xếp lại các bộ gia phả Hán Nôm, dịch thuật và in ấn một số bộ gia phả cổ của các dòng họ lớn. Trung tâm UNESCO Văn hóa Dòng họ và Gia đình Việt Nam (Liên hiệp các hội UNESCO VN) đã tập hợp được một số dòng họ, và năm 2001 đã tổ chức “Hội thảo triển lãm gia phả” tại Hà Nội. Năm 2009 tổ chức 3 lần hội nghị các dòng họ ở miền Bắc. Ở Tp.HCM được sự ủng hộ nhiệt tình của Hội Khoa học lịch sử thành phố, có sự cố vấn của nhà gia phả học Dã Lan Nguyễn Đức Dụ, các GS Huỳnh Lứa, Mạc Đường nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Từ năm 1992, Chi hội nghiên cứu & thực hành gia phả Tp.HCM (sau thành lập Trung Tâm) đã sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật, tư vấn và đã dựng được gần 130 bộ gia phả cho các dòng họ chủ yếu ở Nam Bộ, có một số dòng họ ở miền Trung và miền Bắc, có cả kiều bào ở nước ngoài. Đồng thời, Chi hội cũng đã biên soạn, in ấn giáo trình phương pháp và kỹ năng gia phả học để hướng dẫn, mở lớp bồi dưỡng kiến thức gia phả và quảng bá trong nhân dân ở một số địa phương Nam Bộ. Một tín hiệu vui của ngành gia phả là ngày 29.7.2010 tại Hà Nội, Bộ Giáo Dục Đào Tạo đã tổ chức Hội Nghị toàn quốc tổng kết năm học 2009-2012 và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục”. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị, đặc biệt nhấn mạnh : “Năm học 2010-2011, ngành giáo dục chú ý giáo dục đạo đức, dạy làm người đi đôi với dạy chữ, toàn ngành cần chú ý hơn nữa việc giáo dục cho học sinh biết yêu, gắn bó, trân trọng và cảm nhận được các giá trị của gia đình ngay từ nhỏ” (SGGP, 30.7.2010). Dịp nghỉ hè mấy năm nay, nhiều phụ huynh học sinh ở TP.HCM cho con em mình học khóa kỹ năng cách ứng xử trong gia đình để các em biết yêu thương, chăm sóc, quan tâm và giúp đỡ cha mẹ trong nhà,v.v… Đặc biệt, một tin vui lớn của ngành gia phả và của cả dân tộc ta là hồ sơ đề cử “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã đệ trình UNESCO để xét công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại (SGGP, 15.5.2012). Như vậy việc thờ cúng Hùng Vương của Việt Nam đã đóng góp cho nền văn hóa nhân loại. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội ngày càng nhiều, thực lực của Trung tâm gia phả đang còn thiếu, rất cần sự tham gia cộng tác từ các chuyên viên Hán - Nôm, các sinh viên và những người tâm huyết nghiên cứu về Tổ tiên dòng họ góp phần đóng góp tích cực cho sự nghiệp phục hồi gia phả học Việt Nam.

III. GIA PHẢ HỌC TRONG NỀN GIÁO DỤC QUỐC GIA

Nước có sử, nhà có phả. Khác với ngành kinh tế phát triển bề nổi, còn văn hóa lịch sử phát triển dạng tiệm tiến, khó thấy nên có lúc ít được xã hội quan tâm, nhưng cực ký quan trọng. Vì nó có vai trò định hướng bền vững cho xã hội tương lai, định hướng cho cả sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, văn minh dân tộc, ổn định xã hội. Vì “ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội”. ( Nghị quyết TW5 khóa 8 về “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” của Đảng Cộng Sản VN, 8.1998).

Nền giáo dục mỗi quốc gia, có nhiệm vụ đào tạo học sinh, sinh viên thành những trí thức trẻ đủ Tài và Đức để phụng sự Tổ quốc phục vụ nhân dân. Đức nói nôm na là Đạo lý làm người. Đức hiểu rộng là nền văn hóa, tức bản sắc văn hóa dân tộc mình. Đức lớn nhất là đức hi sinh. Hi sinh để bảo vệ lý tưởng là bảo vệ lãnh thổ, dân tộc (khi có ngoại xâm), và bảo vệ văn hóa dân tộc ( lúc hòa bình, hội nhập). Văn hóa dân tộc kết tinh từ văn hóa mỗi gia đình. Tổng thư ký LHQ đã nhận định “ Gia đình là nơi ẩn náu của sự yên ổn, sự kính trọng và tình thương”. Gia đình là nơi sinh thành dưỡng dục, hình thành nhân cách con người, là cái nôi sản sinh và duy trì văn hóa dân tộc được thể hiện rõ các chuẩn mực đạo đức: gia pháp, gia phong, gia huấn… đã trở thành thuần phong mỹ tục của dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải bắt đầu từ việc tìm hiểu sâu sắc và bảo tồn vững chắc văn hóa gia đình. Một công dân khi trưởng thành có đủ Tài và Đức ( yêu nước thương nhà, sống có trách nhiệm) là “sản phẩm” tốt của nền giáo dục ưu việt – ngành giáo dục đào tạo không có “sản phẩm” phế thải, nhất là ở cấp đại học, là “ lò” đào tạo ra những nhân tài cho đất nước.

Gia phả và Họ tộc

Theo quy luật tình cảm: có biết mới yêu, có yêu mới hết lòng bảo vệ. Trong khi, mỗi người chúng ta đều thiết tha yêu quý Tổ quốc mình, vì chúng ta biết rõ rằng giang sơn gấm vóc này của chúng ta hôm nay đã phải đổi biết bao mồ hôi xương máu của các thế hệ tiền nhân tạo dựng giữ gìn. Chúng ta hôm nay cũng tự xem lại mình đã biết rõ cội nguồn tổ tiên ông bà của mình với công lao sự nghiệp cùng sự hy sinh to lớn của bao thế hệ tiền bối để lại sự nghiệp, nhất là truyền thống tốt đẹp mà mỗi dòng họ chúng ta đang trân trọng tự hào – một di sản vô giá để giành lại cho chúng ta. Gia phả là lịch sử (sự tích) gia đình, họ tộc. Mỗi người có riêng một gia đình, họ tộc. Bởi vậy không phải ai khác, mà chính mỗi người chúng ta, là những trí thức trẻ, cần xác định rõ ràng và phải tự tìm hiểu cặn kẽ gia đình gia tộc mình để dựng nên một bộ gia phả cho gia tộc mình để tự hào, để tôn thờ, bảo vệ. Họ tộc nào chắc cũng cần như vậy. Lần lượt các dòng họ Việt Nam đều có gia phả. Họ tộc có gia phả là họ tộc văn hóa, trong một dân tộc văn minh. Bộ gia phả sẽ là gia bảo của họ tộc, là món quà thiêng liêng vô giá kính dâng lòng hiếu thảo lên tổ tiên. Gia phả họ tộc còn có tính xã hội cao vì là nền tảng xây dựng dòng họ văn hóa, dòng họ trí thức danh giá mà người xưa đã từng làm.

Họ tộc là đối tượng nghiên cứu của gia phả học. Họ tộc có trước gia phả có sau. Họ tộc gia đình là một thực thể tồn tại khách quan từ khi con người theo chế độ phụ hệ (một vợ một chồng, con lấy họ cha), mở đầu giai đoạn lịch sử tiến bộ cao, làm nền tảng cho xã hội loài người phát triển đến ngày nay. Gia đình là tế bào xã hội. Nhiều gia đình họ tộc trong một quốc gia hợp thành dân tộc. Tình yêu gia đình, họ tộc là đầu mối của tình yêu Tổ quốc – một loại tình yêu tự nhiên như mọi tình cảm khác nhưng cần được nuôi dưỡng, chăm sóc và hướng dẫn. Gia phả học và sử học gánh vác trọng trách này nếu được thể hiện trong nền giáo dục quốc gia.

IV. PHỤC HỒI NGÀNH GIA PHẢ HỌC NƯỚC NHÀ:

Phục hồi ngành gia phả học Việt Nam là trách nhiệm cùa quốc gia. Thời gian qua với sự cố gắng của Hội Khoa Học Lịch Sử và của ngành gia phả mà rất nhiều họ tộc đã đạt được kết quả ban đầu. Nhu cầu xã hội ngày càng cao, chúng tôi tha thiết kiến nghị Nhà nước ta sớm quan tâm chỉ đạo, định hướng; trước mắt có văn bản công nhận vai trò, vị trí của ngành gia phả học, và đưa gia phả học vào chương trình giáo dục quốc gia, là thiết thực góp phần tích cực vào sự nghiệp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vậy.

Nghiên cứu gia phả là khoa học,

clip_image091Thực hành gia phả là thiêng liêng.

Họp mặt cuối năm 2011 của TTNCTHGP

clip_image092

Võ Văn Sổ

PGĐ TTNCTHGP TPHCM

I./ Mục đích yêu cầu:

Giúp cho người đọc gia phả biết được vai trò, vị trí một hoặc những bài ở phần ngoại phả, phần không thể thiếu, có tác dụng làm sáng tỏ thêm, sâu sắc hơn trong một bộ gia phả.

Ta dựng bộ phả hoàn chỉnh phải dựa trên những qui chuẩn: Lời tựa (lời mở đầu) – Phả ký – Phả hệ - Phả đồ và cuối cùng là phần Ngoại phả. Một qui định mà Trung tâm NC&thGP áp dụng lâu nay đã được mọi họ tộc hoan nghênh và áp dụng.

Những bộ gia phả xưa, người ta bắt đầu bằng lời tựa ngắn, rồi tiếp đó là liệt kê tên tuổi từ vị Cao tổ trở xuống, bà là ai? Con mấy người? Rồi viết những thế hệ kế tiếp. Trong phần ghi danh tánh của một người, người ta lồng vào trong đó tất cả sự việc, hành trạng, văn thơ của người đó, kể cả việc làm quan trong triều, phong tục tập quán, tuy khá đầy đủ nhưng cũng lắm rối rắm.

Cách làm của Trung Tâm có hệ thống rõ ràng hơn nên đã cấu thành phần ngoại phả ở cuối cùng.

II,/ Ngoại phả là gì?

Đó là phần viết thêm ngoài phần chính phả, là những việc trong chính phả chưa nói hết, bởi nếu có câu chuyện nào đó mà đưa vào phần chính phả sẽ kéo dài ra, sẽ làm loãng đi phần chủ đề, người đọc bị phân tâm; ngược lại chép thành đề tài riêng thì cả hai đều có giá trị cao. Phần ngoại phả sẽ cân đối với toàn bộ cấu trúc bộ gia phả.

III./ Các bài viết cho phần ngoại phả

1. Lịch sử địa lý địa phương (thôn, ấp nơi tộc họ ấy cư ngụ). Nơi cư ngụ có nơi có lâu đời, có nơi mới lập, trong lịch sử nhiều phen thay đổi, danh xưng và vị trí duyên cách lúc thế này lúc thế khác. Những cái cũ bị xóa mờ dần, cây đa bến nước hông còn, đường làng nhỏ hẹp đã trải nhựa khang trang, lưới điện dọc ngang, nhà cao tầng ngạo nghễ, dấu cũ không còn ấp thôn đổi mới. Do đó lịch sử địa lý địa phương các thời kỳ cần phải ghi để người đọc khỏi mất công tìm kiếm. Viết phần nầy nên kèm thêm bản đồ xã ấp nơi khởi nguyên dòng họ, chi họ.

2. Nhà thờ Tộc (Nhà từ đường chung của dòng họ)

Thờ cúng tổ tiên là bản sắc văn hóa, tín ngưỡng ngàn đời của các dân tộc Việt Nam, đồng thời là bổn phận của con người cần làm để thể hiện đạo hiếu. Bởi ông bà, tổ tiên đã sanh ra và nuôi dưỡng mình, công lao ấy lớp hậu sanh cần phải ghi nhớ, được cụ thể hóa bằng việc thờ cúng, giỗ chạp.

Sách vở nói: “Ngũ đại mai thần chủ” tức ông tổ từ đời thứ V (được tính từ mình là đời I) trở về trước thì không còn chi nào cúng giỗ hằng năm nữa và được đưa vào thờ chung ở nhà thờ họ. Ta cũng phải hiểu rộng ra là nhà thờ tộc mang ý nghĩa thờ ông “Thủy Tổ” của một Họ, tộc.

Nhà từ đường tộc, họ thì đã có từ lâu. Nhưng ngày gần đây ý thức thờ cúng tổ tiên đã phát triển mạnh mẽ nên việc xây dựng đã có chiều hướng phát triển rầm rộ ở khắp nơi.

Trong quá trình đi dựng phả, nếu gặp chi họ có nhà thờ họ thì nhất thiết phải có bài viết về từ đường. Trong đó mô tả quy mô, kiểu cách xây dựng, có từ năm nào, ai là người đầu tiên đề xuất, cách bài trí bên trong, ngày giỗ hội hằng năm, nghi thức lễ hội. Hội đồng gia tộc, ban quản lý nhà thờ, những công việc trong năm: khuyến học, khuyến nghiệp, việc giáo dục gia pháp – gia quy, ...

3. Cúng việc lề

Thực hiện gia phả cho một chi họ có thể ta sẽ gặp “cúng việc lề” ta phải mô tả việc đó và trước nhát ta phải tìm hiểu về nó.

Vậy việc cúng việc lề là gì? Lề ở chữ Hán là “lệ”, có nghĩa là lề thói, việc đã thành lệ cứ theo đó mà theo.

Một văn bản chữ Hán đã viết: “Bổn tộc Nguyễn gia vi lập lệ sự” trong đó nêu lên các điều khoản, câu ấy có nghĩa là: Các vị của họ Nguyễn lập việc lề (lập các điều lệ), đó là lập việc lề, đồng nghĩa với cúng việc lề. Ta cần hiểu, cúng việc lề ở các họ, tộc không có nhà thờ họ và cúng việc lề chỉ có ở Nam bộ mà thôi.

Theo truyền thuyết, đoàn người Nam tiến đi vào vào đất mới gồm đủ mọi thành phần, trừ số người có vật lực, phần đông là người nghèo khổ, dân tứ chiếng lưu dày, những người xiêu tán, thay tên đổi họ, sống chui rúc. Họ mang niềm thương nhớ về quê cha đất tổ, về tổ tiên với cảnh mồ hoang mả lạnh nơi nguyên quán, nên họ chọn một ngày nào đó, thường là ngày giỗ Tổ thường niên ở cố hương để tiến hành lễ cúng đạm bạc, từ đó hình thành từ ngữ “cúng việc lề”.

Vật cúng rất dân dã, họ trải đệm dưới đất theo hướng đại lợi, có nơi bày chén bát bằng những miểng dừa, đủa bằng cây trúc, thức ăn để trên lá chuối; phổ biến là bầu luộc, rau luộc, cá nướng trui, nhất định phải có một thứ đặc trưng nào đó như rắn nướng, sò ốc luộc, khô bò, khô trâu; người ta nói đó là ký hiệu để nhận ra nhau.

Một chi họ ở Cái Bè cúng vật đặc biệt là da voi, ngày nay không kiếm được da voi người ta thay bằng da trâu. Họ Mai ở Bến Lức ký hiệu đặc biệt là trên ngực áo mọi người đều gắn hoa mai bằng giấy. Họ Trần ở Bến Lức cúng bằng con heo đã xẻ thịt kèm bộ đồ lòng để sống, một lu nước lả có một gáo dừa kèm theo. Ở xã Tân Thông Hội thời trước, người họ Trần đúng ngày đã định, họ mang gàu dai (loại gàu có bốn dây, hai dây trên miệng hai dây kia dưới đáy) ra đìa nhà để tát cá. Khi đi mang theo bánh tráng, rau sống, nước mắm, cá bắt được dùng rơm nướng trui bày ra cúng kiếng rồi ăn uống với nhau, số cá còn lại chia nhau đem về. Ngày nay không còn đìa nữa, người ta cúng ở nhà và vẫn phải còn món cá nướng trui.

Có nhiều chi họ về sau làm ăn khá giả, họ có dành phần ruộng để lấy hoa lợi để cúng việc lề hằng năm, nhưng nhìn chung thì tập tục cúng việc lề theo cách nói trên, dù trongn hoàn cảnh nào; nghèo túng hay giấu giếm tông tích cũng là cách nhớ về ông bà tổ tiên. Nhưng nên chăng, đâu còn gì để né tránh, hảay4 cùng nhau chung tay xây dựng nhà từ đường thờ cúng ông bà cho ấm cúng hơn.

4. Việc cúng giỗ ở gia đường

a/ Ai là người lo việc giỗ chạp?

Ngoài việc giỗ tổ, giỗ hội, tại mỗi gia đình ít nhiều đề có việc cúng giỗ; không ông bà cố , ông bà nội thì cũng là cha mẹ mình.

Nhà ai cũng có bày trí bàn thờ để thờ người quá cố, có gia đình trực tiếp lo việc giỗ chạp, cũng có gia đình không được phân công nhưng vẫn lập bàn thờ vọng để thờ ông bà.

- Con giỗ cha mẹ.

Trước đây phụ thuộc vào việc tương phân tài sản, ngoài phần thực chia cho người thừa kế còn có phần hương hỏa để lo việc nầy. Nếu việc tương phân không có khoản hương hỏa thì việc giỗ cha mẹ do người con trưởng trách nhiệm (miền Bắc), người con út (miền Nam); Giỗ cha con trưởng, giỗ mẹ con thứ (miền Trung).

Người miền Nam quan niệm rằng người con út gần gũi với cha mẹ lâu và chăm sóc cha mẹ nhiều nhất nên không ra ở riêng mà ở chung nhà với cha mẹ nên có nhiệm vụ giỗ cha mẹ khi đã qua đời. Khi đến ngày giỗ thì các anh chị khác phải về tham dự. Lẽ là như vậy nhưng khi phân cấp giỗ chạp ở thế hệ cao hơn như ông bà nội, ông bà cố đã có sự phức tạp.

Con giỗ cha mẹ là cấp trực tiếp, đơn giản, có thể không đặt thành hương hỏa chỉ cần phân công ai giỗ cha , ai giỗ mẹ , cứ vậy mà làm.

- Cháu giỗ ông bà nội.

Qua ba thế hệ có nhiều phồn ở hàng cháu, nguyên tắc ai là người giỗ cha, giỗ mẹ sẽ giao lại con mình kế thừa giỗ ông nội, giỗ bà nội, nhưng cháu nội khá đông thì việc nầy cần phải hết sức rộng rãi và tế nhị.

- Cháu giỗ ông bà cố.

Mọi họ tộc đều giữ lệ giỗ ông bà cố, nhưng đến cấp nầy đã có “phái viễn chi phân” có thể đã có hằng trăm cháu cố, làm ăn xuôi ngược khắp nơi, kẻ nhớ người quên, nếu người chủ trì khá giả, có lòng thì không có việc gì xảy ra, nhưng nếu gặp cảnh khó khăn thì khó chu toàn. Đã có họ tộc tổ chức luân phiên xoay vòng (giỗ luân hoán) nhưng qua thời gian cũng gặp khó khăn, trở ngại, cuối cùng người chủ trì phải gánh (miền Nam con út, miền Trung con trưởng).

- Đến cấp ông sơ không còn riêng ai giỗ nữa, đưa vào giỗ chung ở nhà từ đường, nhưng những họ tộc chưa có nhà từ đường thì tổ chức mượn nhà hoặc che rạp giỗ hội, con cháu nội ngoại đều có chung góp trong lễ cúng, ít nhiều tùy khả năng.

b/ Cách thức cúng giỗ ở gia đường

Nghi thức cúng giỗ đầy đủ gồm lễ cúng tiên thường, chánh giỗ và hậu thường.

- Cúng tiên thường chiều ngày hôm trước ngày chánh giỗ, chỉ bày một mâm cổ để yết cáo với người được giỗ biết ngày mai là ngày chánh giỗ của người đó. Thường con gái, cháu con ở xa về trước ở lại dùng tiệc cúng này để đãi cơm.

- Ngày chánh giỗ, quan trọng hơn, ngoài con cháu nội ngoại còn mời thêm thân tộc, bạn bè đến dự, cổ bàn cũng tươm tất hơn, số lượng ít nhất cũng phải ba mâm. 1/ cúng đất đai, 2/ cúng chánh giỗ, 3/ mâm kiếng. Đối với nhà khá giả, có bao nhiêu bàn thờ đều bày cúng đủ, thêm mâm bày cúng những vị hữ danh vô vị; ngoài sân có mâm cúng chiến sĩ.

Việc cúng giỗ có nơi cúng đúng ngày chết, có nơi trước một ngày, có nơi sau một ngày. Đám giỗ là ngày trọng của gia đình, nên có nhiều đám giỗ những người lớn tuổi đều mặc áo dài khăn đóng, dâng hương lễ bái nghiêm chỉnh, bao giờ khách mời cũng đem theo lễ phẩm để cúng như trái cây, bánh mứt, có người đem theo chai rượu; khi tiệc tan ra về chủ nhà tặng mỗi người một phần quà,

Lớp con cháu bạn bè trẻ của gia đình cũng đến dự đông đủ, họ mang theo thùng bia, nhưng không để cúng mà chỉ bày ra nhậu tưng bừng, chẳng cần biết trong nhà giỗ ai, cúng kiếng thế nào chẳng cần học tập. Tiệc này thường kéo dai dẵng tạo nên thực trạng không mấy hay phổ biến ngày nay.

Nên chăng, ngày giỗ là cơ hội “ôn cố tri tân”, trước khi thắp nhang khấn cáo nên tập họp tất cả lại để kệ về gia phả tộc mình, hoặc tiể sử người được cúng giỗ, sau đó từng người một vào dâng hương thì hay hơn!

- Ngày hậu thường, chỉ cúng một mâm trên bàn thờ, cúng vào chiều ngày chánh giỗ. Lúc cúng chánh giỗ không đốt áo giấy, vàng mã trên bàn cúng người được giỗ mà để đến lễ hậu thường mới đốt (có nơi gọi là cúng đốt áo).

-

5. Bài viết về các khu mộ táng

Biết rằng phần phả hệ, từng người đã ghi ngày mất, nơi an táng, nhưng phần ngoại phả vẫn nên có bài viết về đồng mả, các nơi chôn cất, đồng mả làng hoặc đồng mả tộc, nghĩa trang liệt sĩ hoặc chôn riêng lẻ đất vườn nhà, hỏa táng, hy sinh chôn tạm, ... Mỗi không gian có một sự kiện, diễn biến khác nhau có thể đến lúc nào đó không ai còn nhớ những việc cũ mà diễn giải ngày sau.

Có những khu nghĩa địa phải giải tỏa, rồi qui tập nên việc ghi chép là cần thết, rõ vị trí, duyên cách ở đâu? Nếu là đồng mả công cộng thì có những ai trong dòng họ được chôn ở đó, đồng mả của chi họ thì có từ lúc nào, nghĩa trang liệt sĩ thì ở vị trí nào, nghĩa trang tại đâu.

Nghĩa trang ảo trên mạng là loại hình tượng trưng, không thật sự thuyết phục vì một thân nhân chọn cho người thân đã chết một mô hình mộ dựng sẵn và thêm tên, tuổi, ngày sanh, ngày mất; loại nầy nhằm an ủi sự mất mác không có mộ thật hoặc mộ còn quá đơn sơ. Không cần phải đề cập.

Ngày nay, những nghĩa trang hiện đại, ta ở bất kỳ nơi đâu nếu ta có kết nối được mạng ta đều có thể thăm mộ một cách dễ dàng khi ta đăng ký với chủ quản nghĩa trang có dịch vụ thăm viếng. Nếu ở trong trường hợp nầy phải ghi rõ ràng để ngày sau tiếp tục theo dõi.

Về phần tảo mộ trong tiết thanh minh, tu tạo chăm sóc mộ phần là nghĩa cử tốt đẹp nên lưu ý tình tiết của từng chi họ. Ông bà thường nói: “Sống có nhà, thác có mồ; nhà yên ma4a3 đẹp hoặc sống gửi thác về” câu nói đó mang nguyện vọng của người làm con cháu và cũng là nguyện vọng của người chết. Con cháu tu tạo phần mộ đẹp là làm việc hiếu, đồng thời trên mộ, bia vẫn có mang phong thái biểu hiện văn hóa của từng gia đình, của từng dòng họ nên việc ghi cũng rất cần.

6. Viết tiểu sử những nhân vật nổi bật trong tộc.

Do hành trạng của người ấy quá dài, ở phần phả hệ không viết hết được thì có thể viết riêng nơi đây, nhưng phải là nhân vật thực sự nổi trội đối với dòng họ, đất nước.

7. Lập biểu liệt kê các ngày giỗ trong tộc

Tên ông bà đã chết, ngày giỗ, ai giỗ ... giúp cho dòng họ tiện tra cứu khi cần.

8. Bản thống kê số người trong họ từng đời

Đời I: Số người – nam, nữ - chết trẻ.

Các đời kế tiếp, đến cuối cùng.

Ngoài ra, có thể còn những sự kiện khác trong tộc, họ trong khi thâm nhập thực tế sẽ gặp phải, nên nhạy bén nắm bắt để khắc họa thêm cho trọn vẹn về tộc họ đó.

Cũng có thể viết thêm một phần khác là phụ khảo để mở những trang như gia phả cổ, tác phẩm văn học, sắc bằng, bản tương phân ruộng đất, bản khai sanh khai tử, hôn thú ngày xưa; tờ di chúc, vv...

eeb/agg

clip_image094

clip_image095clip_image097

clip_image098clip_image100

clip_image098[1]clip_image102

clip_image103clip_image098[2]clip_image105

clip_image098[3]clip_image106clip_image108

clip_image110clip_image098[4]clip_image112clip_image113clip_image098[5]clip_image115

clip_image117

clip_image098[6]clip_image118clip_image120clip_image122

clip_image123

clip_image124clip_image126

clip_image127clip_image128clip_image130

clip_image131

clip_image132clip_image133clip_image135

clip_image137

clip_image139

clip_image124[1]clip_image140clip_image142

clip_image098[7]clip_image144

ĐỂ GIA PHẢ TRỞ THÀNH

NHÂN TỐ TÍCH CỰC

TRONG VIỆC PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG

VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT NAM

Võ Ngọc An

(5/ 3/2009)

Gia phả là lịch sử của dòng họ. Mỗi dòng họ có gia phả hoàn chỉnh, sẽ phản ánh toàn diện, thấu đáo và sâu sắc đến nội dung vốn có của dòng họ, tức lịch sử của nhân dân đã được phản ánh.

Ta cho rằng: cá nhân làm nên lịch sử và quần chúng nhân dân làm nên lịch sử, mà khối người sau nầy, tức quần chúng nhân dân là chủ yếu, to lớn, từng gia đình cùng huyết thống, tạo nên dòng họ. Tất cả các dòng họ tạo thành một thực thể là đồng bào. Cả khối đồng bào cùng sống trên đất nước Việt Nam là dân tộc Việt Nam. Lịch sử Việt Nam, trước hết và trên hết, là lịch sử của đồng bào, của các dòng họ.

Gia phả ghi những gì?

Về phần “tái sản xuất ra con người”, và “tái sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống con người”, với tình cảm, ý thức, nhận thức của họ, từ ông bà thủy tổ đến hậu duệ là đã trải qua mấy chục đời, đó là cả một bộ bách khoa về con người. Gia phả - giả định là nó đã phát triên hoàn chỉnh, sẽ ghi chép đầy đủ về con người của một đất nước cụ thể. Người chết và người sống, trong họ có bao nhiêu người, tên họ, ngày sanh, ngày mất, nơi chôn cất (người chết); hình thái, vóc dáng, công tích, tính chất từng người.

Họ đã tổ chức duy trì, phát huy cuộc sống bằng lao động, sản xuất trên mảnh đất của họ. Mặt khác, họ là khối người thông minh, sáng tạo, họ tư duy những vấn đề thiêng liêng, bình thường và siêu đẳng, họ có/hoặc không tôn giáo, họ cũng hứng thú trong sáng tạo nghệ thuật, từ các hình thức để thờ phụng, đến các loại thi ca, nhạc, họa. Họ cũng là lực lượng chiến đấu chủ yếu để chống kẻ thù, bảo vệ đất nước, với việc chiến đấu chống chọi với thiên nhiên. Truyền thống lao động, truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa là ba cái tích lủy từ bao đời trong các dòng họ Việt Nam.

Dòng họ không có phả, gọi là dòng họ khuyết phả. Khuyết phả khác với có phả, trước hết họ không thể hình dung được, hoặc không thể phát huy được đúng truyền thống tốt đẹp có từ dòng họ mình; hoặc có thụ hưởng, thừa kế về vật chất như đất đai, nhà cửa, hoặc về tinh thần như tài năng khiếu kinh doanh, dạy học, âm nhạc… thì cái được thụ hưởng đó, nguyên gốc do đâu và từ đâu, họ không biết, nhất là về mặt tinh thần có khi họ lại còn cho đó là do thiên tính.

Về tâm lý, người có phả sẽ tự tin, đường hoàng sống trong dòng họ và khi tiếp xúc với xã hội, ngoài phần bản năng, năng lực cá nhân, anh ta còn thấy cả tổ tiên, dòng họ của mình bên cạnh, nhứt là trong hoàn cảnh gian nan thử thách cao. Từ đó, anh ta cũng sẽ nhìn sang các dòng họ khác: nếu là dòng họ có phả, sự trân trọng, đáng kính sẽ cao hơn! Con người có gốc sẽ khác xa với con người mất gốc.Về mặt xã hội, dòng họ sinh sống, phát triển trên một địa bàn nhứt định, đều có sự quan hệ giao tiếp tỏa rộng ra. Các dòng họ khác, do sự định hình từ bao đời, như là một sự đương nhiên vốn có, đã tạo thành mối quan hệ quen biết, thân thuộc hoặc đã kết thành sui gia. Nhưng sự quen biết và liên kết ấy, nếu toàn diện, mau chóng và rộng rãi hơn nhiều; ở đây chữ viết là phương tiện thông tin mẫu mực. (Trước đó không có chữ viết, họ nhận biết nhau bằng ký ức, bộ nhớ và truyền khẩu và như thế thì  rất dễ suy suyển) Bộ phả, vừa ghi chép dòng họ, nó cũng vừa là nơi tích lũy, chứa đựng tri thức với tư cách là một bộ sử dùng để nhận biết dòng họ. Dựa vào sự phát triển dòng họ để tự hào, tự tin vì đây thuộc qui luật phát triển con người, hữu thỉ vô chung, tiếp nối mãi mãi…

Như đã nêu, gia phả là lịch sử của chính bản thân, mặt khác, nó đã nói rõ tổ quán, về diện tích tự nhiên, lịch sử vùng đất, các dòng họ cùng sống chung, nhà ở, nhà thờ tổ, đình chùa, chợ búa… của một xóm ấp. Đây chính là địa chí ấp, tỉ mỉ, chi tiết. Lịch sử sẽ quan tâm đến tông tích nhân vật, thí dụ Gia phả họ Nguyễn - Huỳnh ở ấp Dinh, xã Khánh Hậu, thị xã Tân An, tỉnh Long An, qua “Lời ngỏ”: “Kiến họ Huỳnh là một trong những họ tộc lớn ở vùng đất phương Nam, hiện diện rất lâu đời, ước tính khoảng đầu thế kỷ thứ 17, mà hiện nay mộ phần ông Nguyễn Công Lượng - (là thân sinh ông Nguyễn Huỳnh Đức, là người làm quan dưới triều Lê) - tọa lạc tại ấp Dinh, xã Khánh Hậu…”. Bộ gia phả này đươc thực hiện với tính  khoa học, khám phá ra nhiều điều mới là qua các tư liệu về văn tế, chiếu chỉ, sắc phong bằng chữ Nho.

Gia phả họ Phan ở ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi ghi rõ lai lịch ông Phan Văn Khải, gia phả họ Trương ở ấp Giồng Dứa, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cũng ghi rõ lai lịch, từ đời sơ, cố ông Trương Tấn Sang v.v... Trong 100 bộ gia phả do Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP Hồ chí Minh từ năm 1992 đến nay, mô tả dòng họ nào từ “miền ngoài” vào đâu, ở đâu, trước không có bộ nào mô tả việc các vị tổ đời 1, từ thế kỷ  17, 18, 19, khi khai hoang lập xóm ấp mà lại đụng độ với người Khơmer, tức không có hiện tượng giành đất, xâm chiếm.

Một mục tiêu lớn của việc dựng phả là việc truy tìm dòng họ, nhận họ, tức quá trình “vấn tổ tầm tông”, kết liên các chi họ (cùng họ) với nhau, để chứng tỏ một họ cụ thể nào cũng sẽ có khả năng từ một ông thủy tổ xa xưa, song trong thực tế, đây là việc làm khó. Có thể dùng ADN để nhìn nhận, song để xác định quan hệ trên dưới, gần xa thì vô phưong! Có trường hợp việc truy tìm có kết quả, những chi họ Nguyễn ở Long An, qua “phương pháp gia phả học”, đã tổ chức nhận họ đàng hoàng (Gia phả Nguyễn Chơn Trung).

Gia phả ghi tất cả những vấn đề thuôc nội dung tư tưởng của dòng họ, quan niệm về phúc, làm sao để có phuc, về nề nếp và tập tục, những quan niệm cơ bản đúng đắn của những dòng họ làm cơ sở, từ đó tạo ra những qui phạm, những nề nếp tập tục, củng cố dần, làm sáng thêm văn hóa gia đình - dòng họ hôm nay, cộng vào đó luật pháp lại bảo vệ.

Trong các bộ gia phả đã dựng, quan sát quá trình phát triển các dòng họ từ xưa, chúng ta thấy càng rõ những vấn đề then chốt cho chính ngày hôm nay, gia lễ, gia pháp, gia phong, gia đạo…. Phải xuất phát từ đây để tiến lên bàn bạc nhằm thực hiện các vấn đề giáo dục gia đình hiện nay. Các bộ gia phả đều ghi nhận việc khuyến học hiện nay: con cháu thành đạt ngày càng nhiều; người ta quan tâm đến việc học chữ và học nghĩa, có chương trình khuyến học, khuyến nghiệp và khuyến tài trong các bộ phả. Loại bỏ những tư tưởng hạn chế của Nho giáo, các dòng họ xưa đã vận dụng sách Minh Đạo gia huấn, có nhiều nội dung về giáo dục gia đình đáng quý.

Phàm nhân bất học (Phàm người chẳng chịu học) minh như dạ hành (Mờ tối như đi đêm) . . . .

Ngày nay ta dùng lại “Tiên học lễ, hậu học văn” là đúng. Sách nầy của Trần Minh Đạo đã ghi:

Huấn đạo chi sơ (Bước đầu dạy bảo), tiên thủ lễ pháp (Trước hết giữ phép)

Qua các bộ phả, nhất là trong phần phả ký, truyền thống quý báu, tốt đẹp của dòng họ mà ta gọi là “tính ưu việt của dòng họ”, là phần giáo dục trong gia đình, nó đã un đúc từ nghìn xưa, là nền tảng của sự phát triển. Đúc kết tiêu chuẩn giáo dục gia đình nói chung qua gia phả, là rất khó. Tiêu chuẩn đó hiện nay chưa có, song gia đình nào cũng nói được cái cơ bản của sự giáo dục này. Cũng từ sách Minh Đạo gia huấn, đã nêu một số nguyên tắc, người ta thuộc hoặc không, nhưng trong cách sống đều thể hiện đầy đủ: làm cha phải có lòng thương, làm con thì phải có hiếu, làm anh thì phải yêu em, làm em thì phải kính (cung) anh, làm chồng thì phải vui hòa, làm vợ thì phải nhu thuận. Đó là nguyên tắc sống của gia đình, hiểu theo cách bây giờ cũng không thoát những chuẩn mực cơ bản đo.

Trong các bộ gia phả, Phật giáo, Thiên chúa giáo, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và các tín ngưỡng khác, khi đề cập đến dòng họ, môn gia phả không bỏ qua một loại tín ngưỡng nào. Chính GS Vũ Ngọc Khánh đã nêu đại ý: Nhận thấy các tôn giáo, bằng cách của mình đã tác động trực tiếp, tích cực đến việc giáo dục gia đình, nhất là giáo dục đạo đức đạo Phật tuy không có những phương châm tu thân, tề gia, trị quốc như đạo Nho. Chữ hiếu hay nói về công đức của cha mẹ, đạo Phật nói cụ thể và nhiều hơn Nho giáo. “Lạy cha ba lạy một quì, Lạy mẹ bốn lạy con đi lấy chồng”, đó là ca dao xuất phát từ Phật giáo, cách lạy đó là cách lạy của Phật. Vị vua đi tu Phật Trần Nhân Tông, qua sách “Thập Thiện” đã dạy; “Không sát sinh, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không nói lời ly gián, Không nói lời ác, Không nói lời tạp uế , Không tham lam , Không giận dữ, Không hà tiện… Với bài phú “Cư Bần Lạc Đạo” cũng của Trần Nhân Tông: “Bụt ở trong nhà, chẳng phải tìm xa”. Phật giáo cho đi tu là để tạo phúc: “Dầu xây chín đợt phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”.

Đạo Thiên chúa lúc đầu vào Việt Nam có những điều rao giảng không phù hợp với văn hóa dân tộc Việt Nam như cấm không thờ phụng tổ tiên, không tin thần Phật, cho tổ tiên là có tội… về sau, có cái đã chấn chỉnh. Trái lại Thiên Chúa rất coi trọng gia đình, kinh Thánh đã nói nhiều đến “Sự thánh thiện của hôn nhân”, ca ngợi “Người phụ nữ có đức hạnh”. “Ai bỏ rơi cha mình là phạm thượng”, sách Mat thêu “chớ ngoại tình , đừng li dị”. Ở Phát Diệm, có những bài thơ vè về cụ Sáu, tức linh mục Trần Lục, nêu chi tiết, tỉ mỉ, cụ thể để dạy đàn bà con gái, việc tiếp khách, việc ăn làm, việc đi, việc đứng… cách ngồi, cách ăn cơm. Linh mục này là người đã thiết kế xây nhà thờ Đá ở Phát Diệm 1891, một nhà thờ độc đáo, một kỳ công của kiến trúc nhà thờ Việt Nam (nhà thờ Ba Chuông ở TP Hồ Chí Minh hiện nay, cũng theo phong cách, kiểu dáng cổ ấy).

Qua một số tín ngưỡng khác: người dân tin có trời, tin có Đạo Thánh, tín ngưỡng về bà Mẹ (Mẫu Cửu Trùng, Mẫu Thượng Ngàn, Bà Liễu Hạnh), Trời, Thánh, Mẹ… đều có những lý luận, phương châm, sách dạy về tu dưỡng, làm lành lánh dữ một cách gần gũi, thuyết phục, không cao xa.

Dòng họ là những người sáng tạo ra ca dao, chuyện cổ tích, đồng thời cũng là những người thụ hưởng chúng. Những câu như “Con người có tổ có tông, Như cây có cội như sông có nguồn”, thường xuất hiện trong một bộ gia phả hoặc trong lời tựa hoặc trong phả ký. Hoặc trong những câu trực tiếp giáo dục gia đình, ứng xử, khẳng định giá trị dòng họ. Con cháu chịu sự giáo dục của ông bà, cha mẹ và cả tổ tiên. Dòng họ Việt Nam chú ý đến giống nòi: “Lấy vợ xem tông, Lấy chồng xem họ”, qua cưới hỏi, họ có sự lựa chọn. Các dòng họ sống có nghĩa tình, từ trong họ đến ngoài họ, các anh em gắn bó nhau từ trong một gia đình, “như thể tay chân” , “Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ”. Trong sáng tác và thụ hưởng, văn học dân gian khi nói về đạo đức tình cảm, kinh nghiệm ứng xử, kiến thức quê hương, kiến thức thường thức, những bộ gia phả sâu sắc cũng không quên đề cập. Khi dựng gia phả họ Trương ở Gò Công, có những người chuyên sáng tác những bài ca tài tử, bài vè…

Chúng ta cũng có những tác phẩm thành văn được ghi lại trong những bộ gia phả cổ: “Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích ” do ông Võ Văn Sổ dịch. Đây là bộ gia phả được ông Vũ Phương Lan, cháu đời 15 chi 3 họ Vũ ở Mộ Trạch, tiến sĩ đời Lê Cảnh Hưng (1740 - 1786) dựng, một mặt nêu rõ các nhân vật trạng nguyên, tiến sĩ làm nên quan tướng các triều, đồng thời phải nói đây là gia phả của văn học, của thi thơ Việt Nam, là một dòng họ “Nhân hậu và trí tuệ” (chữ do Vũ Khiêu). Riêng với ông Hoàng giáp (1502) Tống hiên Vũ Cán, các bài thơ và ký của ông về cảnh quang và nhân vật Mộ Trạch được coi là kho tàng quí hiếm. Ở mấy trang đầu, phần phả ký cũng đã giới thiệu câu tiễn do Tham nghị Vũ Đăng Hiển làm:

“Bế thời tận tống thiên lai khứ

Khai nhựt trùng nghinh Bá Phước lai

Nhứt đoàn vân lập trung nghi thạnh

Vạn cổ hương danh miếu mạo quang”

Dịch nghĩa:

Ngày khai nghinh Bá Phước

Trực Bế tống thiên lai

Một đám mây lành che miếu võ

Muôn năm hương khói tỏa vung nghi.

(Võ Văn Sổ dịch)

Cũng trong bộ gia phả Mộ Trạch nói trên, những chuyện vui dân gian về “trạng vật”, ‘trạng cờ” cũng được nêu lên một cách sinh động. Kỷ sự của mỗi vị trạng nguyên, tiến sĩ, phần cuối lại có những bài thơ của Tô Quận Công tức Trạng nguyên Lê Quang Bí (cháu ngoại của họ Vũ ) hoặc của Thọ Lảnh Bá, những bài thơ Đường luật hoặc tứ tuyệt sắc sảo.

Như thế, quả là ngành gia phả đã có trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam. Ở Mỹ, việc nghiên cứu về gia tộc, dòng họ thuộc về bộ môn gia phả học, một số trường đại học lại xếp gia tộc, dòng họ vào xã hội sử, ở Trung Quốc và Á Đông nói chung, ngoài khía cạnh sử học, người ta còn chú ý đến khía cạnh đạo đức tâm lý.

Dựng gia phả là nói về con người - những con người cùng một huyết thống, cho nên các bộ gia phả dựng thành công, nói chung là một tác phẩm văn học - lịch sử. Sưu tập đầy đủ các bộ gia phả có từ trong lịch sử, cộng với các bộ gia phả dựng mới ngày càng nhiều thêm, ta sẽ có một tài sản văn hóa phi vật thể to lớn dày đặt những con người, sự kiện tinh thần và vật chất của dân tộc. Lúc ấy ta cũng có một viện nghiên cứu gia phả Việt Nam, ta cũng có những trường cao đẳng, đại học với những khoa giảng về gia phả, về dòng họ và cũng như vậy trong nhân dân, họ tộc nào cũng có người biết thông thạo cách dựng gia phả cho mình. Về ngành văn hóa, xem đây là một sự nghiệp, có những hướng dẫn cách xây dựng một bộ gia phả cho khắp cùng xã ấp thì là một điều tốt đẹp. Song hiện nay, chúng ta chỉ mới bắt đầu từ một Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP Hồ Chí Minh, với mục tiêu: Phục hồi ngành gia phả Việt Nam, với phương châm: Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng, thì quả là sức lay động còn yếu, độ thắm còn mỏng, hiệu quả còn ít vậy.

VÀI NHẬN XÉT

CÁC BÀI PHẢ KÝ 11 BỘ GIA PHẢ

XÃ TÂN THÔNG HỘI

Nguyễn Thanh Bền

· Cảm Nhận :

- Tinh thần tự nguyện của các anh chị em vượt qua nhiều khó khăn (về phương tiện đi lại và thiếu kinh phí) đã hoàn thành khá tốt, gần đúng thời gian quy định.

- Đây là đợt diễn tập thành công – cùng lúc có 2 cuộc ra quân lớn (GP họ Trần - Trần Văn Giàu và 11 chi họ cố cựu xã NTM Tân Thông Hội).

- Nói thành công tức là ghi nhận và biểu dương sự tiến bộ nhanh chóng của anh chị em, nhứt là những người lần đầu tiên mới chánh thức viết bài Phả Ký – phần khó nhất của bộ gia phả.

I. ƯU ĐIỂM :

1. Viết phả ký lần nầy vừa dễ (Tổ quán cùng một xã) vừa khó (tránh trùng nhau), nhưng nhập đề của các bài Phả ký không ai giống ai. Những dẫn giải về Tổ phụ thật chân tình, dễ hiểu ( mượn lời của người đại diện dòng họ) có cơ sở đáng tin cậy, rất thuyết phục (như Phả Ký họ Phạm, Phan, Liêu, Lê, Nguyễn, Mai…).

2. Nổi bật là thống kê số người trong chi họ, dòng họ, ghi rõ cả ngành nghề, chỗ ở, lý do thay đổi chỗ ở mới, theo từng đời, mà ranh phân kỳ là Cách Mạng Tháng 8/1945 (nhờ ơn cách mạng); thống kê đủ các họ khác kết nghĩa sui gia, cả số cuộc…

3. Nhiều bài Phả Ký đã khẳng định : truyền thống dòng họ cộng với việc chọn rễ, nhất là kén dâu (sản sinh, nối dòng) là nền tảng hôn nhơn vững chắc là điều cực kỳ quan trọng để gia đình , dòng họ phát triển ổn định vững bền (đề cao vai trò phụ nữ một cách công bằng, chánh đáng). Điều này trước đây ít thấy.

4. Riêng bài Phả Ký họ Phạm, chuyên viên Gia Phả đứng ra lý giải thắc mắc cho dòng họ:

- Tại sao ông Phạm Văn Qườn (đời II) có hai người con thứ Bảy (Phạm Thị Xuyến, Phạm Thị Soi) và hai người con thứ Tám (Phạm Văn Mực, Phạm Thị Gương)? – Vì là con của hai bà : chánh thất và thứ thất.

- Tại sao họ Phạm thành họ Nguyễn? Trường hợp ông Phạm Văn Bốn (họ khác do khai sinh trễ, được người cha kế (ông Phạm Văn Qườn) cho lấy họ Phạm. Ông Phạm Văn Lâm là con của người bạn ông Phạm Văn Qườn được ông Qườn nhận làm con nuôi, cho đất ở. Sau con cháu ông Lâm lấn đất khu đồng mã họ Phạm bị con cháu họ Phạm “không xem họ là con cháu họ Phạm” nữa. Ông Nguyễn Hữu Đức (Phạm Hữu Tâm, Phạm Chí Tân) dù cha ông là Nguyễn Hữu Minh (gốc họ Phạm) là con nuôi, nhưng ông vẫn còn lấy thêm tên khác (Phạm Chí Tân) để nhớ về cội nguồn. Người đọc rất thích thú như đang nghe người của dòng họ kể lại rành rọt.

Được như vậy nhờ chuyên viên Gia Phả đã “hoá thân” thành người của dòng họ, và khổ công tìm hiểu tận tường, khiến bộ Gia Phả có thêm chiều sâu và rất gần gũi với dòng họ.

5. Phóng viên Quỳnh Trang báo pháp luật TP.HCM số ra ngày 21/2/2012 đăng bài nhan đề “Đọc lịch sử từ gia phả” (nhân Lễ trao tặng 11 bộ GP Tân Thông Hội). Tác giả đã đề cao tính lịch sử của Gia Phả, tức tính xã hội, tính nhân văn. Thật sự khi đọc lại các bài Phả Ký, phần Tổ quán, người đọc sẽ hiểu rõ hơn về địa lý nhân văn, lịch sử vùng đất càng khiến người ta, nhứt là người Tân Thông Hội càng quý yêu mảnh đất, càng kính thương tổ tiên mình, phải ra sức xây dựng và bảo vệ đời đời.

II. TỒN TẠI, THIẾU SÓT :

1. Về hình thức cấu trúc bài Phả Ký (phát tích dòng họ, lịch sử vùng đất…), đa số các bài Phả Ký lại đảo ngược để lịch sử vùng đất (Tổ quán) trước. Như vậy có hai điều bất lợi. Đọc Phả Ký tâm lý thông thường (và thực tế) ai cũng muốn biết ngay nguồn gốc Tổ tiên ông bà mình là ai? Ơ đâu đến? Giai đoạn nào trong lịch sử? Do đó khi viết phần lịch sử vùng đất, sẽ phải nhắc lại, dễ bị trùng lắp lẫn lộn.

Các đời trong Phả Ký rất cần nêu ra để thành hệ thống xuyên suốt (thường theo chi trực hệ) dễ hình dung, nên viết liền nhau, không nên xuống dòng, ghi thứ hai, thứ ba… không cần thiết sẽ làm loãng chủ đề – nên để giành cho phần Phả hệ.

Phần đặc điểm dòng họ – tức phải chọn những nét tiêu biểu truyền thống : yêu nước, hiếu học, hiếu thảo, cần cù lao động… vì họ nào cũng có ; và các tiểu mục này nên ngắn gọn, chữ nhỏ đậm. Chúng là “con” của mục Đặc Điểm Dòng Họ – dùng số thứ tự Arập (1,2,3) không nên đánh số La Mã (I, II, III), để giữ trật tự và phân biệt lớn/ nhỏ, kỷ cương trong trang viết.

2. Một số khái niệm từ chưa chính xác : Nguyễn Hữu Cảnh vào phương Nam đặt bộ máy cai trị (1698) do Chúa Nguyễn phái (sai), không phải “cử” và không phải “triều Nguyễn” : Trịnh – Nguyễn phân tranh, lịch sử xưa nay nói 45 năm (1627 -1672), chưa ai nói 200 năm. Một số từ khác : Di cư (từ Củ Chi – Trảng Bàng), sống “quần cư” nơi quê hương Tổ quán (họ Phạm); “Việc hôn phối trong dòng họ Phan” (Phối : từ Cổ, nay thường dùng cho gia súc – phối giống); “trong” : có thể hiểu là “quần hồn” (họ Phan). Lần đầu tiên ghi tên ông Tổ họ, nên in bằng chữ Hoa in, tạo sự chú ý và trân trọng, cũng vậy nên dùng Nam, Nữ để chỉ những người con đời II, III, IV và dùng “ông bà” thay vì “vợ chồng”, như lớp hậu duệ…

“Mấy lời chân thật nôm na” – lời thật mất lòng – xin cảm ơn các tác giả và mong sự thông cảm.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH GIA PHẢ

Võ Ngọc An

Đây là đề xuất ban đầu, cần tiếp tục suy nghĩ thấu đáo để bổ sung hoàn chỉnh.Nghiên cứu khoa học nói chung, cần xác định rõ nộI dung, nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu khoa học về dòng họ và gia phả, nộI dung đã được đề câp tương đốI cụ thể, nay chỉ cần xác định rõ phương pháp nghiên cứu, để căn cứ vào đó thực hiện mong mang lại kết quả tốt nhứt và vị trí ngườI nghiên cứu sẽ được xác lập dần

I./ CẦN XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

· Xác định đúng đắn đề tài nghiên cứu, tổ chức thực hiện với hiệu quả cụ thể;

· Nổ lục cá nhân, kết hợp tập thể nghiên cứu (tổ, nhóm công tác);

· Trung thực.

YÊU CÂU:

- Nghiên cứu gia phả trước tiên phảI nghiên cứu về dòng họ; nắm chắc về dòng họ, quá trình xuất hiên, phát triển con ngườI – dòng họ.

- Kế tiếp là nghiên cứu về gia phả. Nắm chắc phương pháp dựng phả, thực hiện hoàn chỉnh bộ phả, trong đó kỷ sự các vị, lịch sử tổ quán, các đờI, tên tuổI, thứ thế, ngày sanh, ngày mất, các chi…

- Hiểu một số nộI dung chuyên ngành có liên quan

II/ NỘI DUNG CUA NGHIÊN CỨU:

1. Nghiên cứu khoa học ứng dụng

Nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm và nghiên cứu lý luận, hai mức độ đan xen, tác động nhau. Trong dòng họ và gia phả học, nộI dung và mức độ nghiên cứu có những điểm như sau:

· Xây dựng các nhiệm vụ nhận thức về dòng họ và gia phả về lịch sử và về bản chất hai nộI dung trên.

· Nghiên cứu những phương pháp và trí thức đã có về dóng họ và gia phả.

· Đưa ra và phân tích lý thuyết những giả thuyết về dòng họ và gia phả.

· Phân tích và khái quát hóa những kết quả đã nhận thức được về dòng họ và gia phả.

· Kiểm tra các giả thuyết có được trên cơ sở tổng họp toàn bộ các sự kiện vè dòng họ và gia phả.

· Xây dựng các lý thuyết và hình thành những qui luật về dòng họ và gia phả.

· Nghiên cứu những dự báo khoa học về dòng họ và gia phả

2. Nổ lực cá nhân và họp tác trong nhóm công tác:

· Cá nhân tự đăng ký đề tài và Trung tâm phân giao đề tài.

· Tự trang bị kiến thức và Trung tâm bồI dưỡng kiến thức – Lâp tủ sách gia đình – Tra cứu trên mạng – Liêt kê,trao đổi bất thường va định kỳ kiên thức “mớ” trong tổ.

· Có bài đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành. Đúng tên xuất bản sách..

· Chủ trì đề tài hộI nghị, hộI thảo. Sẵn sàng giữ trang về dòng họ và gia phả trên báo và trên online.

3. Tranh thủ các biện pháp hổ trợ:

· Qua việc chỉ đạo quá trình dựng phả, viết địa chí xã ấp, thực hiện chương trình Hán – nôm, viết tiểu sử nhân vật,..Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả, thực hiên hướng dẫn việc nghiên cứu nêu trên.

· Mời PGS Huỳnh Lứa, nguyên Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, chỉ đạo và góp sức vào quá trình nghiên cứu.

· Các biện pháp tinh thần vàt chất kích thích việc nghiên cứu: tích cực động viên, tạo lòng tin, giúp tạo sản phẩm cụ thể; tích cực chăm lo việc vận động tài trợ vật chất cho nghiên cứu.

III. TIÊU CHÍ NGƯỜI THAM GIA VÀO CÔNG VIỆC NGHIÊN CỨU:

Về đạo đức: trung thực, trong sáng, khách quan; yêu, khát vọng xây dựng sự nghiệp gia phả; trách nhiêm công dân cao. Gắn uy tín của mình vớI Trung tâm, vớI sản phẩm tạo ra; xây dựng mốI quan hệ đúng đắn với mọi đối tác; đề cao kỷ luật tự giác.; có tinh thần chia sẻ, cầu thị, tận tụy và tinh thần làm việc theo nhóm cao.

Về kỷ năng: kiến thức chung, kiến thức văn hóa nền chuyên sâu. Kỷ năng nghiên cứu, khảo cứu sách vở, kho lưu trử; khả năng lưu giữ cá nhân tốt; phân tích, tông hợp, phê phán, đề xuất thuần thục. Trong tác nghiệp, xem trọng việc giao tiếp; tư duy đề tài xác định tính thực tiển của đề tài. Sử dụng tiếng Việt trong khoa học lịch sử. Đề cao khả năng tổ chức công việc cá nhân, kế hoạch tỉ mỉ. Kỷ thuật vi tính tốt.. Hoàn thiên: tự học, tự nghiên cứu là chính, tinh thần khắc phục khó khân cao.

Về hiệu quả: lấy hiệu quả công việc làm thước đo về đạo đức, kỷ năng sự phấn đấu từng người.

clip_image145

NHU CẦU HIỂU BIẾT

clip_image146

TRONG VIỆC DỰNG PHẢ

Võ văn Sổ

PGĐ TTNCTHGP

Mục đích yêu cầu

Trong việc dựng gia phả, chúng ta sẽ gặp phải một số từ Hán Nôm trên bài vị, trên bia mộ, trên gia phả cổ, câu đối thờ tại nhà, tại mộ, do đó hiểu biết Hán Nôm là điều cần thiết.

Đã qua rồi thời: Mãn triều chu, tử quý / Tận thị đọc thư nhân hoặc Nho giả thiên hạ chi đại, bản mà đến lúc Nào có ra gì cái chữ nho, ông Nghè ông Cống cũng nằm co, hoặc Ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải , ăn no lại nằm.

Nhưng rồi không phải vậy, đã đến lúc thế hệ chúng ta phải giải quyết biết bao là liễn đối, sắc bằng và bao nhiêu thư tịch cổ trong cục lưu trữ, trong thư viện nhà nước mà công việc trước mắt của người dựng gia phả là đọc các bia mộ, các bài vị, các bộ gia phả chữ hán còn lưu hành trong dân gian.

Loại chữ ngang ngay sổ thẳng, học chữ nào biết chữ đó làm cho ai cũng ngán học. Biết rằng trong trường Đại Học cũng có khoa Hán Nôm, nhưng chắc rằng số sinh viên sau khi tốt nghiệp cũng khó vận dụng được kho từ ngữ chứa nhiều ẩn dụ cao xa, khác hẳn bài bản đã được học.

Biển học mênh mông, không bờ bến. Khi tiếp xúc với các văn bản Hán Nôm ta cứ gặp phải những chữ ta chua học qua, phải tìm thầy thụ giáo. Đọc nhầm chữ, dịch sai là điều thường vấp phải, cũng không tránh khỏi các ông Đồ Nho tự phụ cho mình là đúng.

Vào ra cửa Khổng sân Trình, tập tành chi hồ dã, để quán triệt biển Nho học bao la quả không dễ chút nào, mong ở sự bền chí và quyết tâm.

1. Việc sử dụng chữ Hán ở nước ta

- Có lập luận cho rằng: “Nhà nước chỉ có thể được khai sinh chừng nào đã có sự khai sinh của chữ viết”. Vậy ta nói Việt Nam ta có 4000 năm Văn hiến thì chữ viết có từ lúc nào?

Theo tài liệu khảo cổ học thì qua các cuộc khai quật các di chỉ của thời kỳ văn hóa Bắc Sơn, Đông Sơn, trên các mảnh đất nung đã thấy những vết chạm khắc ngoằn ngèo, của một loại ký hiệu và người ta cho đó là sự bắt đầu hình thành chữ viết. Qua nghiên cứu tiếp theo được cho rằng vào khoảng thế kỷ III trước Công nguyên, ngang với thời Tam quốc của Trung quốc thì Việt Nam đã hình thành chữ viết ở trình độ ba mức: Hình vẽ - Ghi âm – Biểu ý, nhưng rồi không có điều kiện để phát triển bởi gặp thời kỳ bắc thuộc, bị chánh sách áp đặt văn hóa, trong đó có sự truyền bá chữ Trung quốc của Sĩ Nhiếp, Thái thú Giao châu từ năm 187 đến 226 thời Đông Hán.

Trải qua một ngàn năm Bắc thuộc, hệ thống Nho giáo vào Việt Nam có tính tích cực ở nhiều mặt như trung quân ái quốc, tam cang ngũ thường, tam tùng tứ đức, tu thân tề gia, trị quốc bình thiên hạ, v.v... trong đó việc du nhập chữ viết Trung quốc được sử dụng phổ biến trở thành văn tự chính thức trong thời gian dài.

Lịch sử hình thành chữ Hán (từ thời thượng cổ ở Trung quốc) đến thời Tần Thủy Hoàng đã hoàn chỉnh đồng thời với việc chế tạo ra giấy viết, bút. Người ta quy định chữ Hán có 6 cách tạo chữ (lục thư) là tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá.

Thời kỳ thịnh hành chữ Nho ở nước ta đã có những áng văn bất hủ như: Nam quốc sơn hà, Thế sự nhu nhu nại lão hà, Bình thư yếu lược, Bình Ngô đại cáo, v.v...với các vị Trạng nguyên đi sứ ứng đối xuất chúng.

2. Sáng tạo ra chữ Nôm

a/ Nguyên nhân

Ngay thời Bắc thuộc, việc du nhập chữ Hán là thành tựu to lớn về văn hóa. Điểm ưu việt của ngôn ngữ dân tộc là không bị đồng hóa. Ta có cách phát âm riêng, không theo cách đọc của Trung quốc, như ta đã biết có những áng văn tuyệt tác nói trên. Nhưng rồi dần dần nó lộ ra những nhược điểm như: Sau khi viết ra một tác phẩm nào đó tất nhiên phải phiên âm, dịch nghĩa, lắm khi còn phải chú thích người đọc mới hiểu được. Lại thêm, có những tên đất, tên người và một số khái niệm ở đất nước ta hoàn toàn không có trong từ vựng chữ Hán, nên gặp trường hợp nầy sẽ không ghi chép được. Có những vấn đề nhạy cảm nữa của các “tao nhân, mặc khách” Việt Nam, thi tứ quốc âm dồi dào mà Hán tự không ghi chép được để diễn đạt phong thái Việt sánh cùng thiên hạ. Do đó chữ Nôm ra đời. Chữ Nôm dựa trên cơ sở tham khảo và kế thừa nguyên tắc chữ Hán, cho nên muốn biết chữ Nôm trước hết phải thông chữ Hán.

b/ Cách cấu tạo

Chữ Nôm ra đời cũng qui định có ba cách cấu tạo; dựa trên lục thư của chữ Hán rút lại còn ba cách là hội ý – giả tá – hình thanh.

- Hội ý: Dùng hai chữ Hán nguyên dạng xếp đứng chung lại để thành một ý niệm muốn diễn tả, như:

clip_image148. Chữ đãy (cái túi đựng) dùng chữ đại () đặt trên và chữ y (衣) đặt dưới.

. Chữ đời (đời người) dùng chữ thế () đặt ở trên và chữ đại () đặt ở dưới.

clip_image150. Chữ chảy dùng bộ thủy (氵) bên chữ chỉ (止)

clip_image151. Chữ trời chữ thiên () đặt ở trên, chữ thượng () đặt ở dưới.

- Giả tá: vay mượn được áp dụng nhiều nhất, cá 5 cách:

. Mượn nguyên chữ hán nhưng không đọc bằng âm Hán;

Chữ với 贝nguyên âm là “bối”

Chữ mè 麻 nguyên là chữ “ma”

Chữ thỏ 兔 nguyên là chữ “thố”

. Mượn nguyên chữ, nguyên âm, nguyên nghĩa thành một từ thuần Việt;

Chữ thị phi 是非, thiên hạ 天下

. Mượn chữ và âm không cần đúng nghĩa;

Chữ bán 半 (nghĩa Hán một nửa) để diễn việc buôn bán,.

Chữ khác 恪 (nghĩa Hán kính trọng) để dùng cho hình ảnh khác nhau.

. Mượn nghĩa chữ Hán, dùng chữ Hán đọc thành âm Việt;

Chữ ngày 日 (chữ nhật), chữ làm 为 (chữ vi)

- Hình thanh: Loại chữ nầy tạo ra bằng hai phần, phần chính là gợi nghĩa phần kia gợi âm.

Chữ chuôi (cán dao) bộ mộc木 gợi nghĩa, chữ thôi 崔gợi âm.

Chữ hát (hát xướng) lấy bộ khẩu 口gợi ý, chữ hạt 曷gợi âm.

Chữ kén (kén tằm) bộ糸 mịch gợi nghĩa, chữ kiến gợi âm.

Đại khái cách viết chữ Nôm là như vậy, nhưng do hoàn cảnh lịch sử, chữ Nôm chưa thực sự hoàn chỉnh, chưa được chính qui hóa nên có nhiều cách viết khác nhau, mỗi thời mỗi nơi viết khác đọc cũng khác nhau. Dầu sao đi nữa, đó cũng là một kiểu sáng tạo rất bản lĩnh của người xưa đã thành một loại hình chữ riêng biệt của người Việt, trong đó hàm chứa nhiều ý nghĩa mang tính dân tộc. Công lao nầy trước hết thuộc về các bậc tiền bối Nho học của nước ta.

Việc phát triển chữ Nôm qua hai giai đoạn:

- Từ đầu thế kỷ XII, chữ Nôm chỉ dừng ở mức tìm chữ để bổ sung chỗ nào chữ Hán không có.

- Sau đó nó đã phát triển thành chữ viết văn học mà chúng ta đã biết qua, cho đến khi chữ Hán Nôm gần như triệt tiêu thay vào đó là chữ quốc ngữ vần La-tinh hiện nay.

c/ Chữ Nôm có từ lúc nào?

Có nơi nói Nguyễn Thuyên với bài văn tế cá sấu (1282) là người sáng chế ra chữ Nôm đầu tiên. Nhưng xét kỹ các văn bản và bia ký thời Nhà Lý (1010-1225) đã thấy chữ Nôm: nước Đại Cồ Việt thời Đinh Tiên Hoàng, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (791-802), bài bia ký tại chùa Báo Ân có ghi tên 10 người bằng chữ Nôm, mà mãi đến thời Trần (1225-1400) mới có bài Văn tế cá sấu. Cho nên ta cần phải hiểu là chữ Nôm có trước thời Trần do nhiều người sáng tạo ra từ đơn giản đến nâng cao. Những vị vua như Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tôn, Quang Trung, ... những vị vua có tâm huyết với chữ Nôm, đã làm cho nó liên tục phát triển cho đến thời kỳ du nhập chữ quốc ngữ vần La-tinh.

d/ Lối học chữ Hán-Nôm thế kỷ XVIII-XIX

Đầu tiên vở lòng chữ Hán, học chữ một: Thiên trời, địa đất, thất mất,... chữ nào nghĩa nấy. sau đó học thuộc lòng và viết theo sách Minh Tâm Bửu Giám, Ấu học tầm nguyên, xong coi như lên lớp. nghe sách Tứ Thư, Kinh Thi; mỗi nửa tháng trả bài có viết ám tả một đoạn nào đó do thầy chỉ định.

Đọc và viết từ trên xuống, từ bên phải qua, câu chữ liên tục chưa có hình thức chấm, phết phân đoạn như ngày nay; chủ yếu là viết đẹp.

Song song đó là chữ Nôm bằng cách vừa viết vừa học thuộc lòng quyển Chinh Phụ Ngâm, quyển thơ Lục vân Tiên hoặc Truyện Kiều là nắm được cơ bản chữ Nôm.

3. Hán Nôm trong việc dựng phả

a/ Đọc bài vị, mộ bia:

Khắp mọi miền đất nước, trước khi người Pháp đến đô hộ, bài vị, mộ bia nước ta đều dùng chữ Hán – Nôm, tùy gia cảnh mà hình thức đẹp xấu khác nhau. Bài vị thường nhà gia thế, quan quyền chức sắc mới có. Bia mộ, nhà giàu thì dùng đá Non Nước chạm trổ khéo léo, dân thường thì dùng đá xanh gọt đẻo đơn sơ, nhưng chữ nghĩa vẫn thể hiện đủ.

Bài vị thờ Tả Quân Lê Văn Duyệt ở phủ thờ Phú Mộng (Huế) khá dài:

Tổ Khảo chưởng Tả quân Bình Tây Tướng quân, lãnh Gia Định Tổng trấn, kiêm giám Thần sách Quận công, tặng Tá Vận Công Thần, đặc tấn Đô Thống phủ chưởng phủ sự, Tráng Võ Tướng quân, Tả quân Thái bảo Quận công,thụy Oai Nghị Lê Công thần vị. Tự tôn diễn phụng tự.

Nơi nhà thờ Trương Gia Từ Đường của họ tộc Trương Minh Giảng tại Gò Vấp vẫn lưu giữ trên dưới 150 bài vị con cháu và dâu của họ Trương từ trước đến nay, khi đem so sánh với gia phả thì trùng khớp.

Một bia mộ khác ở Chợ Lớn:

- Đại Việt Nam Kỳ, Đề Ngạn đệ nhị quận, nghiệp chủ tánh Lý, húy Thanh Huy phủ quân chi mộ.

Đinh Tỵ niên, thập nhị nguyệt, thập ngũ nhật sanh, Tây nhứt cửu nhất lục niên, thập nhị nguyệt, nhị thập bát hiệu tử. Nam nữ tử đồng lập thạch.

Bài vị và trên bia mộ đều ghi giống nhau, chỉ khác bài vị là “chi vị”, mộ là “chi mộ”.

Người xưa ghi bia cũng như bài vị hay giấu tên ông bà, người chết; trường hợp nầy phải có kiến thức rộng và nhiều thời gian đối chiếu văn tự; ví dụ như các văn bia sau:

- Việt Nam, Nguyễn môn chánh thất Dương thị “Kim đái song qua chi mộ. Hiếu tử Nguyễn An Cư lập mộ.

(Chữ kim bên 2 chữ qua đội nhau thành chữ tiền ,hóa ra bà tên là Tiền)

- Đại Nam, Lê Tự tộc, Từ mẫu Nguyễn Đình, húy “Nam Trân” chi mộ. Tử tôn đồng lập thạch.

(Nam Trân= lòn bon, loại trái cây ở rừng phương Nam được vua Gia Long đặt tên; tên bà là Lòn)

- Việt Nam, Lê Văn quý nam, húy “Tam Sắc” chi mộ. Sanh ư Mậu Tý, Đinh Mùi thất tích. Phụ mẫu lập phong phần.

(Tam Sắc=Tám, tên người này là Tám)

Nhìn chung thì bia được ghi làm 3 hàng dọc:

Hàng giữa ghi quê quán, năm lập mộ, chức vụ, họ tên, tên thụy nếu có.

Bên phải ghi năm sanh người chết.

Bên trái ghi ngày, tháng, năm chết và tên người lập mộ.

b/ Về các gia phả chữ Hán

Nhiều dòng họ còn giữ được gia phả cổ, đây là những tư liệu quí giúp cho việc dựng mới có nhiều thông tin làm phong phú hơn. Cũng có thể chỉ dịch gia phả cổ để dòng họ lưu truyền, phổ biến nội bộ.

Các dòng họ đã nhờ đọc và dịch:

- Mộ Trạch Võ Tộc Thế hệ sự tích – tập thượng ngũ chi, tập hạ bát phái.

- Trương gia từ thế phả toàn tập – 4 chi: Bá, Trọng, Thúc và Quý (theo thứ tự của 8 kẻ sĩ đời nhà Châu: Bá Quát, Bá Đạt; Trọng Đột, Trọng Hốt; Thúc Dạ, Thúc Hạ và Quý Thùy, Quý Hoa).

- Gia phả họ Võ ở Tân Thuận Đông, có ông Võ Doãn Triêm là tướng của Nguyễn Phúc Anh thời chống Tây Sơn.

- Trần Tông Thế thứ trưởng ký phả, dòng họ ông Trần Trọng Tân ở Cam Lộ, Quảng Trị.

Qua những bộ gia phả này, người đi dựng phả phải có hiểu biết Hán Nôm, thậm chí biết nhưng cũng không dễ dàng dịch đúng nếu không có kinh nghiệm.

c/ Về liễn đối ở mộ

Đây là hình thái văn hóa đậm nét cổ kính, làm tăng giá trị di tích dòng họ, khai thông thân thế sự nghiệp người đã chết bằng văn chương. Loại hình nầy phổ biến tại các mộ cổ, tuy nhiên những ngôi mộ mới xây dựng hiện nay cũng có sử dụng liễn đối, nhất là miền Trung. Ý nghĩa liễn đối có sâu xa, có diễn đạt được tế nhị hay không còn phụ thuộc khả năng người đặt.

Một vài cặp đối hay:

Ô đề lạc nguyệt hàn sương dạ,

Thảo khấp tà huy mộ vũ thời

Phỏng dịch:

Quạ kêu, trăng lặn, đêm sương lạnh,

Cỏ rũ, xế chiều, mộ mưa giăng

(Trần Văn Đường)

Thiên thu ban trúc lệ,

Nhất phiến bạch vân tâm.

Phỏng dịch:

Nước mắt ngàn năm vân tre tựa,

Lòng người một mảnh trắng mây đưa

(TVĐ)

Hình hài hoàn đại khối,

Danh tiết phú trinh mân.

Phỏng dịch:

Hình hài trả nợ nơi trời đất,

Danh tiết để đời tại đá bia.

(TVĐ)

d/ Về liễn đối – hoành phi ở từ đường

Liễn đối, hoành phi tại từ đường có ý nghĩa như lăng mộ, luôn là lời chúc, lời khen tặng và trong đó khẳng định một phần thanh thế của dòng họ. Sau đây là câu đối hoành phi nhà thờ họ Võ.

Trở đậu hinh hương cao ngưỡng chỉ,

Cơ cừu sáng nghiệp định can qua.

Khắc xương quyết hậu,

Trúc bao Tùng mậu,

Yến Dực di mưu.

Một cặp đối có nhiều ý, nhiều nghĩa, văn vẻ cả hình thức cấu trúc câu và cả nội dung tả cảnh hữu tình. Một bức hoành phi có thể từ điển tích và có thể từ trong một áng thơ bất hủ.

Đối mặt trước yêu cầu nầy, việc hiểu biết Hán Nôm trong dựng phả là cần thiết. Những ông đồ già thâm hậu khuất bóng, lớp Nho sinh trẻ theo tân học liệu có đảm đương nổi rừng Nho uyên bác của dân gian.

“Thất thập tuế sanh phi ngô tử dã gia tài điền sản giao nhữ tử tế ngoại nhân bất đắc vọng tranh”, với cú pháp không chấm, không phết, không chữ hoa; đầy thách đố còn đó cho người diễn giải chữ Nho trong công việc dịch và dựng gia phả.

eeb/agg

BÁO CHÍ ĐƯA TIN

Thứ Tư, 15/03/2006, 06:27 (GMT+7)

Những ông đồ Sài Gòn đi... làm gia phả

clip_image153

Ông Võ Văn Sổ và tập gia phả của họ Nguyễn – L.Đ

TT – Những nhà nho Sài Gòn sinh hoạt tại Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả TP.HCM đang làm một phần việc thú vị của giới sử học: sưu tầm, nghiên cứu và dựng lại gia phả của các dòng họ...

Gia phả là... phát hiện

Cư dân vùng Nam bộ ít có thói quen lập gia phả, lịch sử hình thành các họ tộc gia đình ở phương Nam gắn liền với quá trình di dân mở cõi từ thời các chúa Nguyễn. Những người nghiên cứu gia phả nhận ra đặc điểm chung là các hệ gia đình Nam bộ hiện nay thường chỉ biết có bảy đời. Thế hệ trước đó vốn xuất thân từ miền ngoài.

Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả hiện có hơn 30 hội viên. Trong đó, có hai người giỏi chữ Hán và chữ Nôm là ông Võ Văn Sổ và ông Huỳnh Văn Năm. Phần lớn các tư liệu về dòng tộc, các bộ gia phả lập từ thời xưa, những thần tích bài vị, văn bia cần thiết cho việc lập gia phả đều được viết bằng chữ Hán, chữ Nôm.

clip_image155

Công việc sưu tầm tư liệu, phục dựng các bộ gia phả của từng dòng họ rất cần vốn Hán Nôm cổ của các “cụ đồ”. Ông Võ Văn Sổ kể rằng chính ông đã cải chính một sự nhầm lẫn về giới tính của vị tổ tộc họ Trương ở Trà Vinh. “Từ bao đời nay, ngôi mộ tổ của tộc họ Trương được xem là mộ của “bà tổ”, xuất phát từ lời kể của một người trong tộc về lịch sử định cư lập ấp của dòng họ tại đây.

Tuy nhiên, trong họ không ai đọc được chữ Hán, trong khi trên bia mộ tổ có ghi rõ ràng: “Đại Nam hiển tổ khảo tánh Trương tự Thâu... chi mộ”. Khi bia mộ dùng chữ “hiển tổ khảo”, tức là ngôi mộ này của ông nội người lập mộ. Nếu là mộ của bà nội, phải dùng chữ “hiển tổ tỉ”.

Đầu tháng ba vừa qua, bộ gia phả của dòng họ Nguyễn ở Long An được lập xong, trong đó các nhà nghiên cứu gia phả đã xác định gốc tích dòng họ Nguyễn này tại Quảng Ngãi bằng việc đi điền dã tìm hiểu cụ thể và phát hiện được một bộ gia phả bằng chữ Nôm gốc còn lưu tại Quảng Ngãi. Thế là một nhánh tộc vào Nam sau mấy trăm năm mới ráp nối được với họ hàng ở quê gốc Quảng Ngãi.

Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả TP.HCM:

Địa chỉ: số 4 Bà Huyện Thanh Quan, Q.3, TP.HCM,

ĐT: (08) 9305440.

Mục tiêu của trung tâm:

- Góp phần phục hồi ngành gia phả học VN.

- Dựng gia phả các dòng họ trên cơ sở xác định một cấu trúc khoa học bộ gia phả, cộng với các kiến thức liên ngành.

- Từng bước tham gia xây dựng gia đình, dòng họ văn hóa, tư vấn việc định hướng, quản lý dòng họ và gia phả.

Thú vị hơn nữa là sau khi bộ gia phả họ Nguyễn hoàn thành, một nhánh họ Nguyễn ở Long An nhân nghe tin đó đã tìm được dòng họ của mình bấy lâu thất lạc không liên hệ được. Hiện nay, trung tâm gia phả đang dự định thiết kế một chuyến gặp gỡ để dòng họ Nguyễn ở Long An nhận thêm bà con.

Người nhiệt tình gầy dựng phong trào nghiên cứu phục dựng gia phả là ông Võ Ngọc An – giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và thực hành gia phả. Ông An là người đã tìm ra bộ gia phả cổ của dòng họ Trương Minh Giảng còn lưu tại Thư viện Quốc gia (Hà Nội).

Từ bản sao bộ gia phả này, ông Võ Văn Sổ đã dịch ra chữ quốc ngữ và dựng lại thành tập gia phả, sau đó chuyển lại cho hậu duệ của Trương Minh Giảng hiện còn cư ngụ tại quận Gò Vấp, TP.HCM. “Gia phả của dòng họ này từ lâu đã bị thất lạc, nay mình tìm được, dịch ra chữ Việt, gửi lại cho họ, quả là như châu về Hiệp Phố, thật hay” – ông Sổ kể.

Sử liệu của... nhà gia phả học

Trong quá trình sưu tầm tư liệu về dòng họ Hồ - họ ngoại của nhà biên kịch Nguyễn Hồ, ông Huỳnh Văn Năm tìm ra dấu tích của mộ táng và nơi thờ tự của những vị khai quốc công thần thời Gia Long, khởi đầu là ông Hồ Văn Vân từ Nghệ An vào Nam lập nghiệp.

Ông Hồ Văn Vân sinh ra người con là Hồ Văn Bôi (hay còn gọi là Vui), là cha bà Hồ Thị Hoa – vợ chính thất của vua Minh Mạng. Bản thân ông Hồ Văn Bôi là cận thần tin cẩn của vua Gia Long từ khi khởi nghiệp ở đất Đàng Trong, được phong đến tước Phước Quốc Công. Đến nay, mộ tổ dòng họ này chỉ còn một ngôi mộ của ông Hồ Văn Vân tại nghĩa trang Triều Châu, tỉnh Bình Dương.

clip_image157

“Ông đồ” Huỳnh Văn Năm đang sưu tập tư liệu gia phả tại nhà - Ảnh: L.Đ.

Các ngôi mộ và nhà thờ của ông Hồ Văn Bôi và vợ là Huỳnh Thị Lành đều đã thành phế tích, nằm lẫn trong khu dân cư ở Thủ Đức, TP.HCM.

Tuy vậy, ông Năm đã tìm được linh vị thờ ông Hồ Văn Vân và vợ cùng linh vị của ông Hồ Văn Bôi và vợ được dân đưa vào thờ tại đình Linh Chiểu, quận Thủ Đức. Hiện nay, hậu duệ có anh Hồ Văn Dũng đang trông coi việc thờ tự cho các vị tiên tổ tộc họ này.

Và việc xây dựng gia phả dòng họ Trương ở Đức Hòa, Long An đã làm hé lộ những cứ liệu sử học thú vị. Những người già trong tộc họ Trương nói rằng xuất xứ của họ này từ Hà Tĩnh vào Nam.

Ông Huỳnh Văn Năm cùng nhóm cộng sự đã đi điền dã ra Hà Tĩnh, theo gợi ý của những người trong họ rằng ở huyện Đức Thọ có họ Trương, nơi đây cũng có một địa danh Đức Hòa – tên xã. Trong chuyến điền dã này ông Năm đã tìm được một quyển gia phả cổ của họ Trương ở Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Trong gia phả ghi nhận có một người trong họ sau khi vào Gia Định thì “không còn tung tích, hình ảnh gì cả”. Bên cạnh việc đối chiếu với trường hợp vị tổ đầu của họ Trương ở Long An, các nhà gia phả học còn dự đoán địa danh Đức Hòa ở Long An có lẽ xuất phát từ những người con đất Hà Tĩnh sau khi vào Nam vì nhớ quê nên dùng địa danh cũ để gọi quê mới lập nghiệp trong này. Những cứ liệu về việc xuất xứ các địa danh như vậy trong sách Gia Định thành thông chí chưa ghi nhận được.

Chưa hết, ông Huỳnh Văn Năm cho biết ông vừa tìm ra dấu tích hậu duệ của đô đốc Tuyết và đô đốc Long – hai dũng tướng của vua Quang Trung. Điều bất ngờ là hậu duệ đô đốc Tuyết đang sống tại TP.HCM, và trong họ có người được nhận sắc phong dưới triều Tây Sơn và cả triều Nguyễn. “Nếu hậu duệ hai họ này yêu cầu, tôi sẽ tiếp tục công trình phục dựng gia phả cho dòng họ của hai vị đô đốc danh tiếng dưới thời Tây Sơn” – ông Năm hào hứng nói.

LAM ĐIỀN (Báo Tuổi Trẻ)

GIÁO DỤC THẾ HỆ TRẺ

NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH GIA PHẢ

Trương Đình Bạch Hồng

Quốc Văn Giáo Khoa Thư là cuốn sách giáo khoa tiếng Việt được dạy ở các trường tiểu học ở Việt Nam trong thời Pháp thuộc vào đầu thế kỷ XX. Nhóm biên soạn sách gồm những học giả, nhà văn và là những nhà giáo dục nổi tiếng, đã dạy cho lớp thiếu niên nhi đồng những bài học đầu tiên thật ngắn gọn, dể nhớ và đáng nhớ suốt cả đời người. Ngay trong chương trình của lớp Đồng Ấu, một bài học về gia phả đã được dạy cho các cháu nhỏ:

QUYỂN GIA PHẢ (gia phổ)

Hôm nọ nhà có giỗ, tôi thấy cha tôi lấy một quyển sách ở tủ ra xem. Tôi hỏi :

- Cha xem sách gì đấy?

- Cha xem quyển gia phả

- Gia phả là gì?

- Gia phả là quyển sách để chép rõ tên tuổi, đức hạnh và công trạng của tổ tiên.

- Vậy hôm nay cha xem để là gì?

- Xem cho biết rõ danh hiệu của ông để mà khấn, vì ngày mai là ngày giỗ ông.

Tuy rằng việc học ngày nay đã khác xưa, nhưng dẫu chế độ nào, thời đại nào cũng cần phải tôn vinh những đạo lý muôn thuở : ân tổ tiên ông bà, công cha, nghĩa mẹ, học trò biết ơn thầy….Đáng tiếc là chương trình sách giáo khoa hiện nay lại ít nhắc đến những đạo lý này.

Sau ngày đất nước thống nhất và từ khi tiến hành đổi mới đến nay, xu hướng trở về cội nguồn, phục hưng các sinh hoạt dòng họ diễn ra sôi nổi. Thể hiện rõ nhất của xu hướng này trước hết là việc sửa chữa, trùng tu, xây mới nhà thờ, mồ mả tổ tiên. Tiếp đến là việc dịch ra tiếng Việt, sưu tầm viết lại các gia phả, truy tìm gốc tích tổ tiên ở các nơi. Tuy nhiên, phần lớn những người quan tâm thực hiện những việc trên lại là những cụ già sức tàn lực kiệt hoặc đã nghỉ hưu; trong khi lớp người trẻ tuổi ngày càng rời xa gia đình, dòng họ chạy theo cơn lốc kinh tế thị trường mà ít quan tâm đến cội nguồn. Vì vậy việc giáo dục giới trẻ nhận thức và thực hành gia phả lúc này cần thiết hơn bao giờ hết.

Trong khi chờ đợi Bộ Giáo dục đưa chương trình gia phả học vào sách giáo khoa thì nên chăng Trung tâm nghiên cứu thực hành gia phả phối hợp với các dòng họ và một số cơ quan, đơn vị quan tâm đến gia phả để mở lớp tập huấn về phương pháp dựng phả cho thanh niên. Nếu thực hiện được điều này thì có thể thấy được kết quả như trong lớp tập huấn cho các sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn tp. Hồ Chí Minh cuối năm 2011 vừa qua. Em Nguyễn Thị Thúy Phúc đã tâm sự: “Sau bốn buổi học bổ ích trôi qua tại trung tâm Gia phả TPHCM, những bài giảng của thầy cô đã để lại ấn tượng trong tôi rất lớn. Trước khi chưa học về gia phả, thực sự tôi ít quan tâm tới nó vì tôi nghĩ mình là nữ nhi, lo chi chuyện đó, đó là chuyện của nam nhi. Nhưng qua 1 tháng học tại trung tâm, tôi mới hiểu cặn kẽ mọi thứ: Chuyện thờ cúng tổ tiên, lo mồ mả ông bà và chuyện lập gia phả là chuyện con cháu phải làm. Đó là công việc thiêng liêng nhất trong đời người để báo hiếu ông bà, cha mẹ, dù là nữ nhi hay nam nhi cũng phải làm” .

Riêng phương pháp dựng phả của Trung Tâm dù được đánh giá là rất khoa học, sử dụng nhiều phương pháp xã hội học, phương pháp luận sử học...nhưng chỉ phù hợp cho những sinh viên, những khoa bảng trí thức. Còn với lớp người trẻ tuổi, bình dân, ít học thì việc lập một cuốn gia phả dù sơ sài cũng là một điều khó khăn. Vì vậy, Trung tâm chỉ nên giới thiệu một vài mẫu gia phả đơn giản và thông dụng cho đại đa số người trẻ học dựng gia phả.

Mẫu thứ nhất thích hợp cho những bạn trẻ chỉ mới đọc thông viết thạo nhưng vẫn có thể tự mình làm được gia phả. Nội dung của gia phả chỉ vẻn vẹn có phần Chính phả mà không có các phần Ngoại phả hay Phụ lục khác. Ngay cả ở phần Chính phả cũng chỉ giữ lại phần phả ký, phả hệ đơn giản và tước bỏ các mục kỷ sự, biến cố,…Phương pháp này tiện dụng cho những nhà chỉ biết có mấy đời ở gần mình như ông cố, ông nội, hoặc thích chép tắt, không đi sâu vào chi tiết.

Mẫu thứ hai : tương đối đầy đủ hơn, gồm có các tiết mục và các sự việc cùng kết hợp với nhau nhưng vẫn lập theo hệ thống dọc. Phần Chính phả gồm : Lời nói đầu, Phả ký, Phả hệ, Phả đồ. Phần ngoại phả gồm có việc cúng giỗ hàng năm, nhà thờ, phần mộ,….Phần phụ khảo gồm các bài viết có liên quan đến dòng họ.

Thông qua việc đi từng nhà trong dòng họ để ghi chép tên tuổi và sưu tầm nguồn gốc lý lịch của tổ tiên, các bạn trẻ sẽ mất nhiều ngày giờ, phải tận dụng hết khả năng tâm trí và tổn hao sức lực. Vì vậy, họ cần phải nhẫn nại cùng với tấm lòng tha thiết nồng nàn đến tổ tiến dòng họ. Thông qua việc lập phả, quan hệ anh em, họ hàng có sức mạnh gắn kết hơn, từ đó,mỗi cá nhân ý thức hơn về vai trò của mính đối với dòng họ và xã hội. Trong lịch sử, nhiều dòng họ trải qua dâu bể, gian truân, hoạn nạn, nhưng nhờ những người trẻ hăng hái, phấn đấu mà sự nghiệp và dòng họ được khôi phục lại.

Nhờ có gia phả, thế hệ trẻ có thể nhìn lại công nghiệp của Tổ tiên ở quá khứ, vừa hăng hái tiến bước để xây dựng tương lai cho bản thân và dòng họ. Nếu giới trẻ ai ai cũng hiểu rõ tầm quan trọng của gia phả mà ra công sưu tầm, nghiên cứu thì chắc rằng ngành gia phả Việt Nam còn tiến xa hơn nữa và hy vọng trong tương lai gia phả sẽ được chọn đưa vào chương trình giáo dục quốc gia.

eeb/agg

CHUYỆN

CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐI CHÉP PHẢ

Hồ Việt Kim Chi

Chúng tôi chỉ là những ngưởi đi chép phả.

Chúng tôi không giống như người đi viết thuê, như có người từng nghĩ, bởi ngoài việc viết từng lời, từng chữ theo ý người chủ phả (người đứng hợp đồng), chúng tôi, người đi chép phả (NĐCP), còn lồng vào đấy bối cảnh lịch sử, xây dựng nội dung, cấu trúc hình thức, thể hiện cảm xúc trong từng câu từ . . . khiến cho một tập gia phả chi họ, sau khi hoàn tất, nó gần như một tác phẩm. Thế nên có đôi lúc chúng ta lại lầm tưởng, NĐCP là tác giả!

Không thể là tác giả vì chúng ta không sáng tác ra nội dung, chúng ta không chịu trách nhiệm về các sự kiện lồng trong đấy. Sau khi bản thảo hoàn tất, người chủ phả đọc lại và đồng ý thì tập sách mới được cho in. Hơn nữa khi ghi chép phần thông tin của gia tộc, ghi lại thành câu từ, chúng ta trong vai trò “chép dùm” cho một tập phả có nhiều tác giả trong họ tộc,những người trong họ tộc chịu trách nhiệm về những thông tin do mình cung cấp. Tuy nhiên người “chép dùm” cũng phải suy luận, trao đổi để kiểm tra ngay để đủ tính chính xác về các thông tin, sự kiện ấy.

Chúng ta nên giữ kỹ bàn nháp, trong đó có ghi chú chi tiết nguồn thông tin lấy từ tư liệu nào, từ người nào, ngày và nơi nhận thông tin để sau đối chiếu.

Gia phả là lịch sử quí giá và là thông tin bí mật của dòng họ.

Những sự kiện trong một bộ phả của một dòng họ rất đặc thù. Bởi nó có nhiều chi tiết rất đặc biệt và rất riêng, đôi khi là những bí mật của một dòng họ, cần phải được tôn trọng.

Vậy nên, khi muốn phổ biến một tập gia phả của một chi họ cần có sự đồng ý của gia tộc là cần thiết.

Gia phả cần có sự chính xác:

Gia phả là môn nghiên cứu có tính cách khoa học. Bởi chúng ta đang sống trong giai đoạn giao thời của một đất nước vừa lập lại kỷ cương. Việc gia tộc có nhiêu người sống trong nhiều chế độ xã hội là không tránh khỏi. NĐCP cần cẩn trọng trong ngôn từ khi tiếp xúc và khi viết. Chủ yếu là cần chính xác. Những gì không là sự thật tự nó không giá trị.

Trên đường đi diền giả:

Đi trực tiếp phỏng vần, đôi khi gặp không ít những điều “không có gì là không thể” ! Nhưng NĐCP không thể dừng lại nửa chừng (hũy hợp đồng) vì những tình huống khó.

Sau đây, một vài ví dụ có thật, và vì lý do riêng tư, chúng tôi không nêu tên và phả họ. Mời bạn thử tìm vài cách giải quyết?

1. Khi chúng tôi phỏng vấn một chi họ sắp kết thúc, một thành viên trong chi họ 75 tuổi, không chịu nói tên người chồng. Người chồng đầu tiên có hôn thú, có sự chứng kiến của hai họ tộc, và đã có với bà 2 đứa con, sau đó ông ở riêng và 2 đứa con thì đã chết. Hiện nay, bà còn 3 đứa con gái cùng họ với bà. Chúng tôi lấy thông tin từng người một. Khi phỏng vấn đến người con út, thì cô nói: Tên người cha mà 2 chị khai trước đây là không thật. Ông ấy chỉ là người yêu cuối cùng của mẹ, sau khi mẹ đã có 3 con gái với 3 người đàn ông trước đó. Gia đình người yêu không đồng ý cuộc hôn nhân này. Ông nghe lời cha mẹ lấy vợ, sau đó tiếp tục chăm sóc bà và các con của bà. Ba người con gái rất yêu quí ông, vì ông tới lui chăm sóc họ từ bé, họ coi ông như cha đẻ của mình. Cà 3 cô con gái cùng bà mẹ đề nghị ghi tên ông là cha ruột. Ngay thời điểm phỏng vấn, cả 5 người trong cuộc cùng họ Nguyễn.

Bạn là NĐCP sẽ có ý kiến ra sao?

2. Vì lý do thời cuộc, một gia đình đổi họ từ đời ông nội. Tìm thêm các nhánh cho dòng họ là một việc đôi khi tình cờ, đôi khi khó khăn. Rắc rối là họ không đồng ý ghi họ cũ. Bạn có cách thuyết phục nào?

3. Một gia tộc có nhiều người tham gia trong cuộc chiến kéo dài ở nước ta (vào thời Pháp, Mỹ). Họ từ chối kể ra một giai đoạn nào đó. Hoặc dùng những danh từ không phù hợp. . . Bạn tìm cách thuyết phục, tiếp tục hoàn tất hay cắt hợp đồng?

4. Khi bạn đến tiếp xúc một thành viên của dòng họ dù được thân tộc giới thiệu trước, họ vẫn không muốn tiếp bạn vì thành kiến, vì mâu thuẩn gia tộc, vì nhiều lý do khác nữa . . . Bạn phải làm gì để tiếp tục hoàn thành cuộc phỏng vấn?

5. Một chi họ cử người trưởng tộc chịu trách nhiệm cung cấp thông tin dòng họ. Ông khẳng định đời I là một người, đời thứ II có 6 người (6 nhánh). Khi hợp đồng sắp hoàn tất, một vài người trong họ báo là còn người thứ 7 (đời II) là một phụ nữ, tạm gọi là bà Bảy. Và chỉ sau hai tuần, chúng tôi tìm được thông tin này và được gặp người cháu ngoại của bà Bảy. Người cháu này đã 76 tuổi, bà chỉ ở cách xa nhà Từ đường của dòng họ 2km. Bà nói bà biết mối quan hệ gia tộc, nhưng không dám đến dự lễ giỗ lần nào, vì những người lớn tuổi như mẹ bà và bà ngoại bà thì đã chết từ khi bà còn nhỏ! Nhờ một người bà con trong họ, và biết chắn chắn mối liên hệ, chúng tôi giới thiệu bà cho ông trưởng tộc, ông không nói lời nào, ông không giải thích và không phản đối. Với những bằng chứng xác thực của nhiều người trong họ, chúng tôi đề nghị bổ sung nhánh của bà vào gia phả và mời bà vào dự lễ cầu siêu của gia tộc.

Theo bạn, sau đó, bà ấy và con cháu có trở về trong những ngày giỗ chạp như một thành viên gia tộc hay không?

Trên đây là một vài tình huống đặt biệt, và chúng tôi đã có cách đối phó trong các tình huống nêu trên để hoàn tất hợp đồng!

Cuối cùng để tặng bạn, xin kể một tình huống vui...muốn cười ra nước mắt.

Trong lúc chúng tôi sắp kết thúc hợp đồng, còn một gia đình họ xa, được biết là chỉ có hai mẹ con, nhưng có một ghi chú hấp dẫn: một là mẹ VN anh hùng và con là một anh hùng lực lượng vũ trang. Đã nhiều lần người đi phỏng vấn trước, không tiếp cận được. Khi nhận lời làm thay, chúng tôi đi cầu may!!

Điểm đến là một gia đinh neo đơn ở Bà Điểm. Khi chúng tôi đến nơi cũng đã khá trưa, trời nắng tháng tư như thiêu đốt. Căn nhà ngói cổ ba gian hiện ra chói chang với một sân gạch tàu rộng đỏ au, chung quanh là vườn cây lưa thưa, nhưng có đến hơn 10 con chó sửa inh ỏi! Báo động ghê gớm như thế nhưng chủ nhân không thấy đâu? Chờ lủ chó im chúng tôi lên tiếng gọi. Khoảng cách từ rào đến nhà cũng khá xa. Họ có nghe thấy không? Cũng có đến 20 phút sau, khi chúng tôi gần như không còn kiên nhẫn chờ đợi, thì một phụ nữ khoảng 60 tuổi bước ra trong bộ đồ bà ba đen lam lủ như một nông dân. Bà lớn tiếng giọng khó chịu:

- Không có ai ở nhà hết!

- Dì ơi, cho hỏi thăm nhà dì năm T.

- Không biết. Đi đi.

- Dì ơi cho chúng cháu xin nước uống.

- Ở đâu mà xin nước uống?

- Dạ, từ Sài gòn lên. Chung quanh đây không có quán nước nào hết.

- Đứng đó tui đem nước cho.

(Thật sự là chúng tôi muốn vào nhà, làm cách nào đây?)

Một lát bà ấy ra:

- Cô cậu vô nhà đi, tui nhốt mấy con chó rồi!

(Vậy là chúng tôi tìm đúng nhà bà T ?)

Sau khi hỏi thăm mục đích “xin nước uống” của chúng tôi, bà bỗng cười xòa, vui vẻ cởi mớ hơn và sau đó bà mời chúng tôi không phải một ly nước lả mà là một ly cà phê đá! Rồi bà lại nấu hủ tiếu (loại như mì gói) cho ăn. Sau khi cho ăn uống và tiếp đãi ân cần như thế, bà tặng cho chúng tôi một cuốn sách quí về tiều sử các Mẹ anh hùng! Rồi bà bắt đầu kể về mẹ và bà. Mẹ bà mất 10 năm rồi. Bà nói bà tưởng chúng tôi là cán bộ địa phương, lễ Tết hay cho đường sữa. Bà không thích tiếp khách, đại loại như thế. Sau đó bà vừa kể chuyện vừa soạn hình ảnh ngày còn ở quân đội, những tư liệu chiến công, các huân chương, huy chương của cả hai mẹ con.

Gian nhà thờ với những vật dụng cũ kỹ nhưng đầy ắp những kỷ niệm của hai mẹ con bà T làm chúng tôi xúc động. Khi tiễn chúng tôi về bà nói:

- Khi nào có dịp cô cậu ghé ngang thăm tui với?

- Dạ, chúng cháu sẽ nhớ. Dì ở một mình có buồn không?

- Thỉnh thoảng tôi cũng xuống Sài gòn chơi nhà cháu. Tôi có một TV mua từ hồi World Cup. Tui ghiền bóng đá lắm.

Cuối cùng chúng tôi thêm được một thông tin vui về người phụ nữ nông thôn anh hùng này. Giải trí bằng cách xem bóng đá mà “ghiền”. Đối với phụ nữ, điều này quả thật hiếm có!

eeb/agg

KỶ NIỆM

KHÓ QUÊN

Bùi Thị Thái Lương

Ai cũng trải qua những kỷ niệm đẹp thời đi học, thời đi làm, nhưng đi làm gia phả còn có nhiều kỷ niệm khó quên.

Cuộc sống hiện tại, bạn bè mỗi đứa một công việc, đứa bán hàng, đứa làm giáo viên, đứa ở nhà nấu cơm nhưng cũng có đứa làm bác sĩ, làm giám đốc… Riêng mình thì đi làm gia phả.

Bạn mình ai thắc mắc, với kẻ như mình lên xe là nôn thốc nôn tháo thì làm sao mà ngồi xe đi xa được, đi chơi không xong chứ nói gì đi làm việc. Thế mà mình lại làm được, làm tốt nữa chứ (theo mình nghỉ). Mình kể cho đám bạn biết là những lần đi như thế trong túi xách của mình bao giờ cũng có rất nhiều thuốc chống say xe. Có lần mình đi điền giả, gia phả họ Võ ở Bà Rịa, quên uống thuốc, đi từ Biên Hòa tới Long Thành là mặt mày xanh lét, tới Bà Rịa mình lật đật xuống xe, nôn một chập, làm cho cô Dung đi chung với mình sợ quá trời. Nhưng dần dần mình cũng khắc phục được những khó khăn này, giờ đi xe cũng có tiến bộ nhiều.

Những lần đi điền dã, nói chuyện, trao đổi, tìm hiểu về đời sống của các dòng họ rất hay, giúp mình hiểu biết nhiều hơn các mối quan hệ trong họ hàng, tình cảm gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, và nhất là mình trưởng thành hơn trong cuộc sống. Những bài học về quê hương, những bài văn tả cảnh đồng quê, những buổi chăn trâu hay đi bắt cá, những trò chơi với đám bạn cùng trang lứa, mà ai đi xa đều nhớ một thời tuổi thơ gắn với nơi mảnh đất mình sinh ra, mà thời đi học mình được học thật là đúng. Nhờ những lần đi điền dã mình mới cảm nhận được hết. Thật khó diễn tả được tâm trạng của mình lúc đó.

Những buổi trưa hè, trên những con đường ở xã Bạch Đằng, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, hai bên là những đồng lúa chín trỉu bông vàng – đẹp lắm! Xa xa những đàn cò đậu trên lưng trâu, mùi lúa chín nồng nàn thoảng theo làn gió, thật là thanh bình, thật là thân thương, làm cho mình có một cảm giác lâng lâng khó tả.

Ở Bạch Đằng, làm mình nhớ lần đầu tiên đi điền dã ở xã Mỹ Ngãi, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với anh Bền, anh Dõng, chị Xuyến. Vừa đến nhà anh Phương ở thành phố Cao Lãnh, anh dẫn đến nhà chú Sáu Trình giới thiệu để làm quen với dòng họ. Buổi chiều, Anh Phương giao cho mình chiếc xe Honda để tự đi, cho khỏi bị động công việc. Mình được phân công đi với chị Xuyến. Mình chở chị Xuyến lúc đi đường này, nhưng lúc về lại đường khác, đường nông thôn giống nhau, chạy xe chỉ lo nhìn đường, không kịp quan sát hai bên đường nên đi lạc. May mà mình nhớ nhà gần bệnh viện nên hỏi đường về, người dân ở đó chỉ đường rất nhiệt tình, nên cũng về được tới nhà. Ở đó người ta trồng lúa cũng nhiều, phơi đầy đường đi, có những đoạn mình phải chạy trên lúa, thật là sợ! trợt bánh một cái là té ngay. Mình sợ chạy từ từ, hai chân rà rà dưới đất, thế mà dân ở đó người ta chạy ào ào, chạy ngang còn la “chạy gì kỳ vậy” nữa chứ. Nhưng cũng chưa sợ bằng những lúc mình chạy qua cầu, hai bên cầu không có lan can, dốc cầu rất cao, lên đến đỉnh cầu mới thấy xe đối diện. Trên đường đi cầu toàn như thế hết, mà lại rất nhiều cầu nữa chứ. Hôm mình đi xã Phương Trà, chạy trên cây cầu sắt gảy một bên chân, nước ngập xâm xấp, trời mưa lớn, đường đất đỏ, rất trơn trợt, mình sợ vô cùng nhưng không dám nói. Trên đường mình nói chuyện huyên thuyên với chị Xuyến để trấn áp cái sợ.

Sau khi xong bộ gia phả này, mình mới dám thú thật với chị Xuyến: “Những lần chở chị đi, mình sợ vô cùng, nhưng không dám nói”. Chị Xuyến cũng vậy, thấy đường đi như thế chị cũng sợ, nói ra sợ Lương mất bình tỉnh, xảy ra tai nạn, cũng nói huyên thuyên theo em.

Hai chị em cười ngất. Thì ra ai cũng sợ mà không dám nói!

Ở Phương Trà, mình nhớ lúc ăn cơm, bà con rất nhiệt tình, sợ mình đói gắp rất nhiều thức ăn, ăn hoài không hết, cách nói chuyện rất mộc mạc, chân chất, dễ thương.

Mình lại đi Củ Chi. Đây là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, là một huyện rất anh hùng, có một địa đạo lừng danh cả nước. Cuộc sống ở đây so với ký ức của mình trước giải phóng thay đổi rất nhiều, không còn nhận ra nơi căn cứ Đồng Dù (chỗ đóng quân của lính) mà mình từng ở, cuộc sống ở đây có nhiều đổi thay, nhà cửa khang trang hơn, đẹp hơn, không còn thấy những cánh đồng mà thay vào đó là những khu công nghiệp, những nhà máy, cuộc sống của người dân cũng tất bật hơn.

Mình được phân công làm gia phả họ Liêu, một họ của người Hoa. Họ đã sống và gắn bó với mảnh đất Củ Chi này từ nhiều đời, nên trong sinh hoạt, cách nói chuyện, ăn mặc, nếu họ không nói là gốc người Hoa thì mình cũng không nhận ra được. Cách nói chuyện, mình nghe vừa thân quen, vừa lạ tai, chú Út Túa hỏi mình: “Cô mày thứ mấy”, mình ngớ ra. Chú Út tưởng mình nghe không rõ hỏi lại lần nữa “Cô mày thứ mấy”, mình lật đật thưa: “Dạ. Con thứ ba”. Ở nông thôn chỉ gọi thứ chứ không gọi tên sợ bị “quở”, còn với người lớn gọi tên là “hỗn”, nên con cháu không biết được tên ông bà mình. Chỉ đến lúc qua đời, con cháu mới biết tên.

Cứ như vậy, từ lúc nào không biết mình đã hòa mình vào cuộc sống nông thôn, từ cách ăn uống, cách nói chuyện để gần gủi hơn với dòng họ, thích nghi với công việc. Mình đã quen, khi nghe gọi chị Ba, cô Ba… chứ không như trước đây. Hiểu hơn các tập quán sinh sống của dân mình, và yêu hơn mảnh đất mình đang sống. Cám ơn công việc mình đang làm.

eeb/agg

clip_image158

Ở BÌNH TRỊ ĐÔNG A

Kim Chi

Khi chúng tôi nhận dựng gia phả họ Huỳnh, chỉ có đươc một địa chỉ trong tay với tên đường Mã Lò, hay khu Mã Lò, phường Bình Trị Đông A, chúng tôi chưa biết nó nằm ở đâu trên bản đồ thành phố? Chúng tôi tìm trên trang web, hỏi thăm những người quen, tìm cách liên lạc gia tộc họ Huỳnh, nhờ hướng dẫn.

Một thông tin ngắn gọn: phường Bình Trị Đông của quận Bình Chánh, nay thuộc quận Bình Tân và được chia ra 3 phường: phường Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông A và phường Bình Trị Đông B. Và một người cháu họ Huỳnh, đang là cán bộ địa phương, đã nhiệt tình gởi cho tôi một bản đồ phường Bình Trị Đông A, qua email. Thật cám ơn biết bao nhiêu!

Khi chúng tôi đến, Khu Mã Lò hiện ra không như chúng tôi nghĩ: nhà cửa san sát nhau, đôi khi bên cạnh một khu đất vườn mênh mông, hiện ra một nhà cao tầng! Một thuở Bình Trị Đông của quận Bình Chánh, của những nông dân chân lấm tay bùn, sống nhờ ruộng rẫy, đã gần như đi vào ký ức! Từ năm 2000, Bình Trị Đông A thuộc quận Bình Tân tách ra từ huyện Bình Chánh là một khu đô thị mới, nằm sát trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Trở lại với địa danh Mã Lò. Đó là tên Tây hay tên Tàu, có từ bao giờ tại vùng châu thổ sông Vàm Cỏ này? Người dân kể rằng khi xưa nơi đây là nơi ở của dân nghèo sống nhờ vào đất ruộng. Trong thôn ấp, độc nhất có một cái lò gốm của một gia đình giàu có. Cái lò gốm không giống bất kỳ một lò gốm nào hiện nay mà chúng ta từng thấy: nó hình khối chữ nhật! Để bán cho những người nông dân, chủ lò chỉ sản xuất ra những đồ dùng hằng ngày như nồi niêu, lò (hoặc cà ràng), chén tô, lu, khạp, bằng đất nung. Sau khi ông chủ lò chết, người con xây cho cha minh một cái mã hình lò gạch với những viên gạch xếp chồng lên nhau. Tên Mã Lò có từ đó. Về sau, không rõ gia đình dọn đi đâu, trẻ con trong vùng, đôi khi cả người lớn nữa, đến nhặt một vài viên gạch đem về nhà mình, để mà ngắm vậy thôi. Đồi với dân nghèo thuở ấy, viên gạch là biểu tượng của sự giàu có. Dần dần, cái mã ấy không còn nữa, nhưng địa danh này vẫn lưu truyền hơn 100 năm qua.

Từ địa danh này, cả nước phát hiện gia tộc họ Huỳnh qua một bài báo: Một gia tộc có 32 liệt sĩ và 3 bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Với chúng tôi, chúng tôi còn được phép tìm hiểu tộc Huỳnh cả 6 đời. Người chúng tôi gặp đầu tiên là ông trưởng tộc 73 tuổi. Nhiêu năm qua, ông đã tự ghi và giữ gìn một cuốn sổ chép tay với những tên họ thân tộc đã mất cùng các ngày giỗ. Chỉ có vậy, nhưng đối với chúng tôi, đó là tư liệu quí giá đầu tiên để viết gia phả cho dòng họ. Thuận lợi hơn nữa, bà con họ tôc đêu sinh sống từ bao đời nay quây quần trên mãnh dất của ông cha để lại. Gia tộc họ Huỳnh đã xây dựng được một nhà Từ đường, một bia liệt sĩ và một khu mộ dành cho toàn gia tộc.

Hơn 200 năm trước, họ Huỳnh có hai ông Tổ từ nơi khác đến khẩn đất khai hoang. Sau khi người anh Huỳnh Văn Trọn mất sớm, người em Huỳnh Văn Vẹn lập gia thất với một thôn nữ xinh đẹp tên là Nguyễn Thị Phụng. Ông bà sinh được 8 người con. Mãi cho đến đời thứ IV, con cháu họ Huỳnh vẫn nối nghiệp ông cha trên những thửa ruộng của mình. Không những giỏi việc cáy cày, họ Huỳnh còn biết rèn giáo mác để giết giặc. Đất nước ta có bao nhiêu năm chiến tranh thì con cháu họ Huỳnh cũng đã xã thân từng ấy năm giữ nước. Ngoài đất Tổ khởi nghiệp là Bình Trị Đông A, có một nhánh họ Huỳnh đến sinh sống tại xã Bà Điểm – Hóc Môn – Mười tám thôn vườn trầu, được bên Ngoại dìu dắt, đã trở thành những người con ưu tú của vùng đất thép anh hùng này.

Trên bia thờ 32 liệt sĩ, nhưng qua khảo sát, con cháu họ Huỳnh còn nhiều người con khác đã hy sinh cho đất nước mà chưa được ghi công. Bất cứ họ là nam hay nữ, phần đông họ đều rất trẻ, khi nghe tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, họ sẵn sàng lên đường, có những liệt sĩ đã anh dũng nằm xuống ở nơi nào đó, không có cả ngày giỗ!

Một trong 3 bà Mẹ VN anh hùng có một bà mẹ có đến 5 con và một cháu nội đã hy sinh. Có một người cha họ Huỳnh chỉ có một con trai độc nhất mà cha và con đều là liệt sĩ. Có một người mẹ họ Huỳnh bị giặc giết, bỏ lại sáu đứa con. Cùng năm ấy, người cha bị tù Côn Đảo, vượt ngục không thành, giặc giết thủ tiêu xác. Giặc đến thôn làng nào thì nhà cửa, mồ mã bị cày xới, san bằng . . .

Gia tộc họ Huỳnh hy sinh nhiều trên chiến trường, nhưng ở hậu phương con cháu họ Huỳnh cũng chịu chung số phận của thời loạn lạc.Thế nên, để cầu nguyện cho người chết và để yên lòng người sống, cuối năm 2009, cả họ làm một đại lễ cầu siêu cho những thân tộc đã khuất.

Sau hai cuộc kháng chiến trường kỳ, bên cạnh những đau thương không gì bù đắp, gia tộc họ Huỳnh còn có những người con trung hiếu, làm tròn nghĩa vụ và đã trở về với những huân chương sáng ngời trên ngực áo. Trong hòa bình, nhiều cháu con họ Huỳnh được học hành và đỗ đạt cao. Nhiều gia đình làm ăn khá giả, nhiều người thành danh, giữ nhiều chức vụ trọng yếu trong các cơ quan nhà nước.

Ngày tỗ chức giao nhận gia phả cũng là một ngày thật đáng nhớ. Quyển gia phả màu đỏ mạ chữ vàng, được đặt trang trọng trên bàn thờ gia tiên cạnh mâm lễ vật. Ông trưởng tộc chủ lễ khấn vái trình Tổ tiên nhiệm vụ ghi chép gia phả đã hoàn thành. Từ đây gia tộc họ Huỳnh gắn kết đùm bọc nhau hơn, và cùng nhau xây dựng một quỹ khuyến học, khuyến tài, tìm cách hổ trợ bà con dòng họ còn khó khăn . . . Gia tộc họ Huỳnh là một trong những gia tộc điển hình trong thời đại chúng ta.

Quả thật, gia phả, bên cạnh chức năng chính là bộ sử của gia đình ghi nhận công lao; gìn giữ, giáo dục truyền thống tốt đẹp cho gia đình, họ tộc còn có tác dụng bổ sung làm phong phú thêm cho chính sử, đặc biệt đề cập đến vai trò của nhân dân (qua từng dòng họ) trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước gắn với từng giai đoạn lịch sử của dân

tộc.

Tuy chưa được nhà nước tuyên dương, nhưng những người làm gia phả cảm thấy tự hào và rất sung sướng vì biết được việc làm của mình có ích cho xã hội, nhất là góp phần đắc lực vào sự nghiệp giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay.

gg/ee

NHẬN HỌ

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & THỰC HÀNH GIA PHẢ GIÚP DÒNG HỌ NGUYỄN – TÂN TRỤ, TÂN AN NHẬN HỌ

Đặng Công Dõng

Đây là buổi nhận họ điển hình, đánh dấu sự nối kết dòng họ sau chiến tranh ở phía Nam. Sắp tới, hai chi họ này sẽ được hướng dẫn về Quảng Ngãi để tìm các vị viễn tổ (có thể là ở vùng Bàu Lầy hoặc Bàu Lai, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi...

Ông, bà thủy tổ đời 1 của ông Nguyễn Chiêm và vợ là bà Trần Thị Luận từ Quảng Ngãi đưa 9 người con vào khai khẩn đất tại ấp Bình Lợi, xã Bình Tịnh, thị trấn Tân Trụ, tỉnh Long An. Chín người con này gồm: Nguyễn Thị Mùi; Nguyễn Văn Địch; Nguyễn Thị Cần; Nguyễn Thị Quyền; Nguyễn Thị Đặt; Nguyễn Văn Yến; Nguyễn Văn Trạch; Nguyễn Văn Tịnh và Nguyễn Văn Khoa.

Nhưng không hiểu vì lý do nào mà ít lâu sau, hai ông bà dẫn cô con gái lớn là Nguyễn Thị Mùi về lại quê xưa Quảng Ngãi, để lại 8 người con (trong đó có 5 trai và 3 gái). Hai ông bà mất tại cố quán. Tám anh chị em sanh sống tại ấp Bình Lợi, xã Bình Tịnh (Long An), phát triển dòng họ đến nay được 12 đời (nếu kể 4 đời ở Quảng Ngãi thì được 16 đời). Nhưng khi làm gia phả năm 2005, phát hiện được gia phả cổ bằng chữ Hán, do gia đình ông Nguyễn Văn Kỉnh còn lưu giữ, thì hậu duệ hiện nay chỉ là của chi ông Nguyễn Văn Địch (người con trai cả của ông Nguyễn Chiêm).

Nhưng càng về sau, con cháu đi tứ tán, cụ thể là con cháu ông Nguyễn Văn Địch là ông Nguyễn Trường Sanh về ở hẳn đất Phước Tân Hưng và truyền được 5 đời. Chiến tranh chi phối mạnh tới cuộc sống, dần dà bà con thưa dần sự tới lui thăm viếng, miếng cơm manh áo phải lo toan, ngốn ngấu hết thời gian, một số bà con chuyển đổi nơi cư trú... Một gia đình 8 người mất dần mối dây liên hệ, đến hôm nay chỉ biết được chi hệ ông Nguyễn Văn Địch quả là điều đau lòng. Nhân làm gia phả cho chi này mới phát hiện được gia phả cổ (cách nay hơn trăm năm) do gia đình ông Nguyễn Trường Ca còn lưu giữ (ông Ca là con của ông Nguyễn Trường Sanh). Từ bài báo “Những ông đồ Sài Gòn đi làm gia phả” của phóng viên Lam Điền đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 15.3.2006, gia đình anh Nguyễn Kim Dũng nhận ra gia phả cổ của gia đình mình có điểm tương đồng với gia phả kia. Anh liền nhờ Trung tâm nghiên cứu & thực hành gia phả TP.HCM (gọi tắt là Trung tâm) làm sáng tỏ vấn đề. Các “cụ đồ” của Trung tâm liền bắt tay dịch thuật, đối chiếu các chi tiết hai bên gia phả. Cuối cùng thấy rằng tên người trong phả hệ, tổ quán hai gia phả hoàn toàn giống nhau.

Đúng 10g30 sáng thứ bảy 1.4.2006, Trung tâm làm “bà mai” nối kết hai chi của dòng họ này tại nhà anh Nguyễn Kim Dũng, số 12V cư xá B, phường 3, đường Nguyễn Đình Chiểu, TX Long An.

Từ TP.HCM xuống có đại diện chi hệ ông Nguyễn Văn Địch: cháu đời 15 là ông Nguyễn Chơn Dương và vợ con, ông Nguyễn Chơn Trung, Nguyễn Trường Trữ từ Phước Tân Hưng tới. Phía Long An, đại diện chi hệ ông Nguyễn Văn Trạch, bà con tới rất đông (vì cũng nhân ngày giỗ ông sơ Nguyễn Văn Gia của anh Nguyễn Kim Dũng). Phía Trung tâm có giám đốc Võ Ngọc An, phó giám đốc Võ Văn Sổ, phó giám đốc Phan Kim Dung, ba thành viên trong tổ trực tiếp thực hiện gia phả cho họ Nguyễn (ông Đặng Công Dõng, tổ trưởng, ông Huỳnh Văn Năm, bà Trần Kim Xuyến). Trước đông đảo bà con hai phía, ông Nguyễn Chơn Dương nghẹn ngào không thốt nên lời... Giây phút thiêng liêng và cảm động làm sao! Mãi một lúc sau, ông Dương mới phát biểu: rất vui mừng và hạnh phúc vì nhận được bà con thế này và hy vọng sẽ nhận thêm nữa, vì còn lại 6 người con của ông Nguyễn Chiêm chưa biết tung tích. Sau đó, bà con hai chi cám ơn Trung tâm đã làm được một điều kỳ diệu. Người tham dự ai cũng thầm cám ơn các bậc tiền bối đã ghi lại gia phả cho con cháu hôm nay có điểm mà nhận nhau, ghi nhận công trình gia phả, những phát hiện có giá trị.

Đây là buổi nhận họ điển hình, đánh dấu sự nối kết dòng họ sau chiến tranh ở phía Nam. Sắp tới, hai chi họ này sẽ được hướng dẫn về Quảng Ngãi để tìm các vị viễn tổ (có thể là ở vùng Bàu Lầy hoặc Bàu Lai, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, sẽ mở màn cho bộ gia phả họ Nguyễn thứ hai tại Tân Trụ, Long An. Hy vọng rằng Trung tâm sẽ khai thác được hết ba chi hệ còn lại trong 6 nhánh (con của ông Nguyễn Chiêm) thì thật là thú vị!

clip_image159

Phạm Kiêm Tràng

(Mạnh Hùng)

Qua theo dõi lịch sử từ thế kỉ thứ 10 đến thế kỉ 20, nước ta trải qua chiến tranh liên tục. Từ các cuộc nội chiến “tranh bá đồ vương” của các tập đoàn phong kiến, chiến đấu chống ngoại xâm mở rộng bờ cõi đến chiến đấu đánh đuổi thực dân Pháp và xâm lược Mỹ rồi chống “bành trướng” phía Bắc và “diệt chủng” Tây Nam. Dân tộc Việt Nam không từ nan gian khổ, đã đoàn kết nhất tề đứng lên quyết giữ một đất nước độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Công lao, chiến công to lớn đó do bao tiên tổ và lớp lớp hậu duệ của bao dòng họ góp phần làm nên lịch sử.

Khi đất nước đã độc lập thống nhất, mọi dòng tộc, tộc họ đều có hậu duệ ở khắp mọi miền đất nước. Sau thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định cuộc sống, đời sống văn hóa tâm linh từ nông thôn đến thành thị dần được phục hồi. Các sinh hoạt thể hiện nhớ về cội nguồn, tri ân tiên tổ, qua các hình thức chạp, giỗ, cúng tế đình làng, nhà thờ chi, phái họ, tu bổ chỉnh trang, phục dựng nhà thờ họ tộc, từ đường, lăng mộ, gia phả…

Trong đó nổi bậc nhất là yêu cầu tìm lại dòng họ, tìm về quê cha đất tổ. Ban liên lạc các dòng họ lần lượt ra đời, bản tin các tộc họ đưa tin, nhắn tin, đặt ra mục “vấn tổ tầm tông”, “tìm về cội nguồn”.

Xét có mấy trường hợp:

- Dòng họ vượt Hoành Sơn, Linh Giang về Nam, vào vùng Ngũ Quảng, mong nối kết với bên “bờ Bắc”.

- Dòng họ ở Nam Bộ xuất phát từ Ngũ Quảng vào mong muốn tìm về quê gốc từ “Ngũ Quảng”, “Miền ngoài”.

- Hậu duệ các dòng họ thời đầu thế kỉ 20 phải li tán qua 2 cuộc kháng chiến, muốn tìm cơ hội xác định cội nguồn.

Đây là quá trình đòi hỏi công phu, kiên trì, sử dụng một số biện pháp: điền dã, phỏng vấn các vị cao niên, tôn trưởng, tham khảo tư liệu, di chúc, chúc ngôn, ngôn truyền…địa bộ, địa chí của địa phương v.v kể cả sử dụng trường hợp phải nhờ sự trợ giúp của nhà ngoại cảm.

Tôi thật tâm đắc, thích thú rồi say mê khi được gắn kết cùng Trung tâm nghiên cứu và Thực hành gia phả TP Hồ Chí Minh, được hướng dẫn và cố tích lũy kinh nghiệm khi thực hiện gia phả cho dòng họ.

Nhân cuộc đi điền dã thu thập thông tin về họ ngoại, tôi gặp người đang chuẩn bị cho lễ khánh thành nhà thờ họ và lễ kỉ niệm 450 năm họ Võ làng An Ninh Hạ. Ông Võ Văn Dinh cho biết: “Họ Võ làng An Ninh Hạ, TP Huế từ ông tổ Hoa Lý Hầu Võ Quý Công vượt Hoành Sơn, Linh Giang theo chúa Nguyễn Hoàng vào Ái Tử Quảng Trị năm 1558, dinh chúa Nguyễn dần từ Ải Tử theo hướng Nam vào Trà Bát, đến Phước Yên, Quảng Điền, đến năm 1635 phủ Chúa dời vào làng Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Đến đây ông tổ họ Võ chọn làng An Ninh Hạ để định cư. Họ Võ đã đưa hài cốt của 7 vị tổ từng theo Chúa Nguyễn vào Thuận Hóa đến táng tại đồi Hà Khê (núi Linh Mụ) thuộc tổng An Ninh. Dựng mộ bia lớn “Tổ mộ thất phong”, gia phả gốc “Đằng Trong” được lập nhưng không có gia phả “Đằng Ngoài”. Họ Võ kỉ niệm 450 năm hậu duệ chỉ biết hướng về phương Bắc, Thanh Hóa quê tổ” – Ông Dinh tâm sự: “Chúng tôi tìm hiểu, sưu tầm, sao lục bổ sung tư liệu tuy nhiên nhưng vẫn chưa đủ cơ sở để nối kết được. Hậu duệ tiếp tục tìm điều kiện để xác định, như vậy yêu cầu tìm ông tổ “Đằng Ngoài” để nối kết với ông tổ “Đằng Trong” là yêu cầu bức xúc thiết tha của dòng họ”.

Trường hợp bác Phạm Phát Khoa, dòng tộc họ Phạm Quảng Nam vào TP Hồ Chí Minh cho biết: Họ Phạm gốc làng Thổ Hào, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An được ghi: “Kể từ khi ông tổ Phạm Viết Ba từ Thổ Hào, tổng Bích Triều, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An vào Thúy La, xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, Quảng Nam từ năm 1655 thời Chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần), ông định cư lập nghiệp và xây dựng gia đình với bà tổ người địa phương. Dòng họ phát triển đến nay được 17 đời.

Hậu duệ ra Nghệ An về lại Thổ Hào, nhiều lần thu thập thông tin tìm mộ chí, sao dịch gia phả cổ đưa về Quảng Nam phân tích đối chiếu. Tiếp tục ra viện Hán Nôm, Văn Miếu ở Hà Nội để thẩm tra.

Tại Thổ Hào, gia phả gốc chính là gia phả của nhánh 2, ông tổ của tiến sĩ Phạm Kinh Vĩ (1724), gia phả có ghi rõ ông tổ rời quê hương là Phạm Viết Hoa. Sau này xác định được Viết Ba và Viết Hoa là một, vì thời gian vào Đằng Trong phải đổi tên để khỏi “phạm húy”.

Sau khi kết nối được, hậu duệ xác định mộ tổ, ngày giỗ tổ, thống nhất phả đồ kết nối phả hệ… Lễ nhận họ vào lần giỗ tổ thống nhất đầu tiên thật cảm động. Tay bắt mặt mừng, nhớ đến thân thuộc các thế hệ xa nhau gặp lại, biết nhau thêm nhiều. Bác Khoa vui vẻ nói nhưng cũng trầm ngâm “Tuy có thuận lợi vì cả hai nơi đều có gia phả cổ nhưng phải dày công, kiên trì lắm mới đạt được ước nguyện”

Tôi thấy vui và thú vị trong việc tìm kiếm nối kết này. Năm kia, gặp dịp được quen biết với một vị bác sĩ nhà khoa học hết sức tâm huyết trong công việc tìm lại cội nguồn. Ông có gia phả cổ ở “Đằng Trong” sau nhiều năm vào ra quê nhưng chưa nối kết được. Bác sĩ nói: “Tôi nghĩ phải cố công hoàn chỉnh gia phả “Đằng Trong” trước. Ông thỉ tổ người Thanh Hóa vào Thuận Hóa lập nghiệp năm 1760 tại xã Lương Văn, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Khi người con cả lập gia đình ra riêng sống ở làng Tân Tô, cạnh làng Lương Văn, ông được rước về chung sống với gia đình con cả ở Tân Tô và qua đời ở đó.

Sau này hậu duệ Ngài muốn biết Ngài là ông tổ họ Phạm ở Lương Văn hay Tân Tô. Ông bác sĩ cho biết đã kiên trì đêm đêm thắp nhang cầu xin được về lại Thanh Hóa để xác định mộ tổ “Đằng Ngoài” và ông tổ “Đằng Trong”. “Rồi một hôm được động viên tôi lên đường đi Thanh Hóa, theo hướng dẫn đến gặp Cô Phương Hàm Rồng, đến đây được cô bảo đi gặp Thượng Tổ cô ở đền Tiên La. Ngài chỉ ra Thái Bình đến thắp nhang cầu xin hai nơi, đền An Cố và đền Bác Hải Đồng Bằng”. “Tôi đi theo chỉ bảo khấn cầu được bình an và đạt được mục đích chuyến đi. Theo hướng dẫn tôi trở lại Thanh Hóa tìm ra được ngôi mộ Tổ. Một ngôi mộ rất lớn nằm trên một gò đất cao. Đúng là mộ của vị cao Tổ, Vị liên quan đến nhiều chi nhánh họ tộc nên thường thấy các đời hậu duệ về sau chỉ vun đắp, không bên nào đứng ra xây được. Do vun đắp ngôi mộ ngày càng lớn, hoành tráng ra nhưng vẫn là mộ đất”.

“Tôi quá hạnh phúc vì đạt được ý nguyện tìm được mộ tổ ở Thanh Hóa và xác định được ông tổ về Tân Tô chính là ông tổ vào Nam”. Ông bác sĩ họ Phạm giải bày một cách vui sướng và đầy tự tin.

Nói về miền Nam khi dựng phả cho dòng họ Huỳnh ở Bình Trị Đông, quận Bình Tân hay họ Ngô ở Tân Thông Hội, Củ Chi đều chỉ được tiếp nhận một thông tin “ông Thỉ Tổ là người ở Đằng Ngoài hay vùng Ngũ Quảng vào”.

Hậu duệ cũng chỉ mong được biết và cụ thể Ngũ Quảng là “Quảng nào?” mơ ước đó cũng làm cho người dựng phả trăn trở, truy tìm chứng cứ tư liệu để giải đáp. Như vậy một số trường hợp cụ thể đã gặp, việc nối kết dòng họ cũng có nhiều điều thuận lợi và không thuận lợi.

Những thuận lợi và cơ sở để nghiên cứu thực hiện: những gia phả có ghi rõ những thông tin chi tiết về người rời khỏi quê hương…có mộ chí văn bia, địa bạ, địa chí của tổ quán. Có các vị tộc trưởng, tôn trưởng cao niên. Những di tích văn hóa, đình làng, miếu, nhà thờ họ, sắc phong hoành phi, liễn đối, tư liệu ở trung tâm lưu trữ quốc gia, Viện Hán Nôm, Văn Miếu, Thư viện…tham khảo các luận văn, luận án khoa học về văn, sử, phả học…Những biến cố lịch sử, các cuộc di dân, nổi dậy chống đối thất bại phải lẩn trốn chuyển vùng thay tên đổi họ hoặc bị lưu đày biệt xứ. Đoàn quân theo phò chúa, quan, quân Nam tiến…Phải tìm hiểu bên nội lẫn bên ngoại, sưu tầm nhiều gia phả của nhiều họ tộc “tứ thân phụ mẫu” của từng đời hậu duệ liên quan.

Những khó khăn phức tạp gặp phải: Đa số gia phả cổ bằng Hán Nôm chưa chuyển sang quốc ngữ, phụ ý đơn giản, không ghi chi tiết về người rời khỏi quê hương đến nơi lập nghiệp mới cũng không ghi rõ từ đâu đến, đến lúc nào, làm gì, lại thay tên đổi họ. Những vị tôn trưởng, cao niên phần lớn đã qua đời, số ít còn lại già yếu, nhớ quên lẫn lộn ngôn truyền, di ngôn nhiều đời mai một không còn chính xác. Những nơi cần tham khảo như Trung tâm lưu trữ, Viện nghiên cứu, Thư viện…thì hạn chế đối tượng, không đại chúng được. Như vậy muốn khắc phục những khó khăn hạn chế trên, hậu duệ phải quyết tâm kiên trì với cả tấm lòng vì dòng họ mới mong đạt được yêu cầu kết nối.

Vấn đề tìm về cội nguồn, nối kết dòng họ qua dựng phả phụng tu, tục biên gia phả là một yêu cầu bức xúc của các họ tộc hiện nay. Kiểu dựng phả của các cụ hoặc kiểu làm của phương tây nay không còn phù hợp. Nên có cách lưu trữ khoa học đại chúng hơn để dễ bề sao lục đối chiếu khai thác. Về lâu dài thiết nghĩ nên nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực này. Nghiên cứu thiết kế một phần mềm thích hợp, mã số hóa phả hệ theo mỗi dòng họ, mỗi đời, mỗi người đầy đủ thông tin về nguồn gốc, nhân thân. Khi tung lên mạng ở đâu cũng có thể tự khai thác ráp nối được và có lẽ đây là một nhiệm vụ trọng tâm của Ban liên lạc, Hội đồng gia tộc mà mọi “hậu duệ” của các dòng tộc đang kỳ vọng.

eeb/agg

TẦM CĂN VẤN TỔ

Huỳnh Văn Năm

Đời XI chi họ Huỳnh ở Bình Mỹ

Phú Hòa Đông, Củ Chi , TP.HCM

Phát tích tộc Huỳnh Tấn xưa xứ Kỳ Lam, Châu Diên Phước, Phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam- nay xã Điện Thọ huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

Tổ tộc Huỳnh đến định cư xứ Kỳ Lam các vị Tổ cao đời đã từng bước ghi lại tất cả những sự kiện phát triển văn hóa trong nội tộc, cùng mọi sự diễn biến phả hệ: sanh, mất, mộ táng, ngày kỵ. Thời đó, các cụ Tổ đều ghi bằng chữa nho (chữ Ta) thời sau càng ít được người đọc, nên việc tục biên càng khó khăn. Đến năm 1996 Hội đồng Gia tộc họ Huỳnh thấy: “cần khẩn trương xây dựng tộc phả để lưu truyền cho con cháu xa gần – trong nước cũng như ngoài nước giữ gìn nguồn gốc muôn đời sau”. Trên tinh thần cao quý thiêng liêng đó họ tộc đã xây dựng “ Bộ Tộc Phả Thống Nhứt” hoàn chỉnh 13 đời.

Cây có cội nước có nguồn, con người phải có tổ tiên ông bà. Chi họ Huỳnh trên đất Bình Mỹ - Phú Hòa Đông chỉ biết đến Đức Tổ cao nhứt là Đức Huỳnh Minh Đạt, tự Tấn Đạt, Thụy Huỳnh Tấn Đăng. Ông từ xứ nào đến đây lập nghiệp. Quê hương đất Tổ hiện ở đâu trên đất nước Việt Nam, hay ở một nơi nào xa xôi vạn dặm? Nặng lòng “Tầm Căn Vấn Tổ”, trong lớp hậu duệ của ông đã có người cất công tìm đến các nhà thờ Họ Huỳnh trên đất Quảng Đông, Phúc Kiến ( Trung Quốc), nhưng tất cả đều vô vọng.

Nhân chuyến đi tìm thông tin để dựng bộ Gia Phả cho Họ Tống Phước trên đất Thuận Hóa, trong lúc rảnh việc tôi tâm tình với người đồng sự: “ Trên mộ bia Tổ nội có ghi:

“Quán Quảng Nghi” – tức Tổ quán xứ Quảng Nghi. Vậy địa danh Quảng Nghi ở đâu? Ông bạn liền nói : - Quảng Nghi cũng có tên Lai Nghi trên đất Điện Bàn, Quảng Nam. Vì tôi là người Quảng Nam và thường nghe mẹ tôi nói: “Sáng Quảng Nghi chiều Quảng Huế”, hai bến đò trên sông Thu Bồn xưa kia.

Xong việc điền dã tại Huế, chúng tôi cùng về Đà Nẵng, ghé qua nhà một người bạn kết nghĩa thân tình từ những năm 1980. Anh tự nguyện chở tôi đến Lai Nghi (Quảng Nghi) tìm tung tích Họ Huỳnh. Đến đây, chúng tôi gặp một người họ Huỳnh, anh bảo:

“Tại đây có họ Huỳnh, nhưng không còn họ Huỳnh Tấn, họ Huỳnh Tấn có gốc ở xã Kỳ Lam, nay là xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn. Chúng tôi cùng đến nhà thờ họ Huỳnh Tấn, gặp anh Huỳnh Văn Hằng, là Hội trưởng Hội đồng Gia tộc Huỳnh Tấn. Anh đưa cho chúng tôi đọc hai bộ gia phả họ Huỳnh: bộ 1 gia phả chữ Nho do Tổ Huỳnh Ngọc Bổ đời IX viết, bộ thứ 2 “ Tộc phả Huỳnh Bổn Tộc Kỳ Lam” do Ban xây dựng Tộc Phả gồm 18 vị, viết bằng chữ quốc ngữ. Tôi đọc lướt qua thấy có tên cụ Tổ Huỳnh Minh Đạt ở Chi IV và ở đời IV. Nhưng để có đủ thông tin của chi IV Huỳnh Tộc, anh Hằng hướng dẫn chúng tôi đến gặp anh Hoàng Nam đang cư trú tại TP Đà Nẵng. Tại đây Hoàng Nam đưa cho chúng tôi xem rất nhiều tư liệu Gia Phả chữ Nho, Gia phả chữ Việt, Văn khấn tổ… Một điều trùng hợp đến bất ngờ là nội dung văn khấn, ngày giỗ tộc cùng ngày 18 tháng 3 âm lịch hằng năm. Đến đây hai chúng tôi cùng nghẹn ngào, ràn rụa nước mắt. Một nỗi cảm xúc đến tột cùng, một sự yên lặng đến cực độ, nghe như hai giọt máu nguyên sinh Huỳnh Tộc đang hòa quyện nhau thành một khối thống nhứt từ huyết quản chuyển về tim Huỳnh Tổ.

“Tổ tiên ông bà ơi, con đã mãn nguyện rồi !”. Tôi, hậu duệ đời thứ XI Huỳnh Văn Năm, xin dâng 3 nén hương phụng kính chư vị Đức Tổ Huỳnh Tộc cung tiến chư liệt Tổ cho phép tôi thay mặt Chi họ Huỳnh phía Nam được kết nối Phả hệ với chi IV tộc Huỳnh Tấn – Kỳ Lam cho đời đời gắn bó bền vững, cho đời đời không còn phải lặn lội “Vấn Tổ Tầm Căn”.

Giang Hạ nguyên lưu viễn

Hiếu hữu thế trạch trường.

eeb/agg

ĐỀ CƯƠNG

VẤN ĐỀ GIA PHẢ VÀ VIỆC DỰNG PHẢ

CHO CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC CHĂM

TS. Thông Thanh Khánh

A. DẪN LUẬN

Con người sanh ra, lớn lên, kiếm ăn, yêu đương, sanh con, đẻ cái, chiến tranh đánh giặc. Đến một lúc nào đó dừng lại nữa chừng công việc, anh ta tự hỏi : Ta là ai? Ta từ đâu tới ? và chính từ lúc này con người có cái gọi là con người sinh học đã nghiễm nhiên thành con người của triết học. Đi từ hàng vạn năm từ thế hệ này sang thế hệ khác những con người triết nhân tự nhận mình là người của thời đại mỗi khi đi trên đường độc hành cùng thời lại hỏi mình câu hỏi muôn thuở ấy ! có lẽ điều này đã có câu giải đáp ngay vào những thời tiền sử. Nhưng chúng không đến được với chúng ta vì rằng thời kì đó chưa có ký hiệu ghi chép và cũng có thể có ký hiệu bị thời gian xóa nhòa. Một ký hiệu có mang tính sử học quan trọng là mới đây giới khảo cổ học đã phát hiện ra bãi đá có hình vẽ và chạm khắc vào bãi đá phản ánh rất rõ về sự lý giải nguồn gốc con người, phản ánh mô thức cộng đồng gia tộc có xu hướng mẫu hệ, nó đã lờ mờ cho cho chúng ta nhìn về một truyền thuyết cổ xưa của người Trung Hoa, đó là câu chuyện “Bà Nữ Oa lắp đá vá trời” và mẹ của Phục Hy vì phải đạp nhằm chân mình vào bàn chân trên tảng đá và về nhà có thai sinh ra phục Hy. Từ đây cho chúng ta nhìn lại vấn đề về tổ tiên của nhóm Bách Việt mà nhiều sử gia đánh giá có thể là nhóm người đầu tiên từ vùng núi phương Nam thiên cư về phương Bắc đến sông Dương Tử, Hoàng Hà… lập nghiệp tạo nên các cộng đồng dân tộc Trung Hoa. Vâng, đó là câu chuyện sẽ còn nắm phương vị lịch sử sẽ nói gì cho các con cháu chúng ta khi nó tự hỏi; tổ tiên của chúng ta là ai? Từ đâu đến? Nhìn từ gốc độ dòng họ, nghiên cứu các bộ gia phả làm tôi hết sức phân vân như : ông tổ họ Võ, Trần, Lê, Lý… Điều có nguồn gốc từ Trung Hoa. Trong 356 dòng họ tại Việt Nam thì có 6 dòng họ không phải là của Trung Hoa đó là : Ông, Ma, Trà, Chế, Phạm, Phan. Những dòng họ này được xác định là của bản địa.

Bản địa là bản địa như thế nào? Và từ ngàn xưa ấy những cư dân của lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long và Duyên Hải Miền Trung của chúng ta mang bên mình một nguồn gốc gì về dấu vết dòng họ bởi địa bàn cư trú và quá trình thiên cư đó mới là cội nguồn của văn hóa Việt Nam, hay nói một cách bình dân hơn đó là văn hóa của những cư dân cùng sinh sống trên mảnh đất hình chữ S, văn hóa của các dân tộc từ Bắc chí Nam. Gia Long đã có lý khi cho gọi địa giới mà mình ngự trị là Việt Nam mà không là Đại Việt mà nếu là Đại việt hay Đại Nam thì ý nghĩa văn hóa cũng cùng chung dòng chảy bất biến. Nhìn từ dòng họ mà tiêu điểm là nghiên cứu các gia phả của dòng họ chúng ta mới càng “ngộ” nhiều hơn về sự quy hiệp của các tộc người trên mảnh đất Việt Nam, và vì sau chiến tranh sắc tộc ít xảy ra với đất nước ta? Câu giải đáp nằm ngay trong các bộ gia phả của các tộc họ.

Vâng ! không ít người đã ngộ nhận đầy tai hại ấy đã làm cho chúng ta đi quanh quẩn của vết trượt lịch sử để rồi chấp nhận trở về với điểm khởi đầu tiên. Tộc người Chăm và văn hóa Chămpa là một minh chứng cụ thể nhất. Và câu chuyện ngày hôm nay, tôi muốn đề cập được xem là quá trình sau hơn 10 năm (1995-2005) đeo mang với nghiệp nghiên cứu về dòng họ và gia phả và hơn một năm dựng lại gia phả cho dòng họ của mình. Và bây giờ Tôi xin nói về gia phả và việc dựng gia phả cho cộng đồng dân tộc Chăm. Như là câu chuyện khoa học đem ra làm bàn vào cuối năm này vậy.

B. VẤN ĐỀ GIA PHẢ CHĂM

1. Khởi thủy của dân Chăm

Sử liệu Trung Quốc chỉ đề cập đến Chămpa với tên gọi đầu tiên là Tượng Lâm Ấp cùng tồn tại cùng thời với thời Hiến Đế nhà Hán (190-220) (thủy kinh chú). Một tấm bia tìm thấy Vỏ Cạnh – Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa thì trước khi sử liệu Trung Quốc đề cập đến vương quốc này ở tại vùng Khauthara đã có một vương triều đã từng tồn tại ở đó là Vương Triều SRIMARA ở thế kỉ thứ I TCN. Một vương quốc có tên mang tự dạng phạn ngữ tồn tại đồng nghĩa với trước đó họ đã có mặt rất sớm. Bởi cho đến thế kỉ I (SCN) cộng đồng này đã có khả năng giao thương với vùng bắc Ấn Độ một cách sâu đậm. SRIMARA, là một nguồn khởi của nó là vốn xuất phát từ một bộ kinh Đại thừa Phật giáo trước công nguyên có tên gọi đầy đủ là SRÌMÀRÀ – SIMHANÀDA-SÙTRA (Thắng Man sư tử hống kinh) đề cập đến vai trò của người phụ nữ trong quá trình tu tập tiến đến giác ngộ. Một phong trào sau 100 năm Phật Thích Ca nhập diệt tăng chúng miền Bắc An khởi xướng và rồi để lan qua cộng đồng cư dân Khauthara với một triều đại có tên SRIMARA đầy ý nghĩa Phật giáo tại vùng đất này. Điều này đã được các truyền thuyết của người Chăm thường nhắc đến truyền thuyết về bà mẹ sứ PÔINƯ GARA. Bà tổ mẫu của cả dân tộc Chăm. Trong một bi ký tồn tạiở Thánh địa Mỹ Sơn dưới triều đại Vikranlavarman vị vua này đã từng nhận mình là dòng họ thị tộc Cau. (Kramara Vamsa) đã ứng với truyền thuyết về hai dòng họ Cau và Dừa của người Chăm và tục thờ “Atâu chơk – Atâu ta thik”. Ở đây, cơ cấu tộc họ được hiểu như ở một dạng nâng cao của sự quản lý xã hội của một nhà nước phong kiến tập quyền. Chính vì vậy mà chế độ của một vương triều sẽ thiên về một bộ tộc. Một sự nhầm lẫn mà sử liệu cổ đại Trung Hoa ghi chép cho đến nay vẫn chưa được minh định đó là sự hình thành của một vương quốc Lâm Ap. Đọc theo dạng Hán tự, ngôn ngữ thuần Hán thì vương quốc này phải là Lin –y, một tự dạng phiên âm tiếng Chăm là Li-u “Dừa” một bộ tộc hiện diện ở phương bắc của vương quốc Chămpa. Danh từ Chămpapura là chữ Phạn của thành phố (pura) của nước Chămpa. Danh từ này xuất hiện lần đầu tiên trên tấm bia đá tìm được ở Mỹ Sơn có ghi niên hiệu 579 tức là 657 sau Tây lịch. Tuy nhiên người Ấn Độ hình như cũng đã nhắc nhở đến tên nước này từ lâu hơn : Nagar Campa tức là nước Campa. Danh từ Campa là tên bằng tiếng Phạn của một thứ hoa trắng mà chúng ta còn gọi là hoa sứ (Michela Champacal). Nước Campa của An Độ ngày xưa là một vương quốc mà địa thế của tỉnh bengale (Bhagapul) bây giờ vậy. Hình như người Ả Rập cũng đã nói đến một nước tên làn Canf và nhà sử học Ptolémeé cũng đã ghi trong sách địa dư của ông tên một nước tương tợ ở Đông Nam Á Châu mà những nhà cổ học gán cho nước Chămpa.

Riêng về trung Hoa thì ngoài danh từ Lâm Ap ra, người ta còn gọi là nước Hoàn Vương bắt đầu từ năm 758 và nước Chiêm Thành bắt đầu năm 877. Cũng có danh sách gọi là Chiêm Bà, Chiêm Phù Lao, Chiêm Bất Lao và Hồ Tôn. Riêng về xứ Panduranga (Phan Rang, Phan Rí bây giờ) là một tiểu vương quốc có tính cách tự trị, mặc dầu nằm trong lãnh thổ của nước Chămpa xưa, cũng được sử sách Trung Quốc gọi là Tân – Chung – Long (Pin Tong Long) và Tân-Đà-La (Pin To Lo). Chính họ, nhà vua xứ này đã ngự trị toàn xứ Hoàn Vương; trong thời kì này, thủ đô đóng tại Virapura hoặc là Rajapura gần tỉnh lỵ Phan Rang bây giờ, ở vùng Hòa Trinh. Nơi này, trên bờ sông Dinh (Krong Biuh) có ngĩa là sông Thành) còn vết tích một thành trì xưa và một bia đá thuộc thế kỷ thứ VIII; gọi là bia Glai Lamov. Tuy nhiên chúng ta hiểu một cách cụ thể rằng Vương quốc Chămpa là một liên minh thống nhất giữa các bộ tộc chung sống trên dãy đất miền Trung Việt Nam. Sự hình thành đó là quá trình liên kết giữa các tiểu vương quốc mà cộng đồng người Chăm được xem là chiếm đa số và chủ lực. Những yếu tố làm nên một sự đa dạng ấy khi chúng ta nhìn tứ lát cắt đồng đại thì tất cả những bộ tộc của vương quốc chămpa là những chủ nhân cơ bản của thời đại văn hóa Sa Huỳnh. Cư dân cổ Sa Huỳnh được xem là những những cư dân phát triển có nguồn gốc bản địa dựa vào sự hình thành của các yếu tố thiên cư từ thời đại nguyên thủy. Thời đại đồ đá Sa Huỳnh tiến đến thời đại Sa Huỳnh sắt là một quá trình phát triển một cách rực rỡ của các bộ tộc sinh sống ven duyên hải biển miền Trung Việt Nam. Văn hóa Sa Huỳnh sẽ cũng là dòng chảy căn bản hay những sự tiếp biến giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn khi mà vai trò lúa nước đã phát triển một cách rực rỡ cả hai vùng văn hóa. Cùng chung một dòng chãy vể nền văn minh nông nghiệp với người bạn phương Bắc là văn hóa Đông Sơn những cư dân của văn hóa sa Huỳnh mà căn bản là hai bộ tộc Cau và Dừa đã thống nhất tạo nên một tổ chức nhà nước. Chính nhà nước dù còn lỏng lẻo này đã làm thay đổi về chất trong quan hệ cộng đồng Chăm: từ quan hệ bộ tộc chuyển sang quan hệ quốc gia. Quan hệ này đã giúp vương quốc Chămpa sáng tạo nên nền văn minh rực rỡ và lâu dài.

2. Cơ cấu tổ chức tộc họ của người Chăm

Cộng đồng người Chăm ngày nay được xem là sự kết tinh và xuất phát từ hai bộ lạc Cau và dừa mà tiền khởi định của nó vốn xuất phát từ cộng đồng cư dân của văn hóa Sa Huỳnh. Từ những ảnh hưởng trên cùng với sự phát triển ngày càng thịnh vượng của nền kinh tế, đời sống xã hội của cộng đồng có một chiều hướng tăng nhanh. Từ quan niệm tín ngưỡng, hệ thống tổ chức cấu trúc gia đình – làng – nước bắt đầu hình thành. Theo truyền thuyết mẫu hệ, cấu trúc gia đình dòng tộc – xã hội được phân chia cụ thể :

Đứng đầu cao nhất, có quyền và uy lực nhất; lãnh đạo cho một cộng đồng Chămpa là một Thị tộc (Halâubulphăp) có thể đây còn xem là dạng tiền thân của nhà nước sơ khai đồng thời hệ thống giai cấp tư đây bắt đầu nảy nở. Thị tộc của người Chăm cổ chia thành hai nhánh, nhánh Bắc tông thuộc Thị tộc Cau (Kramukayamsa), Thị tộc này tập trung các tầng lớp bình dân mà thủy tổ của họ có lẽ xuất phát từ vùng núi. Nhánh Nam thuộc Thị tộc Dừa (Narikelamsa) đây là nhóm thị tộc tập trung những gia đình giàu có quý phái có lẽ thủy tổ của nhóm này sinh sống ở vùng đồng bằng duyên hải.

- Dưới thị tộc là các dòng họ hay ta thường gọi là Thị tộc họ (chiết A Tâu) gồm những người có quan hệ huyết thống từ lâu đời sống quần cư với nhau.

- Dưới Thị tộc họ còn có các Chi tộc họ (Chiết parô) đây gồm tập hợp những gia đình có chung huyết thống gần gũi nhất sống chung cùng cụm, có những quan hệ mật thiết với nhau trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt tinh thần.

- Và cuối cùng của một hệ cấu trúc cộng đồng các gia đình Mưgawôn gồm có đại gia đình mẫu hệ (Mưgawônprông) và tiểu gia đình mẫu hệ (Mưgawônsit). Ở đây gia đình của họ Phô Thang có nghĩa Việt là chủ nhà – chủ của một nhóm gia đình có quan hệ gần gũi cùng chung huyết thống cư trú cùng khuôn viên được gọi là Pôgawôn. Vai trò của người phụ nữ có một vị trí khá quan trọng trong cấu trúc này nhưng điểm đặc biệt là tuy được xem như là chủ nhà, người nắm giữ tay hòm, đứng ra tổ chức mọi sinh hoạt cũng như trong việc cúng kiến tế lễ, trông nom nuôi dạy con cái nhưng còn lại các việc khác tuy cũng có tính chất quyết định, thực chất phụ thuộc vào nam giới. Tham gia hoạt động sản xuất hay hoạt động trong chính sự đều do sự lãnh đạo của nam giới. Trong cấu trúc gia đình nếu có cái nhìn thật chuẩn sác ta mới thấy tinh thần bình đẳng tuyệt đối trong sinh hoạt xã hội. Ở đây giá trị con người đề cao vai trò của người phụ nữ, đây là điều tất yếu đối với thiên chức của nữ giới không ai thay thế được – đó là khả năng làm mẹ. Ngược lại đối với hệ thống nam giới tuy không phải là người chủ nhưng trên lĩnh vực nào đó họ là người chủ thật sự trên cương lĩnh của mình. Từ cấu trúc hài hòa này đã đưa nền kinh tế tăng trưởng một cách mau chóng. Tuy cộng đồng đã có tư tưởng về phân chia đẳng cấp nhưng đẳng cấp ở đây nghiêng về tư tưởng bình quyền, một cấu trúc cần có để kiến tạo nên một nền xã hội phồn thịnh và văn minh, đồng thời đề cao tính nhân bản giá trị cao quí của mỗi người trong cuộc sống sinh hoạt cộng đồng.

3. Gia phả người Chăm

Việc lập phả cho dòng tộc đã được cộng đồng người Chăm chú ý. Tuy nhiên cho đến ngày nay vấn đề các dòng phả và những bộ gia phả của cộng đồng người Chăm hầu như ít được nhắc đến. Một điều đơn giản rằng đó là sự bành trướng của các dòng họ trị vì các tiểu vương quốc đã tạo nên những việc xóa bỏ tộc họ và thiêu hủy những bộ tộc phả làm bất lợi đến vương triều đang trị vì. Bên cạnh đó quá trình chiến tranh lại xảy ra một cách liên miên cũng một phần nào ảnh hưởng đến việc phát huy và bảo vệ những bộ gia phả của dòng họ cũng như tiến hành xây dựng những bộ gia phả mới. Vả lại vào thời đại Po Kluang Garai (TK X-XI). Trong giai đoạn này vì nhận thấy sự suy yếu của vương quốc Chămpa do sự phân tranh quyền lực cũng như vấn đề bảo vệ lãnh thổ, cho nên các triết gia Chămpa đã lập hình tượng Kút để bảo lưu hình tượng văn hóa – triết học cho thế hệ mai sau. Đây là một tự dạng nghĩa địa của dòng họ cho nên người ta chỉ nhìn dòng họ qua việc cùng tôn thờ một nghĩa địa Kút nào đó, chính vì vậy mà yếu tố xây dựng gia phả cho dòng họ ngày một lu mờ và không được chú trọng như trước kia. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu một điều khá may mắn là chúng ta vẫn có thể trông đâu đó ở các cộng đồng Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận vẫn tìm được những dấu vết còn lại của các bộ phả xưa của cộng đồng người Chăm. Chúng tôi tạm thời phân loại thành ba cấu trúc về tập phả của người Chăm như sau :

a. Ngọc phả và Thần phả.

Đây là một bộ phả được các thư tịch Chăm ghi chép một cách rất cẩn thận. Một điều đơn giản rằng các bộ Ngọc phả và Thần phả là những hệ thống cấu trúc của các vị thần linh, thần vua mà cộng đồng người Chăm cho đến bây giờ vẫn còn đang tôn thờ.

Người Chăm gọi bộ Ngọc phả và Thần phả này với tên gọi là “thaak rai pơtau chăm”. Nội dung của bộ Ngọc phả và Thần phả này được chia thành hai phần rất cụ thể, đó là :

- Thần phả :

Đây là bộ phả mà trong đó chủ yếu là ghi chép hành trạng của các vị thần linh đang được tôn thờ. Mỗi vùng, miền đều có những bộ Ngọc phả với thế thứ của các thần linh được tôn thờ khác nhau. Ở đây người ta còn ghi chép tất cả những sự kiện mà trong công tác làm phả chúng tôi gọi là phần ngoại phả. Tuy được xem như là ngoại phả nhưng đó là những thông tin quan trọng phản ánh tình hình xã hội, tín ngưỡng tôn giáo của nhiều thời kì khác nhau trong bối cảnh của vương quốc Chămpa cổ đại.

- Ngọc phả :

Bộ phả này chủ yếu ghi lại các thế thứ của những vị vua trị vì thuộc tiểu vương quốc Chiêm thành. Vào thời đại Pô Chơn Chanh, bộ Ngọc phả được ghi chép một cách rất tỉ mỉ toàn bộ gia tộc của ông. Sau sự biến loạn của Lê Văn Khôi tại Gia Định, gia tộc của ông đã đưa bộ phả này cùng với toàn bộ gia tộc về cư trú tại Camphuchia. Tuy nhiên ở những giai đoạn sau này bộ phả hoàn chỉnh bằng chữ Chăm, cũng đã được đưa về cất giữ ở các vùng núi, chính những thân tộc hoàng gia này đã tạo nên một cộng đồng người ta gọi là Raiglay. Bộ ngọc phả hiện nay vẫn còn được lưu giữ là bộ Ngọc phả của PôSahinư, đang được cộng đồng người Raiglay lưu giữ ở Đồng Me – Tánh Linh, Bình Thuận. Sau sự biến loạn của Lê Văn Khôi vua Minh Mạng cũng đã chỉ định một quan trung thần người Chăm đảm nhận vai trò vua Phiên Trấn. Cũng chính từ đây bộ Ngọc phả cũng được hình thành và được xem là bộ Ngọc phả viết bằng chữa Hán – Nôm đầu tiên trong lịch sử xây dựng Ngọc phả trong hoàng gia Chăm, Cey Soang Nhung là vị vua mà Minh Mạng chỉ định lên làm phiên Trấn, được ban đặc ân mang họ Nguyễn. Và cũng chính bộ tộc phả này cơ cấu dòng họ của người Chăm trong hoàng gia một cách lớn lao trải dài từ Minh Mang cho đến thời Bảo Đại. Nhưng rất tiếc bộ Ngọc phả này sau 1945 đã bị thất lạc và cho đến nay chúng ta cũng không được diễm phúc sở hữu một bộ Ngọc phả của một vương triều cuối cùng của người Chăm này.

b. Gia phả của các dòng họ.

Việc lập gia phả của các dòng họ Chăm xưa kia rất được cộng đồng chú ý. Dưới triều đại Jaya Simhavarman III vấn đề dòng họ và lập phả được xem như là giai đoạn mạnh nhất, nhiều bộ gia phả của các dòng họ Chăm được hình thành tạo nên những căn bản về các nguồn gốc dòng họ, Ở đây cơ bản của việc lập phả hay một cấu trúc được quy định khá chặt chẽ. Dòng họ mà phả đề cập đó là dòng họ mang định chế mẫu hệ, lấy Mẹ làm gốc để phân định các chi nhánh của tộc họ. Mỗi dòng họ đều có một bà tổ mẫu và được xem là thủy tổ của dòng họ mình. Cấu trúc của một bộ tộc phả ở giai đoạn này bao gồm các phần như sau:

- Phả ký:

Là những trình bày về nguồn gốc của dòng họ, những nét đặc trưng của dòng họ giới thiệu các đặc điểm hình thái cư trú mà dòng họ đã và đang sinh sống.

- Phả hệ:

Ghi chép thế thứ các đời bắt đầu là bà tổ mẫu sau đó là các thế hệ, các chi phái. Ở những thế hệ trên, hành trạng của mỗi vị được ghi rất kỹ song song với việc trình bày và ghi chép hành trang của ông tổ mẫu và các ông của các chi hệ. Nét đặc biệt của bộ gia phả xưa của người Chăm là mặc dù người mẹ là chủ chốt là nội thân nhưng bộ phả vẫn không bao giờ bỏ quên vai trò nam giới được xem là ngoại thân. Ở phần hành trạng đôi lúc ngừơi ta thấy sự đóng góp của người chồng nổi bậc hơn so với vợ và hành trạng lại tập trung nói nhiều hơn đối với người chồng. Người con được mang dòng họ mẹ nhưng vai trò trong cộng đồng người không quan trọng thế vào đó người Chăm lại xem rất trọng vai trò của Bà Tổ Mẫu. Để biết mình có chung dòng họ không thì chỉ cần hỏi đến bà Tổ Mẫu là có thể biết được người ấy sẽ cùng chung một dòng họ. Người Chăm gọi là PuhMuk.

C. GIỚI THIỆU GIA PHẢ PUHMUK HMI

Đây là một dòng họ có nguồn gốc con cháu của vua Chế Mân. Dòng họ hoàng gia này vốn có nguồn gốc từ Quy Nhơn Bình Định qu nhiều cuộc di cư của chiến tranh cuối cùng dừng lại và định cư ở vùng Phan Rang và một chi nhánh chính của dòng họ do các yếu tố của xã hội đã tiếp tục dời về phía nam Bình Thuận và cuối cùng định cư tại vùng đất Ma Lâm – Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận cho đến nay. Bộ phả mà chúng tôi phát hiện được ghi chép khá cẩn thận trải dài từ khi lập phả (TK XVII). Cấu trúc của dòng họ này được xác định thuộc dòng Cau và thờ Bà tổ mẫu là Muk Hmi. Đây là dòng chính mà ở Bà Tổ Mẫu khởi định theo bộ gia phả cho biết là tôn thờ Nữ Thần PôNagar.

Phả ký ( Đôngpatom). Phần phả ký giới thiệu tổng quát về dòng họ Cau. Theo phả ký này cho biết dòng Cau vốn phát tích từ vùng Bắc Chămpa ( Quảng Nam – Đà Nẵng). Tổ tiên của dòng này đã nhiều đời trị vị một vương quốc ở phía Bắc vương quốc Chămpa này. Vào thế kỷ XIV dòng họ này vì chiến tranh và do bị tước ngôi đã chạy về phía Nam và định cư tại Sri Binưi tức là thành phố Quy Nhơn bây giờ. Người viết phả ký cho biết tại đây dòng họ cũng đã tiếp tục tạo lập một vương triều để rồi cuối cùng một lần nữa vương triều lại sụp đổ hoàng gia đã bị thanh trừn gần như khôn còn ai. Riêng Muk Hmi người con út của Nữ Hoàng đã chạy được về phía nam và sau đó được một số cận thần trung thành với hoàng gia đưa về vùng đất Phan Rang sinh sống. Tại đây bà được kết hôn với một hoàng thân cháu của vua Pô Nít và sinh ra được sáu người con. Bà có được bốn người con gái sau này tạo thành bốn chi, sinh sống bốn vùng, đó là : Chi Muktha, đây được xem là chi lớn được sinh sống ở vùng Phan Rang. Chi Muk Chơk, chi thứ hai nhưng là con thứ ba sống ở vùng Tuy Phong, Chi Muk Qua sinh sống ở vùng núi Di Linh. Và chi út nhất được xem là chi chính của dòng họ là chi Muk Choah, chi này sống tại Phan Rang và là người thừa kế lớn của dòng họ.

Phả hệ: Phần phả hệ của bộ phả này chủ yếu ghi lại chi út của Muk Choah. Bắt đầu từ Muk Choah được xem là tổ mẫu phả hệ ghi được 14 đời. Ở ba đời sau cùng chỉ được ghi vào sau ở giai đoạn 1950 – 1954. Về sau này trong quá trình phiên âm chuyển tự từ tiếng Chăm qua tiếng Việt của bộ phả này chúng tôi đã được bổ sung thêm bốn đời mà trước đó và sau này bộ phả chưa ghi vào.

Ngoại phả: Ở phần gia ngoại phả là phần sao chép một số truyền thuyết về dòng họ, những câu chuyện kể về dòng họ và một phần gia phả mà các cụ bô lão nhớ lại mà con cháu ghi chép.

D. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA PHẢ CHO NGƯỜI CHĂM HIỆN NAY.

Cho đến ngày nay việc xây dựng gia phả của cộng đồng người Chăm phải nói là chưa ai đề cập và chưa có một công trình nào nghiên cứu về dòng họ có tính chuyên sâu. Phần chúng tôi trong quá trình tham gia sinh hoạt tại Chi hội gia phả và Hồi ký thuộc hội khoa học lịch sử TP.HCM đã bước đầu thể nghiệm tiến hành hành nghiên cứu sưu tầm các tài liệu thư tịch có liên quan đến gia phả và trãi dài gần 4 năm nghiên cứu và điều chỉnh chúng tôi đã tạo dựng một bộ gia phả hoàn chỉnh theo dạng song ngữ Chăm – Việt lần đầu tiên cho dòng họ Muk Hmi thuộc thôn Ba thị trấn Ma Lâm – huyện Hàm Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận. Bộ gia phả này là một động lực góp phần vào việc bảo tồn dòng họ đang có nguy cơ bị suy thoái ở một số làng Chăm hiện nay. Việc xây dựng gia phả ngoài yếu tố phát huy truyền thống dòng họ trong cộng đồng dân tộc nó còn giúp cho chúng ta có cái nhìn chuẩn xác về những nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng này. Thông qua dòng họ chúng ta sẽ có những biện pháp trợ giúp quản lý một cách có hiệu quả hơn. Từ công việc xây dựng gia phả chúng ta càng hiểu rõ hơn về cộng đồng một dân tộc đồng thời nối tiếp tinh thần hòa hợp, đoàn kết giữa người Chăm và người Việt trong giai đoạn hiện nay.

Bến Tre Mạnh đông Giáp Thân

TIN GIA PHẢ

LỄ GIAO NHẬN GIA PHẢ

HỌ TRẦN Ở TRẢNG BÀNG

Cao Bá Nghiệp

Ngày 29 tháng 4 năm 2012, Trung Tâm Nghiên Cứu & Thực Hành Gia Phả Thành Phố Hồ Chí Minh đã chính thức tổ chức lễ lễ giao nhận gia phả chi họ Trần ở xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Cuốn gia phả chi họ Trần ở xã An Tịnh, gồm hơn 190 trang A4 (kèm 01 đĩa CD), với các phần nội dung chính: Lời Tựa, Phả Ký, Phả Hệ, Phả Đồ, Ngoại Phả... đã được hoàn thành sau hơn 4 tháng, kề từ ngày 18 tháng 12 năm 2011.

- Phần Phả Hệ ghi chép đầy đủ hành trạng từ đời ông Sơ, tức ông Tổ Đời I, đến Đời thứ VII hiện còn nhỏ, đang đi học.

- Phần Phả Ký nêu được công lao khai khẩn đất đai, lập làng xóm của các bậc tiền nhân; liệt kê được sự hy sinh xương máu, sự đóng góp công sức của bà con họ Trần với làng quê An Tịnh trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

- Phần Ngoại Phả ghi các ngày giỗ ông bà, tiểu sử những người có công lao lớn với dòng họ và xã hội.

Trong quá trình thực hiện, Trung Tâm Nghiên Cứu & Thực Hành Gia Phả Thành Phố Hồ Chí Minh đã chỉ đạo và phân công chuyên viên Diệp Hồng Phương trực tiếp gặp và làm việc với Đại diện của chi họ Trần, được sự hợp tác và hỗ trợ của bà con, cô, bác nội, ngoại chi họ Trần, nên từng bước đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ được giao.

Phát biểu tại lễ nghiệm thu, Ông Tư Mí Trưởng ban tổ chức tiếp nhận của chi họ Trần đã cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của ông Võ Ngọc An, Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu & Thực Hành Gia Phả Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là của chuyên viên gia phả Diệp Hồng Phương đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại để hoàn thành bộ gia phả hết sức quý giá này cho chi họ Trần ở An Tịnh, Trảng Bàng, Tây Ninh.

Tiếp đó, ông Diệp Hồng Phương báo cáo tóm tắt quá trình tổ chức thực hiện việc tư vấn và xây dựng bộ gia phả chi họ Trần với những khó khăn và thuận lợi.

Ông Võ Ngọc An, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu & Thực Hành Gia Phả Thành Phố Hồ Chí Minh phát biểu cho rằng: “Từ kết quả này, chúng ta cần nhân rộng và phổ biến nội dung bản gia phả đến từng gia đình các chi họ Trần tham khảo và cập nhật bổ xung thường xuyên. Các chi họ Trần ở xã An Tịnh cần sớm chung tay góp sức xây dựng nhà từ đường của chi họ Trần, ông cũng đóng góp một số ý kiến về vấn đề đồng mả nông thôn ở xã An Tịnh trong tình hình đất đai hiện nay v.v…”

Cũng trong buổi lễ giao nhận nói trên, ông Lê Minh Thành (Năm Thành), cố vấn của chượng trình xây dựng gia phả chi họ Trần – nguyên là Trưởng Ban tuyên huấn tỉnh ủy Tây Ninh, người đã có trên 30 năm kinh nghiệm làm công tác nghiên cứu lịch sử tỉnh đảng bộ Tây Ninh, đã phát biểu ý kiến hết sức xúc động về ý nghĩa to lớn của việc dựng phả này. Ông cám ơn Trung Tâm Nghiên Cứu & Thực Hành Gia Phả Thành Phố Hồ Chí Minh đã cử ông Diệp Hồng Phương, người đã góp phần tích cực nhất vào việc hoàn thành bộ gia phả quý này. Có thể coi đó là một di sản văn hóa vô giá cho con cháu các thế hệ họ Trần ở An Tịnh, Trảng Bàng biết và tự hào về truyền thống của cha ông, biết ngày giỗ, phần mộ tổ tiên, biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau xây dựng cuộc sống nông thôn mới ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

Buổi lễ đã diễn ra trong không khí vui vẻ, cảm động hòa trong tinh thần phấn khởi của lễ kỷ niệm 37 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

 
 

clip_image161

 

Ông Tư My đại diện họ Trần ở An Tinh, Trảng bàng, Tây Ninh

đánh giá cao Bộ gia phả vừa được TT trao

TIN GIA PHẢ

BÁO CÁO

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

BỘ GIA PHẢ DÒNG HỌ LÊ (gốc TRƯƠNG)

Thị Thanh Hải

clip_image163Vào mùa hè năm 2001, một số con cháu của ông Lê Văn Trung đã tổ chức một chuyến “về nguồn”, mời Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh cùng đến thăm, khảo sát vùng đất La Bang, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh với ý tưởng hợp tác thực hiện bộ Gia phả của họ tộc mình.

Phó GS Huỳnh Lứa thay TTNCTHGP trao gia phả cho đại diện họ Lê

Các bậc cao niên của dòng họ giao cho bà Lê Thị Thanh Hải – một cử nhân Sử học, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, vừa là hậu duệ đời thứ VI của họ Lê (Trương), vừa là một thành viên của Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh – làm cầu nối trong liên hệ và hợp tác thực hiện ý tưởng này.

- Dòng họ Lê (Trương) mong muốn có một bộ lịch sử của Gia tộc mình, để biết lai lịch, tiểu sử Tổ tiên (từ đời thứ I) từ đâu đến, dừng chân trên đất này vào thời gian nào, lúc ấy “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” ra sao mà ông bà ta quyết định định cư khai phá đất đai, lập nghiệp, khai sáng dòng họ; để từ cội nguồn đó con cháu được nối truyền từ đời này sang đời khác, hiểu rõ thế thứ các đời, mối quan hệ huyết thống trong các gia đình, dù có làm nên việc gì thì cũng nhớ ơn Tổ tiên ông bà, cha mẹ. Để tri ân người xưa một cách thiết thực nhất, hậu duệ hôm nay và mai sau phải gắn kết dòng họ lại, để thăm viếng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, động viên giáo dục nhau sống đẹp, sống xứng đáng như người trước đã từng sống.

clip_image165

Niềm vui và sự cảm kích đối với gia tộc Lê (Trương) và các thành viên TTNCTHGP TP. HCM trong buổi lễ giao nhận gia phả.

Ứơc vọng của dòng họ đã được ấp ủ từ mấy mươi năm trước. Năm 1971, cụ Lê Thái Bình, hậu duệ đời thứ IV của dòng họ, đã khởi xướng và chính cụ là người đầu tiên viết Gia phả họ tộc mình. Tập Gia phả đó tuy còn giản lược, song được con cháu trân trọng giữ gìn. Sau này ông Lê Văn Chỉnh, hậu duệ đời thứ V, và anh trai Lê Du của mình đã lập phả đồ của họ Lê; bà Lê Thị Đông Nguyệt, hậu duệ đời VI viết hồi ký và vẽ một phả đồ tròn từ thời ông nội Lê Văn Trung của mình. Đó là những dữ liệu làm cơ sở cho dòng họ và Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh bắt tay thực hiện phần kế tiếp.

Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện bộ Gia phả:

Sau nhiều dịp gặp gỡ tiếp xúc giữa Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả với những thành viên trong họ tộc Lê (Trương), một số vị cao niên muốn tiến hành sớm, nhưng do dòng họ đông, con cháu sống rải rác từ các xã, huyện, thị của tỉnh Trà Vinh, ở Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, v.v... và một số ít ở các nước ngoài như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Thụy Điển, v.v... Các vị cao niên thì đã nghỉ hưu, điều kiện kinh tế eo hẹp, muốn huy động tài chính không phải là dễ dàng nhanh chóng, còn nhiều lớp hậu duệ ở các vùng quê đời sống vất vả phải lo toan công việc đồng án, không có dịp đi về Thành phố Hồ Chí Minh hội họp, nhiều người hàng ngày phải bận kế mưu sinh, muốn có gia phả nhưng e ngại việc đóng góp thế nào đây! Số khác hưởng ứng nhưng không tích cực vì còn nhiều vướng bận, trong tâm tư còn mặc cảm về phân cách giữa hai chế độ xã hội cũ, mới, hoặc có điều gì chưa thật an tâm, một phần phân vân cho rằng viết gia phả là khoe khoang gia thế hoặc bóc trần quá khứ không được tốt đẹp của mình; lại có nhiều người không quan tâm lập gia phả, cho đó là việc khó làm, là việc của người nhàn nhã, quyền quý, v.v... Vả lại, họ Lê chưa có lúc nào tập trung đông đủ, chưa biết ông bà Thủy Tổ là ai, họ tên gì, ngày giỗ Tổ ra sao, và không có nhà thờ họ tộc, cho nên việc tuyên truyền vận động, thuyết phục việc cần lập gia phả chưa được truyền đạt rộng rãi, ngoài một số bà con họ hàng có điều kiện tới lui thăm hỏi nhau.

Tuy vậy, với quyết tâm thực hiện ước nguyện của cha ông mình do cụ Lê Thái Bình khởi xướng, ngày mồng 8 Tết Quý Mùi năm 2003, trong dịp bà con tề tựu, thăm, mừng xuân, chúc thọ ông Lê Văn Quới (Hai Paul), hậu duệ đời thứ V, trưởng nam của cụ Lê Thái Bình, tại nhà ông ở Thủ Đức (nay là Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh), nhân lúc ông vừa từ Pháp trở về an dưỡng tuổi già tại quê hương. Hôm ấy gần 50 người, đại diện cho chi ông Lê Anh Dõng gồm các nhánh bà thứ năm Lê Thị Dung, ông thứ bảy Lê Văn Trung, ông thứ tám Lê Thái Bình, ông thứ chín Lê Văn Chánh, chi ông Lê Văn Kỳ gồm nhánh ông Lê Công Khanh... Trước đông đủ anh, chị, em và con cháu, ông Lê Du tức Lê Quang Nghiêm, hậu duệ đời V, con ông Lê Văn Trung, đã đứng lên vận động bà con thực hiện bộ Gia phả dòng họ Lê của mình; ông Lê Xuân Nhựt, bà Lê Thị Thanh Hải, hậu duệ đời VI, cháu nội ông Lê Văn Trung, đã trình bày nội dung và hình thức quyển gia phả theo tài liệu của Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi bàn bạc thảo luận kỹ các điều kiện, thời gian, kinh phí, việc sưu tầm tài liệu, tổng hợp viết gia phả đến biên tập, in ấn, v.v... hội nghị đã hoàn toàn nhất trí vận động con cháu đóng góp tài chánh và hợp đồng với Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh để dựng bộ Gia phả dòng họ Lê (Trương).

Tuy đã có biểu quyết ở cuộc họp ngày mồng 8 Tết Quý Mùi, nhưng việc đóng góp kinh phí chưa bắt đầu thì một số con cháu họ Lê, người cao niên, kẻ trung niên lần lượt lâm bệnh hiểm nghèo, các gia đình lo tập trung cho người bệnh, việc vận động ngưng trệ bởi làm sao còn tâm sức! Sau đó một số người qua đời, lại rơi vào các gia đình có vai trò khá tích cực: gia đình ông Lê Văn Quới, gia đình ông Lê Văn Chỉnh, gia đình bà Lê Ánh Tuyết, gia đình ông Lê Công Tốt, gia đình bà Lê Thị Thanh Hải.

Trước sự bức bách của thời gian so với tuổi thọ một đời người, việc dựng gia phả cần xúc tiến, bởi càng kéo dài thì các vị lão thành lần lượt quy tiên, mất đi những nhân chứng lịch sử sống của dòng tộc, sẽ gặp thêm khó khăn bất lợi, ông Lê Du lại đứng ra kêu gọi con cháu đóng góp công sức, tài chánh để hợp đồng với Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh.

Vậy là, sau một thời gian dài chuẩn bị, đến tháng 09/2003 việc xây dựng bộ Gia phả họ Lê (Trương) mới tiến hành. Vượt qua những khó khăn đầu tiên, với sự tận tình của hai bên, Nhóm Nghiên cứu và thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện của hậu duệ dòng họ Lê (Trương), công việc diễn tiến khá trôi chảy.

Xuyên suốt quá trình thực hiện bộ Gia phả, hai bên đã thống nhất dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, với phương pháp lô-gic, thống kê, đối chiếu, phân tích, tổng hợp, điền dã; trong đó chú trọng các lời tự thuật của thành viên trong gia tộc, đặc biệt quan tâm và trân trọng những ý kiến của các vị lão thành của dòng tộc, các nhân chứng lịch sử, lãnh đạo của địa phương nơi Tổ quán, quê quán của dòng họ Lê (Trương).

Kết cấu của bộ Gia phả dòng họ Lê (Trương), ngoài lời tựa của Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh, lời cảm ơn của một hậu duệ đại diện dòng họ Lê (Trương), quyển gia phả được chia làm 3 phần : phả ký, phả hệ và phụ khảo.

Phả ký: Nói về nơi phát tích của dòng họ, tiểu sử nơi sinh trưởng của Tổ phụ, Tổ mẫu, mồ mả Tổ tiên, những đặc điểm của dòng họ Lê (Trương).

Phả hệ: Ghi lại thế thứ các đời của dòng họ Lê (Trương) trong các hệ, các chi, các nhánh, ghi lại tiểu sử, hành trạng của từng người và lập sơ đồ các đời, các chi gọi là phả đồ.

Phụ khảo:Là những bài viết liên quan đến Tổ quán, đến huyện, tỉnh của Tổ phụ, Tổ mẫu, đến những chuyện xảy ra trong một gia đình, một nhánh, một chi nào đó, hoặc những sự kiện quan trọng nào đó trong dòng tộc họ Lê (Trương) về kinh tế – văn hóa – xã hội, hoặc về một nhân vật điển hình trong dòng tộc Lê (Trương).

Cuối cùng, việc phải đến – đã đến. Sau khi thành kính khấn lạy trước bàn thờ gia tiên họ Lê (Trương), nguyện cầu các bậc tiền nhân phù hộ cho việc dựng gia phả được mĩ mãn, đoàn “về nguồn” cùng Nhóm Gia phả do ông Nguyễn Thanh Bền dẫn đầu, đã lên đường từ nhà ông Lê Văn Chỉnh, vào sáng sớm ngày 19/9/2003.

Chuyến đi đầu tiên đã đem đến kết quả vô cùng bất ngờ và vô cùng quan trọng. Nhờ chuyên viên Hán Nôm Võ Văn Sổ với tâm huyết truy tầm và dịch thuật, đã tìm ra ở đồng mả La Bang, thuộc xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, tên tuổi vị Tổ phụ dòng họ Lê (Trương) là cụ Trương Thâu, mà lâu nay dòng họ phụng tự cứ đinh ninh ngôi mộ đó là mộ cụ Tổ mẫu. Kể từ đây, ta có được đầu mối để lần về cội nguồn của mình, bắt đầu từ Tổ phụ. Khi chưa tìm được tông tích các thế hệ trên của cụ Trương Thâu, Nhóm Gia phả và con cháu họ Lê (Trương) xin mạn phép Tổ tiên được nhận cụ Trương Thâu là Tổ phụ đời thứ nhất. Sự phát hiện tuy chưa trọn vẹn, nhưng nay là niềm vui rất lớn, đầy ý nghĩa đối với dòng họ Lê (Trương).Đoàn đã tìm trên khắp đồng mả La Bang mà không thấy có dấu tích gì của vị Tổ mẫu, đành thất lễ với cụ.Mong rằng sau này các hậu duệ sẽ tiếp tục truy tìm.

Quá trình thực hiện bộ Gia phả, chúng tôi đã đến tận nhiều gia đình, gặp hàng trăm hậu duệ các Hệ, các Chi, các Nhánh, các Đời, gặp các vị lãnh đạo của địa phương bản quán La Bang, nơi phát tích dòng họ và xã Hiệp Mỹ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh để tìm hiểu khách quan về dòng họ Lê (Trương), chúng tôi đã đến địa phương các xã, phường, huyện, quận khác ở Trà Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, v.v... để sưu tầm, ghi nhận.

Một điều rất quý là con cháu các gia đình đã nhiệt tình giúp Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh về tư liệu, nhân chứng và trực tiếp tham gia biên soạn, chỉnh lý, biên tập bộ Gia phả trong các khâu phả ký, phả hệ, phụ khảo, đặc biệt có những bài viết rất phong phú, đa dạng và xác thực.

Để đáp ứng một yêu cầu quan trọng của nội dung bộ Gia phả, gia tộc họ Lê (Trương) đã mời một nhóm nhiếp ảnh rất chuyên nghiệp và giàu tâm huyết cùng tham gia các chuyến điền dã, thực địa. Trong số nghệ sĩ đó có ông Lê Đông, một cử nhân văn chương và là chuyên viên chính của Sở Văn hoá Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh.Từ nhỏ, ông đã sống qua nhiều rừng, cồn của đất Trà Vinh trầm mặc. Cha của ông vốn là một trong .

Qua hàng chục lần in thử, phát lại gia tộc góp ý, bổ sung, lại in nháp, chỉnh lý lại bổ sung ... kể cả đưa ra nước ngoài cho bà con đọc bổ sung, gởi về nước, đến nay, bộ Gia phả dòng họ Lê (Trương) đã tạm hoàn thành với 555 trang khổ A4 (21 x 29,7cm), trong đó có 296 hình ảnh, 8 phả đồ, có 1 phả đồ hình tròn khá lý thú, 4 trang bút tích của một số vị, 3 bản đồ của xã Hiệp Mỹ, huyện Cầu Ngang và tỉnh Trà Vinh. Bộ Gia phả đã tập hợp hậu duệ của 8 đời với gần 2.155 con người được nhắc đến, và rất tiếc còn nhiều người chưa tìm được.

Theo thiển ý của chúng tôi, đây là một bộ Gia phả tương đối hoàn chỉnh, nội dung trung thực và sâu sắc, hình thức khá đẹp. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan và chủ quan, bộ Gia phả còn có những chỗ chưa đạt hiệu quả đến độ hoàn hảo theo mong muốn thiết tha của nhiều người trong dòng họ. Hy vọng hậu duệ các đời kế tiếp sẽ sưu tầm, nghiên cứu, bổ sung để bộ Gia phả dòng họ Lê (Trương) của chúng ta ngày càng hoàn thiện.

DỰNG GIA PHẢ – XÂY DỰNG TỪ ĐƯỜNG

clip_image166NHỮNG CÔNG TRÌNH

THÁI MỸ, CỦ CHI.

Diệp Hồng Phương

Trần Văn Đường

Theo tư liệu lịch sử, họ Trà nguyên là một họ của dân tộc Champ, cư trú lâu đời tại vùng đất miền Trung nước Việt, thời xa xưa thuộc nước Champa, tức nước Chiêm Thành. Vùng đất có nhiều cư dân họ Trà sinh sống nhất, thuộc châu Rí của Chiêm Thành, nay là xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Ngược dòng lịch sử. Năm Tân Sửu (1301), Thượng Hoàng Trần Nhân Tôn đi sang Chiêm Thành xem phong cảnh, có ước gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Được ít lâu Chế Mân cho người đưa vàng bạc và các sản vật sang cống và xin cưới. Triều thần có nhiều người không thuận. Chế Mân lại xin dâng Châu Ô và Châu Rí để làm lễ cưới, bấy giờ vua Trần Anh Tôn mới thuận gả. Đến tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), cho công chúa Huyền Trân về Chiêm Thành.

Sang năm sau, Vua Nhân Tông thu nhận hai châu Ô và châu Rí, đổi tên Thuận Châu và Hóa Châu, rồi sai quan là Đoàn Nhữ Hài vào kinh lý và đặt quan cai trị.(Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim)

Châu Ô đổi tên thành Thuận Châu là phần đất hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị; châu Rí đổi thành Hóa Châu là đất hai huyện Phú Lộc, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế và hai huyện Diên Phước, Hòa Vang của tỉnh Quảng Nam ngày nay.

Lưu dân miền Nghệ An, Hà Tĩnh được triều đình khuyến khích đã vào các vùng đất mới lập nghiệp. Cùng lúc là các đợt di dân của người Champ lui về phương Nam. Người Champ ở lại hòa nhập cộng đồng dân Nghệ An, Hà Tĩnh vào lập nghiệp tại vùng đất Hoành Sơn, trở thành dân xứ Quảng ngày nay.

Tương truyền rằng vua Lê Thánh Tôn đánh Chiêm Thành, mở đất đến biên giới hai tỉnh Phú Yên – Khánh Hòa ngày nay, sai đục đá ở đỉnh núi cao nhất để dựng bia phân định địa giới của ta và đất của Chiêm, núi ấy sau gọi là núi Thạch Bi.

Các cuộc di dân của tổ tiên họ Trà vào Nam, khoảng thời gian nào, con cháu không được rõ. Theo ký ức các ông bà đời trên và qua tìm hiểu sự hình thành Xóm Huế, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi; được biết thời gian khoảng năm 1700- 1710, lưu dân họ tộc Trà từ miền ngoài xuôi Nam bằng đường biển vào đất Gò Công, rồi từ Gò Công, theo đường sông nước lên lập nghiệp tại vùng đất phía bắc Gia Định.

Dân miền ngoài vào đây, người địa phương gọi là dân Huế, khai phá rừng hoang, trồng trọt và hội tụ thành xóm nhà sung túc, gọi là xóm Huế, nay thuộc xã Tân An Hội, huyện Củ Chi.

Những người họ Trà kết hôn với người Việt, qua nhiều thế hệ sinh sống trên vùng đất mới, đã dần mất đi những nét riêng về huyết thống và văn hóa của dân tộc. Các đời sau, con cháu họ Trà đã thuần Việt.

Thời điểm lưu dân họ Trà đến Xóm Huế, cũng là thời điểm Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh kinh lược đất phương Nam.

Vào đến phương Nam, Nguyễn Hữu Cảnh thấy nơi đây đất đã “mở mang ngàn dặm, dân có trên 4 vạn hộ”, liền “… lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, lập đất Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng nên dinh Trấn Biên, lập xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên trấn”. (Gia Định Thành thông chí-Trịnh Hoài Đức)

Từ xóm Huế, do nhu cầu khẩn đất trồng trọt và do có sự mở mang đường xá (đường Thiên lý tây mở vào năm 1815 từ Bến Nghé lên Quang Hóa, tức Trảng Bàng ngày nay), nên con cháu họ Trà các đời sau tiếp tục đi khẩn hoang các vùng đất khác, như vượt đồng bưng qua Đức Hòa, (nay thuộc tỉnh Long An) và theo đường Thiên lý tây (nay là Quốc lộ 22- Đường Xuyên Á) ngược lên hướng bắc, khẩn đất, định cư tại các làng Mỹ Khánh, Thái Bình Thượng, Thái Bình Hạ … tức xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi ngày nay.

Người họ Trà đầu tiên đến làng Mỹ Khánh lập nghiệp là ai, con cháu không rõ; chỉ biết bậc tổ cao nhứt là ông Trà Văn Phán, con cháu gọi là ông Sơ (năm sinh ước hoảng 1830), và các Tổ họ Trà khác không rõ tên tuổi, biết đời kế tiếp là ông Trà Văn TàiTrà Văn Vồ, đã lập nghiệp, sinh con đẻ cháu, lập thêm các Nhánh họ Trà khác tại Thái Mỹ.

Do đó, có thể xác định xã Thái Mỹ chính là Tổ quán họ Trà.

Bao nhiêu năm tạo dựng và phát triển một dòng họ sống chung trong một xã, một huyện rồi lan tỏa ra các vùng lân cận như Tây Ninh, Long An, Bình Dương, Bình Phước, ... con cháu ngày càng đông đúc, việc biết rõ nguồn cội của nhau thật là khó. Không có gia phả là vô cùng thiếu sót, vô tình để mất đi một phần văn hóa dòng họ, vô tình đưa dòng họ vào nơi lạc lõng, mất gốc. Những người con họ Trà đã ấp ủ nguyện vọng, đã nhận thức văn hóa dòng họ Trà cần phải được biểu dương và phát triển, thậm chí đã tiên phong tạo dấu ấn văn hóa dòng họ, như một hình ảnh tiêu biểu trên vùng đất Thái Mỹ, huyện Củ Chi.

Bà Trà Thị Thanh, hậu duệ đời thứ Tư, đề xướng và đóng góp hầu hết tài chánh cho dòng họ để xây Từ đường họ Trà.

Ông Trà Văn Quýnh, bà Trà Thị Kim Anh và một số hậu duệ khác, vận động đóng góp, xúc tiến việc dựng gia phả họ tộc.

Cả hai việc đều mang tính hiếu nghĩa cao cả, nhằm để lại một thiết chế văn hóa quí báu của dòng họ Trà xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi và cho con cháu đời sau.

Ngôi Từ đường tọa lạc tại khu đất vườn hương hỏa thừa kế, thuộc đường 702, ấp Mỹ Khánh A, xã Thới Mỹ, huyện Củ Chi. Sau cổng Nhà Từ đường họ Trà là một con đường mới mở rộng 4 mét, chạy dài 100 mét dẫn đến khuôn viên nhà thờ. Từ ngoài minh đường đến chánh điện có đầy đủ liễn đối, hoành phi, chạm trổ nhiều hoa văn cầu kỳ rất đẹp.

Khuôn viên được thiết kế thành một quần thể thờ tự trang nghiêm, hoành tráng giữa không gian xanh mát của cây kiểng và cỏ hoa.

Nhà Từ đường họ tộc Trà là nơi thờ phụng ông bà, nơi con cháu họ tộc hội tụ về trong dịp lễ, giỗ Tổ tiên. Các bậc ông bà, cha mẹ phải thường xuyên nhắc nhở con cháu biết về nguồn cội, biết tôn kính ông bà, biết quý trọng bà con họ tộc và hơn thế nữa là hiểu thấu đáo lòng yêu nước, sự cần cù lao động, sáng tạo của ông bà tổ tiên ta trong sự phát triển của họ tộc.

 
 

clip_image168

56

Từ đường họ Trà

Nhờ đó, con cháu họ Trà từ Thái Nguyên; Hà Nội; Điện Bàn – Trà My, Quảng Nam; Đắc Lắc; Bình Phước; Thuận An – Thủ Dầu Một, Bình Dương; Tây Ninh; Long An; Bến Tre, ... hội ngộ dưới bóng tổ tiên, bày tỏ những cảm nghĩ vô cùng cảm động vốn dĩ có từ trong văn hóa dòng họ.

Phải chăng từ việc dựng phả - xây dựng Từ đường, thông điệp “Tổ quốc thiêng liêng – Dòng họ vĩnh truyền – Gia đình hạnh phúc” đã truyền đi cả nước!

 
 

clip_image170

Lễ giao nhận gia phả

trong ngày khánh thành Từ đường họ Trà, 04/8/2012.

PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG CỦA ĐẠI DIỆN HỌ TRÀ

Tôi rất tự hào và vinh dự được mang dòng máu họ Trà.

Trước quan cảnh từng bừng của ngày lễ khánh thành Từ Đường Trà Tộc và giao nhận Gia phả - ngày hội Văn hóa dòng họ Trà, tôi vô cùng vui mừng và xúc động.

Thưa quý vị,

Nhân Đức của Tổ Tiên họ Trà đã cho dòng họ chúng tôi lớn lên và phát triển theo thời đại, đã cho chúng tôi những vinh quang trong cuộc sống, nhất là huyết thống và thâm tình trong anh, em, con cháu dù nội, dù ngoại ngày càng gắn bó sâu sắc.

Chúng tôi là con cháu của Tổ Tiên họ Trà, chúng tôi không dám để nhạt mờ “Chữ Hiếu”, không để rời xa “Ân Nghĩa” và luôn hướng về với “Cội Nguồn” dòng tộc.

Với đất nước, họ Trà chúng tôi đã có rất nhiều người con hiến dâng cả đời mình cho Tổ Quốc, đó là vinh dự lớn xứng đáng được vinh danh.

Với dòng họ, rất nhiều người có tinh thần gia tộc, luôn đem sự hiếu kính trăn trở việc hương hỏa ông bà, luôn lo lắng cho thân thế họ Trà hưng thịnh, suy vong, nhất là khi Từ Đường Tộc Trà còn trong cảnh đơn sơ. Một điều nữa là Gia phả ghi lại nguồn cội Tổ tiên lưu truyền đời đời cùng sự sanh ra lớn lên của con cháu về sau chưa dựng được.

Tổ Tiên gia hộ, mơ ước đã thành tựu viên mãn.

Tôi đại diện cho con cháu họ Trà xin chân thành ghi ơn cô Trà Thị Thanh đã cung tiến ngôi thờ tự để đời quý giá và cám ơn những anh em đã nhiệt tình đóng góp công sức để hoàn thành hai công trình văn hóa dòng họ, Gia phả - Nhà từ đường cùng lúc được trang nghiêm và hoành tráng.

Phước không tạo sẽ không tự nhiên có, phước có hôm nay là đạo đức của tổ tiên đã nuôi dưỡng và gieo trong từng hạt giống họ Trà. Tôi cảm nhận ông bà đã cho tôi hạnh phúc từ khi tôi biết thế nào là “Hiếu Kính Tổ Tiên”. Con cháu họ Trà phải biết nhận lấy phước đó, phải biết tự hào về dòng họ, hãy tự hào về mình để góp phần xây dựng họ Trà mãi mãi vinh quang.

Con cháu họ Trà phải biết huyết thống, phải yêu thương nhau; đoàn kết, giữ vững cương thường đạo lý. Vì chúng ta có chung dòng máu vẻ vang, vì chúng ta có truyền thống tốt đẹp, người họ Trà không thể vô tình đánh mất.

Kính thưa quý vị,

Có nhà Từ đường dòng họ chúng tôi có thêm một tổ ấm lớn chung cho con cháu, có Gia phả chúng tôi biết rõ cội nguồn, nội ngoại, anh em. Giá trị văn hóa dòng họ chúng tôi là điểm tựa cho kẻ sanh sau học tập.

Họ Trà lớn mạnh ngày nay có những trợ giúp nhiều mặt về tinh thần và vật chất của quý vị, của những đơn vị làm văn hóa; con cháu họ Trà rất cám ơn, hy vọng tình cảm quý vị sẽ dành cho họ Trà hơn nữa.

Đối với các họ khác, trong thâm tâm chúng tôi là HỌ NGOẠI kính mến, là nơi sanh ra những bà dâu họ Trà để về làm bà, làm mẹ chúng tôi nhiều đời. Cho chúng tôi gửi về Tổ Tiên các Họ nén hương lòng thành kính để nói rằng con cháu họ Trà không quên chữ hiếu với dòng họ ngoại.

GIA PHẢ

TÌM VỀ CỘI NGUỒN

KẾT NỐI QUÁ KHỨ VỚI TƯƠNG LAI

Vũ Ngc Khánh Hà

Thuở niên thiếu, tôi sống trong gia đình có truyền thống về Nho giáo, là con út và thường được thương yêu hơn so với anh em khác. Vì thế, tôi có nhiều dịp được tham dự, nghe chuyện họ tộc của người lớn, trong câu chuyện tôi có nghe bác Trưởng họ nhắc đến cao, tằng, tổ, tỉ…với gia phả để trong ống tre và đỉnh lư đồng. Năm tháng trong cuộc sống đưa tôi tới Sài Gòn với duyên hạnh mới về Trung tâm Nghiên cứu Thực hành Gia phả TP. HCM (TTNCTHGP). Từ đó, tôi được tham dự lớp tập huấn thực hành gia phả.

4. Khái niệm ban đầu về gia phả.

Từ đó tôi có nhận thức rõ hơn về ý nghĩa cũng như lợi ích của gia phả dòng họ. Nó ý nghĩa rất sâu sắc với người con có hiếu, có ý thức tôn kính tổ tiên, quý trọng tình cảm dòng họ gia tộc. Khi có cuốn gia phả trên tay, người ta sẽ biết được nguồn gốc xuất thân của mình tìm về cội nguồn tâm linh tổ tiên:

“ Làm người phải biết tổ tông

Như cây có cội, như sông có nguồn. ”

Với nội dung như vậy chúng ta có thể khái niệm về gia phả như sau:

Gia phả là cuốn sách ghi chép tên, tuổi, thân thế của một dòng họ, ghi chép thế hệ trong họ và lịch sử tổ tiên. Gia phả là sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối tiền nhân với hậu thế. Một gia phả có nội dung chi tiết, tỉ mỉ, toàn diện là gương chiếu xác định dòng họ có nhận thức tâm linh sâu sắc cho con cháu đời sau.

Gia phả là gia bảo của mỗi gia đình, dòng họ, là công cụ mạnh để giữ gìn truyền thống gia phong, giáo dục đạo đức con người và là một dạng di sản văn hóa phi vật thể gia tộc,của quốc gia. Ngọc phả thời Hùng Vương là quốc bảo.

Gia phả là sự phản ánh của dòng họ. Ngoài ra ký ức (cái ghi nhận trong não bộ con người), hồi ức cũng là loại gia phả “phi vật thể”. Mồ mả, di tích, bằng sắc, gia phả Hán – Nôm, giấy tờ tương phân ruộng đất, sổ bộ đời, địa bạ, đinh bạ, cùng các tư liệu lịch sử khác, là cơ sở quý giá cho việc dựng phả. Từ ký ức chuyển qua gia phả chữ viết, là bước chuyển về chất, sâu sắc, góp phần đóng góp cho việc củng cố dòng họ.

Trước khi có chữ viết, các dấu hiệu ghi khắc trên gỗ, đá, mu rùa, trống đồng… là những loại “gia phả thô sơ”, phản ánh trình độ và nhu cầu thông tin của thời đó. Theo sử ghi thì Hoàng triều ngọc điệp là bộ gia phả đầu tiên của Việt Nam vào thời Lý (Lý Thái Tông, Bính Dần 1026). Từ bộ gia phả cổ của ông cha ta kết hợp với quan điểm mới để soạn ra bố cục hợp lý của bộ gia phả hoàn chỉnh ngày nay có các Phần mở đầu, phần chính phả gồm: Phả ký, Phả hệ, Phả đồ cuối cùng là ngoại phả và Phụ khảo.

Gia phả - giả định là nó đã phát triên hoàn chỉnh, sẽ ghi chép đầy đủ về con người của một đất nước cụ thể. Người chết và người sống, trong họ có bao nhiêu người, tên họ, ngày sanh, ngày mất, nơi an táng, hình thái, vóc dáng, công tíchtừng người. Họ đã tổ chức duy trì, phát huy cuộc sống bằng lao động, sản xuất trên mảnh đất của họ. Họ là khối người thông minh, sáng tạo, họ tư duy những vấn đề  thiêng liêng, bình thường và siêu đẳng, họ có hoặc không tôn giáo, họ cũng hứng thú trong sáng tạo nghệ thuật, từ các hình thức để thờ phụng, đến các loại thi ca, nhạc, họa. Họ cũng là lực lượng chiến đấu chủ yếu để chống kẻ thù, bảo vệ đất nước, cùng với việc chiến đấu chống chọi với thiên nhiên. Truyền thống lao động, truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa là ba đặc điểm tiêu biểu tích lũy từ bao đời trong các dòng họ Việt Nam.

5. Nét văn hóa của gia phả

Hiện nay, gia phả được xem là một môn khoa học, có mối quan hệ mật thiết
với các ngành khoa học khác và ý nghĩa trong việc có thể giúp con người quan sát,
phân tích, tổng hợp dữ liệu của dòng họ và gia phả. Đó là kho thống kê về người sống và người chết theo dòng họ, từ bao đời chỉ ra đúng tính ưu việt của nó trong đời sống xã hội. Theo Luật lao động Việt Nam quy định về ngày nghỉ lễ, tết còn quy định được nghỉ ngày giỗ tổ Hùng Vương vào mồng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm đã đánh dấu sự ghi nhận Gia phả Việt Nam có vị Quốc tổ Việt Nam duy nhất được tôn thờ. Vị Vua đã sinh ra nhiều dòng họ, theo luật hôn nhân và luật di truyền được các nhà nghiên cứu di truyền học thường dùng phả hệ để diễn tả cấu trúc di truyền này. Do quan hệ hôn nhân, cha và mẹ gặp nhau, kết hôn, đẻ ra con cái lập thành một gia đình. Lịch sử gia phả Việt Nam cho thấy nhiều gia đình, theo qui luật di truyền, cùng một ông (bà) tổ, cùng huyết thống – thành  một dòng họ. Song di truyền học đã khẳng định rằng người có chung huyết thống mà có con với nhau thì qua nhiều đời dòng giống bị thoái hoá, có trường hợp bị quái thai, do không nhận biết được mặt anh em trong họ nên lấy nhau, dù họ nội hay họ ngoại đều không có lợi cho việc phát triển cấu trúc gen di truyền trong dòng họ. Xuất phát các nghiên cứu của các nhà gia phả học kết hợp với các ngành nghiên cứu khác về lịch sử Nhà nước và pháp luật, truyền thống văn hoá, tâm lý học. Luật pháp nước ta qui định người cùng chung huyết thống ba đời, kể cả bên bố hay bên mẹ, đều không được lấy nhau. Ngành sử học, cũng dựa vào gia phả để làm một cứ liệu vững chắc cho mình với căn cứ việc di dân vào vùng đất Nam bộ khá chi tiết về dòng người “ai vào trước, ai vào sau”. Một nhà không có gia phả, không biết về cội nguồn cũng như một nước không có quyển sử - lịch sử đất nước chứa đựng lịch sử từng gia đình. Vì thế, gia đình dòng họ nào có Gia phả tất có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò, vị trí và nội dung dòng họ, gia đình thì họ rất chú tâm trong việc góp sức bổ sung những tư liệu riêng trong mỗi gia đình dòng họ để xây dựng quyển gia phả hiện có ngày càng hoàn chỉnh tông tích tổ tiên.

Một bộ gia phả hoàn chỉnh là một tác phẩm sử học, là lịch sử của nhân dân, là báu vật thiêng liêng của dòng họ, cần được giữ gìn chu đáo và trân trọng, duy trì việc tục bản, bổ sung gia phả theo định kỳ. Bởi lẽ, từ lâu trong lòng người dân Việt Nam có một phong tục tập quán rất hay đó là thờ cúng tổ tiên ông bà, có gia đình còn lập nhà thờ họ. Qua các thời kỳ, dòng họ trở thành một hiện tượng lịch sử - văn hóa mang tính phổ quát trong lịch sử nhân loại và tồn tại nền văn hóa trong dân gian từ rất lâu đời. Không những vậy, dòng họ còn là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học khác với các phân nhánh chuyên sâu như: Sử học, triết học, di truyền học, nhân chủng học, dân tộc học, xã hội học, gia phả học.

Thực tê, trước năm 1945, quá trình tìm dòng họ đã xuất hiện những tác giả với công trình nghiên cứu về dòng họ, tiêu biểu như: Phan Kế Bính, Đào Duy Anh và cả công trình của tác giả Pierre Gourou là người nước ngoài cũng tham gia…Đặc biệt từ năm 1986 đến nay, nhờ có sự đổi mới của Đảng với tư tưởng chỉ đạo: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Từ đó, nhiều công trình nghiên cứu, hội thảo về dòng họ được thúc đẩy tiến hành với hình thức khác nhau mang lại rất nhiều lợi ích cho các ngành khoa học khác được tập trung nghiên cứu chủ yếu chuyên sâu hướng dân tộc học, hướng xã hội học, hướng gia phả học. Trong đó, có Trung Tâm nghiên cứu thực hành gia phả do giám đốc Võ Ngọc An phụ trách tại TP HCM cùng các thạc sĩ ngành sử học, chuyên viên các ngành văn hoá, giỏi về hán nôm thực hành ứng dụng hoàn tất trên 130 bộ gia phả suốt 20 năm (1992-2012) đạt kết quả đáng khích lệ.

Thông qua mối liên hệ chặt chẽ giữa ngành gia phả học với các ngành khoa học khác, một số đặc điểm chung về dòng họ dần dần được sáng tỏ. Nhiều dòng họ đã ghép nối được các chi, nhánh, truy nguyên tới thủy tổ nhiều đời để giải quyết những vấn đề quan trọng nhất của dòng họ đó là: “ Bản sắc văn hóa dân tộc – bản sắc văn hoá dòng họ người Việt” một công việc thú vị nhưng không mấy dễ dàng khi tiếp cận nghiên cứu dòng họ người Việt như một đối tượng chính thức của văn hóa học. Gia phả đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải áp dụng phương pháp liên ngành, vận dụng linh hoạt tri thức khoa học của nhiều phân ngành đơn lập như: dân tộc học, xã hội học, gia phả học, khảo cổ học, sử học…. để hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ bản sắc văn hóa của dòng họ người Việt.

6. Tính thiêng liêng của huyết thống dòng họ

Các nhà nghiên cứu thống nhất cho rằng: dòng họ là một thiết chế xã hội đặc biệt gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống do khởi sinh từ một thủy tổ. Trong mối quan hệ huyết thống này, các cá nhân bao gồm cả người đang sống và người đã chết đều mang tộc danh về phía bố. Chỉ mang tộc danh về phía bố nên người Việt thường coi trọng họ nội.

Mối quan hệ huyết thống đó đã khiến dòng họ người Việt hình thành hàng loạt mối quan hệ khác,
quan hệ kinh tế với chế độ lưu giữ và trao truyền gia sản, quan hệ tín ngưỡng thờ tổ tiên mà trước hết là thờ thủy tổ, quan hệ cộng đồng của các thành viên cùng sống trong một thiết chế xã hội được tổ chức theo nguyên tắc luân lý… về dòng họ: “Người Việt cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về một họ, tức gia đình theo nghĩa rộng, tổ chức vững chắc, liên kết chặt chẽ bằng huyết thống, bằng những quyền lợi vật chất, bằng những niềm tin tôn giáo, bằng các mối dây luân lý của cộng đồng”.

Trong môi trường của những mối quan hệ đặc thù nêu trên, dòng họ người Việt dần hình thành và xác định bản sắc văn hóa độc đáo trên 3 phương diện nổi bật: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần và văn hóa xã hội hay còn gọi là văn hóa tổ chức cộng đồng. Nếu dòng họ là nơi kết tinh giá trị văn hóa vật chất đặc sắc của người Việt cùng với kiến trúc từ đường thì báu vật đặc biệt là gia phả của dòng họ trên khắp mọi miền tổ quốc góp phần làm sáng tỏ nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Việt về giá trị văn hóa vật chất tiêu biểu là mộ tổ của dòng họ “Mộ tổ” là một trong những bảo vật có giá trị quan trọng hàng đầu, được phản ánh bằng thành ngữ dân gian: “Giữ như giữ mả tổ” và con người dòng họ đó sẵn sàng làm tất cả những gì để tổ tiên có được “mồ yên, mả đẹp” phù hợp quan niệm: “Sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm” bắt nguồn từ một nhận thức luận về vũ trụ quan, nhân sinh quan của người Việt cổ được hình thành từ thời đại Đá mới được các nhà khoa học ngành khảo cổ học làm sáng tỏ.

Các dạng thức mai táng gắn với các loại hình huyệt mộ ngày càng phức tạp từ thời Đá mới đến thời Đông Sơn như trên chính là kết quả của quá trình nhận thức luận về vũ trụ quan, nhân sinh quan của người Việt cổ mà trước hết là nhận thức luận về một thế giới bên kia. “Việc thờ cúng định kỳ hàng năm và việc sửa sang phần mộ là nhiệm vụ của cả cộng đồng cùng huyết thống …” Trong quan niệm dân gian của người Việt, sự hưng, suy của con cháu dòng tộc phụ thuộc rất lớn vào phần mộ tổ tiên nhất là phần mộ của thủy tổ dòng tộc. Dân gian quan niệm, nếu phần mộ của thủy tổ bình yên thì con cháu sẽ được khai tâm, phát phúc, đời đời hưng thịnh, kiếp kiếp an hưởng phú quý vinh hoa. Nếu phần mộ thủy tổ “động” thì con cháu sẽ lụi bại, gia cảnh khánh kiệt,

Các nhà khoa học ngành sử học, văn hoá học, khảo cổ học, v.v... đã tìm thấy ở dạng táng thức phong phú, phức tạp là kết quả của quá trình nhận thức luận về một sự sống mới đang tiếp diễn ở thế giới bên kia và niềm tin vào sức mạnh siêu linh của những người đã chết có thể tác động, thậm chí đảo ngược quá trình sinh, trụ, dị, diệt của những người đang sống chính là nguyên nhân sâu xa thôi thúc cư dân Việt cổ thực hiện những hành vi mang tính chất thiêng hóa đối với những người đã chết. Sự phát triển của những hành vi này dần trở thành một hệ thống nghi lễ trong việc thờ cúng những người đã chết – tiền thân của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Một trong những nghi thức sơ khai, đặc biệt quan trọng thể hiện niềm sùng kính của người sống với người đã chết là chăm sóc huyệt mộ. Đây chính là lý do khiến các loại hình huyệt mộ phát triển ngày càng đa dạng từ thời văn hóa Đá mới đến thời văn hóa Đông Sơn đến nay, người Việt vẫn giữ vững niềm tin thiêng liêng để thực hiện một trong những tín ngưỡng thờ cúng cổ xưa nhất: thờ cúng tổ tiên dòng tộc

Như vậy, dưới góc nhìn văn hóa học và cũng chỉ xét riêng từ yếu tố văn hóa vật chất là mộ tổ của dòng tộc, ta thấy bản sắc văn hóa Việt rất rõ.

Trải qua quá trình hình thành, phát triển lâu dài, dòng họ người Việt đã tạo dựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần độc đáo. Trong cuộc sống thường ngày, mối quan hệ họ hàng luôn được đề cao: “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Sống với các mối quan hệ họ hàng, người Việt luôn đề cao ý thức đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái, cưu mang, đùm bọc, che chở nội tộc: “ Xẩy cha còn chú, xẩy mẹ bú dì”; “Nó lú nhưng chú nó khôn”, … giá trị văn hóa tinh thần nổi bật của dòng họ người Việt: ý thức tìm về tổ quán không chỉ của các dòng tộc và truyền thống riêng biệt của mỗi dòng họ mà còn là ý thức chung của dân tộc ta.

Một trong những giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu hàng đầu của dòng họ người Việt là ý thức tìm về cội nguồn, tổ quán. Dù ở đâu và bất cứ khi nào thì ý thức về tổ tiên trước hết là tổ tiên dòng tộc vẫn là một trong những ý thức sâu sắc nhất, ăn vào tâm trí, ngấm trong máu thịt mỗi người dân Việt. Ý thức này được thể hiện rất rõ trong việc thờ cúng tổ tiên dòng tộc. Hầu hết các dòng họ người Việt đều thờ cúng tổ tiên dòng tộc. Người tộc trưởng được ký thác nhiệm vụ thiêng liêng thay mặt con cháu chăm sóc từ đường, sớm tối đỏ đèn, quanh năm nhang khói, đều đặn vào các ngày sóc vọng, lễ tiết, giỗ chạp…tộc trưởng nhất tâm dâng cúng lễ vật, kính cẩn cầu mong anh linh tiên tổ chứng giám, phù trì cho cháu con dòng tộc. Đặc biệt là ngày giỗ tổ luôn được tổ chức trang trọng. Nhiều dòng tộc thực hành nghi thức tế lễ rất qui mô. Trong ngày này, con cháu của các chi, phái, ngành, nhánh, cành….nếu không tề tựu được đông đủ thì nhất thiết phải cắt cử đại diện về dự lễ tại từ đường, thắp nén tâm nhang, một lòng hướng về tổ tiên. Ngay cả những người dân Việt vì nhiều lý do phải xa tổ quốc, nhưng ý thức nguồn cội không hề phai nhạt. Với ý thức tầm nguyên vấn tổ Nhiều dòng tộc trên khắp mọi miền tổ quốc hợp nhất chi phái, ghép nối phả hệ, truy nguyên thủy tổ thấy rõ ràng con người Việt Nam đời nào cũng vậy rất khát khao tìm về nguồn cội của mình.

Dòng họ - một dạng thức văn hóa tổ chức cộng đồng đặc biệt của làng xã  người Việt Hội đồng gia tộc có nhiệm vụ tự quản lý tông tộc mình trên các phương diện: tự giải quyết mâu thuẫn để giữ gìn an ninh hòa mục trong nội tộc; đề xuất phương thức xây dựng và phát triển dòng tộc; tổ chức các sinh hoạt phong tục: quan, hôn, tang, tế của các gia đình thành viên; định hướng và giáo dục nhân cách con cháu hướng tới các giá trị văn hóa vĩnh hằng: chân, thiện,mỹ… Nhiều dòng họ đã tự giải quyết mâu thuẫn nội tộc theo phương châm “Một giọt máu đào, hơn ao nước lã”. Cách hóa giải mâu thuẫn độc đáo này khiến dòng họ vừa khơi dậy được tinh thần đoàn kết nội tộc, duy trì bền vững lối ứng xử tình nghĩa của cư dân nông nghiệp lúa nước cổ truyền, vừa góp phần đảm bảo trị an nơi thôm xóm. Việc tự định hướng trong giáo dục và xây dựng nhân cách thành viên nội tộc khiến dòng tộc có đóng góp không thể phủ nhận trong việc đào tạo những cá nhân vừa có tri thức khoa học, vừa dần hoàn thiện về nhân cách cho con người. Ví dụ về cuộc vận động thực hiện Luật cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng theo quyết định 1315 của Chính phủ từ năm 2001 trên các phương tiện thông tin đại chúng không hề khả quan thì sau 10 năm họ Đỗ ở Khánh Thọ, Phú Ninh, Quảng Nam đã vận động con cháu thục hiện trở thành “dòng họ không khói thuốc” đầu tiên của Việt Nam.

Thực trạng trên cho thấy vai trò ý nghĩa gia phả đối với các ngành khoa học khác có tác dụng lớn về văn hoá tinh thần, nó giúp cho ngành văn hoá học hiểu rõ hơn về quá khứ và nhận thức về quy luật phát triển lịch sử nhân loại…mà còn có ý nghĩa trong việc thực thi luật pháp của quốc gia nếu biết kết hợp hài hòa giữa tộc quy và luật pháp.

NHỮNG THƯ KHEN NGỢI,

THƯ CÁM ƠN

THIỆP MỪNG, ...

ĐỘNG VIÊN HÃY QUAN TÂM ĐẾN GIA PHẢ

Trần Văn Đường

Qua quá trình thực hiện gia phả của các dòng họ, Trung tâm đã để lại cho các dòng họ niềm tin yêu sâu sắc. Từ trong sâu thẳm quá khứ, các dòng họ chưa hình dung hết cội nguồn của họ từ đâu, vinh quang và thương đau của dòng họ chưa có dịp để vạch bóng thời gian tìm lại. Trung Tâm gia phả như một người dẫn đường đã và đang giữ bên mình phương châm “Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng” để hoạt động. Thực sự những con người của Trung Tâm tạo cho các dòng họ những niềm vui bất ngờ bằng sự kết nối tổ tông, phát hiện cho các gia tộc những gia bảo khơi động niềm tự hào thiết nghĩ từ lâu gần như đánh mất. Trung Tâm đã xâu thành chổi những giọt máu xưa nay còn cách biệt, một công việc cũ nhưng chẳng bao giờ cũ, Trung Tâm vẫn mãi theo đuổi để có một ngày hoàn mỹ nhất; không có gì lạ, chính là gia phả được báo cáo.

Các vị cán bộ lãnh đạo, các dòng họ đã đến với Trung Tâm sẽ không bao giờ quên dành cho người của Trung Tâm tình yêu và quí trọng. Một năm, hai năm và lâu hơn nữa những lá thư gửi đến chia sẻ, khen tặng, chúc mừng, những gói quà xuân, ... đã khích lệ, thúc giục Trung Tâm dấn thân xa hơn, bước thêm nhiều bước nữa.

Không ai nghĩ được, Thủ Tướng Phan Văn Khải khi đương nhiệm, biết bao nhiêu việc quốc sự, nhưng ông vẫn dành thời gian viết thư tay gửi về Trung Tâm gia phả ngõ lời cám ơn! Mỗi lần về Tân Thông Hội, Củ Chi, ông không quên nhắc các dòng họ: “Truyền thống và Văn hóa dân tộc phát xuất từ trong dòng họ, gia phả thể hiện nhiều thế hệ trước và sau nên dựng phả là cần thiết”. Với danh nghĩa nguyên Thủ Tướng Chính Phủ, thay cho Trung Tâm NCTHGP TPHCM trao tặng 11 bộ gia phả cho 11 chi họ cố cựu xã Nông Thôn Mới Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, mở ra một nhận thức mới cho toàn xã hội về tầm cở giá trị gia phả.

 
 

clip_image172

Thư của nguyên Thủ Tướng Chính Phủ

Gia phả làm xong, hai năm sau, mùa xuân đến thiệp chúc xuân cùng đến! Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang tự tay viết thiệp – ký tên cho người mang đến tận nhà; ân tình hai bên đều sâu nặng. Sự nghiệp 20 năm dựng phả cũng bay bỗng trên từng con chữ với mùa xuân có lãnh tụ nước nghĩ về gia phả, có lãnh tụ nước quan tâm đến Trung Tâm, người đi dưỡng nuôi tình gia tộc. Một nghĩa cử mang hai mục tiêu. Lãnh tụ vẫn xuất thân từ dòng họ và không thể không quan tâm đến dòng họ; lãnh tụ quan tâm lĩnh vực văn hóa dòng họ, phát huy bản sắc dân tộc – trong việc dựng phả là đề cao giá trị gia phả. Đạo đức Cách mạng, đạo lý làm người đang thúc đẩy mọi người cần hiểu kỹ hơn về gia phả

     
  clip_image175
 
 

clip_image177

Bí Thư Thành Ủy TP.Hồ Chí Minh tham quan triển lãm Văn Hóa Việt tổ chức tại nhà thi đấu Phú Thọ ngày 5 / 6 / 2011, nơi trưng bày gia phả; mặc dầu ông đã từng biết ,từng yểm trợ Trung Tâm NCTHGP, nhưng ông không thể không ngồi lại để viết vào sổ lưu niệm của Trung Tâm những dòng khen tặng, những cảm nghĩ mới về gia phả. Những dòng chữ của ông lưu giữ tại Trung Tâm, là lời động viên cho những chuyên viên đi thẳng vào thực tế dòng họ, là chỗ dựa tinh thần cho Trung Tâm vượt qua các thử thách chờ đợi.

 
 

clip_image179

Bút phê của Bí Thư Thành Ủy TP. HCM Lê Thanh Hải

       
   

clip_image181

 
 

Bí Thư Thành Uy TP HCM thăm khu vực triển lãm của TT NCTHGP

Điều ý nghĩa nhất là bài viết của ông đã được hơn 300 khách, nhiều độ tuổi, nhiều tầng lớp tham quan được đọc, được nhận thức vai trò của gia phả đối với mọi gia đình, mọi thế hệ.

Những cuốn gia phả lưu trữ càng ngày càng nhiều, cách hay nhất là gửi vào Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp TP.Hồ Chí Minh. Hai lợi ích cho cộng đồng: trước tiên Thư Viện có thêm một số đầu sách đề tài mới công chúng có cơ hội tiếp cận những tác phẩm mang tính nhân văn cao một cách dễ hơn; kế đến điều kiện bảo tồn tốt những bộ gia phả không bị hư mất sớm, uổng phí một công trình có được phải mất cả năm để hoàn thành. Trong lễ giao nhận tổ chức tại Thư viện KHTH TPHCM, ông Bùi Xuân Đức Giám Đốc và nhiều cán bộ của TVKHTH rất ngạc nhiên và vui mừng trước món quà đặc biệt, vô giá. Ông đã phải thốt lên rằng: “ Chúng tôi không phải người giữ hộ mà chúng tôi phải trải chiếu hoa đón nhận những tác phẩm Văn hóa Dân tộc này để làm bổn phận bảo tồn”.

Đừng để một thoáng qua mau khi nhìn hoặc nghe hai từ “Gia phả”, vì giá trị sâu xa là sự thật của nhân dân góp phần làm nên lịch sử. Mỗi bộ gia phả là một nét truyền thống, là một tộc sử, tại Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM luôn mở cửa để trao giá trị ấy đến mọi người.

clip_image183

Nhân dịp Trung Tâm tổng kết 20 năm dựng phả, Liên Hiệp các Hội UNESCO Việt Nam kịp thời đánh giá, công nhận thành quả đạt được của Trung tâm; Chủ tịch LHCH UNESCO VN, Tổng Thư Ký LH UNESCO Thế Giới đã ra Quyết định khen thưởng và gửi Bằng Khen.

clip_image185

clip_image187

Bằng Khen của Liên Hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.

Một kỷ lục Việt Nam dành cho Trung Tâm gia phả là chính xác.

Ngày 30 tháng 10 năm 2011, Trung Tâm Sách Kỷ Lục Việt Nam Xác Lập Kỷ Lục Việt Nam cho Trung Tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh. Niềm tự hào không dành riêng cho Trung Tâm mà còn để tặng những ai đồng hành cùng Trung Tâm trong 20 năm qua.

clip_image189

Những người thiết tha với gia tộc vẫn thấy rằng gia phả là gia bảo, là văn hóa của dòng họ, là sợi dây giữ gìn huyết thống nhiều đời không thất lạc. Các dòng họ luôn quý trọng Trung Tâm như thân tình, như người cùng dòng họ vì sự có mặt của Trung Tâm đã đưa các thành viên trong họ gắn kết nội ngoại rõ ràng, có thứ bậc, có quan hệ thông gia và hôn nhân văn minh đúng đạo lý.

Thư cảm ơn của dòng họ Lê (Trương) Cầu Ngang, Trà Vinh.

Trong những ngày đầu xuân Ất Dậu – 2005, một tin vui đến với chúng tôi: bản thảo “Gia phả dòng họ Lê (gốc Trương)” đang được gấp rút chỉnh lý, hoàn tất để đi vào khâu sau cùng là in ấn trong những tuần lễ cuối quí I này.

Vậy là không còn thời gian cho chúng tôi đọc lại toàn bộ một lần nữa, để có thể đánh giá nghiêm túc về tập sách quá dày, chứa đựng nội dung rất phong phú và cũng rất phức hợp này.

Chúng tôi nghĩ rằng đây là một công trình khoa học, văn hóa, mang tính giáo dục truyền thống đã được nghiên cứu và thực hiện rất công phu bằng sự hợp sức, cố gắng của nhiều người của hai bên “đặt hàng và thi công” trong suốt hơn hai năm qua. Công việc không đơn giản này khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Nhưng hy vọng tập Gia phả - về cơ bản – sẽ đáp ứng được sự mong đợi của nhiều người, nhất là bà con họ tộc chúng tôi.

Trong niềm vui và hy vọng trên đây, cho phép tôi được thay mặt dòng họ Lê (Trương) kính gởi đến Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh lời thành thực cảm ơn, đặc biệt:

- Rất cảm ơn ông Võ Ngọc An – trưởng Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố Hồ Chí Minh, đã nhiệt tình, gắn bó với đại diện gia tộc dòng họ Lê (Trương) chúng tôi, chỉ đạo Nhóm thực hiện thành công bộ Gia phả.

- Rất cảm ơn ông Võ Văn Sổ - chuyên viên Hán-Nôm với đóng góp đầy tâm huyết của mình trong việc truy tầm và dịch thuật, ông đã giúp chúng tôi tìm được tông tích Tổ tiên – đời thứ I của dòng họ Lê (Trương).

- Rất cảm ơn ông Lê Đông – nghệ sĩ nhiếp ảnh – bằng nhiệt tình và với kỹ năng của mình, cộng với sự nỗ lực sưu tầm của cháu Lê Thị Thanh Hải và sự cung cấp của gia tộc họ Lê (Trương), ông đã giúp chúng tôi có nhiều ảnh chụp về di chỉ, mộ tích và rất nhiều chân dung người các thế hệ, đây là những phả liệu về nhân chứng cụ thể đã góp phần minh họa rất sinh động cho bộ Gia phả và cảm ơn ông về sự tham gia tận tụy, vô tư, cùng cháu Thanh Hải trong công việc chỉnh lý và biên tập, góp phần hoàn tất bộ Gia phả này.

“Nước có sử, nhà có phả”, từ nay chúng tôi, những lớp hậu duệ trong dòng họ Lê (Trương) - nguyên quán ấp La Bang, xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh – đã có Phả. Và qua bộ Gia phả này có thể tự hào với niềm tự hào khiêm tốn và chính đáng về những nét đẹp truyền thống, những nét ưu tú về nhân bản của ông cha mình, mà những lớp con cháu hiện nay và mãi mãi mai sau cần giữ gìn, phát huy.

Một lần nữa chúng tôi trân trọng cảm ơn Nhóm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả (1), xin tỏ lòng cảm kích chân thành với tất cả những ai đã đóng góp tích cực, đã thực sự tham gia với nhiệt tình và trách nhiệm xây dựng bộ Gia phả.

Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 15 tháng 2 năm 2005

Họa sĩ LÊ DU (LÊ QUANG NGHIÊM)

Hậu duệ đời thứ V dòng họ Lê (Trương)

Bằng Khen, Giấy Khen, Xác Lập Kỷ Lục, những lời khen ngợi và chúc mừng quí báu của các vị lãnh đạo, các Ban ngành Nhà nước, các tổ chức văn hóa, đại diện các dòng họ là những phần quà vô giá mang nặng tình cảm có sức động viên to lớn cho Trung Tâm trong sự nghiệp dựng phả và là lời nhắn nhủ hãy quan tâm đến gia phả.

T

ỔNG KẾT LỚP TẬP HUẤN

VỀ PHƯƠNG PHÁP DỰNG GIA PHẢ

Th.S Phan Kim Dung

Nhằm mục đích mở rộng lực lượng chuyên môn, Trung tâm NC&TH Gia phả TPHCM đã mở lớp tập huấn ngắn ngày để phổ biến kiến thức về dòng họ, về gia phả và phương pháp dựng gia phả cho sinh viên, các thành viên mới của trung tâm và một số cán bộ hưu trí.

Lớp học khai giảng ngày 22/10/2011 đến 12/11/2011 kết thúc. Số lượng đăng ký là 107 người, phần lớn là sinh viên trường Đại học KHXH&NV TPHCM năm thứ 3 – 4, Khoa Văn hóa và Ngôn ngữ ngành Hán – Nôm, Khoa Lịch sử (Lịch sử VN, Lịch sử Đảng). Tuy vậy, số đi học đầy đủ chỉ khoảng 30 người, cùng 10 thành viên của Trung tâm NC&TH Gia phả TPHCM và 3 cán bộ hưu trí ở Hóc Môn. Số còn lại hơn phân nữa không tham dự lớp tập huấn, một số đi dự 1 hoặc 2 buổi nhưng không làm bài thu hoạch cuối khóa.

Nội dung bài giảng gồm có 1 buổi lý thuyết về dòng họ và gia phả và 3 buổi về phương pháp dựng 1 bộ gia phả.

Cán bộ giảng dạy gồm có 4 thành viên trong BGĐ trung tâm, là nhà báo, nhà giáo và chuyên viên Hán – Nôm.

Bài làm cuối khóa gồm có bài thu hoạch về nội dung đã tiếp thu được và bài thực hành dựng 1 bộ gia phả của họ tộc mình từ ông nội trở xuống thế hệ hiện tại trong 2 tuần kể từ ngày mãn khóa.

Kết quả có 15 học viên nộp đầy đủ bài. Có 5 học viên nộp bài thu hoạch nhưng không nộp gia phả là Lê Thị Điểm, Trần Thị Yến Ni, Nguyễn Yến Ni, Đinh Khánh Trinh và Trương Văn Thịnh.

Qua các bài thu hoạch, các học viên đã nhận thức được trọn vẹn phần lý thuyết và thực hành, bài thu hoạch được viết khá tốt. Một số bài rất đặc sắc.

Bằng giọng văn truyền cảm, các em đã diễn đạt được tình cảm chân thật khi nhận thức vấn đề. Với lời lẽ trong sáng, các em phân tích cấu trúc, phương pháp một cách minh bạch, công bằng, văn chương lưu loát, cú pháp nghiêm túc, không sáo rỗng để diễn đạt tốt sự tiếp thu của mình.

Qua lớp học, các em có chuyển biến trong nhận thức một cách sâu sắc, chẳng những về khái niệm mà còn về lợi ích, ý nghĩa của gia phả và thấy được trách nhiệm của con cháu trong việc thờ phụng tổ tiên, thấy được tác dụng của gia phả đối với dòng họ và cần thiết phải lập gia phả, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Em Nguyễn Thị Thúy Phúc đã tâm sự “Sau bốn buổi học bổ ích trôi qua tại trung tâm Gia phả TPHCM, những bài giảng của thầy cô đã để lại ấn tượng trong tôi rất lớn. Trước khi chưa học về gia phả, thực sự tôi ít quan tâm tới nó vì tôi nghĩ mình là nữ nhi, lo chi chuyện đó, đó là chuyện của nam nhi. Nhưng qua 1 tháng học tại trung tâm, tôi mới hiểu cặn kẽ mọi thứ: Chuyện thờ cúng tổ tiên, lo mồ mả ông bà và chuyện lập gia phả là chuyện con cháu phải làm. Đó là công việc thiêng liêng nhất trong đời người để báo hiếu ông bà, cha mẹ, dù là nữ nhi hay nam nhi cũng phải làm”[7].

Còn em Đặng Thị Hoàng Mai thì nghĩ rằng “Con cháu mà không biết tổ tiên, ông cha mình thì tất nhiên sẽ bị làng xóm chê cười và không biết đến tông tích của mình thì sẽ không lớn nổi thành người”[8].

Qua 4 buổi học, nỗi lo lắng của Trúc My chỉ được giải quyết bằng cách lập gia phả. Trúc My viết “Dòng họ là vấn đề không được giới trẻ quan tâm tìm hiểu. Họ chỉ chú trọng vào kinh tế thị trường và chạy theo xu hướng thay đổi của thế giới mà không quan tâm đến cội nguồn.... Chính vì vậy, việc tạo một bộ gia phả cho dòng tộc là việc làm hết sức cần thiết”[9].

Về cấu trúc của bộ gia phả theo trung tâm, các em nhận xét là hợp lý, logic. Theo em Bùi Văn Thắng thì “tiện cho người viết, người đọc và người tìm hiểu nó”[10].

Riêng phương pháp dựng phả của trung tâm, các em đều đánh giá là rất khoa học, sử dụng nhiếu phương pháp xã hội học, phương pháp luận sử học..., lại còn phải biết cách phỏng vấn và thu thập thông tin, cách hành văn. Nói chung, các em cho rằng việc dựng phả theo cách của trung tâm không phải là điều dễ dàng. Vấn đề này được em Đặng Thị Bình cho biết suy nghĩ của mình như sau: “Mới đầu đăng ký, mục đích của tôi là muốn đi điền dã vì đơn giản: Tôi nghĩ thời gian sinh viên của tôi không còn bao nhiêu. Đây là cơ hội đi được nhiều nơi, tiếp cận môi trường mới, cọ xát nhiều quan hệ mới và có cơ hội vận dụng kiến thức chuyên ngành. Nghĩ đến đó tôi thấy thích thú, muốn trở thành cộng tác viên của trung tâm. Nhưng sau khi học tôi lại nghĩ khác, muốn làm cộng tác viên của trung tâm, cần trang bị kiến thức về lịch sử, địa lý, xã hội... và phải áp dụng chuyên ngành Hán – Nôm”. Dù biết khó như vậy nhưng em không nản lòng, vì theo em, “đó là ngọn lửa đầu tiên tôi cần phải tận lực, hết lòng, kiên trì thì họa may mới có thể làm tốt những gì mình mong muốn lúc ban đầu”[11].

Em Lê Thị Điểm cũng biết lập gia phả thì khó nhưng em quyết tâm: “Hy vọng tôi có thể vận dụng kiến thức mà thầy cô đã dạy, vận dụng thực tế để góp một phần nhỏ vào công việc thiêng liêng này”[12].

Các em đã thể hiện quyết tâm của mình và đã cố gắng trong vòng 2 tuần dựng xong 1 bộ gia phả cho dòng họ mình. Thật đáng hoan nghênh.

Còn đối với các thầy cô dạy các em thì các em bất ngờ vì tuổi cao, kính phục và tri ân vì sự nhiệt tình của họ. Em Điểm xúc động thật sự: “Được tận mắt nhìn thấy các thầy cô, những người mái tóc đã không còn xanh nhưng họ vẫn mang trong người một nhiệt huyết, một niềm say mê với công việc mà họ đang đảm nhiệm”. Cùng ý kiến với Điểm, Đặng Thị Bình nhận xét “Những người dạy tôi là những người ở tuổi về hưu, nghĩ ngơi vui cùng con cháu, nhưng họ đứng lớp bằng cả tâm huyết, không mệt mỏi của mình, tận tình dạy chúng tôi.... Thật sự tôi rất cảm động và kính phục những ông bà ấy”. Riêng Thúy Phúc thì “xin chân thành cám ơn thầy cô thật nhiều, đã tạo cơ hội thật tuyệt vời này để em có thể tham gia học và bồi dưỡng kiến thức về cách viết gia phả..., khởi cho em nhiều dự định trong tương lai”.

Thay mặt Ban giảng huấn, tôi xin cám ơn các em.

Vậy là qua khóa học, các em đã lĩnh hội bài tốt, đã hiểu được tấm lòng của trung tâm. Điều mà trước kia chúng tôi chưa nghĩ đến, cứ nghĩ giới trẻ không quan tâm tới gia phả, nay thì chúng tôi tin các em. Chúng tôi cám ơn thầy Đoàn Lê Giang đã giới thiệu các em đến lớp học để nay trung tâm được các em tiếp sức.

Riêng 15 em có làm bài đầy đủ sẽ được Ban Giám đốc nhận làm cộng tác viên, hãy cùng chung tay với trung tâm mở rộng việc dựng phả trong các chi họ của cả nước để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng đất nước trong giai đoạn mới./.

NHỮNG NGÀY ĐI DỰNG PHẢ

Trần Thị Kim Xuyến

Gian nan trong khâu điền dã Mỗi lần đi làm gia phả chúng tôi rat thích thú. Bên A (bên hợp đồng) lo xe cộ, ăn, ngủ, nghỉ cho phái đoàn đi khoảng 2,3 ngày hoặc nhiều hơn( nếu đi xa). Đi gần thì mỗi người một chiếc honda ( như đi Củ Chi, Long An...). Đoàn có từ 3,4 người trong một tổ.

Tôi kể lại một lần đi xa:Tổ chúng tôi gồm 4 thành viên: anh Nguyễn Thanh Bền, cô Bùi Thị Thái Lương và hai vợ chồng tôi là Đặng Công Dõng và Trần Kim Xuyến về tỉnh Đồng Tháp thực hiện gia phả Họ Nguyễn ở xã Mỹ Ngãi TP.Cao LãnhSáng sớm chúng tôi phải tập trung ở nhà anh Bền (tổ trương) đúng 5 giờ sáng. Bên A cho xe chở chúng tôi về Cao Lãnh. Đến nơi chúng tôi chia lực lượng , mỗi người một việc như đã phân công. Riêng tôi và cô Bùi Thị Thái Lương đi chung vì cô là lính mới. Người nhà cấp một Honda, cô Lương chở tôi. Một đại diện gia đình đưa chúng tôi đi giới thiệu với đối tượng mà chúng tôi phải phỏng vấn. Xong người nhà ra về, đâu theo chúng tôi suốt ngày được. Chúng tôi phỏng vấn hộ nầy xong phải hỏi địa chỉ hộ kế tiếp, cứ như thế mà làm, từ sáng tới chiều. Nếu nhà gần thì trưa chúng tôi về ăn cơm, nếu xa thì tùy cơ ứng biến ( có khi gia chủ mời cơm chúng tôi đâu thể từ chối).Thế là hai chị em hỏi lần, hỏi mò và tự đi trên những con đường ở nhà quê chưa được bêtông hóa, và rất giống nhau, có lúc đi lạc. Cầu thì khỏi nói, hết cây nọ đến cây kia. Phần lớn là cầu ván, không có lan can, quá tuổi sử dụng. May là cô Lương chạy xe rất giỏi.Gặp những hộ có người ở nhà (vì không hẹn trước nên họ ra ruộng, đi buôn bán ở chợ chưa về...). Có người không nhớ gì cả, thậm chí tên con dâu, rể, hoặc cháu nội ngoại. Gặp trường hợp vậy chúng tôi phải đi hỏi người khác khai dùm (dĩ nhiên là không chính xác 100% nhưng có còn hơn không).

Phần lớn là nông dân quê ít học, những thành tích của ông bà họ, hay chú bác tuy rất lớn nhưng họ không biết khai báo. Có những gia đình bất mãn vì họ cho rằng công trạng họ như thế mà nhà nước không quan tâm. Chúng tôi phải một phen làm công tác tư tưởng cho họ, hướng dẫn họ khai báo lại cho chính quyền để kịp cho họ hưởng chế độ.Gặp một gia đình nọ, khi chúng tôi tới hỏi thông tin, họ phản đối dữ dội, họ cho là họ đã bị xí gạt nhiều lần khi có người tới nắm thông tin để làm thủ tục cấp chế độ. Nhưng một lát sau , khi biết chúng tôi đến đây với thiện chí cháu ấy bẽn lẽn lánh mặt, không dám nói câu xin lỗi. Lần sau có dịp ghé lại nhà ấy, gia đình đổi thái độ, rất ân cần , vui vẻ.

Lần nọ tới Chợ Thống Linh (thuộc xã Phương Trà- Cao Lãnh) để gặp bà con họ Nguyễn. Hai đại gia đình ở đây rất tốt, ông , bà, con, cháu tề tựu đầy đủ sẵn sàng tư thế. Khi chúng tôi cần hỏi tới người nào là tiểu gia đình đó quây quần lại, người nầy bổ sung ý kiến cho người kia; do đo, chúng tôi lấy thông tin rất nhanh , đầy đủ và chính xác. Các hộ đó sống liền kề nhau thành một tập thể lớn mạnh mà chúng ta ít thấy nơi nào có được ở thôn quê. Thường hai nhà cách nhau ít nhứt là cái hàng rào. Chúng tôi được mời cơm, mời nước, ăn trái cây...và nghỉ trưa ở đó.Trên đường về, chúng tôi gặp một chuyện rất thú vị. Số là khi ra khỏi nhà thì trời đổ cơn mưa tầm tả. Chúng tôi ráng chạy tới Chợ Thống Linh tránh mưa. Tình cờ đứng trước hàng hiên của một tiệm vàng...Mưa càng ngày càng lớn, ướt cả quần áo. Chúng tôi đang lúng túng chưa biết tính sao, thì cô chủ cửa hàng vội đẩy rộng cửa và mời chúng tôi vô nhà trú mưa. Vàng đầy ấp trong tủ kiếng, cô chủ thì ngồi xây mặt vô trong xem tivi không một chút cảnh giác. Ở TP HCM chắc đâu được vậy, mình đứng lớ ngớ trước cửa là họ đã mời mình đi chỗ khác rồi ( nếu không nói là xua đi ). Chúng tôi ngồi đó hơn nửa giờ, mưa còn đang như trúc, ấy mà có người tới mua vàng.Tạnh mưa, chúng tôi ra về. Lúc đi đã quan sát kỷ đường đi nước bước, vậy mà khi về chúng tôi đi lạc đường. Mà cũng chưa biết mình lạc đường mới lạ. Đường nào cũng giống đường nào. Nhưng càng đi càng biết mình không có lối ra, đành thẳng đường mà đi thôi. Cô Lương phóng xe qua mấy cây cầu ván ọp ẹp trơn trợt làm tim tôi muốn ngừng đập . Ai dè cô ấy cũng run! (Cầu ván gì mà liên miên, hết cái nầy tới cái khác, không có lan can, đường trơn sau cơn mưa rất nguy hiểm và gồ ghề, ổ gà, ổ voi). Không dám ngừng lại vì trời càng ngày càng tối. Thật là một bữa hết hồn.

Mỹ Ngãi đúng là miền sông nước. Lúc đi chúng tôi được chồng cô Nguyễn Thị Thu dẩn đường. Bữa trước khi lần tìm tới nhà cô Thu ở ấp 3, xã Mỹ Ngãi, hỏi han xong thì trời gần tối, ở lại dùng cơm với gia đình (nơi đây họ rất hiếu khách, không thể từ chối) thì trời tối hẵn. Lên xe mới phát hiện đèn xe hư. Giữa vùng sông nước như vậy làm gì có chổ sửa chữa? May bữa đó có con cô ấy vừa về, đem xe đi sửa, chúng tôi mới có thể về nhà. Vì thuộc vùng không phủ sóng, hai bên đều không liên lạc được bằng điện thoại di động ,nên ở nhà cho người đi tìm và gặp chúng tôi trên đường về. Và hẹn chồng cô Thu dẩn đường qua Thống Linh vào ngày hôm sau.

Thuận lợi hơn khi chúng tôi ra liên hệ công tác ở TP.Cao Lãnh: ông Bùi Hữu Phương, con rể của ông Nguyễn Văn Phối , đưa chúng tôi đến Bảo Tàng, đến Nghĩa Trang Liệt Sĩ, quan hệ với cán bộ cơ quan đều suông sẻ. Ông Nguyễn Văn Phối nguyên là Bí Thư tỉnh Đồng Tháp, ai mà không biết. Do vậy chúng tôi chụp được những hình ảnh như mong muốn.Về nhà khách, họ tiếp đải chu đáo, ân cần, thân thiện như người thân. Chỉ có anh Bền ngủ lại ở đó, chúng tôi ra chợ ở nhà người quen.

Tôi kể lại một lần đi gần:Tổ gia phả của chúng tôi có 3 người: anh Nguyễn Hữu Trịnh và hai vợ chồng tôi làm gia phả họ Ngô ở Thủ Thừa, Long An. Gia phả lần nầy của một dòng họ nông dân, một họ lớn ở Long An. Gia phả gần 400 trang.Vì đi công tác gần nên bên A không cho xe đưa rước mà chúng tôi phải tự túc phương tiện đi lại.Lần đầu tiên chúng tôi đi 4 người trên hai chiếc Honda : anh Ngô An Hạ-đại diện bên B, dẩn đường, ông Võ Văn Sổ đi nắm qui mô dòng họ, anh Nguyễn Hữu Trịnh và tôi.Có lẽ anh Hạ liên lạc trước, cho nên khi chúng tôi đến nơi thì đã thấy đủ mặt những bậc lão thành tập hợp lại nhà ông Ngô Văn Mão- ông nội của anh Hạ. Sau một hồi trao đổi, bàn bạc, chúng tôi xác định được ông tổ họ Ngô. Mỗi bô lão chịu trách nhiệm một đầu mối. Chúng tôi làm việc với từng bô lão và tìm được qui mô dòng họ một cách nhanh chóng ngay trong buổi sáng đó.Ở xã Mỹ Lạc, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An là một vùng quê nhà cửa thưa thớt, bà con có nhiều ruộng, đất, nên muốn liên hệ phải đi rất xa, thậm chí có người ở tận Cù Lao. Sông rạch ít hơn ở Cao Lãnh, đường đê thì hẹp, mặc dù đã lót đan nhưng chỉ một người đi, qua mặt thì phải xuống ruộng hoặc xuống mương.Nhớ nhứt là lần nọ, theo chân ông Ngô Văn Vũ (cha của anh Ngô An Hạ) chúng tôi đi vào nhà của một người trong họ. Đường đê tuy đã lót đan sạch sẽ, nhưng ngoằn ngoèo, lại rất hẹp (bề rộng khoảng 4 tấc). Họ đi quen rồi nhưng còn mình đi mới khó khăn. Anh Vũ đi trước rất xa, Dõng chạy xe một mình, tôi đâu dám ngồi xe cho anh Dõng chở, đành chạy bộ lọt thọt theo sau cho kịp. Cẩn thận thế mà “vèo” một cái, anh Dõng đã bay xuống ruộng. Xe đè lên chân không sao cựa quậy, đau quá anh ấy cũng quên la làng. Tôi vội chạy tới đỡ phụ, không được, nhìn quanh cũng chẳng thấy ai.Tôi vừa chạy vừa la làng cầu cứu, mà mãi mới thấy bóng người chạy tới. Tưởng sao, bận về cũng lại lọt chỗ đó, nhưng lần nầy lọt qua phía mương; may là có hàng cây cản lại, nếu không có cây chắc anh ấy đã tắm! Cũng lại mấy em ban nảy như chờ sẵn để cứu ảnh. Họ bảo mấy người lạ đi tới đó là trợt té. Có nhiều con đường, đan lót rộng hơn, đi dễ hơn. Mồ mã thì chôn ở ruộng, đất sâu, nước nhiều, ngập tới gối, mấy ông phải cởi quần tây ra, lội xuống nước mới chụp hình được. Nhưng cái đáng nói là họ Ngô rất quí trọng ông bà, mồ mã được họ chăm sóc kỹ lưỡng, sạch sẽ, có mộ bia đầy đủ và hầu hết là mộ đá. Họ hàng giàu có, con cháu hiếu thảo mới được như vậy.

Là một dòng họ thuộc thành phần nông dân, ở vùng quê hẻo lánh nhưng họ không quê chút nào. Lòng hiếu khách luôn luôn thể hiện. Tới nhà ai làm việc chúng tôi đều được mời cơm. Phải nói, ông Vũ rất nhiệt tình, cởi mở. Suốt thời gian làm gia phả, anh ấy đều thu xếp việc nhà để theo chân chúng tôi trên từng cây số. Chúng tôi không gặp nhũng trường hợp phản đối hay gây khó khăn. Gặp những nhà quá xa, đi lại bất tiện, như ở Cù Lao, ông đều sốt sắng lấy thông tin dùm chúng tôi. Sau thời gian theo chân chúng tôi, ông Vũ đã trở thành một chuyên viên gia phả. Nếu bộ gia phả nào cũng được gia đình hổ trợ như ông Vũ thì công việc của chúng ta sẽ dễ dàng biết bao!

 
 

V

ÀI KINH NGHIỆM

KHI LÀM PHẢ HỆ

Kim Xuyến

Muốn thực hiện tốt phần phả hệ thì khâu điền dã là khâu quan trọng nhứt và không thể thiếu. Vậy đi điền dã là gì? Tại sao nói nó là quan trọng?

Mục đích của việc đi điền dã là gì? Trong phạm vi gia phả, đi điền dã có nghĩa đơn giản là đi đến từng gia đình nắm thông tin về bà con, dòng họ của một họ tộc nào đó mà ta đang nghiên cứu và thực hành gia phả. Nói nôm na là ta phải quan hệ từng hộ để lấy lý lịch từng người, quá trình sinh hoạt của người đó từ thời thơ ấu cho tới lúc trưởng thành, mối liên hệ giữa người đó với bà con xung quanh, thành tích hoạt động của họ trong suốt thời gian còn sống. Vậy, làm phả ký hay phả hệ đều cần phải đi điền dã, do đó nó là khâu quyết định cho một bộ gia phả.

Vài kinh nghiệm khi làm phả hệ

1/. Dùng tờ mẫu mà bạn bè tôi thường nói là làm theo “Form”. Tất cả các bạn khi mới vào nghề thực hành gia phả đều có ý kiến sao không thực hiện tờ mẫu này? Xin thưa : làm theo cách này hiệu quả chưa cao. Không phải mẫu của chúng ta chưa tốt mà do bà con chưa hiểu đầy đủ, phần hạn chế trong kiến thức, nên sự ghi nhận của họ chưa đầy đủ, làm cho chúng ta thêm nhọc công vì tờ mẫu chỉ giúp chúng ta nắm đúng tên, năm sanh, còn mọi cái theo yêu cầu thì thiếu hết. Vã lại chúng ta cần hành trạng chi tiết hơn để phần phả hệ có sinh khí. Nếu các bạn có cách làm hay hơn thì xin góp ý để chúng ta cùng làm việc hữu hiệu hơn. Chúng tôi đã làm nhiều bộ gia phả theo cách nầy nhưng rốt lại phải trực tiếp đi gặp họ hàng để nắm thông tin thôi.

2/. Trực tiếp đi nắm thông tin:_ Nếu trong họ có người nhà đưa chúng ta đi đến nhà bà con, giới thiệu với bà con trước thì chuyện nhẹ nhàng quá. Nhưng thường họ chỉ đưa chúng ta đến một số nhân vật lão thành hay quan trọng nào đó thôi, còn thì ta phải tự đi hết._ Nếu không có người đưa đi giới thiệu thì:

+ Chúng ta phải dài dòng giải thích về lợi ích của gia phả,

+ Nên có một quyển gia phả làm mẫu cho người ta xem, để người ta có thể hình dung ra được là mai mốt họ cũng sẽ có một quyển sách gia phả tương tự.

Trong quá trình đi điền dã, thỉnh thoảng chúng ta cũng gặp trường hợp người trong họ không muốn làm gia phả hoặc nghi ngờ chúng ta. Tôi xin kể một mẫu chuyện điển hình: Được bà con họ Nguyễn cho địa chỉ, cô Lương và tôi, đến nhà ông Nguyễn Văn Nô, năm nay cũng trên 70 tuổi, để làm quyển gia phả họ Nguyễn ở Mỹ Ngãi. Chúng tôi phải tự giới thiệu, rồi giải thích đủ thứ chuyện về gia phả ( hôm đó trời mưa nên chúng tôi không đem theo tập gia phả nào hết). Họ là nông dân, chân chất thật thà, nên sau một hồi nghe chúng tôi hỏi chuyện “in như điều tra lý lịch” họ ngưng ngay, không khai báo nữa và yêu cầu cho gặp người đã nhờ chúng tôi làm gia phả nầy. Con trai của ông Nô tên Phú còn đem máy ảnh ra chụp hình chúng tôi nữa...Thật là một “tai nạn nghề nghiệp” mà có lẽ trong Trung Tâm không ít người gặp phải. Nhưng “sau cơn mưa, trời lại sáng”. Sau khi hiểu ra thì họ rất ái náy và còn sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi tìm đến những bà con khác. Vậy, kinh nghiệm cho chúng ta thấy, có người nhà đưa chúng ta đi giới thiệu trước thì thuận lợi vô cùng... Hoặc có tập gia phả làm mẫu thì hay quá, vì họ thấy rằng chúng ta là “người thật, làm việc thật” chứ không phải là “đồ dõm”!

3/. Khó khăn và thuận lợi khi đi làm phả hệ: Qua hai cách làm phả hệ trên ta thấy cách nào cũng có cái khó khăn và thuận lợi của nó. Nhưng cách làm trực tiếp có ưu thế hơn. Vã lại khi đi lấy thông tin ta có thể đặt nhiều câu hỏi cho nhiều đối tượng khác nhau, cho những tình huống khác nhau để có một hành trạng đầy đủ, chi tiết, súc tích, sinh động.

Xử lý thông tin: Khi đi lấy thông tin để làm phả hệ ta nên khai thác tối đa, nghĩa là nắm cho hết những điều cần biết về người đó (họ, tên, tên riêng, ngày sanh, ngày mất, giỗ, mộ, quê quán, học lực, công việc, nơi làm việc, thói quen, địa chỉ cư trú...). Nó có thể giúp cho phần viết phả ký , ngoại phả...thuận lợi hơn.Sau khi có đầy đủ thông tin ta xử lý thế nào?Mặc dầu “ Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng” nhưng có những thông tin mà ta không cần thiết phải đưa hết vô gia phả. Ta đưa vô những thông tin nào có thể làm gương sáng cho con cháu, mà tránh đi những hình ảnh không hay. Có nhiều khi họ khai không thật thà thì mình cũng đành chịu.

Kết luận: Dẫu sao, chúng ta đi làm gia phả có tính cách cá nhân: người đặt hàng cũng tự nguyện, tự giác yêu cầu chúng ta viết lịch sử cho dòng họ mìnhNhưng có một điều chúng ta cần nhớ: chúng ta không bẻ cong ngòi bút , viết sai sự thật, nhưng phải viết sao cho con cháu họ thấy được cái tốt của các bậc tiền bối, là tấm gương cho con cháu noi theo. Họ hàng càng xích lại gần nhau hơn. Theo tôi, đó là mục đích của việc dựng phả cho dòng họ.” Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng “.

VÀI CẢM NHẬN

VỀ CÔNG VIỆC

CỦA NHỮNG NGƯỜI THẦM LẶNG

Cao Kiến Đại Thành[13]

Thật lâng lâng xúc động khi đọc Lời mở đầu Bộ Gia phả Họ Phan của gia đình Thượng tướng Phan Trung Kiên (hậu duệ đời V, chi III), nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Để nói về vai trò quan trọng của việc xây dựng bộ gia phả cho dòng họ mình, Lời mở đầu đó của ông có đoạn viết thấm đậm tâm tư của một người tràn đầy nhiệt huyết giáo dục đạo đức cách mạng như sau:

“... Tôi sinh ra và lớn lên trên quê hương bên ngoại là ấp Bàu Sim, huyện Củ Chi – vùng đất thép. Cha tôi hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp lúc tôi mới lên ba. Năm đó, mẹ tôi lao động khó nhọc rồi qua đời vì bệnh nặng. Trở thành đứa trẻ mồ côi, tôi được ông bà ngoại nuôi. Các chú, bác cán bộ cách mạng đóng ở nhà Ngoại dạy tôi làm cách mạng. Thoát ly gia đình theo cách mạng từ rất sớm, nên tôi biết rất ít về quê nội và bà con bên nội.

...Hòa bình lập lại, dù bận rộn nhưng tôi vẫn lo việc họ. Tìm được một số bà con bên nội, tôi biết được mộ ông bà cố, cải táng mộ ông bà nội gần nhau, tìm mộ cha; còn việc lập gia phả thì chưa làm được. Nay biết Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả chuyên xây dựng gia phả cho các dòng họ, nên tôi nhờ tổ chức này dựng gia phả cho dòng họ Phan để qua đó giúp con cháu biết được cội nguồn quan hệ dòng họ, biết được truyền thống tốt đẹp của họ tộc để cùng nhau đoàn kết, thắt chặt tình dân tộc, cùng nhau xây dựng dòng họ mình tốt hơn, góp phần xây dựng quê hương đất nước”. (Trích từ Bộ Gia phả họ Phan Bàu Sim, do Trung Tâm NC&THGP thực hiện năm 2011.

Kể từ khi Tạp chí Xưa & Nay, số tháng 5/2010, đăng tải ý kiến Có nên gọi Gia Định là cố đô không?, tôi được ông Võ Ngọc An, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thong tinTPHCM (nay là Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM gọi tới sinh hoạt tại Trung tâm này. Mới ngày nào, vậy mà đã hơn hai năm trôi qua, tôi đã trở thành hội viên của Trung Tâm và sau đó là hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam kể từ đó...

Viết gia phả về dòng họ ư? Với người dân miền Bắc chúng tôi, quả thật văn hóa gia phả, hay văn hóa dòng họ đã có bề dày truyền thống. Nói chung thì dòng họ nào mà chẳng có ít nhất một bộ gia phả. Nó có gì lạ đâu, tại sao phải cần tới Trung Tâm viết gia phả?

Thật tình thì lúc đầu, chỉ về sự tò mò mà tôi tham gia Trung Tâm, do đặc thù ở đất phương Nam, vùng đất mới trên 300 năm, phần lớn là lưu dân từ Đàng Ngoài vào bằng nhiều hoàn cảnh, lý do riêng kể cả những người là tội đồ, bỏ ngũ, trốn triều đình. Có nhiều người giấu tông tích, thay tên đổi họ, vv... Do phải đối đầu với hoàn cảnh nhiều khó khăn bước đầu làm họ không còn suy nghĩ đến viết gia phả, hơn nữa gia phả từ lâu chỉ có ở tầng lớp vua quan và những nhà giàu Nho học, từ đó tôi mới hiểu vai trò cần thết của TTNCTHGP, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Rõ ràng là so với truyền thống viết gia phả của những địa phương khác trên cả nước thì đây là một cơ sở sinh sau đẻ muộn. Tuy nhiên với bề dày hoạt động ở năm thứ hai mươi, theo tôi, Trung tâm lại có hai điểm vượt trước đáng được ghi nhận như sau:

clip_image191Tính chuyên môn hóa. Có thể nói rằng, cho đến thời điểm này, hầu hết các bộ gia phả ở nước ta được thực hiện theo tư duy tự phát từ các dòng họ. Các dòng họ tự xây dựng gia phả cho dòng họ mình. Nó gần như gói trọn trong tư duy nhận thức chủ quan của riêng dòng họ đó. Nhìn chung ở những dòng họ, chi họ nước ta, các vị trưởng họ, trưởng tộc và những người có liên quan thường chịu trách nhiệm về công việc này. Vì thế, các bộ gia phả thường không thống nhất. Đôi khi để tôn thêm sự vẻ vang cho dòng họ mình, người ta thường hay tìm kiếm những từ ngữ, thuật ngữ màu mè, hào nhoáng để tô hồng, đánh bóng sự kiện. Trong những trường hợp có xu hướng “phũ phàng” trước lịch sử thì người ta lại thường có tư duy né tránh; hoặc nếu có đề cập tới thì cũng dễ xa rời với nguyên tắc quan trọng của lịch sử là tôn trọng sự thật khách quan theo hướng khoa học. Nói chung thì, công tác nghiên cứu và thực hành gia phả của Trung Tâm có tính chuyên nghiệp.

Được tham gia nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ hàng tuần của Trung tâm, tôi rất tâm đắc với hướng mà Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM thực hiện ở điểm: đảm bảo tính khách quan của một tập thể. Hàng tuần, các cô chú, anh chị trực tiếp tham gia thực hiện các bộ gia phả sẽ báo cáo tiến trình công việc. Khi có những vấn đề khúc mắc, mọi người đều thảo luận để tìm hướng đi chung. Việc sử dụng các từ ngữ, thuật ngữ cũng được mọi người hết sức quan tâm. Chỉ đơn thuần là thuật ngữ chỉ cái chết, nhưng với những người chết trẻ, trẻ sơ sinh đoản mệnh thì Trung tâm cũng đưa ra trao đổi. Đặc biệt là tổ Hán Nôm, ông Võ Văn Sổ, ông Huỳnh Văn Nam rất chú tâm bổ khuyết kiến thức cổ văn cho các thành viên...

Quy trình để thực hiện một bộ gia phả được Trung tâm tiến hành khá chặt. Ngoài việc thường xuyên cập nhật các thông tin liên quan đến công việc cần thực hiện, việc điền dã thực tế để thu thập chứng cứ, cứ liệu, hay việc trao đổi, tham vấn với các dòng họ liên quan thì, các bộ gia phả trước khi hoàn thành đều phải được những thành viên có uy tín trong Trung tâm đọc, bổ khuyết và đóng góp rất nhiều ý kiến quý báu. Chính vì vậy mà khi tác phẩm được chính thức bàn giao cho các dòng họ, nó đã thoát ra khỏi tư duy xây dựng của một cá nhân, hay của một nhóm người độc lập. Nó mang đậm tính tập thể khoa học là như thế... Chẳng hạn như việc Trung tâm tiến hành xây dựng bộ gia phả dòng họ Phan của gia đình nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Sau khi thực hiện xong phần Sơ thảo, Trung tâm đã trình bản thảo đến ông và những người trong dòng họ này. Ngày 27 tháng 10 năm 2009 nguyên Thủ tướng đã gửi thư cho Trung tâm tiếp tục công việc nghiên cứu, nội dung như sau:

“Kính gửi Anh Võ Ngọc An (Bảy Câu). Tôi đã đọc Sơ thảo gia phả họ Phan. Anh và các đồng chí rất chịu khó tìm hiểu và viết gia phả họ Phan. Theo tôi đạt kết quả tốt, vì người lớn tuổi đã mất, họ Phan không có gia phả. Tôi đã xem, sửa một số chỗ, chủ yếu phần gia đình tôi. Xin gửi lại anh Bảy... Anh cho người lên xem góc truyền thống ấp Chánh, tại Nhà Văn hóa ấp để biết thêm về sự thành đạt của họ Phan hiện nay” .

Thực tế thì trong quá trình thực hiện, không phải bao giờ Trung tâm cũng nhận được sự hợp tác thuận buồm xuôi gió như thế. Nhiều khi quá trình thực hiện một số bộ gia phả cho các dòng họ đã xuất hiện sự chênh (bất đồng quan điểm) giữa những người thực hiện với những người của dòng họ. Cụ thể, trước những thông tin, chứng cứ mà người thực hiện tiến hành thu thập được lại trái hẳn với chủ kiến mong muốn của người nhà gia chủ. Khi đó họ đưa ra quan điểm muốn Trung tâm phải đi theo... Trong những tình huống như thế, khi đưa vấn đề ra bàn bạc trước tập thể, trong chừng mực cho phép nhất định, Trung tâm tuy có tính đến những sự “nhượng bộ” (thỏa hiệp) hợp lý cần thiết, nhưng nhìn chung, tất cả đều thống nhất kiên quyết giữ vững lập trường tôn trọng sự trung thực khách quan của các sự kiện lịch sử... Và với một lực lượng thành viên có trình độ từ đại học trở lên, hướng phát triển chuyên nghiệp hóa này không phải là quá khó đối với Trung tâm, nên tiến trình công việc thường là được hoàn thành như mong đợi. Đây chính là thành tựu thứ nhất của Trung tâm...

Tính xã hội hóa. Xây dựng các bộ gia phả cho các dòng họ, chi họ các chuyên viên gia phả cũng có thể trở thành một nghề! Xuất phát từ quan điểm chuyên môn hóa công việc nói trên, hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM đã có cơ hội tốt để phát huy chức năng này. Không còn giới hạn trong những chủ kiến vốn dĩ đậm tính chủ quan của những bộ gia phả của một dòng họ, hoạt động của Trung tâm đã vươn lên thành một tổ chức độc lập. Trung tâm có chức năng pháp nhân giống như những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực văn hóa về dòng họ. Nói chung là cách tiến hành công việc của Trung tâm theo hướng khách quan, trung thực với các sự kiện lịch sử. Có lẽ đây là đơn vị duy nhất trên cả nước phát triển trên lĩnh vực này, dù cho các địa phương miền Bắc và miền Trung đã có bề dầy truyền thống về gia phả...

Đối tượng mà Trung tâm nhắm tới là các dòng họ, chi họ nhu cầu về vấn đề xây dựng gia phả. Tuy có sự tư vấn hỗ trợ của Hội Khoa học Lịch sử, của Trung tâm Unessco về vấn đề Các dòng họ Việt Nam, nhưng mục đích hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM thời gian qua vẫn là mô hình tự chủ về tài chính theo hướng xã hội hóa. Nó luôn đòi hỏi tính chất chuyên nghiệp và cần phải không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, nâng cấp...

Nhưng để tăng tính chất chuyên nghiệp cho công việc này, theo xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, Trung tâm vẫn luôn có những động thái làm đa dạng hóa hoạt động của mình. Chẳng hạn như liên quan đến các hoạt động xã hội, cũng như tranh thủ điều kiện để giới thiệu rộng rãi hơn nữa hoạt động của Trung tâm tới các cộng đồng dân cư, trong năm 2011, được sự ủng hộ của các nhà tài trợ, Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM đã tiến hành xây dựng 11 bộ gia phả tặng các cho chi họ cố cựu của xã Nông thôn mới Tân Thông Hội, huyện Củ Chi. Trong buổi lễ ra trao tặng 11 bộ gia phả ấy cho địa phương, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã tham dự và phát biểu hoan nghênh việc làm cần thiết và hữu ích của Trung Tâm. Với quan điểm một dân tộc mạnh, một quốc gia mạnh thì cần phải có những dòng họ mạnh, nguyên Thủ tướng cho rằng, cần phải nhanh chóng bổ sung thêm cả những tiêu chí về văn hóa dòng họ khi thực hiện chương trình phát triển nông thôn mới...

Không dừng lại đó, được sự phối hợp của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Các Dòng họ Việt Nam (trực thuộc Liên Hiệp các Hội Unessco Việt Nam), Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM đã tiến hành tổ chức nhiều buổi nói chuyện chuyên đề có ý nghĩa giống như những cuộc hội thảo bàn về văn hóa tín ngưỡng như nghi thức ma chay, cưới xin (quan – hôn – tang – tế), phong tục thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Việt,... Nhìn chung đây đã trở thành một điểm hẹn quen thuộc và tin cậy cho những ai thực sự quan tâm đến vấn đề văn hóa tín ngưỡng và văn hóa dòng họ; là nhịp cầu kết nối lĩnh vực văn hóa dòng họ với những hoạt động văn hóa, xã hội khác. Chẳng hạn gần đây, trong chuyên đề của cuộc nói chuyện tháng 7, tổ chức trong khuôn viên Nhà thi đấu Nguyễn Du (116 Nguyễn Du, quận I), nhân giới thiệu về Nhà thờ Trăm họ, Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương và Đền Tưởng niệm các Anh hùng – Liệt sĩ miền Đông Nam bộ trong khuôn viên của Nghĩa trang An viên Vĩnh hằng (thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm đã mời bà Nguyễn Thị Thanh Hương, tổng giám đốc Công ty Hưng Gia Việt, thay mặt cho chủ đầu tư VINACOOP đăng đàn giới thiệu về mô hình công viên nghĩa trang mang giá trị văn hóa tâm linh đặc biệt này...

Nhìn chung thì từ lâu, nhiều người có học hàm, học vị, cũng như rất nhiều người có uy tín tại các trường đại học lớn của TPHCM và Hà Nội đã gắn bó, hoặc quan hệ mật thiết với Trung tâm, như giáo sư Mạc Đường, phó giáo sư Huỳnh Lứa, ...

SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN VĂN HÓA GIA PHẢ

Thế giới vốn vận động không ngừng theo hình xoáy ốc. Nói theo Định luật Bảo toàn và Chuyển hóa Năng lương Chính vì thế mọi sự vật hiện tượng đâu có thể tự nhiên sinh ra và tự hiên mất đi một cách vô tình. Nó chỉ có thể là sự chuyển hóa từ vật này sang vật khác, và từ dạng này sang dạng khác, sự lụi tàn của thế hệ này lại chính là nguyên khí, năng lượng được tích lũy cho các thế hệ đi sau. Nói một cách biện chứng hơn thì ngay cả sự chết vẫn luôn hàm chứa những mầm mống của phát triển cho tương lai. Và tư tưởng nhận thức của con người cũng không nằm ngoài quy luật vận động khách quan đó. Nên việc chúng ta xây dựng và phát triển văn hóa cho các dòng họ của ngày hôm nay đạt được trình độ văn minh khoa học đến đâu, thì các thế hệ mai sau, họ sẽ được thừa hưởng thành quả đó từ việc làm cần mẫn và tâm huyết của chúng ta.

Ngược lại theo ông, quân dân ta chiến đấu ngoài thế chính nghĩa ra còn vì sự khốn cùng bị đọa đầy, còn vì mồ mả tổ tiên, ông bà bị giặc mang bom đạn tới giày xéo. Trên cơ sở ấy chúng ta có truyền thống về văn hóa dòng họ, văn hóa cộng đồng từ ngàn đời. Chính vì thế mà nó phát huy được sức mạnh tổng thể của toàn dân tộc. Nó tạo cho chúng ta một sự kết nối đến kiên cường, sự dũng cảm đến tuyệt vời.

Rõ ràng là phần thắng xứng đáng trước lịch sử đấu tranh đó đã thuộc về dân tộc ta, là vinh quang tự hào của toàn thể nhân dân ta. Sức mạnh của văn hóa dòng họ, văn hóa chi họ và văn hóa tự giác của chính mỗi con người đã tạo dựng nên sức mạnh đó. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến việc phát huy các giá trị này lên đỉnh cao mới? Việc xây dựng văn hóa gia phả cho các dòng họ sẽ góp phần đáng kể để chúng ta phát huy cao độ các giá thống trị tinh hoa thiêng liêng đó. Hơn nữa gia phả các dòng họ, chi họ luôn luôn bao hàm giá trị giáo dục cho các thế hệ đi sau rất to lớn, thì tại sao chúng ta không thể phát huy?... Đây chính là những lý do mà những trí thức, nhà nghiên cứu văn hóa sức quan tâm đến vấn đề văn hóa dòng họ, vấn đề xây dựng các bộ gia phả về dòng họ mình, để giáo dục cho con cháu mai sau.

Với quan niệm “trong sử có phả, trong phả có sử”, từ lời căn dặn của Bác Hồ với Đại đoàn quân Tiên Phong tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ ngày 18 tháng 9 năm 1954, Thượng Tướng viết trong Lời nói đầu của Bộ Gia phả họ Phan như sau: “Đọc lại lịch sử nước nhà cho thấy, các vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang. Dân tộc Việt Nam đến ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch long trọng giỗ tổ vua Hùng để tri ân người dựng nước... Trải qua 4000 năm, con cháu vua Hùng, trăm họ các thế hệ nối tiếp nhau đã đổ xương máu, anh dũng chống giặc ngoại xâm giành độc lập, tạo nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc; đã mở rộng bờ cõi, xây dựng đất nước gấm hoa ngày càng cường thịnh, to lớn. Dòng họ Việt Nam có quyền tự hào về sự đóng góp của dòng họ mình cho sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì mỗi dòng họ là một thành phần quan trọng của đại gia đình dân tộc Việt Nam. Sự thịnh suy của Tổ quốc còn tùy thuộc vào nền nếp kỷ cương của mỗi dòng họ. Trách nhiệm của các dòng họ đối với sự hưng thịnh của quốc gia là cội nguồn sâu xa của tình yêu Tổ quốc”.

SỰ THẦM LẶNG NHỮNG NGƯỜI BÌNH LẶNG

Gần 130 bộ gia phả do các hội viên của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM thực hiện là những công trình lịch sử có giá trị lâu đời. Không chỉ là những pho tư liệu lịch sử khách quan, khoa học và đáng tin cậy, trong số các công trình đó, có rất nhiều những câu chuyện cảm động, những đoạn văn hay, sâu sắc và tràn đầy tâm huyết.

Nhưng với 20 năm hoạt động, ngoài một số lời ghi nhận với tư cách cá nhân, như lời cám ơn của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang dành tặng ông Huỳnh Văn Năm, người thực hiện Bộ Gia phả Họ Trương của ông; lời ghi nhận của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tại buối lễ trao 11 bộ gia phả cho các chi họ, dòng họ ở xã Tân Thông Hội. Đến nay, tất cả mọi thành viên của Trung tâm, kể từ người lãnh đạo trở xuống, họ vẫn chỉ là những con người thầm lặng. Nói cách khác là mọi thành viên của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM 20 năm qua, chưa có một ai được vinh dự đón nhận một huy chương, giấy khen hay bằng khen nào từ các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội vì sự nghiệp nói trên, ngoài lời động viên của ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thứ Thành ủy TPHCM: “Tôi rất hoan nghinh anh Võ Ngọc An – Anh Bảy Câu và những người đồng nghiệp của anh, đang làm một việc có ích”.

Với trách nhiệm và danh dự của thế hệ đi sau chúng tôi thiết nghĩ là rất cần phải biết và ghi khắc lại. Ngoài chú Bảy, người gắn bó mái đầu “bạch kim” với Trung tâm 20 năm qua với tư cách là người tổ chức, người đứng mũi chịu sào thì hình ảnh chú Hai – Võ Văn Sổ, cũng là người con của đất thép Củ Chi anh dũng trong thành đồng Tổ quốc như chú Bảy, người thương binh lão thành cách mạng trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, cây đại thụ của Trung tâm về Hán Nôm; cô Phan Kim Dung, chú Nguyễn Thanh Bền, cô Đoàn Lê Phong... những thạc sĩ có uy tín lâu năm trong ngành giáo dục đại học tại TPHCM và nhiều người khác nữa, cũng là những người góp mặt cho Trung tâm từ những buổi đầu tiên mà tôi vô cùng yêu kính...

Với hơn 2 năm là hội viên của Trung tâm, ấn tượng đầu tiên của tôi về nơi này chính là sự tận tụy nhiệt tâm của các cô chú, anh, chị. Thật vô cùng thú vị, trong số hơn 100 bộ gia phả mà Trung tâm đã thực hiện thì có rất nhiều những bộ gia phả có giá trị giáo dục từ các dòng họ có truyền thống đấu tranh cách mạng. Những dòng họ lỗi lạc ấy đã sinh thành ra rất nhiều những người con ưu tú cho dân tộc, như chi họ Trương thì tôi được biết đến gia đình Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, gia đình nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; chi họ Phan thì tôi được biết tới gia đình nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, gia đình Thượng tướng Phan Trung Kiên; chi họ Lê thì tôi được biết tới gia đình Ủy viên Bộ Chính trị - Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lê Hồng Anh, gia đình Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải, gia đình Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM Lê Hoàng Quân... và rất nhiều những dòng họ, chi họ đặc sắc khác.

Trở lại công tác xây dựng gia phả cho các chi họ, dòng họ thì nó chính là việc đi xây dựng những lát cắt ngang của cả tiến trình lịch sử dân tộc (lát cắt dọc). Đây là một công việc không chỉ mang ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ đi sau mà nó là cơ sở để tạo ra sự kết nối bền vững cho xã hội. Để cho sự nghiệp phát triển của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM thực sự đồng hành với sự vận động của đất nước, của dân tộc thì chắc chắn xu hướng phát triển của Trung tâm cũng không thể nằm ngoài quy luật vận động khách quan và tất yếu đó. Với 20 năm, một chặng đường khá dài đã đi qua, đối với một trung tâm có những hoạt động nhân văn tốt đẹp như Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM thì đó là một hoạt động có ý nghĩa. Chúng ta không thể không ghi nhận những thành tựu mà Trung tâm đã đạt được. Ẩn sau những giá trị cao cả ấy là những con người thầm lặng với công việc chép sử gia đình một cách mê say. Tự đáy lòng tôi thành thật cám ơn và cảm kích rất nhiều về những sự cống hiến âm thầm của các cô chú, anh chị. Xong tôi cũng mong ước rằng, trong bối cảnh xã hội mới, để thật sự xứng tầm với vai trò mà lịch sử giao phó, thì hoạt động của Trung tâm ta vẫn cần phải không ngừng kiến tạo được những sự bứt phá mới; vẫn phải quan tâm chú ý và kiện toàn các hoạt động của mình nhiều hơn nữa.

Nhân dịp Trung tâm tròn 20 tuổi, tự đáy lòng mình, tôi xin có lời cầu chúc các cô chú, anh chị thân yêu, khả kính, luôn luôn được tràn đầy sức khỏe và niềm đam mê công việc. Gần 130 bộ gia phả là 130 tác phẩm văn hóa dân tộc, góp phần tạo ra những mắt lưới kết nối tích cực cho xã hội. Vì vậy, tôi rất mong Trung Tâm sẽ tiếp tục có nhiều những công trình về văn hóa dòng họ, những bộ gia phả hoành tráng giàu chất sử liệu mà vẫn đậm chất văn chương, góp phần tích cực trong việc phục hồi ngành gia phả trong nhân dân.

TPHCM, 2.8.2012

TÔN GIÁO

KHÔNG TÁCH RỜI

VĂN HÓA DÒNG HỌ

Trần Văn

Dòng họ người Việt nam ra đời từ cả ngàn năm, gắn liền với sự phát triển văn hóa dân tộc, truyền thống đề cao giòng giống, tộc họ đã in sâu trong từng con người Việt Nam. Quá trình hình thành dòng họ đã gìn giữ yếu tố huyết thống và lưu truyền nhiều thế hệ hậu duệ và chính dòng họ đã gầy dựng nên nhiều triều đại, chính dòng họ đã tạo ra những thời kỳ lịch sử. Do vậy tôn giáo thâm nhập vào Việt Nam qua các dòng họ vẫn không thể tách rời khỏi giá trị văn hóa truyền thống của dòng họ.

Ngày mùng 3 tháng chạp năm Canh Dần tại nhà thờ họ Vũ –Võ nhân ngày giỗ Thủy Tổ họ Vũ – Võ, Linh mục Vũ Văn Ánh chánh xứ Tân Định, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa một đoàn giáo dân họ Vũ – Võ về dự giỗ. Sự tìm về với nguồn cội như tìm lại văn hóa Việt, linh mục Ánh đã công bố trước hội đồng Vũ – Võ, các Tộc biểu và cháu con họ Vũ – Võ rằng: Người Công giáo Việt Nam có dòng họ, có ông bà. Người Việt Nam ngàn đời đã thờ lạy tổ tiên, người Công giáo Việt Nam cũng phải biết đạo nghĩa ấy, đó là một cách thể hiện lòng hiếu thảo, tôn kính ông bà, cha mẹ. Công giáo không còn là của người phương Tây mà giáo lý ấy là của nhân loại, người Việt Nam đón nhận lời dạy của Chúa để làm người có nhân nghĩa, vì Chúa không dạy điều ngược lại luân lý, lẽ phải nhiều đời thừa nhận”. Sau lời tuyên bố đó, linh mục và đoàn con chiên họ Vũ – Võ vào chánh điện dâng hương cùng với hàng ngàn cháu con họ Vũ –Võ. Giáo dân Thiên Chúa giáo việt Nam vốn trong họ cũng sinh ra từ dòng máu Lạc Hồng nguyên vẹn bản chất Việt Nam. Huyết thống vẫn không thể khác người anh em trong họ tộc mình, cội nguồn gần gũi nhất là cha mẹ, ông bà, tổ tiên, ơn nghĩa đời trước dành cho to lớn nên chữ hiếu thể hiện qua phong tục thờ phụng đã trở thành đạo lý làm người không thể thiếu đối với một người Việt Nam.

Phật giáo, một giáo pháp gần gũi và có những hình thức thờ phụng giống cách thờ phụng của dân tộc, tuy nhiên thượng tọa trụ trì chùa Phật Ấn vẫn phải lấy tư cách của một người tu Phật khẳng định làm người phải hiếu đạo. Đạo Phật, đạo Khổng đều đề cao chữ hiếu, quý trọng “Tứ ân”, lễ nghĩa điều mà truyền thống văn hóa dân tộc, dòng họ từ lâu vẫn gìn giữ trong lễ hội để tạo cơ hội cho con cháu học tập, tiếp nối nề nếp. Lãng quên đạo nghĩa đối với dòng họ, gia tộc, tổ tiên là xa lìa Phật pháp. Như vậy Phật giáo và dòng họ Việt Nam vẫn luôn đồng hành tô điểm, xây dựng mỗi ngày thêm đẹp; tình nghĩa gia tộc càng mặn mà, tính huyết thống càng cao.

Họ Vũ – Võ là họ nội, các dòng họ khác đều là họ ngoại, hóa ra chữ hiếu, chữ ân chúng ta còn phải nợ nần và cần suy tư hơn nữa.

Một ngày cuối đông thật yên lành, một ngày hội ngộ rất Việt Nam, mọi người ngồi bên nhau bằng cốt nhục hàng nghìn năm trong dòng máu, không chia nhau chính kiến, không phân biệt giáo phái, không xếp loại giàu nghèo. Những nhà khoa học, những trí thức đương thời sống, làm việc trong cơ cấu hội nhập và hiện đại nhưng tính cách và suy nghĩ về văn hóa truyền thống Việt Nam trong họ cùng giống như mọi người.

Bản thể của dòng họ vốn là vậy! Hình ảnh tổ tiên đang cùng cháu con dựng lại bức tranh văn hóa Việt Nam và lan tỏa khắp nơi không riêng người họ Vũ – Võ.

Linh mục Vũ Văn Ánh mở ra tầm nhìn mới cho mọi người cần có cách nhìn khác hơn về Công giáo. Thượng tọa Thích Minh Tâm trụ trỉ chùa Phật Ấn khẳng định tôn chỉ Phật học trong truyền thống văn hóa dòng họ. Hai ý tưởng từ hai tôn giáo vẫn hợp nhất cho ta thấy được tôn giáo là điểm tựa tâm linh của nhiều người, ai cũng có quyền được chọn lựa nhưng phải nhìn nhận rằng tôn giáo thâm nhập vào văn hóa dòng họ, văn hóa dân tộc, có nghĩa truyền thống văn hóa dòng họ và dân tộc Việt Nam phải luôn thể hiện trong yếu tố tín ngưỡng.

Không ai có thể xóa đi cái họ của ta có được từ trong nguồn cội của tổ tiên mình. Hy vọng tiếng chuông giáo đường sẽ mang theo âm vang mới trải khắp cùng trên từng dòng họ, các đạo tràng sẽ đánh thức mọi người ngộ ra rằng ông bà, cha mẹ là Phật tại nhà ta!

clip_image192CÁCH ĐẶT TÊN

THEO VĂN THỊ TỘC PHẢ

Trần Văn

Trước đây ta đọc được trong Hoàng Triều Ngọc Phả của dòng họ Nguyễn Phước, cách đặt tên cho các hoàng tôn, hoàng các theo bài thơ soạn trước lưu truyền trong hoàng tộc. Các hoàng tôn căn cứ bài thơ đặt theo gọi là đế hệ, cách đặt cho từng đời thành hệ thống vương hiệu cho dòng họ không nhất thiết kèm sau họ Nguyễn.

Nay lại phát hiện một dòng họ cũng sử dụng thơ do một vị Tổ của dòng họ viết thành văn bản có tên “Văn Thị Tộc Phả”.

Mỗi đời sử dụng một chữ của bài thơ đặt đứng trước tên, ai cùng đời sẽ có chung một chữ. Người có tên đứng trước khác chữ căn cứ bài thơ sẽ biết thứ bậc của mình vào vị trí nào. Cách này đã giúp cho việc sắp xếp thành đời cho các đời khác phân biệt, nhưng tồn tại một trường hợp không định được ai là anh, ai là em, ai là chú ai là bác.

Phương thức đặt thế đại theo thơ là hay, nhưng không thể không có gia phả để hệ thống một cách chính xác các nhân vật trong chi họ, trong tộc.

Tuy nhiên đây là một nét đặc biệt của một dòng họ, có thể làm tài liệu, nghiên cứu, tham khảo.

Sau đây là bài thơ chữ Hán Nôm, xin giới thiệu với độc giả:

Văn Thị Tộc Phả

Thiên Đạo Bá Nhữ


Nguyên Đình Triều Thế


Tử ứng Thời Sách


Danh Dương Phiêu Tuyên

Miên Trường Vĩnh Tích

Diễn Cập Tân Niên


Anh Vĩ Tuấn Phát


Chấn Tổ Cơ Trì

Tộc Văn, nếu sử dụng hết bài thơ sẽ có được 32 đời, nhưng sau này mới chỉ 6 đời lại lập ra nhiều chi họ; như chi họ Văn Bá Tộc, Văn Đinh Tộc, chi họ Văn Thế tộc, ... cứ mỗi ông cố có một nhà thờ tộc.

Rất tiếc, làm như vậy sau nhiều đời con cháu không còn nhận ra họ Văn chỉ có chung một ông tổ, có lẽ đã sai mục đích của tổ tiên. Có thể con cháu sẽ ngộ nhận như là một dòng họ khác như họ Lê Văn và Lê Trung là không phải là bà con, ruột thịt, làm chia rẻ, phân phái làm con cháu mất đoàn kết. Hãy giữ điều tốt đẹp như tiền nhân mong muốn.

CÁCH ĐẶT TÊN

THEO THỨ TỰ CHỮ TỪ MỘT CẶP ĐỐI

CỦA HỌ HOÀNG

Trương Thiên Hương

Truyền thống lâu đời của họ Hoàng ở Thu Xà, Quảng Ngãi được truyền đến thế hệ hôm nay nhờ vào 2 bản Gia Huấn và Thế Phổ của ông Thủy tổ Hoàng Hưng Lợi tức ông Hoàng Văn Thi và ông Kế thế Hoàng Văn Vịnh.

Hai bản này được viết bằng chữ Hán rồi dịch sang chữ Nôm và chữ Quốc ngữ để truyền cho con cháu.

Bản Gia huấn được ông Hoàng Văn Lợi biên soạn năm 1897 và bản Thế phổ của ông kế thế Hoàng Văn Vịnh được viết từ năm Thành Thái thứ 16 (1904) và kết thúc 1925.

7. Trong bản Gia huấn gồm 2 phần:

· Phần đầu có lời tựa và 6 chương.

· Phần sau ghi chép ngày mất, nơi ăn nghỉ, sinh tử trong dòng họ.

8. Trong bản Thế phổ: chương IV quy định của Thế phổ

Ông Vịnh có đưa ra quy định lấy chữ lót đặt tên cho các thế hệ cần dựa vào câu đối :

“Văn Tiến Ngọc Đình Quang Thế Thụy,

Chính Thừa Kim Đức Tá Trung Hưng”

Được dịch nghĩa:

Văn học tinh tấn, sân ngọc rạng rỡ, tốt đep muôn đời

Chính đáng kế thừa, đức vàng (ngọc) giúp vào (công cuộc) phục hưng

Câu này nhằm nói rõ truyền thống họ Hoàng mà các bậc tiền bối đã khẳng định và phấn đấu, đồng thời giúp cho con cháu sau này dễ tìm hiểu quan hệ huyết thống.

Trong đó ông Vịnh có nói : Đời ta lót chữ văn, đời con ta lót chữ tiến, đời cháu ta lót chữ ngọc, đời chắt lót chữ đình…

Tới hôm nay con cháu họ Hoàng đã lót tới chữ Thụy.

Đây là nét đặc trưng văn hóa họ Hoàng ở Thu Xà Quảng Ngãi, nhờ vào đây mà con cháu dù ở nơi xa xôi phương trời nào, thế hệ nào cũng có thể nhận ra họ.

 
clip_image193

clip_image194clip_image195

Phiên âm:

GIA NGHIỆP PHI THỪA NGUYỄN-VÕ-HOÀNG PHAN

BÁ TÁNH HỮU CHUNG HỮU THỦY,

PHẢ TUYÊN CHIÊU MỤC ĐINH-LÝ-TRẦN-LÊ

VẠN THẾ BẤT DỊCH BẤT THIÊN.

(Võ Văn Sổ)

clip_image196clip_image197

GIA PHONG LIỆT SỬ KHAI HẬU BỐI,

PHẢ THẾ HỒNG ĐỒ DỊCH NGUYÊN HƯƠNG

Dịch: Gia sử sáng gương thêm cao quí,

Phả đồ rộng bóng nối nguyên hương.

CÂU ĐỐI VUI CHỮ PHẢ ĐỒ 谱图

倚言可普流万代,

逆古回囗划百家

Phiên âm:

Ỷ ngôn khả phổ lưu vạn đại,

Nghịch cổ hồi vi hoạch bá gia.

Dịch: Mượn lờibày vẽlưu muôn thuở, (谱)

Ngược cũ clip_image199vềchunggiúp trăm nhà.(图)

(Trần Văn Đường)

 
 

T

NHỮNG

Ư LIỆU LƯU TRỮ

 
 

clip_image201

 
 

clip_image203

 
 

clip_image205

clip_image207

 
 

clip_image209

 
 

clip_image211

 
  clip_image214

clip_image216

   
 

clip_image218

 
 

clip_image220

 
  clip_image223

     
 

clip_image225

 
 

clip_image227

 
  clip_image231
 
 

clip_image233

 
 

clip_image235

 
 

clip_image237

 
 

clip_image239

tIN TỨC

VIẾT LỊCH SỬ TỔ NGHỀ

Trần Văn

Sự kiện Kỷ lục quốc gia lần thứ 20 – năm 2010 do VIETKING tổ chức tại khách sạn REX, sáng ngày 18/12/.2010. Thành phần tham dự có các quan chức trong Hội đồng xét duyệt, có các ông Trung tướng Phạm Tuân (người Việt Nam đầu tiên bay vào không gian), GS- TS Trần Văn Khê và con trai TS Trần Quang Hải (vua nhạc muỗng), nhà sử học Dương Trung Quốc, ông Võ Ngọc An, Nghệ sĩ Kim Cương … và nhiều nhà kỷ lục quốc gia, các doanh nghiệp. Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố HCM tham dự với tư cách là khách mời.

clip_image241

Giám Đốc TTNCTHGP và Giám Đốc TTSKLVN

tại lễ ký văn bản Hợp tác Nghiên cứu Tổ nghề

Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) do ông Lê Trần Trường An làm giám đốc đã tập hợp những kỷ lục trong nước để cấp bằng công nhận, Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố HCM là đơn vị liên kết thực hiện nhằm truy tìm và nghiên cứu lịch sử tổ nghề đồng thời dựng gia phả các doanh nhân nối nghiệp. Hai bên đã có hợp đồng ghi nhớ và sẽ tiến hành nghiên cứu biên soạn khi các doanh nghiệp có nguyện vọng tạo dựng lịch sử cho tổ nghiệp của mình. Ông Võ ngọc An đã có bài phát biểu trong buổi lễ khiến các doanh nghiệp phải suy nghĩ đến giá trị nguồn gốc phát triển trong từng nghề của các doanh nghiệp.

Đây là những công trình mới và có tầm cỡ quốc gia, cần được phát huy. Tính truyền thống văn hóa trong các nghề nghiệp ở Việt nam đã có cơ hội mở rộng. Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố HCM rất vinh dự được góp phần vinh danh các tổ nghề và góp phần tạo dựng văn hóa đạo đức nghề nghiệp của các ngành nghề.

(2011- 02 – 11)

ĐÀO TẠO

clip_image242

CỦA ĐẶNG THỊ BÌNH

Thời gian qua tôi có theo học lớp tập huấn về cách dựng gia phả từ phía Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM tổ chức. Mới đầu đăng ký lớp học này, mục đích của tôi là muốn được đi thực tế điền dã, vì đơn giản tôi nghĩ thời gian sinh viên của tôi không còn nhiều, đây là cơ hội để tôi đi nhiều nơi, tiếp cận môi trường mới, cọ xát với nhiều mối quan hệ mới và có cơ hội vận dụng kiến thức chuyên ngành. Nghĩ tời đó tôi rất vui, thích thú và nóng lòng được trở thành cộng tác viên với quý Trung tâm.

Nhưng ngay buổi học đầu tiên tôi đã có suy nghĩ khác. Những người dạy tôi là những người đã ở tuổi về hưu nghỉ ngơi, vui vầy cùng con cháu, nhưn ghọ đứng lớp bằng cả tâm huyết không mệt mỏi của mình, tận tình dạy chúng tôi với tư cách những người đi trước truyền lại kinh nghiệm, kiến thức cho lớp trẻ. Thật sự tôi đã rất cảm động và kính phục những người ông, người bà ấy. Tôi nhận định được rằng việc tôi muốn làm cộng tác viên với trung tâm nếu chỉ có thích và mong muốn được làm thì không đủ, tôi cần trang bị thêm nhiều kiến thức vể lịch sử, địa lý, xã hội, áp dụng tốt chuyên ngành Hán Nôm mình đang theo học. Đó là ngọn lửa nhỏ đầu tiên tôi cần phải giữ và truyền vào đó sự đam mê, tận lực, hết lòng kiên trì thì họa may tôi mới có thể làm tốt những gì mình mong muốn như lúc đầu.

Trước khi được học về gia phả, tôi chỉ biết rằng gia phả là một cuốn sổ ghi chép lại tên, tuổi, hành trạng nghề nghiệp, cuộc sống, mối quan hệ họ hang của những người trong họ và hằng năm những người lớn là nam trong họ vẫn theo thông lệ chọn ngày họp mặt để cùng viết bổ sung khi có sự thay đổi. Gia phả nói nôm na là cuốn sổ ghi chép các thế hệ dòng họ truyền lại cho con cháu đời sau.

Khi được học về gia phả, tôi được biết rằng, gia phả là một bộ sách viết lại toàn bộ quá trình phát triển của mỗi dòng họ từ đời ông tổ, ghi lại mối quan hệ họ hàng của từng cá nhân trong họ tộc theo từng đời, hành trạng từng người một cách chân thật, qua đó khắc họa lại quá trình phát triển của dòng họ. Gia phả không chỉ mang ý nghĩa đối với một dòng họ nào nhất định, nó còn có ý nghĩa lớn đối với xã hội về nhiều mặt văn hóa, giáo dục, truyền thống. Gia phả là tài liệu ghi chép thân thế, sự nghiệp của từng người trong gia tộc, theo một hệ thống trên/dưới, trưởng/thứ, nam/nữ nhất định. Gia phả là vật thiêng liêng của tộc họ, nó đánh thức ở con người sự hướng về cội nguồn.

Trên thực tế, gia phả là sợi dây gắn kết mối quan hệ thân thuộc không thể phủ nhận của từng thành viên trong gia tộc dựa trên cơ sở huyết thống. Việc dựng gia phả là một cách duy trì, giự gìn sự nối tiếp của con cháu đời sau trong cùng một họ tộc. Hơn thế, dựng gia phả còn là cách lưu giữ chân thật lối sống, nếp sinh hoạt, đặc điểm tính cách, thói quen của người Việt đối với đời sống xung quanh qua từng thời kỳ. Gia phả hình thành không những có tầm ý nghĩa lớn đối với dòng họ mà việc lập gia phả cũng góp phần giúp sức cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu của khoa học, có vai trò mang tính quyết định giúp nhiều ngành khoa học xã hội xác minh lịch sử, làm cứ liệu để các học giả nghiên cứu lịch sử, đất nước, phong tục, tập quán, con người… Việt Nam qua từng thời kỳ.

Trung tâm đã hướng dẫn chúng tôi cách dựng một bộ gia phả hoàn chỉnh

Tôi tán thành cách dựng một bộ gia phả theo lối phổ thong, giúp người đọc dễ hiểu, dễ nắm bắt thông tin, không quá thiên về tính văn chương bác học hay lối học thuật khô khan, cũng không quá đơn điệu, giản đơn, lẫn lộn theo những lối tự sự khác.

Hành văn khi viết gia phả phải đảm bảo trong sáng, dễ tiếp nhận, phù hợp với mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội, dựa trên tiêu chí tôn trọng sự thật, viết đủ ý, đủ nghĩa, đủ thông tin cần truyền đạt.

Bên cạnh đó, bố cục sắp xếp thứ tự các phần trong bộ gia phả từ phía Trung tâm đưa ra, theo tôi, như vậy là tương đối hợp lý, có đầu có cuối, gồm các phần: Lời mở đầu, sau đó mới vào phần chính phả (phả ký, phả hệ, phả đồ), kế đến là phần ngoại phả và phụ khảo (nếu có thông tin). Tôi thấy đây là bố cục tương đối thuận tiện cho người viết gia phả lẫn người đọc, tìm hiểu về nó. Dựa trên cơ sở kiến thức này, mỗi cá nhân, khi được hướng dẫn đề có thể tự dựng gia phả cho họ tộc mình.

CỦA NGUYỄN THỊ THÚY PHÚC

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy cô, các bác, các chú đã tạo điều kiện để em được tiếp xúc với lớp học vô cùng đáng quý này.

Sau bốn buổi học trôi qua, những bài giảng của thấy cô tại Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM đã để lại ấn tượng trong tôi khá lớn. Trước khi chưa học về gia phả, thực sự tôi rất ít quan tâm tới gia phả dòng họ, vì tôi nghĩ mình là nữ nhi, lo chi chuyện đó. Đó là chuyện của nam nhi. Nhưng qua một tháng học tại Trung tâm, tôi mới hiểu rõ cặn kẽ mọi thứ. Chuyện thờ cúng tổ tiên, lo mồ mả ông bà và lập gia phả là những chuyện con cháu phải làm. Đó là công việc thiêng nhất trong một đời người để báo hiếu với ông bà, cha mẹ. Dù là nữ nhi hay nam nhi đều phải làm, không phải chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ, mà nó mang một ý nghĩa thiêng liêng cao cả đối với mỗi con người, đó là quyền lợi. Bởi vì có thờ cúng, lo mồ mả ông bà, lập gia phả là một trong những hành động báo hiếu đối với cha mẹ mình.

Gia phả là quyển sách, quyển tập ghi chép tên tuổi, kỷ sự (tiểu sử thu gọn), ghi chép ngày sanh, ngày tử, vị trí phần mộ và ngày lập mộ (đã chết)… của từng người trong họ, theo thứ tự các đời.

9. Lợi ích của gia phả đối với dòng họ:

Mỗi người sinh ra đều có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng như một dòng sông, một con suối đều có cội nguồn của nó. Ông bà ta dạy “Làm người phải biết tông tích Tổ tiên”, như “Cây có cội, nước có nguồn”. Chỉ qua đó ta đã biết lợi ích của việc làm gia phả là tri ân cùng tổ tiên ông bà, báo hiếu với cha mẹ công ơn sinh thành dưỡng dục, là nhớ về cội nguồn của mình, biết mình sinh ra ở đâu và lớn lên từ đâu.

Làm gia phả là một việc làm thiêng liêng, cao cả của thế hệ sau đối với thế hệ đi trước của mình.

Gia phả là lịch sử dòng họ, lịch sử không bao giờ là những tháng năm, những con người mà tất cả chúng ta phải nhớ lại. Gia phả với bản tính là một cuốn sách ghi đầy đủ dữ liệu về mọi người trong dòng họ. Vậy chỉ cần lật từng trang thì mọi người trong dòng họ đều có thể biết về người mà mình cần tìm kiếm.

Lập gia phả giúp con cháu thế hệ sau noi gương các bậc ông cha đi trước làm rạng ngời hơn cho tổ tiên. Con cháu thế hệ sau nối tiếp của họ tộc tiếp tục xây dựng dòng họ mình phát triển hơn nhằm góp phần vào việc xây dựng đất nước.

Gia phả có tính giáo dục rất cao đối với các thế hệ sau này, giúp cho con cháu thế hệ sau khi lớn lên sẽ biết đâu là bà con, thế thứ, truyền thống cội nguồn và công lao của tổ tiên gia tộc mình.

Đọc gia phả để hiểu biết về lịch sử của dòng họ, biết công lao của tổ tiên mình trong quá trình lập nghiệp và phát triển dòng họ.

Nếu không lập gia phả, con cháu sẽ dần xa cội nguồn, quan hệ thân tộc có nguy cơ phai nhạt, họ hàng không biết nhau, không trách được những sơ xuất trong giỗ chạp, thăm viếng và đặc biệt là kết hôn.

10. Lợi ích gia phả đối với các ngành khoa học khác:

· Gia phả là một mô hình thu nhỏ về sự tìm hiểu nguồn gốc loài người, có ý nghĩa hết sức lớn với khoa học lịch sử.

· Mang ý nghĩa đối với nhân chủng học, y học, sinh học, dân số học rất lớn vì liên quan đến hôn nhân.

· Mang ý nghĩa đối với khảo cổ học vì trong quá trình điều tra có những phát hiện lớn về khảo cổ học.

· Lợi ích đối với ngành văn hóa học, bảo vệ truyền thống từ gia đình đến xã hội. Từ gia đình mà có truyền thống tốt thì rất dễ bảo vệ truyền thống văn hóa của đất nước “giữ gìn bản sắc dân tộc”.

· Có lợi ích đối với ngành văn học vì dòng họ là những người sáng tạo ra ca dao, chuyện cổ tích, đồng thời cũng là những người thụ hưởng chúng.

· Tạo điều kiện cho ngành Hán Nôm phát triển lên một tầm cao mới.

· Lợi ích cho ngành địa lý học, biết về vùng đất này trước đây ra sao, giờ thế nào, qua hình ảnh lao động của con người (dòng họ) tạo nên.

Ý kiến của em về phương pháp dựng gia phả theo sự hướng dẫn của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPCHM:

Một cuốn gia phả được cấu tạo bởi 5 phần chính, đó là:

· Phả ký.

· Phả hệ.

· Phả đồ.

· Ngoại phả.

· Phụ khảo.

Với phương pháp mà trung tâm gia phả dạy, tôi nghĩ mình bắt đầu có thể dựng một bộ gia phả cho dòng họ mình, bởi phương pháp đơn giản, không quá phức tạp. Tôi nghĩ khó nhất là phần tổng hợp những chứng cứ liên quan đến những đời trước đó. Vì nó liên quan đến nhiều thủ thuật, phải biết chữ Hán, chữ Nôm để dịch, phải biết xâu chuỗi vấn đề hợp logic, và liên quan đến nhiều người, đòi hỏi mình phải khéo léo ứng xử để hỏi được thông tin chính xác nhất.

Phương pháp mà trung tâm gia phả hướng dẫn, tôi nghĩ nó đã đủ để làm một bộ gia phả hoàn chỉnh. Vì chỉ cần lật từng trang gia phả đã có thể hiểu về một con người đó như thế nào.

Cuối cùng, kết thúc bài vẫn là lời tri ân cùng thầy cô trong Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM đã cho em một cái nhìn mới mẻ hơn về tâm linh của con người đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc báo hiếu rất thiêng liêng. Em còn hiểu hơn bổn phận và trách nhiệm của em đối với gia đình mình. Em hứa sẽ thật sự cố gắng để hoàn thành tốt bài tập thầy cô cho.

Nếu được nhận vào làm cộng tác viên với thầy cô, em nghĩ đó là một niềm vinh hạnh đối với em. Em sẽ cố gắng xứng đáng là người cộng tác viên chăm chỉ và năng nổ nhất, đặc biệt với một tinh thần yêu nghề nhất.

CỦA BÙI VĂN THẮNG

1. Cách hiểu của em về gia phả

Hiểu một cách đơn giản thì gia phả có nghĩa là một bộ sách ghi chép lại lịch sử, nguồn gốc tổ tiên và các thế hệ trong một dòng họ. Một bộ gia phả hoàn chỉnh là bộ gia phả có đủ các phần chính phả, ngoại phả và phụ khảo. Trong các phần đó thì phần chính phả đóng vai trò quan trọng nhất, là phần chính yếu của một bộ gia phả. Gia phả ghi chép lại tên tuổi và hành trạng của từng người trong dòng họ theo thứ tự các đời.

Hiện nay, gia phả được lập trên nguyên tắc trọng nam. Sở dĩ có điều này là vì dòng họ ở Việt Nam hiện nay vẫn giữ truyền thống, tính các đời theo nam giới với ngôi thứ dòng trưởng giữ chủ đạo. Theo đó, gia phả tính sự truyền nối các đời theo người đàn ông trong mỗi gia đình, mỗi thế hệ. Nếu đời nào không có người đàn ông thì chi họ coi như kết thúc tại đời đó, do vậy gia phả cũng chấm dứt. Người phụ nữ không được đề cao, trong gia phả họ được ghi chép chỉ một hoặc hai đời, tức là không có sự tiếp nối dòng họ.

Gia phả là lịch sử dòng họ, lưu giữ những ký ức của dòng họ. Gia phả cho biết nguồn dốc và sự phát triển của dòng họ. Có những gia phả ghi chép dòng họ từ lúc khởi thủy cho đến một giai đoạn nào đó hoặc đến hiện nay. Gia phả lưu giữ những thông tin về tổ quán, tổ phụ, sự phát triển của dòng họ qua các giai đoạn lịch sử và nhiều thông tin khác liên quan đến dòng họ. Nhờ có gia phả, người ta biết được cội nguồn, gốc gác của mình, biết được mình là ai và từ đâu đến.

Với tư cách lịch sử dòng họ, gia phả là một bộ phận của khoa học lịch sử. Gia phả có đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử. Đối tượng của gia phả là quá khứ của dòng họ, là hành trạng của từng thành viên thuộc các đời trong dòng họ. Phương pháp của nó là thuộc phương pháp luận sử học, trong đó yếu tố thời gian được chú trọng. Hơn nữa, nội dung của gia phả phản ánh sự phát triển của con người qua các giai đoạn lịch sử, nó chứa đựng nhiều thong tin về tình hình của đất nước hay một vùng đất trong quá khứ. Nếu sử học là một khoa học ở tầm vĩ mô, thì gia phả học là khoa học ở tầm vi mô.

2. Lợi ích của gia phả đối với dòng họ và các ngành khoa học khác

2.1. Lợi ích của gia phả đối với dòng họ

Gia phả là sợi dây nối kết giữa các thế hệ và giữa những thành viên cùng một thế hệ và cả họ tộc. Gia phả cho ta biết nguồn gốc chung của những thành viên trong một dòng họ, do đó nêu cao tinh thần cùng chung một dòng máu của các thành viên. Nó lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của dòng họ, tạo dựng nên long tự hào, tự tin cho con cháu mai sau sống tốt và đoàn kết ở hiện tại, vững bước tới tương lai. Gia phả giúp cố kết các thành viên trong dòng họ, tạo ra sự bền vững trong cấu trúc của dòng họ, giúp dòng họ có tôn ti trật tự.

2.2. Lợi ích của gia phả đối với các ngành khoa học khác

Đối với các ngành khoa học khác, gia phả đóng vai trò chủ yếu là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu các đối tượng về con người, phong tục, tập quán, văn hóa dòng họ....

Đối với sử học: Do nội dung gia phả có ghi chép lại các vấn đề như vùng lãnh thổ, tình hình đất nước qua các thời kỳ nên nó trở thành một tài liệu quan trọng giúp cho việc nghiên cứu lịch sử. Chẳng hạn như các bộ gia phả ở Nam bộ thường có ghi chép lại việc chuyển cư vào Nam của tổ tiên của họ ở ngoài Bắc, cung cấp các thong tin về vùng đất Nam bộ thuở còn hoang sơ, cung cấp tư liệu về quá trình khẩn hoang của người Việt trên mảnh đất phía Nam của tổ quốc. Các bộ gia phả của các dòng họ lớn còn cung cấp cho ngành sử học hành trạng của các nhân vật lịch sử, của các danh nhân có vai trò quan trọng đối với lịch sử đất nước. Bộ Mạc Thị Gia phả của dòng họ Mạc Cửu không những cung cấp tư liệu về vùng đất Nam bộ trong thế kỷ XVII – XVIII mà còn cung cấp tư liệu về nhân vật Mạc Cửu và các Chúa Nguyễn.

Đối với văn hóa học: Văn hóa dòng họ là một đối tượng nghiên cứu của văn hóa học. Gia phả lưu giữ những truyền thống quý báu của dòng họ, do đó cung cấp cho ngành văn hóa học những tư liệu hết sức cần thiết cho công việc nghiên cứu. Thông qua gia phả, có thể nghiên cứu cấu trúc dòng họ, quan hện giữa gia đình với dòng họ, tôn ti trật tự trong dòng họ, tinh thần truyền thống dòng họ và nhiều vấn đề khác.

2.3. Nhận xét về phương pháp lập gia phả của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM

Nhìn chung, phương pháp lập gia phả của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM đã đạt được nhiều ưu điểm, xứng đáng là khuôn mẫu cho cách dựng gia phả ở nước ta hiện nay.

Trước hết, Trung tâm đã chú trọng đến tính hoàn chỉnh của một bộ gia phả. Trung tâm đã chia mỗi bộ gia phả hoàn chỉnh thành các phần chính phả, ngoại phả và phụ khảo. Phần chính phả có phả ký, phả hệ bà phả đồ. Phần ngoại phả ghi nhà thờ tổ, việc cúng bái, văn khấn, khu mộ, tiểu sử một số thành viên nổi bật…. Phần phụ khảo ghi địa chí xóm ấp, đình miếu, chợ búa, bến đò…. Cách bố cục các phần như vậy là hợp lý và có sự bao quát cao được hầu hết nội dung quan trọng của mỗi dòng họ.

Nội dung trình bày của bộ gia phả do Trung tâm lập ra đã đạt đến sự ngắn gọn, cô đọng và súc tích. Mỗi thành viên được ghi chép tóm tắt lại. Tuy ngắn gọn nhưng vẫn đãm bảo ghi chép tương đối đầy đủ về tên tuổi và cuộc đời của họ. Những phần, những chi tiết cần bàn thêm, Trung tâm đã tách ra khỏi chính phả và đưa vào phần ngoại phả, điều này làm cho bộ gia phả tránh được sự rườm rà, trở nên gọn ghẽ hơn.

Trong việc tiến hành lập gia phả, quan điểm của Trung tâm là tôn trọng sự thật và đề cao vai trò phụ nữ.

Trung tâm đã vượt qua được truyền thống trọng nam khinh nữ của ông cha ta cho đến hiện nay, truyền thống ấy vẫn còn phổ biến trong các dòng họ, Trung tâm đã dành một chỗ ghi chép vắn tắt về tiểu sử người vợ bên cạnh người chồng. Trung tâm cũng ghi chép tên tuổi và kỷ sự của người con gái trong gia đình.

Sự thật cũng được chú trọng trong phương pháp lập gia phả của Trung tâm. Trung tâm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của thành viên trong dòng họ mà đã viết đúng với những gì nó đã diễn ra, đã tồn tại. Trung tâm không chỉ ghi chép về các truyền thống tốt đẹp của dòng họ mà còn ghi chép cả những khiếm khuyết, những mặt chưa tốt của dòng họ đó. Với một tầm gương hai chiều như thế, con cháu của dòng họ sẽ vừa tự hào và phát huy được truyền thống tốt đẹp, vừa khắc phục được mặt yếu kém của dòng họ mình.

Ngoài ra, Trung tâm cũng đã biết kết hợp các phương pháp khác nhau trong quá trình lập gia phả. Trung tâm đã khai thác nguồn tư liệu văn bản từ các tư liệu lịch sử, địa lý phục vụ cho việc tìm hiểu tổ phụ và tổ quán của dòng họ. Trong các tư liệu văn bản thì các tài liệu ghi chép của dòng họ còn lưu lại, đặc biệt là các bản gia phả cổ được Trung tâm chú trọng hàng đầu. Trung tâm cũng đã tiến hành phương pháp điều tra xã hội học để xây dựng nên phần chủ yếu nhất của dòng họ là phần phả hệ.

Tuy nhiên, phương pháp của trung tâm vẫn còn một số điều cần phải bàn lại, cần phải làm rõ thêm. Về từ ngữ, có một số cách dùng từ nên thay đổi để phù hợp với tâm lý dòng họ. Chẳng hạn như từ “chết nhỏ” dành cho những thành viên chết từ khi còn nhỏ, thiết nghĩ nên thay thế bằng từ “mất từ nhỏ” thì lịch sự hơn, tránh sự thô ráp của từ ngữ. Vả lại, dù thành viên đó chết từ nhỏ, song cũng nên ghi chép lại một số thông tin cơ bản mà không nên bỏ trống, như nơi sinh và một số điều liên quan đến thành viên đó khi mới sinh ra cho đến trước khi chết. Về cách thức điều tra, thiết nghĩ không nên dựa quá nhiều vào điều tra xã hội học. Việc đảm bảo tính khách quan, đảm bảo sự thật theo cách thức điều tra xã hội học quả là không dễ dàng gì.

Hy vọng Trung tâm sẽ ngày càng phát huy được những mặt tích cực của mình để xây dựng được các bộ gia phả hoàn chỉnh hơn, chính xác và khách quan hơn.

CỦA LÊ THỊ ĐIỂM

Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ mà mỗi chúng ta không ai biết trước đó là cái gì, việc gì…. Và việc tìm đến Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM đối với tôi cũng là một trong những bất ngờ trong cuộc sống. Đến với Trung tâm, tôi thật sự bất ngờ và xúc động được tận mắt nhìn thấy các thầy cô, những người mái tóc đã không còn xanh nhưng ở họ vẫn mang trong người một nhiệt huyết, một niềm mê say với công việc mà họ đang đảm nhiệm. Công việc của họ là Nghiên cứu và thực hành gia phả.

Những cặp từ gia phả, dòng họ, phả đồ, phả hệ… đối với tôi hiểu rất mơ hồ, không nắm hết được ý nghĩa, dù nó luôn đi song hành cùng với tôi hàng ngày. Và tôi đã rõ hơn, cụ thể hơn khi đến với Trung tâm. Tôi được các thầy cô ở đây hướng dẫn, chỉ bảo, giảng giải thêm rất nhiều về các vấn đề này.

Vậy, vấn đề đặt ra: Gia phả là gì?

Gia phả là quyển sách, tuyển tập ghi chép tên tuổi, kỷ sự (tiểu sử thu gọn), ghi ngày sinh, ngày tử, vị trí phần mộ và ngày lập mả (đã chết)… của từng người trong họ, theo thứ tự các đời.

Gia phả có nội dung sau:

· Chính phả: Có phả ký, phả đồ.

· Ngoại phả: Ghi nhà thờ tổ, việc cúng bái, văn khấn, ghi khu mộ, ghi danh sách, học vị các thành viên đỗ đạt, ghi tiểu sử một số thành viên nổi bật, ghi quan hệ hôn nhân cưới gả với dòng họ nào….

· Phụ khảo: Ghi địa chí xóm ấp, đình miếu, chợ búa, bến đò….

Lợi ích của gia phả đối với dòng họ và các ngành khoa học khác là gì?

Đối với dòng họ:

Như vấn đề vừa trình bày phần trên, gia phả đã góp phần rất nhiều vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ mình, làm phong phú thêm truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Gia phả là cái phản ánh dòng họ.

Việc lập gia phả là việc làm nhằm tri ân tổ tiên, tìm về cội nguồn gia tộc.

Người Việt Nam chúng ta có quyền tự hào về việc lập gia phả cho dòng họ mình. Và khi đọc gia phả, mỗi người trong mỗi dòng họ ở các thế hệ khác nhau sẽ hiểu rõ được lịch sử dòng họ, biết công lao của tổ tiên mình trong quá trình lập nghiệp và phát triển dòng họ, biết được quan hệ thế thứ của những người trong họ, và biết được công lao của tổ tiên mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước như thế nào, biết được những điều chưa thực hiện của những bậc tiền bối để các thế hệ sau tiếp tục xây dựng dòng họ mình, góp phần vào việc quản lý và xây dựng đất nước ngày một phồn vinh, thịnh vượng hơn.

Có được gia phả, tất cả mọi việc sẽ rõ rang, chính xác, bền vững, khả năng lưu truyền mạnh mẽ, nhanh chóng hơn. Người “mất gốc”, không biết mình do ai sinh ra và gốc gác ở đâu, đây là hoàn cảnh đáng thương – cô độc và quạnh quẽ. Người có gia phả sẽ tự tin, tự hào về truyền thống tốt đẹp, xán lạn của dòng họ mình để củng cố niềm tin, vững bước đi lên trong mọi tình huống. Có gia phả, con cháu sẽ nắm chắc ngày giỗ ông bà, không cưới gả với người trong họ, nắm rõ mọi thế thứ để trong giao tiếp, việc thưa gởi, tôn ti sẽ rõ rang.

Để làm được một bộ gia phả hoàn chỉnh thì trước tiên người làm phải thấu đáo dòng họ. Điều này làm cho người với người trong họ có cơ hội tiếp xúc nhau và gần gũi nhau hơn, góp phần làm tăng tình người với nhau hơn, ổn định tinh thần và đời sống thường ngày. Chỉ có thế thì con người mới an tâm làm việc, cống hiến cho tổ quốc trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Gia đình – Dòng họ là đối tượng của gia phả. Gia đình – Dòng họ có trước, gia phả có sau. Nội dung của Gia đình – Dòng họ nhất định sẽ được phản ánh qua gia phả. Ta hiểu một dòng họ càng sâu sắc thì nội dung gia phả đó sẽ chi tiết, tỉ mỉ, toàn diện hơn.

Chính vì thế, việc lập gia phả đối với dòng họ rất quan trọng. Đó là việc làm vô cùng thiêng liêng của mỗi dòng họ.

Đối với các ngành khoa học khác:

Nghiên cứu gia phả là khoa học, thực hành gia phả là thiêng liêng. Phải công phu, nghiêm túc trong việc xây dựng gia phả. Gia phả sẽ là nguồn tư liệu vô giá cho dòng họ, cho các nhà sử học, dân tộc học….

Ý kiến của bản thân về phương pháp dựng một bộ gia phả mà Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHCM đã hướng dẫn:

Để làm được một bộ gia phả hoàn chỉnh thì trước tiên người làm phải thấu đáo dòng họ. Không chỉ đơn thuần như thế, công việc dựng một bộ gia phả còn đòi hỏi người làm phải có kiến thức về nhiều mặt, về lịch sử cũng như hiện tại. Bộ gia phả khi hoàn thành phải có sự hoàn chỉnh cả về mặt nội dung lẫn hình thức, phải thật khoa học.

Một bộ gia phả hoàn chỉnh phải trải qua các bước sau:

1. Cách đặt tựa và các viết lời tựa.

2. Lời nói đầu.

3. Phần chính phả.

4. Phương pháp tiến hành.

5. clip_image243Xem xét, lựa chọn loại phả đồ.

6. Ngoại phả.

7. Phụ khảo.

Và không thể không lập dàn bài trước khi tiến hành làm một bộ gia phả.

Một bộ gia phả từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành, đó là một giai đoạn vô cùng khó khăn và phức tạp. Nhưng các thầy cô ở Trung tâm đã đúc kết và truyền dạy kiến thức lại cho chúng tôi, quả đây không phải là việc dễ dàng. Tất cả việc phải đi theo từng bước, theo giai đoạn rõ ràng và như vậy sẽ

tránh được việc nhầm lẫn, sai sót không đáng có. Phương pháp rất phù hợp với tình hình thực tế và rất khoa học.

Hy vọng tôi có thể vận dụng những kiến thức mà các thầy cô dạy vào thực tế, góp một phần nhỏ vào công việc thiêng liêng này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 
  clip_image244

Giải pháp

GIA PHẢ XÃ HỘI

Lê Bá Quang. M.S Computer Science

Tháng 8/2012

Mục tiêu của bài viết.

Bài viết này trình bày một số ý kiến về giải pháp gia phả xã hội để phát triển gia phả Việt Nam hiện nay.

Nội dung bài viết bao gồm:

1/ sơ nét về tình hình dựng phả,

2/ một số kịch bản phát triển gia phả Viêt Nam trong 10 năm tới đây,

3/ gia phả xã hội là gì,

4/ công nghệ nền để phát triển gia phả xã hội và

5/ chiến lược phát triển gia phả xã hội.

“Nước có sử, nhà có phả” là câu nói của người xưa. Bức xúc từ việc làm gia phả cho dòng họ mình, người viết đã đến tham gia hoạt dộng với Trung Tâm Nghiên Cứu & Thực hành Gia phả tp. HCM từ tháng 8/2011. Tận mắt nhìn thấy bao nhiêu khó khăn của các chuyên gia trong việc làm gia phả và mong muốn từ lâu của Trung tâm trong việc phát triển gia phả một cách bền bĩ trong 20 năm hoạt động với việc thực hiện 130 gia phả. Sau 8 tháng tham gia Trung Tâm, người viết đã phát thảo giải pháp GOL (Gia phả Online) với mong muốn trước hết là góp phần bớt nhọc nhằn và nâng cao năng suất của các chuyên gia trong việc dựng phả để việc dựng phả được phát triển nhanh hơn và rộng rãi hơn. Bài viết “Một số ý kiến về phát triển gia phả Việt Nam : Giải pháp gia phả xã hội” được xem như cơ sở để xây dựng giải pháp GOL.

1 Sơ nét về tình hình dựng gia phả hiện nay.

Gia phả đã có tại Viêt Nam từ thời Lý cho đến bây giờ. Việc phát triển gia phả nói chung là theo sự phát triển của đất nước, có thuận lợi và khó khăn.

1.1 Thuận lợi trong việc dựng phả.

Ai cũng muốn biết ông bà tổ tiên của mình là ai. Muốn vậy cần có gia phả. Việt Nam đã có gia phả từ đời Lý với “Hoàng Triều Ngọc Điệp” soạn vào năm 1026, trước gia phả phương tây 200 năm. Thời xưa gia phả của giới khoa bảng viết bằng chữ Hán Nôm, dân thường hầu như không có gia phả. Sau này số gia phả này được dịch sang chữ quốc ngữ.

Từ đầu thế kỹ 20. Nước ta trải qua cuộc chiến tranh kéo dài, đời sống kinh tế khó khăn, ít ai quan tâm đến việc dựng phả mới. Do vậy chỉ còn lại các gia phả đã có từ trước. Việc làm gia phả có nhiều khó khăn cho nên số gia phả mới hầu như không đáng kể.

Phát triển trong 20 năm trở lại đây. Từ những năm 90 trở lại đây với tình hình kinh tế phát triển, nhiều dòng họ đã quan tâm dựng phả của mình. Dòng họ tự làm hay giao cho các chuyên gia làm gia phả thực hiện. Ngoài việc in gia phả cho bà con, gia phả được đánh thành dĩa DVD để tiện phân phối. Một số khác đưa gia phả lên Youtube. Một số gia phả được phát triển thành các website dòng họ để tiện việc phát triển gia phả và liên lạc dòng họ. Cũng đã có một số phần mềm gia phả ban đầu, xử lý một số khâu trong việc dựng phả, trong số đó có phần mềm miển phí.

Trung tâm Nghiên cứu & phát triển gia phả tp. HCM thành lập từ năm 1992 “Nhóm nghiên cứu và thực hành gia phả” quy tụ một nhóm thành viên tự nguyện do ông Võ Ngọc An làm trưởng nhóm, đảm nhiệm dựng phả, trước hết là cho dòng họ mình, sau đến là cho những người quen. Do số gia phả dựng ngày càng nhiêu, số thành viên tham gia tăng, nhóm trở thành “Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả”, thuộc hội Khoa học Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2003.

Dich vụ dựng phả: hoàn toàn khả thi.

Qua 20 năm phát triển Trung tâm Nghiên Cứu và Thực hành gia phả đã xây dựng hơn 130 bộ gia phả gồm một số chi họ khu vực phía Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Trung tâm đạt kỹ lục dựng phả nhiều nhất cả nước tại tp. Hồ Chí Minh. Mỗi bộ gia phả có độ dầy từ 100-300 trang khổ A4.

1.2 Một số vấn đề trong việc dựng phả trong thời gian vừa qua

1.2.1 Một số vấn dề của dịch vụ dựng phả.

Khó khăn trong hợp đồng dựng gia phả về nội dung, về thời gian hoàn thành.

Với những khó khăn như trên thì một hợp đồng kinh tế thật rõ ràng là có thể không thỏa thuận được.

Việc làm gia phả vẫn còn được tiến hành theo kiểu thân quen, nên tiền bạc là chuyện tế nhị.

Dòng họ bồi dưỡng bao nhiêu cũng được. Trong nhiều trường hợp số tiền bồi dưỡng này không đủ chi phí cho chuyên gia dựng phả.

Dòng họ thuê dịch vụ dựng gia phả: còn hiếm hoi. Với một khoảng chi phí từ vài chục triệu đến trăm triệu có thể có gia phả khoảng 8 – 10 thế hệ (khoảng 200 năm).

Ngoài khó khăn về chi phí, dòng họ, trong đó có Viêt kiều, cũng không biết tìm nơi dựng phả có uy tín và chất lượng để đặt làm gia phả.

1.2.2 Quan niệm về gia phả.

Việc dựng phả cũng chưa được coi là công việc phải làm ngay đối với đa số gia đình, nhất là những gia đình kinh tế không thật tốt. Dòng họ nhỏ không cần gia phả.

1.3 Kết luận: Đa số họ tộc hiện nay sẽ không có gia phả, nếu không có gì thay đổi trong quan niệm và cách làm gia phả như trên.

Vô hình trung là chỉ có gia tộc có tiền mới có thể có gia phà, gia đình bình thường không có gia phả. Điều này là không thể chấp nhận trong xã hội phát triển ngày nay.

Chúng ta có thể làm gì trước tình hình này ?

2. Kịch bản phát triển gia phả trong 10 năm tới.

2.1 Ba kịch bản phát triển gia phả trong 10 năm tới,

Có bao nhiêu bộ gia phả sẽ dụng trong 10 năm sắp tới? Đáp số của câu hỏi này sẽ định hướng cho việc phát triển gia phả trong 10 năm sắp tới. Để trả lời câu hỏi chúng ta thử tính xem có bao nhiêu chi họ và tỷ lệ chi họ sẽ dựng phả.

Ước tính số chi họ tại Việt Nam. Hiện nay theo cục thống kê tp. HCM có khoảng 356 họ khác nhau. Cả nước thì chưa có thống kê. Mỗi họ lại có nhiều chi họ. Gia phả là thực hiện theo chi họ. Vậy số chi họ trong cả nước là bao nhiêu. Hiện nay chưa có con số thống kế.

Song có thể ước tính khoảng 300.000 đến 400.000 chi họ. Vậy liệu có bao nhiêu chi họ sẽ có gia phả trong 10 năm sắp tới?

Ba kịch bản về số hộ thuê làm gia phả và tự làm gia phả trong 10 năm tới.

Nếu có 50 trung tâm gia phả, năng suất mỗi năm 12 bộ như tại Trung tâm thì trong 10 năm số gia được 6.000 bộ, chiếm tỷ lệ từ 1.5 – 2% tổng số bộ giả của cả nước. Nói cách khác trong 10 năm nữa chỉ có từ 1.5 – 2% số chi họ thuê làm gia phả, 98% còn lại sẽ phải tự làm gia phả, nếu muốn có gia phả, trong đó có lẻ từ 1.5 – 2% tự làm gia phả trong điều kiện hiện nay. Tóm lại có 4% có gia phả, 96% không có gia phả. Xã hội không cần cố gắng gì cả cũng sẽ có kết quả này.

Để có thể có kết quả này cần có giải pháp cho nhân lực (mục 2.2), tư liệu gia phả (mục 2.3) và công nghệ (giải pháp gia phả xã hội, mục 3) bên dưới.

2.2 Giải pháp nhân lực tư vấn và dịch vụ gia phả và dòng họ. Để phát triển kịch bản nói trên cần có lực lượng dựng phả chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp như sau.

2.2.1 Lực lượng chuyên nghiệp các công ty dịch vụ gia phả/dòng họ.

Theo tính toán, trong kịch bản nhiệt tình, 10% thuê làm gia phả, (khoảng 30,000 bộ gia phả) có thể thực hiện trong 10 năm làm 3 đợt. Đợt thứ nhất trong những năm ban đầu sẽ phát triển một số công ty dịch vụ gia phả có năng lực dựng phả 25 – 30 bộ giả/năm, tổng cộng vài trăm

Với dân số 80 triệu, có khoảng 16 triệu hộ. Ước tính có từ 300.000 – 400.000 chi họ trong cả nước (mỗi chi họ gồm từ 40 – 50 hộ). bộ/năm. Đợt thứ hai số công ty tăng lên gấp đôi và năng lực tăng gấp đôi 40 – 50 bộ gia phả/năm, tổng cộng vài ngàn bộ/năm. Đợt thứ 3, số công ty tăng lên khoảng 50 – 60 có năng lực gấp đôi (từ 70 – 90 bộ gp/năm), dựng khoảng 4.000 – 5.000 bộ vào các năm thứ chín và thứ mười.

2.2.2 Lực lượng tư vấn/hướng dẫn miễn phí.

20% số gia phả tự làm (khoảng 60.000 bộ) sẽ cần đến tư vấn và hướng dẫn dựng phả miễn phí của các nhóm tư vấn gia phả tình nguyện tại phường/ xã, mỗi nơi từ 3 – 4 nhóm trong cả nước.

Hoạt động tư vấn về gia phả cho các vùng nông thôn có thể là các hoạt dộng ngoại khóa hữu ich và thích thú cho sinh viên trong các dịp hè.

Những con số nói trên cao so với hiện nay nhưng vẫn có khả năng, nếu giải quyết được vấn đề tư liệu dưới đây (mục 2.3) và công nghệ (mục 3) để tăng năng lực của các công ty gia phả và dòng họ tự làm gia phả.

2.2.3 Giải pháp tư liệu gia phả cho dòng họ.

Thời gian để truy tìm tư liệu để làm gia phả có thể chiếm 60% - 70% công sức của người làm gia phả. Muốn giảm giá thành gia phả hay để cho gia đình tự làm gia phả thì cần có giải pháp cung cấp tư liệu gia phả như loại sổ sách, tài liệu có liên quan tư liệu gia phả (như gia phả cổ, sổ địa bạ cổ, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, khai tử, giấy tờ liên quan đến nhà, đất, số liệu tổng điều tra dân số,… Hệ thống tư liệu này cùng với các công cụ truy tìm được cung cấp rộng rãi trên mạng Internet để giúp các dòng họ có thể truy tìm lai lịch của tiền nhân các đời trước để làm gia phả hay các mục đích khác.

Trong khi nhiều nước trên thế giới đã hiện đại hóa gia phả với việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong thập niên 90 thì cách dựng phả tại Việt Nam vẫn như cách đây 50 năm. Để có thể giải quyết các khó khăn về dựng phả nói trên để làm gia phả có thể đến với mọi gia đình/dòng tộc, gia phả hiện nay cần phải phát triển dưới một dạng thức mới, có thể gọi bằng nhiều tên, như gia phả hiện đại, gia phả trực tuyến hay gia phả xã hội. Chúng tôi đề nghị sử dụng từ gia phả xã hội để chỉ hình thức phát triển mới của gia phả cổ truyền.

Vậy gia phả xã hội là gì, có những đặc diểm gì, có những nội dung và hình thức gì và cách dựng mới so với gia phả cổ truyền ?

3. Định nghĩa và yêu cầu của gia phả xã hội.

Gia phả xã hội bao gồm chức năng của gia phà (truyền thống)

đến với mọi gia đình/dòng họ trong xã hội với ứng dụng công nghệ hiện đại.

Từ định nghĩa này có thể rút ra năm yêu cầu cơ bản của gia phả xã hội là:

3.1. Yêu cầu phổ biến trong xã hội: khác với gia phả truyền thống chỉ có thể đến với một số gia đình/dòng tộc có một số điều kiện nhất định, gia phả xã hội đến với đa phần các gia đình/dòng họ sinh sống trong các khu vực thành thị cũng như nông thôn, trong nước và ngoài nước.

3.2. Yêu cầu kinh tế: muốn phổ biến, gia phả xã hội phải phù hợp với hoàn cảnh kinh tế khác nhau của gia đình\dòng tộc. Do vậy gia phả xã hội có thể do gia đình\dòng tộc tự xây dựng hay hay thuê các tổ chức dịch vụ gia phả, tùy theo điều kiện kinh tế của mình.

3.3. Yêu cầu mới và hiện đại: để có thể phổ biến rộng rãi trong xã hội, gia phả xã hội cần thu hút đông đảo người sử dụng. Do đó gia phả phải có những nội dung mới và hình thức hiện đại ngoài những nội dung và hình thức của gia phả cổ truyền.

3.4. Yêu cầu điện tử hóa, chia sẻ, cập nhật và vĩnh hằng: khác với gia phả cổ truyền dưới cách dựng bằng tay và trên giấy, hạn chế người đọc, gia phả xã hội sẽ phát triển dưới dạng điện tử, để cho phép xử lý, truyển đưa, phổ biến dể dàng, tiện lợi và kinh tế.

Gia phả điện tử cho phép cập nhật thường xuyên và chia sẻ trên không gian mạng. Có thể tra cứu gia phả xã hội mọi lúc, mọi nơi trên Internet. Khi in gia phả điện tử ra giấy và đóng bìa ta sẽ có một cuốn gia phả truyền thống. Một điểm quan trọng khác là tính lưu trữ vĩnh hằng cùng với thời gian dưới hình thức điện tử, trong khi đó gia phả trên giấy dễ bị hư hỏng hay mất mát.

3.5. Yêu cầu giao lưu quốc tế: Ngày nay do yêu cầu về học tập và lao động một bộ phận quan trọng của gia đình/dòng tộc làm ăn sinh sống hay định cư ở nước ngoài. Do vậy gia phả phải có thể trao đổi và giao lưu quốc tế để cho phép hội nhập gia phả của các gia đình/dòng tộc trong nước với phần của gia đình/dòng tộc sinh sống ở nước ngoài.

Với hoạt động giao lưu quốc tế, chúng ta mới có điều kiện học hỏi và đổi mới gia phả của chúng ta.

4. Đổi mới nội dung, làm cho gia phả hữu dụng và thích thú hơn.

Ngày trước gia phả là do trưởng họ hay một thành viên trong họ kính cẩn bảo quản, coi như gia bảo. Khi con cháu có việc mới đến nhờ trưởng họ tra gia phả.

Trong mấy chục năm gần đây, cách làm này tỏ ra bất tiện, do vậy trưởng họ chỉ giữ bản gốc và lập bản sao gia phà trên giấy hay đánh ra đĩa DVD cho các gia đình dể tiện việc tra cứu.

Trong những năm gần đây một gia phả đã được tung lên mạng trong các website hay trên các mạng xã hội. Những cách làm này đã giúp mở rộng việc sử dụng gia phả, do đó tạo nhu cầucập nhật và phát triển gia phả.

Để đến với giới trẻ, gia phả cổ tuyền cần phải đổi mới hỉnh thức và nội dung, có nhiều ứng dụng hữu ích và thích thú cho người đọc, sao cho người đọc tiếp cận với gia phả hết sức dễ dàng, như thông báo lịch kỵ giỗ, sinh nhật, ngày cưới, tìm kiếm người thân trên Internet, qui đổi Âm dương lịch, kiểm tra chính tả, từ điển gia phả, biên niên sử, nghĩa trang – từ đường trực tuyến, chia sẻ tâm tư, tình cảm về gia đình họ tộc,

Chúng ta có thể học tập cách làm của các mạng xã hội hiện đại để bổ sung nội dung và làm cho gia phả trở nên thích thú để chia sẻ cho họ tộc và cả cho người ngoài,

Thí dụ như mở rộng ngoại phả và phụ khảo với hình ảnh sinh hoạt, học tập, cảnh đẹp du lịch, tìm về nguồn, những phát hiện mới của lịch sử có liên quan đến họ tộc, những phong tục, tập quán, kinh nghiệm trong đời sống, của các thành viên trong gia tộc. Nếu muốn, chúng ta hoàn toàn có thể mở rộng phần ngoại phả và phụ khảo để lưu trữ mọi tài liệu diện tử về cá nhân, từ giấy khai sinh, bằng cấp, giải thưởng, giấy đăng ký kết hôn. Các album gia đình, cảnh quan du lịch, những hình ảnh kỷ niệm, tạo thành một hệ thống tư liệu cá nhân (personal documentation system), được tổ chức và quản lý hiệu quả và dễ dàng.

Có thể khai thác kho tàng tư liệu họ tộc phong phú để mở rộng kinh doanh, sinh hoạt cộng đồng, du lịch, y tế, giáo dục,

Nghĩa trang ảo 3D, từ đường ảo 3D. Công nghệ 3D trên gia phả điện tử, cho phép xây dựng nghĩa trang ào 3D, từ đường ảo 3D với những nội dung phong phú. Đây có thể là một giải pháp cho việc thăm viếng mộ thân nhân, xây dựng và cúng bái nhà từ đường từ xa một cách kinh tế và có hiệu quả.

5. Đổi mới hình thức và cách truy cập gia phả để gia phả dến với cộng đồng xã hội.

Nói đến gia phả người ta hình dung đến một cuốn sách, ghi chữ vàng, có hoa văn và đóng bìa cẩn thận. Ngày nay đã có loại sách điện tử (ebook) tiện phổ biến và dễ tiếp cận. Gia phả xã hội cần thể hiện dưới dạng ebook để đọc trên các máy tính, máy tính bảng (tablet) và điện thoại di động. Khi gia phả đã có thể truy cập bằng máy tính bảng và điện thoại đi động thì gia phả cũng trở nên di động, cho phép tra cứu gia phả bất kỳ lúc nào.

Khả năng di động khiến gia phả xã hội có thể có những nội dung và những công dụng trước đây chưa từng có.

Hiện nay công nghệ tiếng nói (nghe và nói) đã bất đầu có ứng dụng cụ thể trên các thiết bị máy tính và thiết bị di động, tuy nhiên chưa kinh tế. Khi các công nghệ này trở nên phổ biến trong một thời gian không xa, thì sẽ mang lại cho Gia phả xã hội có những ứng dụng rất thú vị và hữu ích chưa từng có, khiến cho gia phả xã hộitrở thành vật không thể xa rời.

6. Mở rộng quan niệm về dựng phả.

Có lẻ do khó khăn trong việc dựng và bảo quản gia phả nên gia phả cổ truyền khó mở rộng phạm vi gia phả. Ngày nay các trở ngại này không thành vấn đề với việc ứng dụng các công nghệ mới vào gia phả. Có thể xem xét những quan diểm sau dây trong việc mở rộng phạm vi gia phả.

§ Dựng gia phả chung quanh một nhân vật chính.

Một họ tộc có nhiều đời hay họ tộc lớn mới cần làm gia phả. Hãy đợi cho đến tìm thấy ông tổ cách đây vài trăm năm rồi làm gia phả (nhân vật chính của gia phả là ông tổ). Quan niệm này làm cho nhiều gia đình và họ tộc không có gia phả. Việc truy tìm các đời trước là cần thiết nhưng chỉ có thể thực hiện khi họ tộc có điều kiện.

Gia phả phương Tây được xây dựng chung quanh nhân vật chính (main person), triển khai về phía trước (tiền nhân) và về phía sau (hậu duệ). Nhân vật chính đó có thể là ta, cha ta, mẹ ta, ông ta,… Nếu thiếu thông tin của một nhánh nào đó, thì tạm thời dừng lại và triển khai các nhánh khác. Khi nào có thêm thông tin mới sẽ làm tiếp. Một gia phả có thể bắt đầu với 5 đời ((1) ông bà, (2) cha mẹ, chú bác, cô dì , (3) vợ chồng ta, các chị em ta, (4) con cái, dâu trể và (5) cháu nội ngoại).

§ Gia phả bao gồm bên họ ngoại.

Các gia phả gần đây đã bao gồm lai lịch của con dâu, con rể nhưng không đi sâu hơn về họ tộc bên ngoại. Vì con dâu và con rể đã có gia phả của mình. Trên phả đồ cũng có thể không xuất hiện Phả đồ gồm cả họ nội và họ ngoại tên của con rể và các con (khác họ). Do vậy thành viên nào không có con trai sẽ không còn dấu vết về sau. Ngày nay quan điểm nối giõi đã phai nhạt, nên có cách nhìn khác về gia phả, trong đó có phả đồ. Một số gia phả và phả đồ phương Tây đã không hạn chế thể hiện các quan hệ bên họ ngoại.

§ Gia phả không cần lớn, bổ sung dần dần.

Gia phả có thể bắt đầu tự một nhân vật chính, có thể là ông tổ nếu đã có gia phả từ trước hoặc bắt đầu từ chính ta như gia phả 4 đời như trong mục 3.4.2. Dựng phả là hoàn toàn khả thi vì đã có tương đối đầy đủ tư liệu để làm gia phả, ngay cả với dựng phả bằng thủ công. Nếu có phần mềm dựng phả như trong mục 3.5.1 thì càng dễ.

Với quan diểm này thì họ tộc lớn hay nhỏ đều có thể có gia phả, giải quyết nỗi lòng canh cánh của tác giả Dã Lan Ngyễn Đức Dụ về tự ti gia phả của các họ tộc nhỏ thời trước. Các họ tộc nhỏ cũng sẽ tiếp tay do gia phả có thể dược dựng với những phương cách mới, trong dó có gia phả tự động, chi phí thấp như trong mục 3.5 bổ sung cách dựng phả.

Bổ sung cách dựng phả.

Muốn có các đổi mới nói trên cần đổi mới cách dựng phả, bổ sung các loại phả đồ.

Bổ sung cách dựng phả: gia phả phát sinh tự động.

Theo tác giả Dã Lan Nguyễn Đức Dụ, gia phả có hai cách dựng là Đơn dựng và Hợp dựng.

Đơn dựng là cách dựng rất đơn giản, người biết chữ là có thể dựng được, trong khi hợp dựng thì đầy đủ hơn và khó dựng hơn. Trong một số gia phả do phần mềm phương Tây tự động cấu tạo, có các hình thức có thể khác lạ với đơn dựng hay toàn dựng nói trên. Như vậy ngoài hai hình thức đơn dựng và hợp dựng, chúng ta còn có hình thức gia phả tự động (do phần mềm phát sinh).

Gia phả phát sinh tự động. Hình thức đơn dựng rất thích hợp với gia phả phát sinh tự động, trong khi có thể tự động hóa phần lớn gia phả hợp dựng (phả hệ, phả đồ, thống kê gia phả, in gia phả, bổ sung các tiện tiện ích như tìm kiếm trong gia phả, tách nhập gia phả, quản trị gia phả hay các ứng dụng mới như đã đề cập trong mục 3.2 Đổi mới nội dung nói trên. Riêng các mục có tính văn chương và nhận xét của họ tộc (lời tựa, phả ký) thì phối hợp giữa tự động và thủ công.

Bổ sung các loại phả đồ.

Phả đồ là để trình bày quan hệ họ tộc dưới hạng hình vẽ cho phép nắm bắt quan hệ họ tộc một cách nhanh chóng. Phả đồ trong gia phả cổ truyền thường là dạng hình cây đứng hay cây ngang. Trong các phần mềm gia phả phương Tây có nhiều loại phả đồ. Ngoài phả đồ hình cây và hình quạt như trong gia phả của chúng ta, chúng ta còn thấy các loại phả đồ khác như phả đồ Đồng hồ cát (Hourglass chart), phả đồ Cà vạt nơ (Bowtie chart), phả đồ Gia đình cận thân (Close family chart), phả dồ Tiền nhân (Ancestors chart), phả đồ Hậu duệ (Descendants Chart), phả đồ trang trí (decorative chart) có thể treo trong phòng như là bức tranh để trang trí, quà tặng,……Các phả đồ này có thể kèm theo ảnh của thành viên trong gia tộc, nên càng thân thiết và gần gũi.

· Các công nghệ nền để phát triển gia phả xã hội.

Làm thế nào để đáp ứng 5 yêu cầu cơ bản nói trên của gia phả xã hội ? Đó là vận dụng công nghệ hiện đại để phát triển gia phả xã hội. Phần sau đây sẽ trình bày khả năng ứng dụng sáu,công nghệ nền để phát triển gia phả xã hội, bao gồm năm (5) công nghệ nền về công nghệ thông tin – truyền thông và công nghệ di truyền và ADN.

7. Ứng dụng công nghệ mạng Internet: gia phả trực tuyến.

Như đã nói ở trên để gia phả có thể đến với mọi gia đình, họ tộc sinh sống tại nhiều vùng miền trong và ngoài nước và thường xuyên cập nhật thì gia phả xã hội sẽ được thể hiện dưới dạng điện tử và chia sẻ trên mạng Internet. Đây là hình thức gia phả trực tuyến. Chúng ta cũng đã biết gia phả của một gia đình/họ tộc sẽ bao gồm hệ thông tư liệu cá nhân của các thành viên của họ tộc. Các hệ thống thông tin này cần được tổ chức thành các hệ thống cơ sở dữ liêu liên kết để thể hiện quan hệ thế thứ trong họ tộc. Gia phả trực tuyến có thể thực hiện qua website gia phả của dòng họ, qua cổng thông tin gia phả riêng (Private Portal) hay cổng thông tin công cộng (Public Portal) và các ứng dụng công nghệ khác như Cloud Computing, Social Networking, Mobile technology.

Hai công nghệ tiếp sau đây chứng tỏ có nhiều khả năng tìm nguồn gốc, tìm cha mẹ, anh em, họ hàng, những người bị thất lạc và kết nối gia phả trước dây chưa từng thấy. Đó là công nghệ di truyền & AND và công nghệ trí tuệ kinh doanh.

8. Ứng dụng công nghệ Di truyền & ADN (genetic technology): gia phả về nguồn.

Di truyến học là ngành nghiên cứu về tính di truyền của các sinh vật (trong đó có con người) thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ, trong đó ADN là cơ sở phân tử của di truyền.

Ngày nay ADN được chứng mình là bản ghi vĩnh hằng và duy nhất về một con người và do đó có thể coi là căn cước (human ID) của một con người cụ thể. Nếu chứng ta lưu lại tất cả ADN của một gia đình, chúng ta sẽ có một cơ sở vững chắc về gia đình dó.

Trong pháp lý trắc nghiệm về ADN (của người cha còn sống hay đã chết) để chứng minh quan hệ cha con.

Phân tích ADN để xác định hai người có củng họ tộc, cho phép nhận họ hàng, kết nối gia phả các chi họ, cho phép tìm ra các đời trước bên nội cũng như bên ngoại.

Tuy hiện nay đã có những phân tích ADN với giá thành không cao, để tìm ra lịch sử hình thành và phát triển của tổ tiên bên nội và bên ngoại, nhưng những ứng dụng này dường như chưa được phát triển tại Việt Nam. Hy vọng trong tương lai gần sẽ mang lại những kết quả đáng kinh ngạc.

Trí tuệ kinh doanh (Business Intelligence, BI) là một lớp các ứng dụng và công nghệ để thu thập, lưu trữ, phân tích và cung cấp truy cập dữ liệu để giúp các doanh nghiệp lấy các quyết định về kinh doanh tốt hơn. .

Công nghệ BI cung cấp một cách nhìn toàn cảnh hoạt động của doanh nghiệp từ quá khứ, hiện tại và các dự đoán tương lai, dựa trên kho dữ liệu (Data Warehouse) nhiều nguồn và công nghệ khai phá dữ liệu.

Ứng dụng vào gia phả. Kho tư liệu nhân thân toàn quốc qua các thời kỳ là một kho tư liệu khổng lồ. Vấn đề xây dựng kho dữ liệu này để giúp các tìm lai lịch các thành viên của họ tộc là một vấn dề rất lớn, sẽ được đề cập trong phần 5. Một số việc cần làm để phát triển gia phả.

Đồng thời với xây dựng tổng kho này là việc các ứng dụng khai phá (mining) nguồn dữ liệu của tổng khi. Hy vọng công nghệ BI hợp lực với công nghệ di truyền & ADN để tìm ra các lỗ hổng trong gia phả, các chênh lệch giữa các gia phả các chi họ, tìm lai lịch các đời trước, tìm cha mẹ, anh em bị thất lạc, …..giải quyết yêu cầu kết nối gia phả không những trong mà còn ở các nước khác thông qua các hoạt động giao lưu gia phả quốc tế.

· Chiến lược phát triển gia phả xã hội.

Sau khi đã đề cập giải pháp về công nghệ (mục 3 và mục 4) và giải pháp về tư liệu gia phả (mục 2.3), chúng ta sẽ xem xét giài pháp quan trọng nhất, đó là chiến lược thực hiện giải pháp gia phả xã hội để phát triển nhanh gia phả xã hội sao cho trong thời gian 10 năm sắp tới đạt chỉ tiêu của kịch bản nhiệt tình (mục 2.1.3) với 30% họ tộc người Việt Nam có gia phả (trong đó 20% - 22% tự dựng phả và 8 %- 10% thuê dịch vụ gia phả), trong tổng số 90,000 bộ gia phả. Vậy của cộng dồng xã hội và Nhà nước có những vai trò gì trong chiến lược này.

Vai trò của cộng đồng xã hội.

Có thể thấy gia phả xã hội sẽ phát triển bởi 3 thành phần: các công ty công nghệ gia phả, các công ty dịch vụ tư vấn và đào tạo gia phả xã hội và cộng đồng các gia đình và họ tộc.

§ Thành lập các công ty công nghệ gia phả: Phát triển các sản phẩm hổ trợ xây dựng gia phả xã hội.

Các sản phẩm này có hai chức năng chính là cung cấp công cụ để dựng gia phả và cung cấp tư liệu gia phả, đáp ứng 5 yêu cầu của gia phả xã hội, với 3 nhiệm vu chính.

Hỗ trợ các dịch vụ dựng phả tăng năng suất và giảm giá thành dựng gia phả.

Hỗ trợ các gia đình/họ tộc tự dựng gia phả.

Hỗ trợ người dùng sử dụng và phát triển gia phả và khi đã có gia phả trên môi trường Internet.

Để có thể xây dựng các giải pháp gia phả xã hội có sức thu hút lớn như đã phát họa ở trên, cần phải thiết kế và sản xuất bộ sản phẩm và các dịch vụ kèm theo đáp ứng các yêu cầu của gia phả xã hội như phát họa ở trên trong thời gian càng ngắn càng tốt.

Lý tưởng là tập hợp được 3 thành phần, một là một số doanh nhân quan tâm đến gia phả, hai là một nhóm các chuyên viên gia phả có kinh nghiệm và ba là một nhóm các chuyên gia công nghệ thông tin quan tâm đến gia phả để thành lập một vài công ty gia phả mạnh để thiết kế và phát triển giải pháp gia pháp xã hội, thu hút đông đảo cộng đồng đến với gia phà, đạt 90,000 bộ gia phà trong thời gian 10 năm hay ít hơn, thu hút 30 triệu người dùng.

§ Thành lập các tổ chức chuyên nghiệp tư vấn, dựng phả và đào tạo dựng gia phả. Như đã nói ở trên trong 10 năm tới có khoảng 30,000 gia phả được thuê dựng, chi phí mỗi bộ có thể từ vài chục triệu đến 100 triệu đồng với sự hỗ trợ của các sản phẩm gia phà nói trên.

Chi phí trên đây chưa giảm trong một số năm đầu tiên nhưng sẽ sẽ giảm theo sự phát triển các bộ sản phẫm nói trên và khối lượng tư liệu gia phả được cung cấp trên Internet.

Lý tưởng là tập hợp được một số doanh nhân có tâm huyết với gia phả nước nhà cùng với một số chuyên gia về gia phả để thành lập vài công ty gia phả để tiến hành dịch vụ gia phả.Ban đầu là vài trăm gia phả/năm, tiến đến vài ngàn và trong những năm thứ mười, số gia phả dựng có thể đạt con số 5,000 gia phả/năm với vài chục trung tâm hay công ty gia phả trên toàn quốc, như phát họa trong mục 2.2.1 ở trên.

Với việc tổ chức dich vụ một cách chuyên nghiệp với sự hỗ trợ của các sản phẩm gia phả xã hội nói trên để tăng năng suất và hạ giá thành, nhất định các trung tâm/ công ty gia phả, đồng hành với các công ty công nghệ gia phả nói trên, sẽ phục vụ đắc lực cho xã hội, đổng thời kinh doanh có lãi một cách xứng đáng.

§ Cộng đồng các gia đình/họ tộc trong và ngoài nước.

Chính cộng đồng các họ tộc và xã hội sẽ là nhân tố quyết định sự phát triển của gia phả. Khác với trước đây họ phải tự làm một cách khó nhọc nay đã có hai lực lượng nói trên tham gia cho nên việc dựng gia phả sẽ thuận lợi hơn, nhanh hơn, ít tốn kém hơn và chất lượng cao hơn.

Cộng đồng các gia đình Việt Nam sinh sống và định cư ở nước ngoài cũng có điều kiện tham gia dựng phả cùng với các gia đình sinh sốn trong nước, thông qua các hình thức giao lưu gia phả quốc tế.

3. Vai trò to lớn của nhà nước.

Trong việc phát triển gia phả, tuy nhà nước không trực tiếp chi tiền để người dân có gia phả nhưng nhà nước có vai trò rất to lớn trong việc tạo ra tư liệu gia phả phát triển văn hóa dòng họ và và giáo dục nhân cách tại trường học có tác động to lớn đến việc phát triển gia phả.

§ Tư liệu gia phả công cộng.

Đáng chú ý là chi phí dựng phả sẽ giảm đáng kể với sự đóng góp về tư liêu gia phả của các cơ quan chuyên môn của nhà nước, như phát họa trong mục 2.3 Giải pháp tư liệu gia phả cho dòng họ. Hy vọng trong thời gian tới cùng với việc công bố các tài liệu lưu trử của nhà nước thì các tư liệu, gia phả cổ, tài liệu cổ,.. có liên quan đến nhân thân của người dân cũng sẽ được nhà nước công bố rộng rãi như các nước đã làm từ lâu.

Khi đó cả ba lực lượng nói trên sẽ hợp lục cùng nhau khai thác triệt để kho tư liệu thô này để biến thành tư liệu gia phả. Tình hình này rất phấn khích cho người làm công tác gia phả.

Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển khu phố văn hóa, gia đình văn hóa rồi dòng tộc văn hóa.

§ Công tác giáo dục nhân cách tại trường học.

Thế hệ mới đến với gia phả là qua sự khắn khít của gia đình và họ tộc. Sự khắn khít này hình thành từ lúc chúng ta hãy còn nhỏ thông qua môi trường gia đình, trường học và xã hội, trong đó trường học đóng vai trò quan trọng.

Kết luận: Động cơ phát triển gia phả xã hội.

Trong quá khứ việc tự dựng phả khá khó khăn và chỉ có các họ tộc thư hương mới có điều kiện làm gia phả. Đa số quần chúng là không có gia phả. Gần dây đã có dịch vụ dựng phả, cộng với việc tự dựng phả thì số gia phả có tăng. Tuy nhiên vì điều kiện kinh tế và một số điều kiện khác cho nên đa số quần chúng vẫn đứng bên lề việc dựng phả.

Qua ba kịch bản về phát triển gia phả trong 10 năm tới đây, đề xuất kịch bản nhiệt tình, dự kiến 30% người dân có phả (trong 86 triệu dân) với khối lượng gia phả 90,000 bộ trong đó có 60,000 bộ thực hiện hầu như miễn phí. Giải pháp về nhân lực và giải pháp tư liệu gia phả cũng đã được đề xuất.

Để đạt mực tiêu trên, giải pháp gia phả xã hội (mục 3), đề xuất mục đích và yêu cầu của gia phả xã hội với những nội dung, hình thức mới, hiện đại cùng với các cách dựng phả mới, trong đó có giải pháp gia phả tự động, đi đôi với việc ứng dựng 6 công nghệ nền hiện nay (mục 4) để phát triển gia phả xã hội đạt kết quả (giải pháp công nghệ).

Mục 5 đề xuất chiến lược phát triển gia phả xã hội với khả năng hình thành 3 lực lượng, lực lượng công nghệ gia phả, lực lượng dịch vụ gia phả và lực lượng cộng đồng và vai trò quan trọng của Nhà nước trong mặt trân văn hóa dòng họ và giáo dục nhân cách.

Hy vọng trong thời gian tương đối ngắn sắp tới, có thể thành lập sàn gia phả một vài công ty dịch vụ gia phả và vài công ty công nghệ gia phả (không cần vốn lớn như thế) để phát triển gia phả xã hội, gia phả VN góp mặt với gia phả thế giới. Hơn nữa đây là một thị trường còn bỏ ngỏ và to lớn, nhưng không kém phần khó khăn, dành cho người có tâm và có tài.

Với những điều kiện kinh tế và xã hội thích hợp, với nhiệt tình của cộng đồng, hy vọng giải pháp gia phả xã hội sẽ hiện thực trong vòng 10 năm sắp tới.

Xin lấy câu “Nước có sử, nhà có phả” của người xưa làm kết luận cho bài này.

clip_image245

Lê Bá Quang. MS. CV Gia phả

Tổng quát.

Bài này trình bày một số phả đồ thường thấy trong các gia phả Việt Nam và các gia phả phương Tây. Trong khi phả đồ Việt Nam thường vẻ bắt đầu từ ông thủy tổ của họ tộc hay từ ông tổ các chi và triển khai về các đời sau, thì các phả đồ phương Tây có thể triển khai về các đời sau (hậu duệ, descendants) hay triển khai về phía các đời trước (tiền nhân, ancestors), bắt đầu vẻ từ một nhân vật chính.

Quan điểm về làm gia phả. Với cách vẻ phả đồ như trên thì gia phả có thể khởi sự từ một nhân vật chính (ta, cha ta hay ông ta), triển khai về các đời trước (tiền nhân, ancestor) và các đời sau (hâu duệ. Descendant), mà không nhất thiết phải có ông tổ mới làm gia phả được như gia phả truyền thống của Việt Nam. Nếu có ông thủy tổ thì càng tốt. Nhiều gia phả ở Viêt Nam đã không thể dựng được vì chưa tìm ra tổ.

Trong các phả đồ sau đây chúng ta sẽ thấy hai loại phả đồ đó :

1. Phả đồ bắt đầu từ ông tổ phát triển ra các đời về sau (thường thấy triong gia phả cổ truyền Việt Nam).

2. Phả đồ bắt đầu tư môt nhân nhận chính và triển khai chung quan nhân vật đó (chưa thấy trong các gia phả cổ truyền Việt Nam).

· Khi nhân vât chính là bản thân (kỹ thân), các phả đồ này biểu hiện các quan hệ trong họ tộc của bản thân, phục vụ thiết thân cho người sử dụng gia phả.

· Khi nhân vật chính là ông tổ, phả đồ như thể hiện trong gia phả truyền thống Việt Nam.

STT

Phả đồ tiếng Việt

Phả đồ tiếng Anh

Gốc

1

Cây hậu duệ đứng

Vertical Descendants Pedigree

Từ ông tổ

2

Cây hậu duệ ngang

Horizontal Descendants Pedigree

Từ ông tổ

3a

Cây thư mục

 

Từ ông tổ

3b

Cây thư mục

 

Từ ông tổ

4

Quạt tròn hậu duệ

Descendants Fan Chart

Từ nhân vật chính

5

Cây tiền nhân đứng

Vertical Ancestors Pedigree

Từ nhân vật chính

6

Nơ cà vạt

Bowtie Chart

Từ nhân vật chính

7

Đồng hồ cát

Hourglass Chart

Từ nhân vật chính

8

Cây gia đình trang trí

Decorative Family tree

 

9

Cây trang trí

Decorative pedigree chart

 

10

Cây hiện đại

Modern pedigree chart

 


a. Cây hậu nhân đứng (Vertical Descendant Pedigree)

   
 

clip_image247

 
 

clip_image249

clip_image2512ª. Cây thư mục

2b. Cây thư mục

clip_image253

Nguồn: Website ..:: Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Phả Thành Phố Hồ Chí Minh


11. Quạt tròn hậu duệ (Descendants Fan Chart)

clip_image255

Nguồn: Website ..:: Trung Tâm Nghiên Cứu Gia Phả Thành Phố Hồ Chí Minh ::..

12. Cây trang trí

clip_image257

Phả đồ cây trang trí


13. Cây hiện đại

Phả đồ cây hiện đại.

clip_image259

 
 

clip_image261

Gia phả TTNCTHGP dựng

clip_image263

Phả đồ do TTNCTHGP dựng


[1] Trích thư của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải gởi ông Võ Ngọc An GĐTTGia phả sau khi đọc gia phả họ Phan.

[2] Có danh sách đính kèm

[3], 4, 5 Xem chi tiết trong cuốn công trình hán Nôm 20 năm qua của ông Võ Văn Sổ viết

[6] Xem Công trình Hán Nôm của ông Võ Văn Sổ

[7] Trích bài thu hoạch của Nguyễn Thị Thúy Phúc.

[8] Trích bài thu hoạch của Đặng Thị Hoàng Mai.

[9] Trích bài thu hoạch của Phạm Trúc My.

[10] Trích bài thu hoạch của Bùi Văn Thắng.

[11] Trích bài thu hoạch của Đặng Thị Bình.

[12] Trích bài thu hoạch của Lê Thị Điểm.

[13] Tên thật Cao Ngọc Quỳnh; Hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam – thành viên Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TPHC.

Không có nhận xét nào: