Thứ Tư, 9 tháng 12, 2015

GIA PHẢ CHI HỌ NGUYỄN MINH HƯƠNG*-* Chi họ Nguyễn Minh Hương ở thôn Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, tỉnh Định Tường - nay là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang – có ông Sơ là Ngài Nguyễn Minh Hương, Đốc binh tỉnh Định Tường, thuộc hạ của lãnh tụ nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân.

Cừu đen  
StarNoteSchoolWorkMobile phoneCameraFilmstrip 
 

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY   
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT  
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ  
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ  
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN  
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt  
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpTrường họcCông việc

 

 

LỜI TỰA

Chi họ Nguyễn Minh Hương ở thôn Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, tỉnh Định Tường - nay là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang – có ông Sơ là Ngài Nguyễn Minh Hương, Đốc binh tỉnh Định Tường, thuộc hạ của lãnh tụ nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân.

Tính từ ông Cao Tổ đời thứ Nhứt – người sanh ra Ngài Đốc binh Nguyễn Minh Hương (Đời thứ Hai) - đến nay, chi họ Nguyễn sanh sống tại thôn Bình Dương có trên 200 năm, có bảy Đời gắn bó với vùng đất nầy qua bao thăng trầm thế sự, đã giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của tổ tiên, giữ được giá trị lịch sử, đạo đức và nếp sống văn hóa của từng gia đình trong sự hòa nhập với cộng đồng làng xã.

Tự hào về sự phát triển và những giá trị lịch sử của họ tộc, các hậu duệ đời thứ Sáu Chi họ Nguyễn Minh Hương đã bàn bạc nhau cùng sưu tầm và ghi lại lịch sử chi họ, tìm hiểu các đời từ ông Tổ đời thứ Nhứt đến nay là đời thứ Bảy.

Công việc thiêng liêng nầy gọi là dựng Gia phả.

Nhưng mấy năm qua, việc dựng gia phả chi họ chỉ đạt được ở mức ghi nhận thông tin ban đầu, chưa hệ thống được các đời, các tư liệu lịch sử liên quan đến dòng họ chưa sưu tầm được.

Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị nghiên cứu lịch sử dòng họ, đã giúp dựng lại gia phả Chi họ Nguyễn Minh Hương một cách khoa học, có nghiên cứu lịch sử, sưu tầm được nhiều tài liệu quý báu liên quan đến tổ tiên chúng ta.

Nay thì việc biên soạn gia phả Chi họ Nguyễn Minh Hương đã hoàn thành với các nội dung:

Phả Ký: Viết lại lịch sử dòng họ

Phả hệ: Ghi các đời với hành trạng chi tiết

Phả đồ: Bảng vẽ trực hệ các đời họ Nguyễn.

Ngoại phả: Các tài liệu, hình ảnh liên quan đến dòng họ.

Đọc gia phả như thấy được tổ tiên mình, ông bà cha mẹ mình và những thân thuộc đã mất; thấy được truyền thống lao động, lòng yêu nước và nếp sống đạo đức từ các đời trên lưu truyền đến cháu con.

Thay mặt bà con Chi họ Nguyễn Minh Hương, tôi trân trọng cám ơn Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố Hồ Chí Minh, ghi nhận sự nỗ lực điền dã tiếp xúc dòng họ và tinh thần trách nhiệm của các chuyên viên gia phả trong việc ghi chép, sưu tầm tài liệu lịch sử từ hơn trăm năm qua.

Gia phả Chi họ Nguyễn Minh Hương là sách ghi chép lịch sử dòng họ rất quý giá, cần được giữ gìn cẩn thận. Con cháu cần lưu ý bổ sung và ghi tiếp các đời sau, không để đứt đoạn.

Các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử có thể tham khảo gia phả Chi họ Nguyễn Minh Hương để phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử các vùng đất của Định Tường xưa, trong đó có xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Trân trọng

Nguyễn Văn Huy (Nguyễn Việt Thành)

Hậu duệ đời thứ Sáu Chi họ Nguyễn Minh Hương

Ông bà ta từng dạy bảo con cháu bằng câu:

Cây có gốc mới nảy cành xanh ngọn,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu

Ý nói rằng cây có cội, nước có nguồn thì cây kia tươi tốt, nước kia tuôn chảy từ nguồn về sông mà ra biển cả bao la. Đó là ông bà răn dạy con cháu làm người phải biết cội nguồn của mình, phải biết tổ tiên ông bà và những người trên trước.

Từ ý đó, chúng ta là con cháu đời sau không chỉ tôn kính tổ tiên ông bà mà cần phải tìm hiểu kỹ càng về nguồn gốc của mình, về sự phát triển của dòng họ và tìm hiểu xem dòng họ ta có đóng góp gì trong sự phát triển chung của làng thôn, của đất nước?

Từ lịch sử dòng họ mà sắp xếp các đời trước sau, phân biệt rõ ràng thế thứ, để các thế hệ sau hiểu được nguồn gốc, truyền thống dòng họ, biết ai là chú bác, cô dì và nhớ ngày cúng giỗ ông bà tổ tiên. Công việc thiêng liêng đó gọi là dựng Gia phả.

NGUỒN GỐC DÒNG HỌ

Chi họ Nguyễn xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang ngày nay có nguồn gốc từ đâu? Câu hỏi nầy chưa có lời giải đáp vì trong dòng họ không rõ, cũng không có ghi chép gì từ đời trên để lại.

Hậu duệ Chi họ Nguyễn Minh Hương biết được mộ ông họ Nguyễn cao niên nhứt trong dòng họ, gọi Ông Tổ đời Một, tại ấp Trường Xuân A, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Mộ xây, bia mộ bằng đá, giữa khắc hai chữ “Cao Tổ”, hai bên có hai câu đối bằng chữ Hán, không khắc tên.

Bà Cao Tổ là ai con cháu không rõ.

Theo cách tính năm sanh của ngành Gia phả, ông Cao Tổ sanh khoảng từ năm 1794 đến năm 1798. Ông sanh tại trấn Định Tường hay là lưu dân miền ngoài vào khai mở đất đai, vẫn chưa rõ.

Các người con của ông bà Tổ sanh tại thôn Bình Dương, tổng Thạnh Quơn khoảng năm 1815 đến năm 1824, trong đó người thứ Tư tên là Nguyễn Minh Hương, biết rõ sanh vào năm 1820. Do đó có thể xác định thôn Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường nay là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang là Tổ quán của Chi họ Nguyễn Minh Hương.

LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT THANH BÌNH

Theo tư liệu lịch sử, các vùng đất thuộc trấn Định Tường những năm đầu thế kỷ 18, lưu dân từ miền ngoài được triều đình nhà Nguyễn khuyến khích đã vào khẩn đất rất đông. Các vùng đất bên sông Tiền, các vùng lân cận giáp với Tân An như Tân Bình Thạnh, Thanh Xuân, Bình Dương, Lương Hòa Lạc, Đăng Hưng Phước… là đất mới.

Đến cuối đời vua Gia Long, việc khai hoang khẩn đất đã hoàn tất, các cấp hành chánh như tổng, phủ, thôn đã định hình. Tổng Kiến Thanh, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường là dảy đất từ Mỹ Tho, Chợ Gạo qua đến huyện Vàm Cỏ (Long An) ngày nay, có tất cả 65 thôn.

Sách Địa chí tỉnh Tiền Giang ghi vào triều Nguyễn, đơn vị dinh được đổi thành trấn, lúc bấy giờ ở Nam Kỳ có 5 trấn: Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Long và Hà Tiên. Trước đó, trấn Định Tường là dinh Trấn Định.

Hai thôn Thanh Xuân và Bình Dương, tức làng Thanh Bình sau này, thuộc tổng Kiến Thanh năm 1836 thuộc tổng Thạnh Quang (sau đổi là Thạnh Quơn), phủ Kiến An, trấn Định Tường.

Năm 1860, quân Pháp đánh chiếm Gia Định.

Năm 1862, sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông trong đó có tỉnh Định Tường; ngày 25 tháng 2 năm 1862, thiếu tướng Hải quân Pháp Bonard ký nghị định thiết lập bộ máy hành chánh, sắp xếp Nam kỳ trực thuộc Bộ Hải quân và Thuộc địa của Chính phủ Pháp. Theo đó, bộ máy chánh quyền triều Nguyễn từ cấp tổng trở xuống vẫn được sử dụng, chỉ sắp xếp lại từ cấp tỉnh, phủ, huyện; bổ nhiệm các sĩ quan Pháp hoặc quan lại người Việt thân Pháp vào bộ máy hành chánh.

Năm 1863, trấn Định Tường được sắp xếp lại có 2 phủ là Kiến An và Kiến Tường.

Phủ Kiến An có 2 huyện:

- Huyện Kiến Hưng đặt tại thôn Tân Hiệp có 4 tổng là tổng Hưng Trị (sau lấy lại tên Thuận Trị) có 19 thôn; tổng Hưng Bình (sau lấy lại tên Thuận Bình ) có 16 thôn; tổng Hưng Nhơn có 14 thôn, tổng Hưng Nhượng có 13 thôn.

- Huyện Kiến Hòa đặt tại thôn Tân Hóa (Chợ Gạo) có 5 tổng là tổng Thạnh Phong có 17 thôn, tổng Thạnh Quơn có 15 thôn, tổng Hòa Hảo có 13 thôn, tổng Hòa Quới có 20 thôn và tổng Hòa Thinh có 19 thôn.

Năm 1867, thực dân Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền tây Nam kỳ, xóa bỏ Nam kỳ lục tỉnh của nhà Nguyễn, đặt Nam kỳ thành xứ thuộc địa và chia Nam kỳ ra nhiều hạt Thanh tra (Inspeetion). Đứng đầu hạt Thanh tra là một viên quan Thanh tra, gọi là quan Tham biện.

Địa bàn các hạt Thanh tra tính theo đơn vị phủ, huyện cũ.

Tỉnh Định Tường chia thành 4 hạt Thanh tra.

Phủ Kiến An kiêm lý phủ Kiến Hưng nên gọi là hạt Thanh tra Kiến An hay Kiến Hưng. Khi hạt Thanh tra nầy dời về Mỹ Tho thì gọi là hạt Thanh tra Mỹ Tho.

Địa bàn huyện Kiến Hòa trở thành hạt Thanh tra Kiến Hòa.

Ngày 18 tháng 7 năm 1867, hạt Thanh tra Kiến Hòa dời về Chợ Gạo nên gọi hạt Thanh tra Chợ Gạo.

Chợ Gạo chính thức trở thành một đơn vị hành chánh từ lúc nầy

Thời bấy giờ có nhiều cuộc nổi dậy của các lãnh tụ nghĩa quân như Trương Định, Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân gây khó khăn cho thực dân Pháp, chúng không thể kiểm soát nhiều địa phương trong tình trạng “chánh quyền hai mặt”. Mãi đến sau năm 1875, khi các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Huân, Âu Dương Lân trên đất Định Tường lắng xuống, thực dân Pháp mới có đủ điều kiện để củng cố chánh quyền thân Pháp, bỏ cấp phủ huyện chỉ giữ cấp trung gian là tổng và cấp cơ sở xã, thôn, thống nhất gọi là làng.

Chánh quyền làng là Hội đồng kỳ mục được địa chủ cấu kết chia sẻ quyền và lợi. Dân nghèo bị áp bức từ đây.

Cuối năm 1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định đổi các hạt Tham biện (Arrondissement) thành tỉnh (Province) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900. Hạt Tham biện Mỹ Tho chia làm 2 tỉnh là tỉnh Mỹ Tho và tỉnh Gò Công. Thôn Bình Dương, tổng Thạnh Quơn thuộc tỉnh Mỹ Tho.

Địa giới tỉnh Mỹ Tho, sau nầy chế độ VNCH gọi là tỉnh Định Tường, không thay đổi cho đến năm 1976, sát nhập lại với tỉnh Gò Công thành tỉnh Tiền Giang.

Trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Thanh Bình là vùng đất nằm ngay đường liên xã, từ Tân Bình Thạnh, Bình Cách (Long An) qua và từ Mỹ Tho vào, thuận tiện cho các cuộc hành quân bố ráp của địch. Bót của lính phản động Cao Đài đóng tại Thanh Bình gây nhiều căm phẩn trong dân làng vì các cuộc ruồng bố, cướp bóc, đánh đập dân chúng.

Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đông đảo con em các gia đình nông dân Thanh Bình tham gia cách mạng, gia nhập lực lượng võ trang có mặt khắp các chiến trường huyện, tỉnh và Khu 8.

Điểm lại hai cuộc kháng chiến, xã Thanh Bình có 2 người được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân là ông Nguyễn Việt Thành tức ông Nguyễn Văn Huy (Tư Bốn) và ông Trần Văn Trọng (Hai Trọng ); có 72 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 340 liệt sĩ, 65 thương binh, 13 lão thành cách mạng, 291 gia đình có công cách mạng.

clip_image002

Bản đồ huyện Chợ Gạo – xã Thanh Bình

Xã Thanh Bình ngày nay gồm các ấp Trường Xuân A, Trường Xuân B, Bình Phú, Bình Long, Đăng Phong và Thanh Đăng. Diện tích tự nhiên của xã là 1399, 59 ha, diện tích đất trồng lúa chiếm trên 70% diện tích toàn xã.

Từ năm 2010, Thanh Bình giành một số diện tích đất ổn định trồng cây thanh long, loại cây cho trái mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đường giao thông qua xã có tỉnh lộ 879 B dài 3,4 km và huyện lộ dài 6,1km, lộ kinh nhỏ dài 2,7km.

Trường mẫu giáo xã có 9 lớp học, 139 cháu; trường tiểu học có 24 lớp, 666 học sinh; trường trung học cơ sở có 18 lớp, 576 học sinh.

Trạm y tế xã có 12 phòng kiên cố, xây dựng năm 2004.

Huyện Chợ Gạo có 19 xã, thị trấn. Thanh Bình là xã đầu tiên được tuyên dương xã Anh hùng sau ngày giải phóng. Thanh Bình cũng là xã đạt chuẩn danh hiệu xã Văn hóa và được công nhận xã Nông thôn mới ngày 10 tháng 10 năm 2015.

PHÁT TÍCH DÒNG HỌ

Con cháu họ Nguyễn ngày nay không rõ lai lịch, tên tuổi ông Cao Tổ. Tính năm sanh theo phương pháp gia phả, có thể xác định gần đúng ông Cao Tổ sanh khoảng năm 1794 đến 1798, thời kỳ Chúa Nguyễn Phúc Ánh cho xây thành Trấn Định và đắp đường Thiên Lý từ Phiên Trấn (Bến Nghé) đến giồng Thủ Triệu (Cái Bè).

Vùng Chợ Gạo, Tân Hiệp của Định Tường (Mỹ Tho) phát triển mạnh do đường xá mở mang, lưu thông hàng hóa dễ dàng hơn trước.

Các ông đời Hai sanh khoảng năm 1815 đến 1824, trong đó biết ông thứ Tư là Nguyễn Minh Hương sanh năm 1820. Các ông đời Hai sống tại thôn Bình Dương, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường.

Tổng Kiến Thạnh sau đổi là tổng Thạnh Quang, rồi Thạnh Quơn.

Nghề nông là nghề chính của họ Nguyễn và các họ ở Bình Dương.

Năm 1860, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định.

Năm 1862, với Hòa ước Nhâm Tuất, 3 tỉnh miền Đông là Định Tường, Biên Hòa và Gia Định mất vào tay quân Pháp. Các phong trào khởi nghĩa bùng nổ khắp các tỉnh Nam Kỳ do các bậc trí thức yêu nước là Trương Định, Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, Thiên Hộ Dương … lãnh đạo. Lực lượng nghĩa quân gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp trong việc bình định, củng cố bộ máy cai trị xứ Nam kỳ.

Các anh em họ Nguyễn ở làng Thanh Bình gia nhập nghĩa quân Thủ khoa Huân lúc Thủ khoa Huân lui binh về Bình Cách, Chợ Gạo củng cố lực lượng, xây dựng căn cứ địa.

Nổi bật trong số dân binh gia nhập nghĩa quân là ông Nguyễn Minh Hương đem theo số đông thân thuộc, bà con tham gia, được Thủ Khoa Huân tin cậy giao giữ chức Đốc binh. Từ đó, anh em họ Nguyễn và nghĩa quân đánh giặc khắp các vùng Tân An, Cai Lậy, Thuộc Nhiêu và theo thủ lãnh Nguyễn Hữu Huân đến ngày Nguyễn Hữu Huân bị giặc bắt xử chém tại làng Mỹ Tịnh An.

Hai bên thiên hạ thấy hay không?

Một gánh cương thường há phải gông

Oằn oại đôi vai quân tử trúc

Nghênh ngang một cổ trượng phu tòng

Cảm kích trước 4 câu thơ khẳng khái của lãnh tụ Nguyễn Hữu Huân lúc giặc đưa ra pháp trường hành quyết, anh em họ Nguyễn tiếp tục cùng Âu Dương Lân cầm quân đánh giặc. Các năm sau đó, lực lượng thưa dần, Âu Dương Lân bị giặc bắt xử tử, Đốc binh Nguyễn Minh Hương cũng bị giặc truy bắt, sát hại.

Các anh em họ Nguyễn người bị giết, người bỏ trốn không rõ tung tích, chết không biết mộ.

Năm 1867, thực dân Pháp chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ.

Nước mất nhà tan. Dân đen chìm trong lửa đỏ.

Sau ngày ông Nguyễn Minh Hương bị giặc sát hại, 10 người con có trai, có gái của ông đều giữ tiết tháo, không cộng tác với giặc, sống mẫu mực, được dân làng kính trọng. Các người con gái lập gia đình cũng gởi thân vào họ tộc hiền lương, chuyên cày cấy, không màn chuyện quyền hành chốn làng thôn.

Người con thứ Chín (Đời Ba) là ông Nguyễn Văn Huyền (gọi là ông Cố Chín) nhiều ruộng đất, cất nhà thờ họ tộc 3 gian, mái lợp ngói âm dương, cột gỗ kê tán. Con cháu kể lại ông Chín Huyền để râu dài, râu tóc đều bạc, buổi trưa thường nằm ván gõ, kêu các con lại dạy bảo chuyện nhân nghĩa, căn dặn không được làm điều sai trái, giữ gìn truyền thống yêu nước của cha ông.

Ông Chín Huyền mất năm 1952, thọ 71 tuổi.

Con trai trưởng của ông Chín Huyền là ông Nguyễn Văn Hiển người có chữ nghĩa. Biết ông là người có uy tín trong làng, chánh quyền xã mời ép ông ra làm việc. Để tránh rắc rối, ông buộc lòng ra làm Cai, gọi là ông Cai Hiển.

Một thời gian ngắn, ông cáo bệnh về nghỉ.

Các người con của các ông thứ Sáu, bà thứ Bảy, ông thứ Tám, thứ Mười và Mười một đều sống tại làng quê, dạy cháu con điều lễ nghĩa, nhắc nhở và tri ân ông bà tổ tiên trong các lần cúng giỗ.

Những năm 1930 đến 1940, sự ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, cuộc khởi nghĩa toàn Nam kỳ đã ảnh hưởng rất lớn đến vùng đất Bình Dương, Thạnh Xuân, Tân Bình Thạnh thuộc quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho và đối với lớp hậu duệ Đời thứ Năm Chi họ Nguyễn Minh Hương.

Đình Long Hưng (Châu Thành-Mỹ Tho) là điểm xuất phát cuộc khởi nghĩa của nhân dân, nông dân nghèo giành chánh quyền vào năm 1940, trở thành biểu tượng của hào khí đất Định Tường.

Đình thờ Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân nhắc nhỡ con cháu họ Nguyễn và người dân Chợ Gạo về những tấm gương bất khuất, trung dũng.

Truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm từ ông Sơ Nguyễn Minh Hương truyền đến con cháu đời Năm, đời Sáu chi họ Nguyễn được tô thắm bởi ngọn cờ giải phóng dân tộc, bằng dòng máu anh hùng.

Hậu duệ đời Năm có ông Nguyễn Văn Sanh, sanh năm 1925, Nguyễn Văn Liêm sanh năm 1927 và Nguyễn Văn Ất sanh năm 1934 lớn lên trong thời kỳ cách mạng sôi động, gia nhập lực luợng võ trang kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Ông Nguyễn Văn Sanh, trưởng ban Tài chánh, Nông hội xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho hy sinh năm 1966 thời kỳ đầu đánh Mỹ. Ông Nguyễn Văn Liêm là trưởng ban Tài chánh xã, hy sinh năm 1970. Ông Nguyễn Văn Ất trưởng ban An ninh xã, hy sinh năm 1966.

Hậu duệ đời Sáu có các ông Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Chỉ, Nguyễn Văn Huy là con liệt sĩ Nguyễn Văn Sanh; ông Nguyễn Văn Hà con liệt sĩ Nguyễn Văn Liêm tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng võ trang huyện, tỉnh đánh giặc; có người hy sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Nổi trội trong lớp hậu duệ đời Sáu là ông Nguyễn Văn Huy (Nguyễn Việt Thành), con thứ Tư của ông Nguyễn Văn Sanh và bà Phạm Thị Phương, tham gia cách mạng tại làng Thanh Bình lúc 13 tuổi, là trưởng công an xã năm 18 tuổi. Ông thoát ly gia đình, gia nhập lực lượng võ trang tiểu đoàn 514 Tỉnh đội Mỹ Tho, qua nhiều thử thách, ông được chọn vào đơn vị bảo vệ Tỉnh ủy Mỹ Tho. Một thời gian sau, ông Nguyễn Văn Huy được đề bạt làm đại đội trưởng đơn vị bảo vệ Tỉnh ủy, bí danh Tư Bốn.

Sau ngày hòa bình, ông Nguyễn Văn Huy lần lượt giữ các chức vụ phó chỉ huy trưởng, quyền chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Cảnh sát Nhân dân thuộc Công an tỉnh Tiền Giang. Từ năm 1987 ông là Phó giám đốc, rồi Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang.

Năm 1980, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ. Tháng 4 năm 1998, ông được phong hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, phụ trách phía Nam. Tháng 7 năm 2003, ông được thăng quân hàm Trung tướng.

Các người em của ông Nguyễn Văn Huy lớn lên đều tham gia cách mạng, thoát ly gia đình; người tuổi nhỏ công tác tại địa phương, đóng góp công sức khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng đất nước.

Viết lại lịch sử dòng họ Nguyễn, hậu duệ ta không những tri ân các anh hùng liệt sĩ mà còn phải tri ân các bà mẹ đã sinh ra những người con mang dòng máu Anh hùng.

Bà Trần (Võ) Thị Cường, vợ của ông Nguyễn Văn Hiển, là mẹ của hai liệt sĩ Nguyễn Văn Sanh và Nguyễn Văn Liêm được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Bà Võ Thị Năm vợ của liệt sĩ Nguyễn Văn Liêm, có con là Nguyễn Văn Hà hy sinh năm 1967 được tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Vợ ông Nguyễn Văn Sanh là bà Phạm Thị Phương được tuyên dương danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng có chồng là Nguyễn Văn Sanh và hai con Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Chỉ là liệt sĩ. Trong thời chiến tranh, bà Phạm Thị Phương có nhiều đóng góp với cách mạng tại địa phương.

Nhìn lại các đời Chi họ Nguyễn Minh Hương thì thấy tinh thần yêu nước chống ngoại xâm luôn được phát huy, cộng với truyền thống lao động khẩn đất lập làng của cha ông, quyết tâm bám đất giữ làng trong chiến tranh đã trở thành truyền thống lao động, truyền thống yêu nước hết sức cao quý.

Một nét đẹp của Chi họ Nguyễn Minh Hương xã Thanh Bình cần được ca ngợi là nét đẹp về đời sống văn hóa, chẳng những đối với làng xã mà còn đối với các bậc tổ tiên đời trên của dòng họ.

clip_image004

Khu mộ tổ tiên và thân thuộc Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình

Với họ tộc, việc quy tập mồ mả các ông bà đời trên về nghĩa trang Chi họ Nguyễn Minh Hương của hậu duệ họ Nguyễn đời Sáu là việc làm có ý nghĩa, tỏ rõ lòng tôn kính tổ tiên và thân thuộc đã khuất.

Với cộng đồng, sau ngày hòa bình và nhất là sau ngày ông Nguyễn Văn Huy nghỉ hưu, ông cùng với bà con họ Nguyễn tích cực vận động xây dựng xã nông thôn mới, tiêu biểu là vận động người dân trong xã “hiến đất mở đường, góp tiền làm lộ”, đường nhỏ trong các ấp cũng được tráng nhựa, lót dale đi lại dễ dàng, góp phần xây dựng thành công xã Nông thôn mới Thanh Bình.

HÔN NHÂN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DÒNG HỌ

Một dòng họ không thể tự mình phát triển, tự mình truyền xuống các đời sau, mà phải kết hợp với nhiều dòng họ khác qua hình thức hôn nhân, di truyền. Người họ Nguyễn xây dựng quan hệ hôn nhân với họ khác, rồi sanh con đẻ cháu, con cháu tiếp tục cưới vợ, lấy chồng và lại sanh con, tiếp tục phát triển.

Chi họ Nguyễn Minh Hương tính từ ông Tổ đời thứ Nhứt chỉ có ông và bà, thông qua hôn nhân mà đời thứ Hai có được 6 người con, đời thứ Ba số người tăng lên 10 và tiếp tục tăng lên vào các đời sau.

Nhưng quan hệ hôn nhân và sự phát triển của dòng họ không phải chỉ nhìn vào những con số con cháu được sanh ra. Yếu tố chính của sự phát triển dòng họ là họ Nguyễn kết hợp với họ khác có làm thay đổi về chất lớp con cháu đời sau hay không? Các truyền thống tiêu biểu của dòng họ, qua hôn nhân, có bị ảnh hưởng gì không?

Từ đời thứ Tư trở về sau, ta có bảng thống kê chưa đầy đủ các họ có quan hệ hôn nhân với họ Nguyễn như sau:

Họ Nguyễn

24 cuộc

Họ Trần

6 cuộc

Họ Lê

4 cuộc

Họ Phạm

4 cuộc

Họ Võ

3 cuộc

Họ Phan

2 cuộc

Họ Văn

2 cuộc

Các họ Phùng, Ngô, Vương, Huỳnh, Bùi, Đoàn, Vũ … mỗi họ 1 cuộc, là họ cùng làng và ở các vùng lân cận.

Về quan hệ hôn nhân, phần nhiều hậu duệ họ Nguyễn lập gia đình với người cùng làng, cùng thôn. Đó là do mối quan hệ chòm xóm, mai mối, quan hệ lao động và do có cùng nếp sinh hoạt mà tạo thành. Con cái của họ thuần chất nông dân, sống hiền hòa, chuộng điều nhân nghĩa.

Đất nước bị thực dân Pháp xâm chiếm, đặt ách thống trị, lập các ban tề làng thì đời sống dân quê có nhiều xáo trộn, cảnh thanh bình bên thửa ruộng, luống cày mất dần. Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ được số đông nông dân trong vùng hưởng ứng. Hậu duệ chi họ Nguyễn noi gương cha ông, phát huy lòng yêu nước, không cộng tác với giặc. Quan hệ hôn nhân của thế hệ thanh niên thời kỳ nầy được xây dựng trên nền tảng của truyền thống gia đình và lòng yêu nước.

Đời Bốn có ông Nguyễn Văn Hiển, bà Nguyễn Thị Trọng là con ông Chín Huyền; Nguyễn Văn Thông con ông Mười Thới đều xây dựng gia đình trong phạm vi cùng thôn, cùng xã và ngang nhau về mức sống gia đình. Ruộng đất thừa hưởng của ông bà đời trên đủ để canh tác, nuôi sống gia đình và chia lại các con.

Hậu duệ đời Năm họ Nguyễn sanh vào những năm đầu thế kỷ 20 với các phong trào yêu nước tiến bộ bùng nổ, lối sống khép kín ở làng thôn bị phá vở. Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, Tổng khởi nghĩa năm 1945 và các cuộc vận động của các đoàn thể thanh niên, phụ nữ, nông hội kháng chiến cứu quốc phát triển tại thôn quê đã cuốn hút số đông nam nữ thanh niên tham gia, đóng góp cho phong trào cách mạng.

Với nếp sinh hoạt mới, quan hệ hôn nhân có thêm một yếu tố nữa là cùng chung lý tưởng, chung công tác phong trào. Lớp thanh niên đời thứ Năm chi họ Nguyễn tham gia công tác cách mạng, lấy vợ lấy chồng có chung chí hướng, gia đình có truyền thống yêu nước, có nhiều đóng góp với cách mạng.

Chồng thoát ly hoạt động, vợ công tác ở địa phương giữ trọn lòng tin, nuôi nấng con cái và động viên các con noi gương cha ông, phát huy lòng yêu nước. Đó là trường hợp của các bà dâu Trần Thị Cường (vợ ông Nguyễn Văn Hiển), bà Phạm Thị Phương (vợ ông Nguyễn Văn Sanh), bà Võ Thị Năm (vợ ông Nguyễn Văn Liêm), bà Đặng Thị Ngâu (vợ ông Nguyễn Văn Ất).

Đời Sáu có bà Phan Thị Chín (vợ ông Nguyễn Văn Huy) gia đình có truyền thống cách mạng, quê Long Tiên, huyện Cai Lậy; bà Nguyễn Thị Hải lấy chồng là ông Nguyễn Chí Phi quê Mỹ Phước Tây (Cai Lậy) là con của liệt sĩ, mẹ là bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Đời Bảy lớn lên trong thời bình, lấy vợ lấy chồng cùng chung công tác, chung cơ quan; lớp thanh niên khác làm ruộng, trồng cây ăn trái lấy vợ cùng xã, cùng ấp… đều là tự nguyện, có tình cảm và được cha mẹ hai bên chấp nhận.

Sự phát triển về chất của dòng họ được khẳng định với truyền thống yêu nước, yêu lao động, truyền thống văn hóa được phát huy, trí tuệ mở mang, học lực vượt hơn các bậc cha ông.

Về tuổi thọ của hậu duệ chi họ Nguyễn, tính từ đời Ba trở đi, thấy các ông có tuổi thọ thấp là do chiến tranh, tham gia kháng chiến hy sinh. Người có tuổi thọ cao nhất là ông Nguyễn Văn Minh thọ 87 tuổi, Nguyễn Văn Huyền thọ 71 tuổi. Các bà có tuổi thọ cao là bà Võ Thị Năm thọ 85 tuổi, bà Phạm Thị Phương thọ 80 tuổi, bà Nguyễn Thị Năm thọ 78 tuổi, bà Nguyễn Thị Minh Hoa thọ 77 tuổi…

Hậu duệ đời Sáu, đời Bảy họ Nguyễn học hành thành đạt, số đông học lực bậc cao đẵng, trung cấp kỹ thuật, số khác lấy bằng đại học, có người là gái lấy bằng bác sĩ, làm việc trong bệnh viện lớn tại thành phố Hồ Chí Minh. Con đường học vấn mở rộng với con cháu các đời Bảy, đời Tám …

Đúc kết nghiên cứu và khảo sát lịch sử Chi họ Nguyễn Minh Hương xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, ghi lại các ý chính sau đây:

- Họ Nguyễn ấp Bình Long, xã Thanh Bình là họ tộc có truyền thống yêu nước từ những năm giữa thế kỷ 19 với Ngài Đốc binh Nguyễn Minh Hương cùng nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân chống Pháp. Truyền thống yêu nước được hun đúc, phát triển với cao trào cách mạng của dân tộc đã hình thành truyền thống cách mạng cho các đời thứ Năm, thứ Sáu tiếp tục phát huy.

Chi họ Nguyễn hai bên nội ngoại có 14 liệt sĩ, 3 Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng và 1 Anh hùng Lực lượng võ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ đủ nói lên truyền thống cách mạng và sự đóng góp máu xương của họ tộc với sự nghiệp cách mạng, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang.

- Truyền thống văn hóa, thờ cúng tổ tiên, tri ân người vì nước hy sinh được giữ gìn, phát huy trong dòng họ, nay mở rộng ra cộng đồng làng xã. Quy tập mồ mả tổ tiên ông bà về nghĩa trang Chi họ Nguyễn Minh Hương, rước chân linh các vị tổ tiên về thờ phụng, cúng giỗ hàng năm là nét đẹp văn hóa cần gìn giữ.

Vận động xây dựng nghĩa trang liệt sĩ xã nhà, chăm lo mồ mả liệt sĩ và thực thi chánh sách với gia đình có công cách mạng là nét đẹp của dòng họ gắn với cuộc vận động xây dựng xã Văn hóa, xã Nông thôn mới Thanh Bình vậy/.

clip_image006

Đồng lúa ấp Bình Long, xã Thanh Bình

TỔ TIÊN NGUYỄN TỘC

clip_image008

Bàn thờ Tổ tiên Nguyễn tộc

Thượng phò Vương cứu quốc tự tổ tiên vinh hoa phú quý

Hạ dưỡng Dân khai cơ lập nghiệp trường cửu thái bình ca

CAO TỔ

ÔNG TỔ ĐỜI MỘT

clip_image010 clip_image012

Mộ ông Cao Tổ đời thứ Nhứt và Bia ký khắc trên mộ

Hậu duệ Chi họ Nguyễn Minh Hương xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang không rõ húy, hành trạng của ông bà Cao Tổ.

Mộ ông Cao Tổ tại ấp Trường Xuân A, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Bia ký ghi bằng chữ Hán, dịch nghĩa như sau:

Đường

Tổ

Phước

Đức

Tích

Thủ

Kim

CAO

Tôn

Hiếu

TỔ

Thành

Thọ

Lập

Ân

Mộ

Ông bà Cao Tổ sanh được 6 người con trai, cùng sống tại thôn Bình Dương, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường nay là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các người con của ông bà Cao Tổ lớn lên đều tham gia nghĩa quân của Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân đánh thực dân Pháp những năm đầu giặc chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ.

Không rõ tên, năm sanh năm mất của các người con ông Cao Tổ, duy có ông thứ Tư biết tên là Nguyễn Minh Hương, làm chức Đốc binh tỉnh Định Tường, thuộc hạ của thủ lãnh nghĩa quân Nguyễn Hữu Huân.

clip_image014

Ông Nguyễn Thanh Nhàn hậu duệ đời thứ Sáu viếng mộ Cao Tổ Chi họ Nguyễn

xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

ĐỜI HAI

2. ÔNG THỨ HAI

Ông thứ Hai là con trưởng của Cao Tổ Chi họ Nguyễn sanh tại thôn Bình Dương, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường. Không rõ năm sanh, năm mất của ông.

Không biết hành trạng bà.

Hiện mộ ông thứ Hai ở tổ 2 ấp Bình Long, xã Thanh Bình trong đất nhà ông Trần Văn Hiệp người gọi ông Hai là ông Sơ.

Ông bà có một người con gái tên Nguyễn Thị Tốt (1852-1931) lấy chồng họ Trần, sanh con trai là Trần Văn Đại.

Ông Trần Văn Đại lấy vợ là Đoàn Thị Sương, sanh Trần Văn Hữu (Hai Hào Hữu).

Ông Trần Văn Hữu lấy vợ là bà Nguyễn Thị Liêng (Viễn) sanh Trần Văn Hiệp (Mười Hiệp, Mười Bẹp)

● Ông Mười Hiệp thờ và cúng giỗ ông Cố họ Trần ngày 27 tháng 10 âm lịch, giỗ bà Cố Nguyễn Thị Tốt ngày 27 tháng 4 âm lịch.

3. ÔNG THỨ BA

Ông thứ Ba sanh tại thôn Bình Dương, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường.

Không rõ năm sanh, năm mất và nguyên nhân mất.

Không biết hành trạng bà.

4. Ông NGUYỄN MINH HƯƠNG

1820 - 1880

Giỗ: 11 tháng 7 âm lịch

clip_image016 clip_image018

Mộ cải táng và bia mộ ông Nguyễn Minh Hương

Ông Nguyễn Minh Hương là con thứ Tư của Cao Tổ Chi họ Nguyễn, sanh năm 1820 tại thôn Bình Dương, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường. Ông và các anh em gia nhập lực lượng nghĩa quân của Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân đánh Pháp, giữ chức Đốc binh.

Sau ngày Nguyễn Hữu Huân bị giặc bắt xử tử (19 tháng 5 năm 1875), ông và thân thuộc cùng với Âu Dương Lân tiếp tục kháng Pháp. Năm 1880, ông bị giặc truy bắt, sát hại.

Các anh em của ông không rõ tung tích.

Mộ ông Nguyễn Minh Hương trước tại ấp 7 xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo. Tiết Thanh Minh năm Giáp Ngọ (2014), con cháu cải táng đưa về khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương ở ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

● Ông Nguyễn Thanh Nhàn, cháu gọi là ông Sơ, chăm lo thờ phụng và cúng giỗ.

Ông Nguyễn Minh Hương có 4 người vợ, sanh 10 người con:

Bà vợ chánh:

Không biết tên, năm sanh, năm mất, mộ ở đâu.

Bà sanh được 2 người con trai thì bệnh rồi qua đời.

● Người con thứ Hai không rõ tên. Con thứ Chín của ông là bà Chín Vĩ (Nguyễn Thị Vĩ) sanh Phạm Văn Sang (Hai Hòn)

Ông Hai Hòn sanh ra Năm Thành, Bảy Du Kích.

● Người con thứ Ba không rõ tên, là cha của ông Chín Đức (Nguyễn Văn Đức) và bà Nguyễn Thị Mười.

Ông Chín Đức sanh ra ông Bảy Địa, ông Tám Giá.

Bà vợ thứ hai:

Không biết tên, năm sanh, năm mất.

Mộ bà tại xã Đăng Hưng Phước, Chợ Gạo (gần cầu Cả Quới).

Giỗ: 28 tháng 2 âm lịch.

Bà thứ Hai có một người con riêng tên Nguyễn Văn Miêng, khi về sống với ông Nguyễn Minh Hương, được xếp thứ Tư trong số con của ông Sơ Nguyễn Minh Hương.

Ông Miêng sanh ra ông Tám Hườn, ông Mười Thời, Mười Út.

Ông Nguyễn Minh Hương và bà vợ thứ hai sanh hai con trai:

● Người con thứ Năm không rõ tên, có 6 con, sống tại Mỹ Tho và xã Thanh Bình là Nguyễn Văn Chà, Nguyễn Văn Cho (Tám Cho) …

● Ngưòi con thứ Sáu là Nguyễn Văn Tắng, sanh khoảng năm 1860. Ông Tắng lấy vợ, không có con; nuôi 2 con nuôi là bà Sáu Tý và ông Tám Lư.

Bà Sáu Tý sanh Tư Hài, Sáu Di, Tám Lụa.

Ông Tám Lư sanh ông Chín Sang.

Ông Chín Sang ở ấp Bình Phú, xã Thanh Bình thờ và cúng giỗ ông bà Cố Nguyễn Văn Tắng.

Bà vợ thứ ba:

Không biết tên, năm sanh, năm mất.

Không biết mộ ở đâu. Giỗ: ngày 22 tháng 11 âm lịch.

Bà sanh được 3 người con (1 gái, 2 trai):

● Người con thứ Bảy tên Nguyễn Thị Khuê, sanh năm 1865.

● Người con thứ Tám là Nguyễn Văn Giác (Tám Giai)

● Người con thứ Chín là Nguyễn Văn Huyền, sanh năm 1871.

Ông Nguyễn Thanh Nhàn ở ấp Bình Long, xã Thanh Bình thờ và cúng giỗ bà.

Bà vợ thứ tư:

Không biết tên, năm sanh, năm mất; không rõ mộ ở đâu.

Ông bà sanh 2 người con trai:

● Người con thứ Mười là Nguyễn Văn Thới.

● Người con thứ Mười Một không rõ tên.

5. ÔNG THỨ NĂM

clip_image020

Mộ ông ghi “Đốc binh Sơ”

Ông thứ Năm sanh tại thôn Bình Dương, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường.

Con cháu không rõ hành trạng ông, không rõ bà là ai.

Mộ ông trước ở sát hàng rào nghĩa trang liệt sĩ xã Thanh Bình, tiết Thanh Minh năm Giáp Ngọ (2014) con cháu quy tập về khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình.

Bia mộ ghi “Đốc binh Sơ” có lẽ ông Sơ thứ Năm từng sát cánh với anh mình là Đốc binh Nguyễn Minh Hương kháng Pháp trong lực lượng nghĩa quân Thủ Khoa Huân .

● Ông Sáu Đèo thờ và cúng giỗ ông Sơ thứ Năm ngày 11 tháng 2 âm lịch.


6. ÔNG THỨ SÁU

Ông sanh tại thôn Bình Dương, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường. Con cháu không rõ tên, năm sanh, năm mất của ông. Bà là ai không rõ.

Mộ ông trước đây tại xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho.

Thanh Minh năm Giáp Ngọ (2014), con cháu quy tập về khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình.

● Hiện ông Nguyễn Thành Tài (Bảy Tài) cúng giỗ ông ngày 19 tháng giêng âm lịch.


7. ÔNG THỨ BẢY

Ông thứ Bảy, không rõ tên, sanh tại thôn Bình Dương, tổng Kiến Thạnh, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường.

Không rõ năm sanh, năm mất của ông.

Mộ ông hiện trên đất nhà ông Nguyễn Hoàng Phấn (Sáu Đẹt) ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo.

● Ông Nguyễn Hoàng Phấn (Sáu Đẹt) cúng giỗ ông ngày 4 tháng giêng âm lịch.


ĐỜI BA

CON CỦA ÔNG NGUYỄN MINH HƯƠNG

2. Không rõ tên

Giỗ: ngày 13 tháng 6 âm lịch.

Mộ ở đất nhà ông Phạm Văn Thành

Ông thứ Hai là con trai trưởng của ông Nguyễn Minh Hương và bà vợ chánh. Hậu duệ đời Sáu gọi là ông Cố Hai. Ông có nhiều con, người con thứ Chín là bà Chín Vĩ (Nguyễn Thị Vĩ).

Bà Chín Vĩ lấy chồng là ông Phạm Văn Liền sống ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang làm nghề nông.

Ông bà có 4 người con:

1

: Phạm Văn Sang (Hai Hòn) - 1922

2

: Phạm Thị Quyên

3

: Phạm Thị Năm

4

: Nữ, mất lúc nhỏ

Ông Phạm Văn Sang (Hai Hòn) lập gia đình với bà Đặng Thị Tốt, sanh 8 người con, con trưởng là ông Phạm Văn Nuôi (Liệt sĩ), Phạm Văn Thành, Phạm Văn Bảy (Bảy du kích)

● Ông Phạm Văn Liền mất, mộ phần ở đất cháu nội thứ hai Phạm Văn Thành, được cháu nội thờ và cúng giỗ ông ngày 7 tháng 8 âm lịch.

● Bà Chín Vĩ mất ngày 4 tháng giêng âm lịch, mộ trong đất nhà cháu nội thứ bảy là Phạm Văn Bảy (Bảy du kích). Ông Bảy thờ và cúng giỗ bà Chín Vĩ ngày 3 tháng giêng âm lịch.

3. Không rõ tên

Ông thứ Ba không rõ tên, là con của ông Nguyễn Minh Hương và bà vợ chánh. Vợ của ông thứ Ba có một đời chồng trước, sanh nhiều con rồi bệnh chết, biết được 2 người con:

- Bà thứ Tư là mẹ của ông Đỗ Văn Lắm (Sáu Lắm), ông Đỗ Văn Bảy (Bầu Bảy), ông Đỗ Văn Đình (Tám Đình), bà Đỗ Thị Xinh (Chín Xinh) và ông Đỗ Văn Một (Mười một).

- Bà thứ Năm, có chồng là ông Văn Bá Phượng (Năm Phượng), sanh Văn Bá Đàng (Ba Đàng), Văn Bá Cu (Sáu Cu) và nhiều người nữa.

Ông thứ Ba lấy bà Ba làm vợ, sanh được hai người con:

1 : Nguyễn Văn Đức (Chín Đức), sanh năm 1904

2 : Nguyễn Thị Mười, sanh năm 1906

4. Ông NGUYỄN VĂN MIÊNG

Giỗ: 5 tháng 8 âm lịch

Bà NGUYỄN THỊ LIÊN

Giỗ: 13 tháng 5 âm lịch

Ông thứ Tư tên Nguyễn Văn Miêng, là con riêng của bà Sơ thứ Hai, không rõ năm sanh, năm mất.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Liên.

Ông có các người con tên là Tư Trinh, Tám Hườn, Mười Thời, Mười Út… đều sống tại thôn Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường; nay là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

5. Không rõ tên

Ông thứ Năm là con của ông Sơ Nguyễn Minh Hương và bà Sơ thứ Hai, không rõ tên, năm sanh, năm mất.

Mộ ông trong đất ông Nguyễn Văn Sáu (Sáu Đèo) ấp Trường Xuân, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo.

Các con của ông bà sống tại Mỹ Phong (Mỹ Tho) và xã Thanh Bình huyện Chợ Gạo:

1

: Nguyễn Thị Hai

2

: Nguyễn Thị Ba

3

: Nguyễn Văn Chà

4

: Nguyễn Văn Tý

5

: Nguyễn Thị Trong

6

: Nguyễn Văn Cho

6. Ông NGUYỄN VĂN TẮNG

Sanh khoảng năm 1860

Không rõ năm mất

Mộ: Ấp Bình Phú, xã Thanh Bình,

huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

clip_image022

Di ảnh ông Nguyễn Văn Tắng

Ông Nguyễn Văn Tắng là con thứ Sáu của ông Nguyễn Minh Hương và bà vợ thứ Hai. Ông sanh khoảng năm 1860 tại thôn Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường; nay là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Vợ ông là ai con cháu không rõ.

Ông bà không có con, nuôi hai người con là bà Sáu Tý và ông Tám Lư.

Bà Sáu Tý sanh Tư Hài, Sáu Di, Tám Lụa.

Ông Tám Lư sanh Chín Sang.

Ông bà qua đời năm nào không rõ.

Giỗ ông ngày 29 tháng 11 âm lịch.

Giỗ bà ngày 4 tháng 12 âm lịch.

Mộ ông bà trước xây đá ong, nằm trên đất nhà ông Chín Sang ở ấp Bình Phú, xã Thanh Bình. Năm 2007, ông Chín Sang và con cháu xây lại bằng gạch, tô xi măng.

● Ông Chín Sang thờ và cúng giỗ ông bà.

clip_image024

clip_image026

Phần mộ ông bà Nguyễn Văn Tắng (Ông bà Cố Sáu)

7. Bà NGUYỄN THỊ KHUÊ

Sinh khoảng năm 1865

Không rõ năm mất

Bà Nguyễn Thị Khuê là con thứ Bảy của ông Nguyễn Minh Hương và bà vợ thứ Ba. Bà sanh khoảng năm 1865, tại thôn Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, huyện Kiến Hòa, phủ Kiến An, trấn Định Tường; nay là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Không rõ tên ông.

Ông bà có 6 người con:

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Hai

Thứ Ba

: Nguyễn Văn Phó (Liệt sĩ)

Thứ Tư

: không rõ

Thứ Năm

: Nguyễn Văn Trang (Năm Trang)

Thứ Sáu

: Nguyễn Thị Mẹo (Sáu Mẹo)

Thứ Bảy

: Nguyễn Thị Mùi (Bảy Mùi)

Thứ Tám

: không rõ

Thứ Chín

: Nguyễn Thị Sửu (Chín Sửu)

Mộ ông và mộ bà được con cháu quy tập về khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình vào tiết Thanh Minh năm Giáp Ngọ (2014).

8. Ông NGUYỄN VĂN GIÁC

Tám Giai

Giỗ: ngày 22 tháng 5 âm lịch

Bà TRẦN THỊ BÌNH

Giỗ: ngày 20 tháng 6 âm lịch

Bà NGUYỄN THỊ KIÊN

Giỗ: ngày 20 tháng 5 âm lịch

clip_image028

Phần mộ ông Nguyễn Văn Giác

Ông Nguyễn Văn Giác còn có tên Tám Giai, sanh khoảng năm 1867, tại thôn Thanh Bình, tổng Thạnh Quơn, huyện Kiến Hòa, tỉnh Định Tường.

Ông có hai bà vợ:

Bà lớn tên Trần Thị Bình, bà thứ hai là Nguyễn Thị Kiên

Không rõ ông và hai bà mất năm nào.

Ông có 3 người con (1 trai, 2 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Thanh

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Đình

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Trang

clip_image030

Phần mộ bà Trần Thị Bình

clip_image032

Phần mộ bà Nguyễn Thị Kiên

Tiết Thanh minh năm Giáp Ngọ (năm 2014), con cháu quy tập và lập mộ ông Nguyễn Văn Giác, mộ bà Trần Thị Bình, mộ bà Nguyễn Thị Kiên, mộ ông Nguyễn Văn Thanh và mộ bà Phạm Thị Lung (vợ ông Nguyễn Văn Thanh) trong khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương.

● Hiện ông Nguyễn Văn Bé, cháu nội của ông Nguyễn Văn Thanh, thờ và cúng giỗ ông bà Cố.

9. Ông NGUYỄN VĂN HUYỀN

1871-1952

Thọ 71 tuổi

Giỗ: ngày 27 tháng 5 âm lịch.

Bà VĂN THỊ GẦN

Không rõ năm sanh, năm mất

Giỗ: ngày 7 tháng 12 âm lịch

clip_image034

Phần mộ ông Nguyễn Văn Huyền

clip_image036

Phần mộ bà Văn Thị Gần

Ông Nguyễn Văn Huyền là con thứ Chín của ông Nguyễn Minh Hương và bà vợ thứ Ba, sanh tại làng Bình Dương, tổng Thanh Quơn, tỉnh Định Tường.

Vợ ông là bà Văn Thị Gần, con của ông bà Văn Bá Thâu ở làng Bình Dương.

Ông bà sống bằng nghề nông, cuộc sống mẫu mực, được dân làng kính trọng.

Mộ ông bà tại nghĩa trang Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình.

Ông bà có 3 người con (1 trai, 2 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Hiển

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Trọng

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Tư

10. Ông NGUYỄN VĂN THỚI

Bà NGUYỄN THỊ CỦA

clip_image038

clip_image040

Phần mộ ông bà Nguyễn Văn Thới-Nguyễn Thị Của

Ông Nguyễn Văn Thới là con của ông Nguyễn Minh Hương và bà vợ thứ Tư, sanh khoảng năm 1884, tại làng Bình Dương, tổng Thanh Quơn, tỉnh Định Tường.

Không rõ năm ông qua đời.

Bà tên là Nguyễn Thị Của, người cùng làng.

Không rõ năm sanh, năm mất của bà.

Ông bà có 6 người con:

Thứ Hai

: Gái không rõ tên, con riêng của bà.

Thứ Ba

: Chết nhỏ, con riêng của bà

Thứ Tư

: Nguyễn Văn Tín, con riêng của bà.

Thứ Năm

: Chết nhỏ

Thứ Sáu

: Nguyễn Văn Thông

Thứ Bảy

: Nguyễn Văn Minh

Thứ Tám

: Nguyễn Thị Tám

Mộ ông bà được quy tập về khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương trong tiết Thanh Minh năm Giáp Ngọ (2014).

11. Ông …

Không rõ tên

clip_image042

Mộ ông thứ Mười Một tại tổ 2 ấp Bình Long, xã Thanh Bình

Ông thứ Mười Một là con trai út của ông Nguyễn Minh Hương và bà vợ thứ Tư, không rõ tên gì, năm sanh, năm mất.

Mộ ông tại đất nhà ông Nguyễn Văn Son, tổ 2 ấp Bình Long, xã Thanh Bình.

Không rõ lai lịch và mộ bà thứ Mười một.

● Ông bà được cháu là Nguyễn Văn Son thờ và cúng giỗ ngày 29 tháng 3 âm lịch

ĐỜI BỐN

CON CỦA ÔNG CỐ BA

9. Ông NGUYỄN VĂN ĐỨC

1904 - 1949

Giỗ: ngày 25 tháng 4 âm lịch

Bà LÊ THỊ SẲM

1906 - 1985

Giỗ: ngày 28 tháng 12 âm lịch

Bà Cố Ba có một dòng con trước, về với ông Cố Ba sinh ra ông Nguyễn Văn Đức (Chín Đức) và bà Nguyễn Thị Mười.

Ông Chín Đức lấy vợ là bà Lê Thị Sẳm, sanh các con:

1 : Nguyễn Văn Hai

2 : Nguyễn Thị Sô

3 : Nguyễn Thị Tô

4 : Nguyễn Văn Bảy (Bảy Địa) - 1925

5 : Nguyễn Văn Tám (Tám Giá) - 1927

6 : Nguyễn Văn Chà (Mười Chà) - 1932

7 : Nguyễn Văn Út (Mười Út) – 1937 (Liệt sĩ)

● Ông Nguyễn Văn Bảy (Bảy Địa) cúng giỗ ông Nguyễn Văn Đức.

● Ông Nguyễn Văn Năm (Năm Lớn) cúng giỗ bà Lê Thị Sẳm.

10. Bà NGUYỄN THỊ MƯỜI

Sinh năm 1906

Bà Nguyễn Thị Mười ở xã Mỹ Phong, tỉnh Tiền Giang.

Không rõ hành trạng bà.


CON CỦA ÔNG CỐ NĂM

8. Ông NGUYỄN VĂN CHO

Sanh năm 1918

Bà CAO THỊ HAI

Sanh năm 1920

Ông Nguyễn Văn Cho (Tám Cho) là con ông Cố thứ Năm không rõ tên, sanh năm 1918 tại làng Bình Dương, tổng Thanh Quơn, tỉnh Định Tường, nay là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông lập gia đình với bà Cao Thị Hai sanh năm 1920, cùng quê.

Không rõ ông, bà mất năm nào.

Các con của ông bà:

1

: Nguyễn Văn Tư - 1942

2

: Nguyễn Văn Sáu (Sáu Đèo) - 1949

3

: Nguyễn Thị Bảy -1951

4

: Nguyễn Thị Tám – 1953

5

: Nguyễn Văn Chín – 1955 (Liệt sĩ)


CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN GIÁC

2. Ông NGUYỄN VĂN THANH

Giỗ: ngày 17 tháng 11 âm lịch

Bà PHẠM THỊ LUNG

Giỗ: ngày 23 tháng 2 âm lịch.

Ông Nguyễn Văn Thanh và bà Phạm Thị Lung có 6 người con, chỉ biết tên người thứ Sáu là Nguyễn Thị Lành và con trai út là Nguyễn Văn Giái (1940).

● Con của ông Nguyễn Văn Giái là Nguyễn Văn Bé (Trần Văn Bé) thờ và cúng giỗ ông bà Nội.

3. Bà NGUYỄN THỊ ĐÌNH

Giỗ: ngày 5 tháng 10 âm lịch

4. Bà NGUYỄN THỊ TRANG

Giỗ: ngày 22 tháng 5 âm lịch


CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN HUYỀN

2. Ông NGUYỄN VĂN HIỂN

1898-1944

Giỗ: ngày 9 tháng 10 âm lịch

Bà TRẦN THỊ CƯỜNG

(Võ Thị Cường)

1900-1950

Giỗ: ngày 9 tháng 5 âm lịch

clip_image044 clip_image046

Bia mộ ông Nguyễn Văn Hiển Phần mộ bà Võ Thị Cường

Ông Nguyễn Văn Hiển sanh tại làng Bình Dương, tổng Thanh Quơn, tỉnh Định Tường; là người có chữ nghĩa, nhiều ruộng đất, sống mẫu mực.

Vợ ông Nguyễn Văn Hiển là bà Trần (Võ) Thị Cường là con gái ông bà Trần Văn Cấn, quê ấp 7 làng Thanh Bình, quận Chợ Gạo.

Ông bà sanh được 10 người con (3 trai, 7 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Vang – 1916

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Ba (Chết nhỏ)

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Tư - 1920

   

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Năm - 1923

Thứ Sáu

: Nguyễn Văn Sanh -1925-1966 (Liệt sĩ)

Thứ Bảy

: Nguyễn Văn Liêm - 1927-1970 (Liệt sĩ)

Thứ Tám

: Nguyễn Thị Triết (Minh Hoa) 1932-2009

Thứ Chín

: Nguyễn Văn Lý -1931-1985

Thứ Mười

: Nguyễn Thị Mười -1933

Thứ Mười một

: Nguyễn Thị Trân -1935

Ông bà qua đời, mộ trong khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình.

Bà Trần (Võ) Thị Cường được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, có hai con Nguyễn Văn Sanh và Nguyễn Văn Liêm là liệt sĩ.

● Bà Nguyễn Thị Năm (Con ông Nguyễn Văn Lý) thờ cúng giỗ ông Nguyễn Văn Hiển ngày 9 tháng 10 âm lịch.

● Ông Nguyễn Việt Thuần (Con ông Nguyễn Văn Liêm) thờ và cúng giỗ bà Trần (Võ) Thị Cường ngày 9 tháng 5 âm lịch.

3. Bà NGUYỄN THỊ TRỌNG

1901-1964

Thọ 63 tuổi

Giỗ: ngày 27 tháng 12 âm lịch

Ông NGUYỄN VĂN CÓ

1899-1948

Giỗ: ngày 16 tháng 1 âm lịch

clip_image048

clip_image050

Phần mộ bà Nguyễn Thị Trọng và ông Nguyễn Văn Có

Bà Nguyễn Thị Trọng là con gái của ông Nguyễn Văn Huyền và bà Văn Thị Gần, sanh tại làng Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, tỉnh Định Tường.

Chồng bà là ông Nguyễn Văn Có, quê xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An tham gia cách mạng ở Long Trì. Giặc Pháp càn quét, ông chạy về xã Thanh Bình, bị giặc bắn chết năm 1948 (Đến nay chưa được Nhà nước công nhận Liệt sĩ)

Mộ ông bà được con cháu quy tập về khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo.

Ông bà có 8 người con

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Nuôi (Cư ngụ tại xã Thanh Bình)

Thứ Ba

: Không rõ

Thứ Tư

: Không rõ

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Xinh (Cư ngụ tại xã Long Trì)

Thứ Sáu

: Không rõ

Thứ Bảy

: Nguyễn Văn Một (Cư ngụ tại xã Long Trì)

Thứ Tám

: Nguyễn Thị Đẹt (Cư ngụ tại xã Mỹ Tịnh An)

4. Bà NGUYỄN THỊ TƯ

1903 – 1924

Giỗ: ngày 29 tháng 10 âm lịch.

PHẠM THÀNH LUNG

1900-1967

Giỗ: ngày 25 tháng 2 âm lịch.

Bà Nguyễn Thị Tư sanh tại làng Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, tỉnh Định Tường. Chồng bà Nguyễn Thị Tư là ông Phạm Thành Lung, người cùng xã. Ông bà làm nghề nông.

Bà qua đời năm 1924 khi mang thai con đầu.

Mộ bà tại ấp Đăng Phong, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông Phạm Thành Lung cưới vợ sau, sanh được 8 người con:

Thứ Hai

: Phạm Văn Mậu - 1927-1948

Thứ Ba

: Phạm Thị Diệp - 1929

Thứ Tư

: Phạm Thành Phan - 1931

Thứ Năm

: Phạm Thành Vinh - 1933

Thứ Sáu

: Phạm Thị Yến - 1935- …

Thứ Bảy

: Phạm Thị Bảy - 1937

Thứ Tám

: Phạm Thị Hiệp - 1939

Thứ Chín

: Phạm Thị Hưng - 1941

Ông Phạm Thành Lung bệnh mất năm 1967

● Ông Nguyễn Thanh Nhàn thờ, cúng giỗ bà Nguyễn Thị Tư.

● Ông Phạm Thành Vinh thờ, cúng giỗ ông Phạm Thành Lung

ĐỜI BỐN

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN THỚI

6. Ông NGUYỄN VĂN THÔNG

1910-1968

Bà LÊ THỊ CHÂU

1913-1967

clip_image052

clip_image054

Bia mộ ông Nguyễn Văn Thông và bà Lê Thị Châu

Ông Nguyễn Văn Thông là con của ông thứ Mười Nguyễn Văn Thới, sanh tại làng Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, tỉnh Định Tường. Ông lập gia đình với bà Lê Thị Châu, quê làng Đăng Hưng Phước, tổng Thạnh Quơn, tỉnh Định Tường.

Ông mất năm 58 tuổi. bà mất năm 54 tuổi.

Mộ ông bà trên đất nhà ông Nguyễn Hoàng Phấn (Sáu Đẹt), ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo.

Ông bà có các người con.

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Kiềm - 1931

Thứ Ba

: Nguyễn Văn Ất - 1934

Thứ Tư

: Nguyễn Văn Lầu - 1937

Thứ Năm

: Nguyễn Văn Son - 1940

Thứ Sáu

: Nguyễn Hoàng Phấn - 1943

   

7. NGUYỄN VĂN MINH

1911 – 1996

Thọ 85 tuổi

Giỗ: ngày 8 tháng 10 âm lịch

Bà VÕ THỊ NHUNG

1913 - 1969

Giỗ: ngày 19 tháng 1 âm lịch

clip_image056

Di ảnh ông Nguyễn Văn Minh

Ông Nguyễn Văn Minh là con trai út của ông Nguyễn Văn Thới và bà Nguyễn Thị Của, sanh năm Tân Hợi (1911) tại làng Bình Dương, tổng Thạnh Quơn, tỉnh Định Tường.

Ông lập gia đình với bà Võ Thị Nhung, sanh năm Quý Sửu (1913). Ông bà sống bằng nghề nông, chăm lo ruộng vườn, nuôi con khôn lớn, động viên các con tham gia kháng chiến chống ngoại xâm.

Ông bà có 7 người con (5 trai, 2 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Cu - 1939

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Ba - 1940

Thứ Tư

: Nguyễn Văn Sử - 1941

Thứ Năm

: Nguyễn Văn Sum - 1942 (Liệt sĩ)

Thứ Sáu

: Nguyễn Thị Nở - 1944

Thứ Bảy

: Nguyễn Văn Bé - 1946 (Liệt sĩ)

Thứ Tám

: Nguyễn Văn Nghĩa - 1956

Mộ ông bà được quy tập về nghĩa trang Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình trong tiết Thanh Minh năm Giáp Ngọ (2014).

● Ông Nguyễn Trọng Tài, con ông Nguyễn Văn Nghĩa thờ, cúng giỗ ông Nguyễn Văn Minh.

● Ông Nguyễn Văn Ân, con ông Nguyễn Văn Sử thờ, cúng giỗ bà Võ Thị Nhung.


ĐỜI NĂM

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN ĐỨC

7. Ông NGUYỄN VĂN BẢY

Bảy Địa

Sanh năm 1925

Bà NGUYỄN THỊ THIẾP

Sanh năm 1926

Ông Nguyễn Văn Bảy sanh năm 1925 tại xã Thanh Bình, tổng Thạnh Quơn, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Thiếp, sanh năm 1926, quê xã An Lục Long, tỉnh Long An.

Gia đình làm ruộng, có nhiều đóng góp với cách mạng, nuôi dạy con lòng yêu nước.

Ông bà có các người con:

1

: Nguyễn Thị Tòng - 1950

2

: Nguyễn Văn Năm - 1957

3

: Nguyễn Văn Sáu - 1959

4

: Nguyễn Văn Bé (Bé Bảy) - 1960

5

: Nguyễn Thị Hoa - 1963

6

: Nguyễn Văn Chính - 1965

7

: Nguyễn Thị Lệ - 1967

8

: Nguyễn Thị Thủy - 1969


8. Ông NGUYỄN VĂN TÁM

Tám Giá

1927-2012

Giỗ: ngày 11 tháng 4 âm lịch

BÀ NGUYỄN THỊ TÁM

1930-2009

Giỗ: ngày 12 tháng 5 âm lịch

Ông Nguyễn Văn Tám (Tám Giá) sanh tại tổng Thạnh Quơn, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho nay là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Tám, quê xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo.

Gia đình chăm chỉ với nghề nông, giữ tình đoàn kết với làng xóm, các con đều học hết trung học phổ thông.

Ông bà có 7 người con (3 trai, 4 gái):

1

: Nguyễn Văn Hai - 1954

2

: Nguyễn Văn Son - 1955

3

: Nguyễn Thị Bông - 1957

4

: Nguyễn Thị Cúc - 1961

5

: Nguyễn Thị Diệu - 1963

6

: Nguyễn Văn Trương - 1967

7

: Nguyễn Thị Lài - 1969


10. Ông NGUYỄN VĂN CHÀ

Mười Chà

Sanh năm 1932

Bà NGUYỄN THỊ BA

Sanh năm 1932

Ông Nguyễn Văn Chà (Mười Chà) sanh năm 1932 tại xã Thanh Bình, tổng Thạnh Quơn, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Ba sanh năm 1932, người cùng quê.

Ông tham gia cách mạng, bị địch bắt giam đến năm 1971 được thả tự do. Sau đó ông làm ruộng.

Ông bà có 3 con (2 trai, 1 gái):

1

: Nguyễn Văn Ra – 1955

2

: Nguyễn Văn Rỡ - 1963

3

: Nguyễn Thị Phở - 1965

10. Ông NGUYỄN VĂN ÚT

1937 – 1968

Liệt sĩ

Giỗ: ngày 22 tháng 12 âm lịch

Bà NGUYỄN THỊ KHUÊ

Sanh năm 1937

Ông Nguyễn Văn Út (Mười Út) là con thứ Mười của ông Nguyễn Văn Đức và bà Lê Thị Sẳm, sanh năm 1937 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho, tham gia cách mạng, hoạt động chính trị tại địa phương.

Ông bị địch tập kích, hy sinh ngày 24 tháng 12 năm 1968.

Mộ ông tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Thanh Bình

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Khuê, sanh năm 1937 tại Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Hai - 1957

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Bé - 1959

Thứ Tư

: Không rõ

Thứ Năm

: Nguyễn Văn Năm - 1967

Thứ Sáu

: Nguyễn Văn Diệu - 1968

Thứ Bảy

: Nguyễn Văn Mến - 1969

Thứ Tám

: Nguyễn Văn Tý - 1974

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN CHO

6. Ông NGUYỄN VĂN SÁU

Sanh năm 1949

Bà TRƯƠNG THỊ NĂM

Sanh năm 1953

Ông Nguyễn Văn Sáu ngụ ấp Trường Xuân, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo lập gia đình với bà Trương Thị Năm, sanh năm 1953, quê xã Tân Bình Thạnh, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Ông bà sanh các người con:

1

: Nguyễn Thị Kim Chi -1962

2

: Nguyễn Thanh Dũng - 1977

3

: Nguyễn Thị Kim Hương - 1979

4

: Nguyễn Thị Kim Thắm -1981

5

: Nguyễn Thị Ánh Tuyết -1983

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN THANH

Ông NGUYỄN VĂN GIÁI

1940 - …

Liệt sĩ

Bà TRẤN THỊ HOA

Sanh năm 1944

Ông Nguyễn Văn Giái sanh năm 1940 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Ông lập gia đình với bà Trần Thị Hoa sanh năm 1944, người quê Mỹ Tịnh An, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Ông Nguyễn Văn Giái tham gia cách mạng hy sinh.

Không rõ ngày ông hy sinh.

Con của ông bà là Nguyễn Văn Bé (Trần Văn Bé) sanh năm 1960 thờ, cúng giỗ ông.

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN HIỂN

2. Bà NGUYỄN THỊ VANG

1917-1945

Giỗ: ngày 17 tháng 2 âm lịch

Ông NGUYỄN NGỌC HẢI

1913 - …

Giỗ: ngày 16 tháng 10 âm lịch

Bà Nguyễn Thị Vang là con gái đầu của ông Nguyễn Văn Hiển và bà Trần Thị Cường. Năm 1935, bà lấy chồng là ông Nguyễn Ngọc Hải quê xã Mỹ Phong, tỉnh Mỹ Tho.

Bà Nguyễn Thị Vang bị bệnh dịch tả mất năm 1945.

Ông Nguyễn Ngọc Hải mất năm …

Mộ ông bà tại đất nhà xã Mỹ Phong, TP.Mỹ Tho.

Các con của ông bà :

1

: Nguyễn Hoàng Phước - 1937-1983 (giỗ:20 tháng 9 âl)

2

: Nguyễn Ngọc Chiêu - 1941

3

: Nguyễn Thị Tuyết Mai - 1943

4

: Nguyễn Thị Tuyết Hồng - 1945

3. Mất sớm

4. Bà NGUYỄN THỊ TƯ

1920 – 1945

Giỗ: ngày 17 tháng 2 âm lịch

Ông LÊ ĐĂNG MINH

1918- 1964

Bà Nguyễn Thị Tư là con thứ tư của ông Nguyễn Văn Hiển và bà Trần Thị Cường, sanh năm Canh Thân (1920) tại xã Thanh Bình, tổng Thạnh Quơn, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Bà lấy chồng là ông Lê Đăng Minh sanh năm Mậu Ngọ (1918) quê xã Mỹ Phong, tỉnh Mỹ Tho.

Bà theo chồng về Mỹ Phong sanh sống, làm ruộng.

Năm 1945, bà bị dịch tả mất cùng ngày với chị thứ Hai.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Lê Thị Lùn – 1940

Thứ Ba

: Lê Thị Bửu - 1945

● Bà Lê Thị Bửu mất do tại nạn chiến tranh

5. BÀ NGUYỄN THỊ NĂM

1923- 1995

Thọ 78 tuổi

Giỗ ngày 22 tháng 10.

Mộ đất nhà Lương Hòa Lạc

Ông PHÙNG VĂN THẠNH

1924-2005

Thọ 81 tuổi

Giỗ ngày 4 tháng giêng âm lịch

Mộ đất nhà Lương Hòa Lạc

Bà Nguyễn Thị Năm là con thứ năm của ông Nguyễn Văn Hiển và bà Trần Thị Cường, sanh năm Quý Hợi (1923) tại xã Thanh Bình, tổng Thạnh Quơn, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Bà lập gia đình với ông Phùng Văn Thạnh sanh năm 1924, quê xã Lương Hòa Lạc, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Ông bà sanh 7 người con (4 trai, 3 gái):

Thứ Hai

: Phùng Văn Tây – 1941

Thứ Ba

: Phùng Văn Xiêm – 1943

Thứ Tư

: Phùng Hồng Nga – 1945

Thứ Năm

: Phùng Thị Ý – 1948

Thứ Sáu

: Nguyễn Thị Anh – 1950 (họ mẹ)

Thứ Bảy

: Phùng Thị Ấn – 1957

Thứ Tám

: Phùng Văn Tám - 1965

● Ông Phùng Văn Tây lấy vợ là Võ Thị Danh, sanh năm 1944, quê xã Phú Kiệt, sanh được 7 người con.

● Ông Phùng Văn Xiêm lấy vợ là bà Trần Thị Sung, sanh năm 1945, quê Mỹ Tịnh An, sanh 5 người con.

● Ông Phùng Hồng Nga lấy vợ là bà Lê Thị Lài sanh năm 1957, quê Mỹ Tho, có 3 con

● Bà Phùng Thị Ý lầy chồng là ông Trương Văn Tư, sanh năm 1947 tại xã Phú Kiệt, Chợ Gạo, có 6 con.

● Bà Nguyễn Thị Anh lấy chồng là ông Nguyễn Văn Bảy sanh 1951 tại Mỹ Tịnh An, Chợ Gạo, có 4 con

● Bà Phùng Thị Ấn lấy chồng là ông Nguyễn Văn Lâm sanh năm 1955 tại Chợ Gạo, có 4 con

6. Ông NGUYỄN VĂN SANH

1925-1966

Hy sinh ngày 4 tháng 4 âm lịch

Giỗ: ngày 3 tháng 4 âm lịch

Bà PHẠM THỊ PHƯƠNG

1925-2005

Thọ 80 tuổi

Giỗ: ngày 9 tháng 4 âm lịch

clip_image058

clip_image060

Ông Nguyễn Văn Sanh (ảnh năm 1965)- Bà Phạm Thị Phương (ảnh năm 2004)

Ông Nguyễn Văn Sanh là con trai thứ sáu của ông Nguyễn Văn Hiển và bà Trần Thị Cường. Ông tham gia cách mạng tháng 6 năm 1947, là Phó chủ tịch Hội Nông dân tập thể xã Thanh Bình.

Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là trưởng ban Tài chánh Nông hội xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Ông hy sinh tại địa phương ngày 4 tháng 4 năm 1966.

Mộ ông trong khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương.

Vợ ông là bà Phạm Thị Phương. Năm 1966, bà làm giao liên hợp pháp Ban Kinh tài quận Chợ Gạo, bị địch bắt năm 1970.

Năm 1971, bà được thả, tiếp tục hoạt động.

Bà qua đời năm 2005. Mộ trong khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình.

Ông bà có 12 người con, có 3 người mất lúc nhỏ, 2 con trai là liệt sĩ. Bà Phạm Thị Phương được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Tâm (Đô)

Thứ Ba

: Nguyễn Văn Chỉ

Thứ Tư

: Nguyễn Văn Huy

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Bé Năm

Thứ Sáu

: Mất lúc nhỏ

Thứ Bảy

: Mất lúc nhỏ

Thứ Tám

: Nguyễn Văn Tám

Thứ Chín

: Nguyễn Thanh Nhàn

Thứ Mười

: Nguyễn Thị Mười

Thứ Mười Một

: Mất lúc nhỏ

Thứ Mười Hai

: Nguyễn Văn Mười Hai

Thứ Mười Ba

: Nguyễn Văn Tân

clip_image062

clip_image064

Bằng Tổ quốc ghi công của ông Nguyễn Văn Sanh và Danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam

Anh hùng của bà Phạm Thị Phương

clip_image066

clip_image068

Phần mộ ông Nguyễn Văn Sanh và bà Phạm Thị Phương

trong khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương

7. Ông NGUYỄN VĂN LIÊM

Bảy Dân

Liệt sĩ

1927-1970

Giỗ: ngày 4 tháng 4 âm lịch.

Bà VÕ THỊ NĂM

1928 – 2013

Thọ 85 tuổi

Giỗ: ngày 20 tháng 2 âm lịch.

clip_image070

Bia mộ ông Nguyễn Văn Liêm

clip_image072

Bia mộ bà Võ Thị Năm

Ông Nguyễn Văn Liêm, tên khác là Nguyễn Văn Bảy, bí danh Bảy Dân, là con thứ bảy của ông Nguyễn Văn Hiển và bà Trần Thị Cường, sanh tại xã Thanh Bình, tổng Thạnh Quơn, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, ông hoạt động bí mật tại địa phương. Ông bị địch bắt giam từ tháng 2 năm 1955 đến tháng 10 năm 1956.

Trong kháng chiến chống Mỹ, ông Nguyễn Văn Liêm làm trưởng ban tài chánh xã, phó ban kinh tài huyện, ủy viên thư ký Ủy ban Nhân dân cách mạng huyện Chợ Gạo.

Năm 1970, trong trận càn của địch tại xã Đăng Hưng Phước, ông bị thương, bị địch bắt đưa về Mỹ Tho và hy sinh ngày 5 tháng 4.

Ông được nhà nước công nhận liệt sĩ.

Mộ ông được quy tập về nghĩa trang Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình.

Vợ ông Nguyễn Văn Liêm là bà Võ Thị Năm, sanh năm 1928, là con của ông bà Võ Văn Ân, quê xã Long Bình Điền, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Bà được nhà nước phong tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng vì có chồng và con hy sinh trong kháng chiến.

Ông bà sanh được 7 người con (3 trai, 4 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Hà - 1951 (Liệt sĩ)

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Hải - 1954 (Đảng viên)

Thứ Tư

: Nguyễn Việt Thuần - 1957 (Đảng viên)

Thứ Năm

: Nguyễn Tấn Quốc - 1960-1985

Thứ Sáu

: Nguyễn Thị Tuyết - 1963

Thứ Bảy

: Nguyễn Thị Vân - 1966

Thứ Tám

: Nguyễn Thị Bé Chính - 1968

clip_image074

Bà Võ Thị Năm và các con cháu (Ảnh chụp năm 2012)

8. Bà NGUYỄN THỊ TRIẾT

Nguyễn Thị Minh Hoa

1932 – 2009

Thọ 77 tuổi

Giỗ: ngày 25 tháng 1 âm lịch

Ông NGUYỄN VĂN TY

1925- 2015

Thọ 90 tuổi

Quê quán ấp Mỹ Thạnh,

xã Mỹ Phong, Mỹ Tho

clip_image076

Bà Nguyễn Thị Triết lúc trẻ

Bà Nguyễn Thị Triết, tên khác là Nguyễn Thị Minh Hoa, sanh năm Nhâm Thân (1932) tại xã Thanh Bình, tổng Thạnh Quơn, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Năm 1948 bà công tác trong ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ Chợ Gạo, phụ trách hội phụ nữ xã Thanh Bình. Từ năm 1950, bà chuyển sang ngành cơ yếu thuộc văn phòng Tỉnh đội Mỹ Tho.

Sau năm 1954, bà làm công tác dân vận xã Thanh Bình.

Năm 1960, bà lập gia đình với ông Nguyễn Văn Ty, sanh năm 1925 là con của ông Nguyễn Văn Tỵ và bà Nguyễn Thị Kim, quê Mỹ Thạnh, xã Mỹ Phong, thị xã Mỹ Tho. Bà theo chồng về ấp Mỹ Thạnh, gia đình sống bằng nghề nông.

Ông bà sanh được 5 người con (2 trai, 3 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Công – 1962

Thứ Ba

: Nguyễn Văn Bình – 1964

Thứ Tư

: Nguyễn Văn An – 1966

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Hiền – 1968

Thứ Sáu

: Nguyễn Thị Hòa – 1970

Thứ Bảy

: Nguyễn Thị Nhã - 1974

clip_image078 clip_image080

Gia đình ông Nguyễn Văn Công Ông Nguyễn Văn Bình

● Ông Nguyễn Văn Công, cử nhân Luật, đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam, Đại tá Công an Nhân dân, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Tiền Giang. Vợ ông là bà Lê Thị Huyền Trang, sanh năm 1965 tại Tân Mỹ Chánh, Mỹ Tho. Cử nhân Ngân hàng.

● Ông Nguyễn Văn Bình bị bệnh, sống với anh Hai

● Ông Nguyễn Văn An công tác tại Phòng Tham mưu BCH Cảnh sát Công an Tiền Giang (1984); tài xế HTX Vận tải thủy bộ huyện Chợ Gạo (1985-2010), hiện làm vườn, trồng cây ăn trái và hoa màu tại Mỹ Thạnh, xã Mỹ Phong. Vợ ông là bà Đào Thị Kim Thanh sanh năm 1969, buôn bán tại TP. Mỹ Tho.

clip_image082 clip_image084

Gia đình ông Nguyễn Văn An Gia đình bà Nguyễn Thị Hiền

clip_image086 clip_image088

Gia đình bà Nguyễn Thị Hòa Gia đình bà Nguyễn Thị Nhã

● Bà Nguyễn Thị Hiền, sĩ quan Công an Nhân dân, phòng Hậu cần CA Tiền Giang. Chồng bà là ông Hà Ngọc Sơn sanh năm 1965, Cử nhân Luật, công tác tại Công an Tiền Giang.

Gia đình ngụ tại xã Mỹ Phong, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

● Bà Nguyễn Thị Hòa, cử nhân Kinh tế, sĩ quan Công an Nhân dân Công an tỉnh Tiền Giang. Chồng bà là ông Huỳnh Văn Tại, sanh năm 1966 tại xã Long Tiên, Cai Lậy; tốt nghiệp Đại học, công tác ngành Công an.

Gia đình ngụ tại xã Mỹ Phong,TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

● Bà Nguyễn Thị Nhã, cử nhân ngành Môi trường, làm việc tại BQL các KCN Tiền Giang, phó trưởng phòng Môi trường. Từ năm 2014, học Thạc sĩ Quản lý tài nguyên môi trường tại Đại học Nông Lâm TP.HCM. Chồng bà là ông Du Đức Tú, sanh năm 1976 tại Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang; tốt nghiệp đại học, làm việc tại Hải Quan Long An.

9. Ông NGUYỄN VĂN LÝ

1931 - 1985

Giỗ: ngày 2 tháng 6 âm lịch.

BÀ PHẠM THỊ HOA

Sinh năm 1933

Quê Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo

clip_image090

Phần mộ ông Nguyễn Văn Lý

Ông Nguyễn Văn Lý là con trai út của ông Nguyễn Văn Hiển và bà Trần Thị Cường, sanh năm 1931 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Ông sống bằng nghề nông.

Năm 1956, ông lập gia đình với bà Phạm Thị Hoa sanh năm 1933, ra ở riêng tại ấp 7 xã Thanh Bình.

Ông bệnh mất năm 1985.

Mộ ông trong khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương.

Ông bà có 4 người con gái:

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Lệ - 1957

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Tư – 1959

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Năm – 1961

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Sáu - 1963

● Con gái Nguyễn Thị Năm thờ, cúng giỗ ông Nguyễn Văn Lý

10. Bà NGUYỄN THỊ MƯỜI

Sanh năm 1933

Ông PHẠM VĂN TƯ

Sanh năm 1926

Bà Nguyễn Thị Mười, sanh năm Quý Dậu (1933) tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Bà lập gia đình với ông Phạm Văn Tư sanh năm Bính Dần (1926) là con của ông Phạm Văn Phú và bà Nguyễn Thị Hườn, người cùng quê.

Sau khi lập gia đình, ông bà lập nghiệp tại xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An; sinh được 12 người con (6 trai, 6 gái):

Thứ Hai

: Phạm Thị Bé - 1950

Thứ Ba

: Không có

Thứ Tư

: Phạm Văn Bé Tư - 1957 (Liệt sĩ)

Thứ Năm

: Phạm Thị Ngọc Lệ - 1959

Thứ Sáu

: Phạm Thị Hồng - 1962

Thứ Bảy

: Phạm Thị Nhung - 1964

Thứ Tám

: Phạm Văn Trầm - 1968

Thứ Chín

: Phạm Thị Yến - 1969

Thứ Mười

: Phạm Văn Thảnh - 1970

Thứ Mười một

: Phạm Văn Điệp - 1974

Thứ Mười hai

: Phạm Thị Kim Hương - 1977

Thứ Mười ba

: Phạm Văn Tất - 1981

Thứ Mười bốn

: Phạm Tất Thắng - 1986

clip_image092

Con cháu bà Nguyễn Thị Mười

11. Bà NGUYỄN THỊ TRÂN

Mười Út

Sanh năm 1937

Ông NGÔ QUANG LỮ

1929-1970

Liệt sĩ

clip_image094

Bà Nguyễn Thị Trân

clip_image096

Ông Ngô Quang Lữ

Bà Nguyễn Thị Trân sanh năm 1935 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Bà là con út của ông Nguyễn Văn Hiển và bà Trần (Võ) Thị Cường. Bà lập gia đình với ông Ngô Quang Lữ quê xã An Thạnh Thủy, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Sau ngày lập gia đình, bà về quê chồng sinh sống.

Ông Ngô Quang Lữ hoạt động cách mạng tại địa phương từ năm 1956, sau chuyển về làm trưởng ban kinh tài huyện, huyện ủy viên.

Ông hy sinh ngày 25 tháng 2 năm 1970.

Ông bà có 4 người con (2 trai, 2 gái):

● Ông Ngô Thanh Trinh, sanh năm 1956, tham gia cách mạng năm 1973, công tác liên tục tới nay. Hiện ông là Ủy viên ban Thường vụ, trưởng ban Dân vận huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

clip_image098 clip_image100

Ông Ngô Thanh Trinh Ông Ngô Thanh Trí

● Ông Ngô Thanh Trí, sanh năm 1958, đi bộ đội năm 1979, tham gia mặt trận 979 Campuchia. Năm 1999 ông chuyển ngành về công an huyện Chợ Gạo, công tác liên tục đến năm 2012 nghỉ hưu. Hiện ông ngụ tại xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo.

● Con gái thứ Tư là Ngô Thị Dung, sanh năm 1960

● Con gái thứ Năm là Ngô Thị Nguyên, sanh năm 1961

clip_image102 clip_image104

Bà Ngô Thị Dung Bà Ngô Thị Nguyên

ĐỜI NĂM

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN THÔNG

2. Bà NGUYỄN THỊ KIỀM

Sanh năm 1932

Ông NGUYỄN VĂN ĐỊNH

Liệt sĩ

1930 - 1996

Bà Nguyễn Thị Kiềm sanh năm 1932 tại xã Thanh Bình, tổng Thạnh Quơn, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Bà lấy chồng là ông Nguyễn Văn Định, sanh năm 1930, sống bằng nghề nông tại xã Long Trì, tỉnh Long An.

Ông Nguyễn Văn Định tham gia cách mạng, hy sinh năm 1966.

Ông và bà sanh được 4 người con:

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Bé Hai - 1948

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Bé Ba - 1950 (Liệt sĩ)

Thứ Tư

: Nguyễn Văn Bốn - 1952

Thứ Năm

: Nguyễn Văn Năm – 1965 (Đã mất)

3. Ông NGUYỄN VĂN ẤT

1934-1969

Liệt sĩ

Giỗ: ngày 4 tháng 4 âm lịch

Bà ĐẶNG THỊ NGÂU

Sanh năm 1934

clip_image106

Phần mộ ông Nguyễn Văn Ất

Ông Nguyễn Văn Ất sanh năm 1934 tại xã Thanh Bình, tổng Thạnh Quơn, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Ông tham gia cách mạng, hy sinh ngày 4 tháng 4 năm 1969.

Mộ ông trên đất nhà ông Sáu Đẹt ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Vợ ông Nguyễn Văn Ất là bà Đặng Thị Ngâu, sanh năm 1934, hiện sống tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Bé Hai - 1952

Thứ Ba

: Chết nhỏ

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Bé Tư - 1959

Thứ Năm

: Nguyễn Văn Bé Năm - 1962-1969

Thứ Sáu

: Nguyễn Văn Lập - 1964

Thứ Bảy

: Nguyễn Thành Tài - 1969

● Nguyễn Văn Bé Năm mất vì tai nạn chiến tranh ngày 12-5-1969

4. Ông NGUYỄN VĂN LẦU

1936 - 2000

Giỗ: ngày 10 tháng 8 âm lịch

Bà VĂN THỊ TRẦM

Sanh năm 1936

Ông Nguyễn Văn Lầu sanh năm 1936, lập gia đình với bà Văn Thị Trầm, sanh năm 1936 quê xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông tham gia cách mạng năm 1958 (du kích xã, huyện đội Chợ Gạo…) công tác liên tục đến ngày nghỉ hưu.

Ông qua đời năm 2000, thọ 64 tuổi.

Bà hiện sống tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnhTiền Giang.

Ông bà có 4 người con (3 gái, 1 trai):

1

: Nguyễn Văn Đức (Đực Tức)

2

: Nguyễn Thị Hồng

3

: Nguyễn Thị Bé Bảy

4

: Nguyễn Thị Bé Tám

5. Ông NGUYỄN VĂN SON

1940 - 2012

Giỗ: ngày 21 tháng 3 âm lịch

Bà NGUYỄN THỊ LAN

Sanh năm 1949

clip_image108

Ông Nguyễn Văn Son và bà Nguyễn Thị Lan

Ông Nguyễn Văn Son tham gia quân Giải phóng Miền Nam năm 1960, công tác liên tục đến năm 1985 nghỉ hưu.

Bà Nguyễn Thị Lan từng là sĩ quan Quân đội NDVN.

Sau ngày nghỉ hưu, ông bà làm ruộng, làm vườn sanh sống tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnhTiền Giang.

Ông Nguyễn Văn Son qua đời năm 2012.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Ngọc Vững - 1963

Thứ Ba

: Nguyễn Văn Nam - 1978

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Kim Huệ - 1981

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Xuân - 1983

6. Ông NGUYỄN HOÀNG PHẤN

Sáu Đẹt

Sanh năm 1945

Bà VƯƠNG THỊ

NGỌC ÁNH

Sanh năm 1946

clip_image110

clip_image112

Ông Nguyễn Hoàng Phấn và bà Vương Thị Ngọc Ánh

Ông Nguyễn Hoàng Phấn (Sáu Đẹt) sanh năm 1945 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Năm 1963, ông gia nhập quân Giải phóng, công tác đến năm 1985 nghỉ hưu.

Vợ ông là bà Vương Thị Ngọc Ánh, người cùng quê.

Ông bà làm ruộng, trồng thanh long trên đất nhà tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Vũ - 1963

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Nhanh - 1974

Thứ Tư

: Nguyễn Hoàng Diệu - 1976

ĐỜI NĂM

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN MINH

3. Ông NGUYỄN VĂN SỬ

1947 - 2003

Giỗ: ngày 14 tháng 2 âm lịch

Bà TRẦN THỊ BƯỞI

1940 - 2013

Giỗ: ngày 26 tháng 2 âm lịch

Ông Nguyễn Văn Sử là con trai thứ tư của ông Nguyễn Văn Minh và bà Võ Thị Nhung. Ông sanh năm 1947 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tinh Mỹ Tho.

Ông lập gia đình với bà Trần Thị Bưởi, người cùng xã.

Ông bà sanh được 9 người con (4 trai, 5 gái):

1

: Nguyễn Văn Ân – 1956

2

: Nguyễn Thị Nhỏ - 1960

3

: Nguyễn Văn Năm – 1962- chết sớm

4

: Nguyễn Thị Lan – 1963

5

: Nguyễn Văn Sáu – 1964- chết sớm

6

: Nguyễn Thị Tám – 1966

7

: Nguyễn Thị Bé Chín – 1968

8

: Nguyễn Thị Mười – 1970

9

: Nguyễn Văn Út - 1985

● Nguyễn Văn Út là con trai út thờ, cúng giỗ ông Nguyễn Văn Sử và bà Trần Thị Bưởi

5. Ông NGUYỄN VĂN SUM

1949-1975

Liệt sĩ

Giỗ: ngày 27 tháng 3 âm lịch.

Bà NGUYỄN THỊ NGỌC ANH

Sanh năm 1944

Ông Nguyễn Văn Sum sanh năm 1945, tại xã Thanh Bình quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Ông tham gia cách mạng năm 1963, là du kích xã, bộ đội địa phương quận, gia nhập quân chủ lực Miền Đông công tác đến ngày giải phóng.

Trên đường về nhà, ông tham gia gỡ lựu đạn đồn Ngả tư Long Trì, huyện Châu Thành, Long An. Do không phát hiện lớp lựu đạn thứ hai, lựu đạn nổ, ông hy sinh tại chỗ.

Ông được nhà nước công nhận liệt sĩ.

Mộ ông ở ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Vợ ông Nguyễn Văn Sum là bà Nguyễn Thị Ngọc Anh.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Đức – 1963

Thứ Ba

: Nguyễn Văn Nhì – 1966

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Thu – 1969

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Hường – 1972

● Nguyễn Thị Hường cúng giỗ ông ngày 27 tháng 3 âm lịch

6. Bà NGUYỄN THỊ NỞ

Sáu Lùn

Sanh năm 1947

Ông NGUYỄN MINH HOÀNG

Sanh năm 1941

Bà Nguyễn Thị Nở là con thứ Sáu của ông Nguyễn Văn Minh và bà Võ Thị Nhung, sanh năm 1947 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Bà tham gia cách mạng từ tháng 9 năm 1969 đến năm 1975 nghỉ, là thương binh bậc ¾.

Bà lập gia đình với ông Nguyễn Minh Hoàng sanh năm 1941, quê tỉnh Gia Định, nay là TP. Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Minh Hoàng tham gia cách mạng từ năm 1962, liên tục đến năm 1981 nghỉ hưu.

Ông bà sống tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tình Tiên Giang. Các con của ông bà (2 trai, 4 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Phi – 1963

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Hồng - 1965

Thứ Tư

: Nguyễn Văn Trọng – 1975

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Phương – 1977

Thứ Sáu

: Nguyễn Thị Điệp – 1979

Thứ Bảy

: Nguyễn Thị Ngoan – 1982

7. Ông NGUYỄN VĂN BÉ

1949 - 1967

Liệt sĩ

Ông Nguyễn Văn Bé tham gia cách mạng năm 1965, là du kích xã Thanh Bình. Địch càn quét xã nhà, ông chống càn hy sinh năm 1967.

Mộ ông tại đất nhà ông Nguyễn Văn Nghĩa ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo.

Giỗ ngày 13 tháng 10 âm lịch

8. Ông NGUYỄN VĂN NGHĨA

1956-2004

Giỗ ngày 6 tháng 7 âm lịch

Bà TRẦN THỊ Y

Sanh năm 1956

clip_image114

Gia đình ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Trần Thị Y

Ông Nguyễn Văn Nghĩa là con trai út của ông Nguyễn Văn Minh và bà Võ Thị Nhung, sanh năm Bính Thân (1956) tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường.

Ông lập gia đình với bà Trần Thị Y sanh năm 1956, lập nghiệp bằng nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi.

Năm 1974, ông đầu quân vào Tỉnh đội Mỹ Tho, công tác liên tục đến năm 1984 nghỉ (1979-1984 ông ở chiến trường Campuchia)

Ông bị bệnh, mất năm 2004. Mộ tại đất nhà.

Các con của ông bà (3 trai, 3 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Trung Hiền – 1979

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Phiến – 1981

Thứ Tư

: Nguyễn Trung Tài – 1983

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Quyến - 1985

Thứ Sáu

: Nguyễn Trung Chinh - 1987-2013

ĐỜI SÁU

CÁC CHÁU CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN ĐỨC

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN BẢY

2. Ông NGUYỄN VĂN NĂM

Sanh năm 1955

Bà TRƯƠNG THỊ BAY

Sanh năm 1956

Ông Nguyễn Văn Năm lập gia đình với bà Trương Thị Bay, người quê xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

Gia đình sống bằng nghề nông, làm mướn, nghèo mà trong sạch, được bà con xóm giềng thương mến.

Ông bà sanh các con:

1 : Nguyễn Văn Tâm - 1975

2 : Nguyễn Thị Hiệp - 1978

3 : Nguyễn Thanh Phương – 1983

● Ông Nguyễn Văn Tâm lấy vợ là Nguyễn Thị Cẩm (1975), quê xã Song Bình, Chợ Gạo.

Con là Nguyễn Thanh Liêm (1994)

● Ông Nguyễn Thanh Phương lấy vợ là Đặng Thị Bích (1983) quê xã Mỹ Chánh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

Con là Nguyễn Thanh Qui (2012)


4. Ông NGUYỄN VĂN BÉ

Sinh năm 1960

Bà LƯƠNG THỊ CHÍN

Sanh năm 1966

Ông Nguyễn Văn Bé (Bé Bảy) sanh năm 1960 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) thủơ nhỏ đi học.

Năm 1979, ông làm công an ở xã Thanh Bình; sau đi làm công nhân nông trường sản xuất huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Vợ ông là bà Lương Thị Chín sanh năm 1966, quê xã Long Trì, tỉnh Long An.

Ông bà sanh được 2 con:

1 : Nguyễn Minh Nhàn - 1986

2 : Nguyễn Hoàng Phong - 2001


6. Ông NGUYỄN VĂN CHÍNH

Sanh năm 1965

Bà PHẠM THỊ BÉ SÁU

Sanh năm 1966

Ông Nguyễn Văn Chính sanh năm 1965 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho) sống bằng nghề nông, gắn bó với bà con láng giềng.

Vợ ông là bà Phạm Thị Bé Sáu, sanh năm 1966 cùng quê.

Các con của ông bà:

1 : Nguyễn Thị Lan – 1990

2 : Nguyễn Thị Trúc – 1999

3 : Nguyễn Anh Kiệt - 2006


CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN TÁM

Ông NGUYỄN VĂN HAI

Hai Lớn

Sanh năm 1954

Bà NGUYỄN THỊ ĐỊNH

Sanh năm 1955

Ông Nguyễn Văn Hai (Hai Lớn) sanh năm 1954 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho; tham gia cách mạng năm 1974 đơn vị Tỉnh đội Mỹ Tho.

Năm 1976, ông chuyển sang ngành ngân hàng, công tác đến lúc nghỉ hưu năm 2012. Chức vụ cao nhứt của ông là giám đốc công ty Vàng bạc đá quý Tiền Giang.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Định, sanh năm 1955 người cùng quê.

Bà làm ruộng, sống tại quê nhà.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Tơ - 1975

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Hồng Gấm - 1977

Thứ Tư

: Nguyễn Quốc Việt - 1980

● Nguyễn Thị Tơ ngụ tại xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo.

● Nguyễn Thị Hồng Gấm ngụ xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo.

● Nguyễn Quốc Việt lập gia đình với Trương Lê Diễm Tiên sanh năm 1990 tại xã Đăng Hưng Phước, là con của ông Trương Văn Thẩm. Gia đình ngụ tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.


Ông NGUYỄN VĂN SON

Ba Son

Sanh năm 1955

Bà NGUYỄN THỊ VUI

Sanh năm 1956

clip_image116

Ông Nguyễn Văn Son

Ông Nguyễn Văn Son sanh năm 1955 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo. Ông tham gia cách mạng năm 1974 tại Tỉnh đội Mỹ Tho. Năm 1978, ông xuất ngũ về quê, tham gia công tác tại xã Thanh Bình liên tục đến năm 2015 nghỉ hưu.

Chức vụ cao nhứt của ông là Phó bí thư Thường trực Huyện ủy Chợ Gạo.

Vợ ông Nguyễn Văn Son là bà Nguyễn Thị Vui sanh năm 1956, người cùng quê, là con của Liệt sĩ Nguyễn Văn Nghê (1935- 1968).

Gia đình hiện sống tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Thủ - 1978

Thứ Ba

: Nguyễn Văn Tướng - 1980

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Ánh Nguyệt - 1982

Thứ Năm

: Nguyễn Văn Tấn - 1986

Thứ Sáu

: Nguyễn Văn Toàn - 1988

● Nguyễn Văn Thủ lập gia đình với Nguyễn Thị Hồng Y người cùng quê xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo. Làm ruộng. Sanh 1 con trai là Nguyễn Quốc Bảo năm 2000.

● Nguyễn Văn Tướng lập gia đình với Nguyễn Thị Vẹo sanh năm 1982, cùng xã Thanh Bình. Làm ruộng. Hai con gái của ông bà là Nguyễn Thị Quyên sanh năm 2007 và Nguyễn Thị Viên sanh năm 2009.

● Nguyễn Văn Tấn lập gia đình với Nguyễn Thị Huệ sanh năm 1988 tại Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh sanh hai con gái là Nguyễn Thị Phượng năm 2008 và Nguyễn Thị Nhung năm 2010.

Ông NGUYỄN VĂN TRƯƠNG

Chín Trương

Sanh năm 1967

Bà TRẦN THỊ PHỤNG

Sanh năm 1971

Nguyễn Văn Trương là con trai thứ Chín của ông Nguyễn Văn Tám và bà Nguyễn Thị Tám, sanh năm 1967 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo.

Ông làm ruộng, chăm lo làm ăn, thờ cúng ông bà.

Ông lập gia đình với bà Trần Thị Phụng sanh năm 1971 quê Tân Bình Thạnh.

Hai con của ông bà là:

Thứ Hai

: Nguyễn Ngọc Vinh - 1991

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Huỳnh Như - 2012

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN CHÀ

2. Ông NGUYỄN VĂN RA

Sanh năm 1955

Bà NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Sanh năm 1955

Thuở nhỏ ông Nguyễn Văn Ra đi học, tham gia cách mạng năm 1973 ở đơn vị biệt lập của huyện Chợ Gạo. Đến năm 1978, ông Ra được rút về tỉnh đội Tiền Giang và được phân công về sư đoàn 339 Quân khu 9, tham gia chiến trường biên giới Tây Nam, Campuchia.

Ông bị thương, được giải quyết chính sách phục viên, hưởng chế độ thương binh. Ông về quê sống và tham gia tổ tự quản địa phương.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Hương, người cùng quê, làm ruộng.

Các con của ông bà:

1 : Nguyễn Thị Mỹ Dung – 1980

2 : Nguyễn Văn Tím – 1982

3 : Nguyễn Văn Sơn – 1984

4 : Nguyễn Văn Đông - 1986


CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN ÚT

2. Ông NGUYỄN VĂN HAI

Hai Nhỏ

Sanh năm 1957

Bà CAO THỊ MỘT

Sanh năm 1964

clip_image117

Ông Nguyễn Văn Hai

Ông Nguyễn Văn Hai là con trai trưởng của ông Nguyễn Văn Út và bà Nguyễn Thị Khuê. Ông tham gia cách mạng năm 1975, đơn vị C7 Thông tin Tỉnh đội Tiền Giang. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2 năm 1980 tại phòng Hậu cần Tỉnh đội Tiền Giang. Cấp bậc chuẩn úy.

Năm 1982, ông được giải quyết phục viên về địa phương tham gia sản xuất tập thể, làm tập đoàn trưởng nông nghiệp ấp Bình Long, xã Thanh Bình. Từ năm 1994 đến năm 2005 ông Nguyễn Văn Hai làm phó chủ tịch, chủ tịch UBND xã Thanh Bình.

Năm 2005 ông là chủ tịch UBMTTQ xã, nghỉ hưu năm 2010.

Vợ ông là bà Cao Thị Một, sanh năm 1964, quê xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

1 : Nguyễn Quốc Thắng - 1983

2 : Nguyễn Quốc Phong -1985

3 : Nguyễn Thị Ngọc Giàu - 1987

5. Ông NGUYỄN VĂN NĂM

Năm Nhỏ

Sanh năm 1967

Bà NGUYỄN THỊ CẨM HỒNG

Sanh năm 1971

Ông Nguyễn Văn Năm (Năm Nhỏ) sanh năm 1967 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho lập gia đình với bà Nguyễn Thị Cẩm Hồng sanh năm 1971, là công nhân.

Các con của ông bà:

1 : Nguyễn Thị Mỹ Thiên - 1992

2 : Nguyễn Thị Yến Nhi - 2002

3 : Nguyễn Minh Đạt - 2008

6. Ông NGUYỄN VĂN DIỆU

Sáu Diệu

Sanh năm 1968

Bà TÔ THỊ HIẾU

Sanh năm 1968

Ông Nguyễn Văn Diệu đi học ở xã Thanh Bình, năm 1985 vào ngành Cảnh sát Giao thông đường thủy.

Ông được giải quyết phục viên năm 1993, về quê sản xuất.

Vợ ông là bà Tô Thị Hiếu, sanh năm 1968, người quê Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Nghề nghiệp buôn bán.

Các con của ông bà:

1 : Nguyễn Thị Mai Khanh - 1992

2 : Nguyễn Trường Kha - 1998

7. Ông NGUYỄN VĂN MẾN

Bảy Mến

Sanh năm 1969

Bà LÊ THỊ VẸN

Sanh năm 1967

Ông Nguyễn Văn Mến thuở nhỏ đi học, sau tháng 4 năm 1975 ở nhà, làm ruộng. Vợ ông là bà Lê Thị Vẹn sanh năm 1967, quê xã Mỹ Phong, tỉnh Mỹ Tho.

Ông bà có 3 người con:

1 : Nguyễn Quốc Thân - 1991

2 : Nguyễn Thị Mơ -1994

3 : Nguyễn Quốc Trang - 1998

8. Ông NGUYỄN VĂN TÝ

Tám Nhỏ

Sanh năm 1974

Bà NGUYỄN NGỌC TUYẾT

Sanh năm 1981

Ông Nguyễn Văn Tý sanh năm 1974, là con riêng của bà Nguyễn Thị Khuê và ông Nguyễn Văn Đẵng (Mười Đẵng). Ông làm ruộng ở quê xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo.

Ông lập gia đình với bà Nguyễn Ngọc Tuyết sanh năm 1981, quê Trung Hòa, huyện Chợ Gạo. Bà là giáo viên trường THPT Thủ Khoa Huân.

Các con của ông bà:

1 : Nguyễn Ngọc Trâm Anh - 2006

2 : Nguyễn Văn Tuấn Anh – 2012


ĐỜI SÁU

CÁC CHÁU CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN HIỂN

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN SANH

2. Ông NGUYỄN VĂN TÂM

Nguyễn Văn Đô

1943-1968

Hy sinh ngày 17 tháng 7 năm 1968

Nguyễn Văn Tâm tên khác là Nguyễn Văn Đô, sanh tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho; là con trai trưởng của ông Nguyễn Văn Sanh và bà Phạm Thị Phương. Ông đậu Tú Tài 1, tham gia cách mạng năm 17 tuổi (năm 1960) tại địa phương, sau gia nhập tiểu đoàn 261, cấp bậc thượng sĩ giữ chức tiểu đội trưởng Quân y tiểu đoàn.

Ông hy sinh ngày 17 tháng 7 năm 1968, tại xã Hội Cư, quận Cái Bè, tỉnh Định Tường. Sau ngày hòa bình, hài cốt ông được nhà nước quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông Nguyễn Văn Mười Hai là em ruột thờ, cúng giỗ ông Nguyễn Văn Tâm ngày 17 tháng 7 âm lịch.

clip_image119 clip_image121

Bằng Tổ quốc ghi công và mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Tâm (Đô)


3. Ông NGUYỄN VĂN CHỈ

1945-1970

Hy sinh ngày 8 tháng 5 năm 1970

clip_image123

Liệt sĩ Nguyễn Văn Chỉ

Ông Nguyễn Văn Chỉ là con trai thứ ba của ông Nguyễn Văn Sanh và bà Phạm Thị Phương. Đang học thi Tú Tài 2, ông tham gia cách mạng năm 1964 tại địa phương, là phó trưởng ban Tài chánh huyện Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Ông hy sinh trên đường công tác ngày 8 tháng 5 năm 1970.

Sau ngày hòa bình, hài cốt ông được nhà nước quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Thanh Bình. Em ruột Nguyễn Văn Tân cúng giỗ ngày 7 tháng 5 âm lịch.

clip_image125 clip_image127

Bằng Tổ quốc ghi công và phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Chỉ

4. Ông NGUYỄN VĂN HUY

Sanh năm 1947

Bà PHAN THỊ CHÍN

Sanh năm 1946

clip_image129

Ông Nguyễn Văn Huy - Trung tướng Nguyễn Việt Thành

Ông Nguyễn Văn Huy còn có tên là Nguyễn Việt Thành, trung tướng Công an Nhân dân Việt Nam. Ông sanh năm 1947, là con thứ tư của ông Nguyễn Văn Sanh và bà Phạm Thị Phương. Ông tham gia cách mạng tại địa phương, năm 1965 là trưởng công an xã Thanh Bình.

Cuối năm 1966, ông được rút về tiểu đoàn 514 Tỉnh đội Mỹ Tho và được chọn vào đại đội vệ binh của Tỉnh ủy. Từ chức vụ trung đội trưởng, qua nhiều gian lao thử thách và chiến đấu, ông được đề bạt lên đại đội phó, rồi đại đội trưởng đội vệ binh.

Bí danh của ông là Tư Bốn.

Đầu năm 1974, Tỉnh ủy Mỹ Tho cử ông đi học trường Quân chính Trung ương tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (Bắc Tây Ninh)

Đầu năm 1975, ông được giao làm tiểu đoàn phó kiêm tham mưu trưởng tiểu đoàn 3 gồm các học viên của trường, tiến về giải phóng Sài Gòn.

Từ năm 1976 đến năm 1986, ông lần lượt giữ các chức vụ trưởng phòng Cảnh sát Giao thông, phó chỉ huy trưởng, đến quyền chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Cảnh sát nhân dân thuộc Công an tỉnh Tiền Giang.

Năm 1980, ông được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ.

Từ năm 1987 đến 1998, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó giám đốc, Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang.

Tháng 4 năm 1998, ông được phong hàm Thiếu tướng.

Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, phụ trách phía Nam. Ông được giao làm Trưởng ban chuyên án triệt phá tổ chức tội phạm xã hội đen do Năm Cam cầm đầu.

Tháng 7 năm 2003, ông được thăng quân hàm Trung tướng.

Năm 2006, ông nhận quyết định làm Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Ông là người cương trực, bản tánh hiền lành, rất thương yêu đồng đội, anh em.

Đầu năm 2009, ông Nguyễn Văn Huy nghỉ hưu về sống tại quê nhà ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

clip_image131

Ông Nguyễn Văn Huy (hàng sau, bìa bên phải) tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Công an Trung ương lần IV, nhiệm kỳ 2005-1010

clip_image133

Ông Nguyễn Văn Huy (thứ ba từ phải sang) trong Lễ trao tặng huy hiệu Đảng tại Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng-chống tham nhũng

Vợ ông Nguyễn Văn Huy là bà Phan Thị Chín, sanh năm 1946 tại xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong gia đình có truyền thống yêu nước. Trong kháng chiến chống Mỹ, bà Chín và gia đình có nhiều đóng góp với cách mạng.

clip_image135

Ông bà Nguyễn Văn Huy

Ông bà sống tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

- Thứ Hai: Nguyễn Tấn Dũng, sanh năm 1974

- Thứ Ba: Nguyễn Thị Việt Hồng, sanh năm 1977

- Thư Tư: Nguyễn Tấn Phúc, sanh năm 1981

5. Bà NGUYỄN THỊ BÉ NĂM

Sanh năm 1949

Ông TRẦN QUỐC THÉP

Sanh năm 1951

Bà Nguyễn Thị Bé Năm là con gái thứ năm của ông Nguyễn Văn Sanh và bà Phạm Thị Phương, sinh 1949 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Bà tham gia cách mạng năm 1966 ở xã, huyện, tỉnh liên tục đến ngày giải phóng.

Bà làm việc trong ngành du lịch tỉnh Tiền Giang, là trưởng phòng tổ chức Công ty Du lịch Tiền Giang, nghỉ hưu năm 2007.

Chồng bà là ông Trần Quốc Thép sanh năm 1951 tại Gò Công, tham gia cách mạng năm 1965, chức vụ cao nhứt Phó Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Tiền Giang.

Ông nghỉ hưu năm 2010

Gia đình hiện ở phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Ông bà có 2 con (1 trai, 1 gái):

Thứ hai

: Trần Thị Kim Tuyến – 1975

Thứ Ba

: Trần Quốc Cường - 1977

● Bà Trần Thị Kim Tuyến tốt nghiệp đại học Tài chánh, lập gia đình với Dương Phước Lợi, sanh năm 1972 phường 2 TP. Mỹ Tho.

Ông bà sanh 2 con trai là Dương Minh Khôi (2002) và Dương Minh Nguyên (2004)

Hiện cư ngụ tại xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho.

● Ông Trần Quốc Cường tốt nghiệp đại học Luật, làm việc tại Thanh tra tỉnh Tiền Giang. Ông lập gia đình với bà Huỳnh Thị Kim Châu sanh năm 1983, quê Qui Nhơn (Bình Định).

Ông bà sanh 2 con (1 gái, 1 trai): Nguyễn Huỳnh Anh Thư (2009), Trần Trọng Nghĩa (2013)

Hiện cư ngụ tại phường 5 TP. Mỹ Tho.

8. Ông NGUYỄN VĂN TÁM

1952-1995

Giỗ: ngày 13 tháng 8 âm lịch

Bà TRẦN THỊ SÁU

Sanh năm 1954

clip_image137

Bia mộ ông Nguyễn Văn Tám

Ông Nguyễn Văn Tám sanh năm 1952, tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Ông tham gia cách mạng năm 1967, công tác tại Tỉnh ủy, Tỉnh đội Mỹ Tho liên tục.

Sau ngày hòa bình, ông chuyển ngành làm việc tại Công ty Hải sản Tiền Giang. Ông bệnh, qua đời năm 1995. Mộ ông tại nghĩa trang Chi họ Nguyễn Minh Hương ấp Bình Long, xã Thanh Bình.

Vợ ông Nguyễn Văn Tám là bà Trần Thị Sáu, sanh năm 1954 hiện cư ngụ ở ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông bà có 5 người con (2 trai, 3 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Kim Liên - 1976

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Ảnh - 1978

Thứ Tư

: Nguyễn Văn Tuấn - 1979

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Diễm - 1981

Thứ Sáu

: Nguyễn Văn Triều - 1985

9. Ông NGUYỄN THANH NHÀN

Sanh năm 1957

Bà PHẠM THỊ MINH CHÂU

Sanh năm 1960

clip_image139

Ông Nguyễn Thanh Nhàn và bà Phạm Thị Minh Châu

Ông Nguyễn Thanh Nhàn sanh 1957 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho; tham gia cách mạng năm 1974 trong lực lượng võ trang tỉnh Mỹ Tho, công tác tại phòng tham mưu.

Năm 1978, ông tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam, sau được điều về công tác tại Quân khu 9, đóng tại thành phố Cần Thơ, cấp bậc Đại úy.

Ông chuyển ngành về Tiền Giang làm công tác Đảng ở Tỉnh ủy Tiền Giang. Chức vụ cao nhứt là Tỉnh ủy viên, bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh.

Vợ ông Nguyễn Thanh Nhàn là bà Phạm Thị Minh Châu sanh 1960, quê Cần Thơ. Bà theo chồng về Tiền Giang, làm kế toán vật tư Công ty Vận tải tàu biển Tiền Giang. Bà đã nghỉ hưu.

Ông bà hiện ngụ tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo. Các con của ông bà (1 trai, 1 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Nhân Danh – 1987

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Trung Nguyên - 1991

10. Bà NGUYỄN THỊ MƯỜI

Sanh năm 1958

Ông NGUYỄN VĂN VUI

1957 - 2005

Bà Nguyễn Thị Mười là con gái thứ Mười của ông Nguyễn Văn Sanh và bà Phạm Thị Phương, sanh tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Chồng bà là ông Nguyễn Văn Vui, sanh năm 1957 xã Tân Thới huyện Gò Công Tây, thiếu tá Công an tỉnh Tiền Giang.

Ông bệnh, qua đời năm 2005.

Hai con của ông bà:

1 : Nguyễn Thị Thanh Hằng - 1980

2 : Nguyễn Nhật Quang - 1982

Bà Nguyễn Thị Mười và con trai hiện ở phường 8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

● Nguyễn Thị Thanh Hằng tốt nghiệp đại học, nghiên cứu sinh ngành Tài chánh Ngân hàng, làm việc tại ngân hàng Công Thương VN chi nhánh TP.HCM.

Thanh Hằng lập gia đình với Nguyễn Văn Thái sanh năm 1972 tại Đồng Tháp, công tác tại Công an TP.HCM.

Ông bà có 2 con là Nguyễn Chí Nhân (2007), Nguyễn Chí Nam (2009). Hiện cư ngụ tại thành phố Hồ Chí Minh.

● Nguyễn Nhật Quang công tác tại Công an Tiền Giang, lập gia đình lần đầu với Nguyễn Thị Kim Phụng có 1 con là Nguyễn Khánh Vỹ. Ly dị năm 2000. Lập gia đình lần hai với Trần Thị Diệu Hiền, sanh Nguyễn Trần Hùng Long (2012)


12. Ông NGUYỄN VĂN MƯỜI HAI

Sanh năm 1965

Bà HUỲNH THỊ ĐÁO

Sanh năm 1967

Ông Nguyễn Văn Mười Hai sanh năm 1965 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho). Ông là Thượng tá, trưởng Công an thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Vợ ông Nguyễn Văn Mười Hai là bà Huỳnh Thị Đáo, sanh năm 1967, quê xã Mỹ Hội, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Gia đình sống tại phường 8, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Ông bà sanh được 1 trai, 1 gái:

Thứ Hai

: Nguyễn Xuân Trường – 1989

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Xuân Mai - 1993

13. Ông NGUYỄN VĂN TÂN

Sanh năm 1966

Bà PHAN THỊ NGUYỆT

Sanh năm 1973

Ông Nguyễn Văn Tân là con trai út của ông Nguyễn Văn Sanh và bà Phạm Thị Phương, sanh 1966 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho). Ông là thượng tá Phó phòng Cảnh sát Môi trường tỉnh Tiền Giang.

Vợ ông Nguyễn Văn Tân là bà Phan Thị Nguyệt.

Ông bà hiện sống tại phường 8 thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Kiều Thanh Thảo – 1992

Thứ Ba

: Nguyễn Phan Như Ngọc - 2002

ĐỜI SÁU

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN LIÊM

2. Ông NGUYỄN VĂN HÀ

1951- 1967

Liệt sĩ

clip_image141 clip_image143

Phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Hà trong nghĩa trang liệt sĩ xã Thanh Bình

Ông Nguyễn Văn Hà sanh năm 1951 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, tham gia cách mạng năm 1965, hoạt động trong ngành trinh sát kỹ thuật của lực lượng võ trang Miền.

Ông hy sinh anh dũng trong một trận càn của địch.

Sau ngày hòa bình, nhà nước quy tập hài cốt ông về nghĩa trang liệt sĩ xã Thanh Bình.

Ngày hy sinh ghi trên bia mộ: 19 tháng 7 năm 1967

3. Bà NGUYỄN THỊ HẢI

Sanh năm 1954

Ông NGUYỄN CHÍ PHI

Sanh năm 1954

clip_image145

Bà Nguyễn Thị Hải và ông Nguyễn Chí Phi (Ảnh chụp năm 1976)

Bà Nguyễn Thị Hải sanh năm 1954, tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho. Bà lấy chồng là ông Nguyễn Chí Phi, người quê xã Mỹ Phước Tây, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho.

Gia đình ông Phi có truyền thống cách mạng, cha là liệt sĩ, bà nội là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Ông Nguyễn Chí Phi là Thiếu tướng Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang.

Ông bà sanh 3 người con:

1

: Nguyễn Thị Thùy Linh - 1978

2

: Nguyễn Thị Thùy Dương - 1981

3

: Nguyễn Phi Long - 1989

4. Ông NGUYỄN VIỆT THUẦN

Sanh năm 1957

Bà NGUYỄN THỊ KIM TUYẾN

Sanh năm 1960

Ông Nguyễn Việt Thuần sanh năm 1957 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho; là con thứ Tư của ông Nguyễn Văn Liêm và bà Võ Thị Năm. Thuở nhỏ ông học tại quê nhà, lớn lên đi học tại tỉnh lỵ Mỹ Tho, tốt nghiệp cấp 3.

Tháng 3 năm 1976, ông được tuyển vào ngành công an , công tác tại phòng Cảnh sát 4 Công an Tiền Giang. Tháng 8 năm 1976, ông được điều động về phòng Công tác Chính trị Công an Tiền Giang.

Tháng 8 năm 1982, ông chuyển ngành, công tác tại Công ty Vận tải Ô tô Tiên Giang sau là Công ty Cổ phần Vận tải Ô tô Tiền Giang. Ông là bí thư chi bộ Công ty, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.

Ông lập gia đình năm 1977 với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến sanh năm 1960, là con của ông Nguyễn Văn Phúc và bà Trần Thị Cảnh, người cùng quê xã Thanh Bình.

Gia đình hiện ngụ tại xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Thủy Ngân – 1978

Thứ Ba

: Nguyễn Thế Anh - 1992

● Nguyễn Thị Thủy Ngân tốt nghiệp trung học phổ thông, hiện là công nhân viên chức, ngụ tại xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

● Nguyễn Thế Anh, tốt nghiệp đại học,

5. Ông NGUYỄN TẤN QUỐC

1960 – 1986

Giỗ: 18 tháng 11 âm lịch

Bà NGUYỄN THỊ NGỌC THÚY

Sanh năm 1959

clip_image147

Mộ ông Nguyễn Tấn Quốc trong khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương

Ông Nguyễn Tấn Quốc sanh năm 1960 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).

Ông học hết lớp 11 phổ thông, được tuyển vào ngành công an, tháng 12 năm 1977 chuyển công tác về phòng cảnh sát giao thông Công an Tiền Giang. Ông bị tai nạn lao động, qua đời tháng 12 năm 1986, hưởng dương 25 tuổi.

Vợ ông Nguyễn Tấn Quốc là Nguyễn Thị Ngọc Thúy, sanh năm 1959, quê Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnhTiền Giang.

Con ông Nguyễn Tấn Quốc là Nguyễn Quốc Hưng sĩ quan Công an Tiền Giang.

Hiện cư ngụ tại phường 8, TP. Mỹ Tho.

6. Bà NGUYỄN THỊ TUYẾT

Sanh năm 1963

Ông VÕ VĂN SƠN

Sinh năm 1961

Bà Nguyễn Thị Tuyết sanh năm 1963 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).

Bà là tiểu thương, ngụ tại phường 6 thành phố Mỹ Tho

Chồng bà là ông Võ Văn Sơn, người quê Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Hiện cư ngụ tại phường 6, TP. Mỹ Tho.

Ông bà có 2 con:

1 : Võ Thị Tuyết Mai sanh năm 1988

2 : Võ Thành Dũng, sanh năm 1999.

7. Bà NGUYỄN THỊ VÂN

Sanh năm 1966

Ông PHAN TẤN NHỊN

Sanh năm 1969

Bà Nguyễn Thị Vân là con của ông Nguyễn Văn Liêm và bà Võ Thị Năm. Thủơ nhỏ bà đi học ở quê, học xong cấp 2.

Năm 1984, bà lấy chồng là ông Phan Tấn Nhịn, sanh năm 1969, về quê chồng là xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo.

Ông Phan Tấn Nhịn trình độ trung cấp kỹ thuật lâm nghiệp.

Hiện bà là tiểu thương, sống tại phường 8 thành phố Mỹ tho.

Ông bà có 2 con gái:

Thứ Hai

: Phan Thị Cẩm Nhung – 1985

Thứ Ba

: Phan Thị Trúc Uyên - 1998

clip_image149

Lễ vu quy con gái Phan Thị Cẩm Nhung và Trương Thiện Ân

8. Bà NGUYỄN THỊ CHÍNH

Bé Chính

Sanh năm 1968

Ông PHAN VĂN TÙNG

Sanh năm 1966

Bà Nguyễn Thị Chính sanh năm 1968 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho). Bà là con gái út của ông Nguyễn Văn Liêm và bà Võ Thị Năm.

Lúc cha mất, bà Chính được 2 tuổi, tuổi thơ khá vất vả. Bà phụ giúp việc nhà, cố gắng học hành và học hết lớp 11/ 12.

Bà lập gia đình với ông Phan Văn Tùng, người quê Phú Kiệt, huyện Chợ Gạo, học vấn 12/ 12. Hiện cư ngụ tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông bà có 2 con:

Thứ Hai

: Phan Huỳnh Như - 1992

Thứ Ba

: Phan Huỳnh Khâu - 1996

ĐỜI SÁU

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN LÝ

2. Bà NGUYỄN THỊ LỆ

Sanh năm 1956

Ông NGUYỄN VĂN MÃNH

Sanh năm 1956

Bà Nguyễn Thị Lệ là con thứ hai của ông Nguyễn Văn Lý, sanh năm 1956 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Mỹ Tho. Chồng bà là ông Nguyễn Văn Mãnh, người cùng quê, làm nông.

Gia đình hiện cư ngụ tại ấp 7 xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

1

: Nguyễn Văn Quân – 1976

2

: Nguyễn Thị Dung - 1979

3

: Nguyễn Văn Đạt - 1981

3. Bà NGUYỄN THỊ TƯ

Sanh năm 1959

Ông PHẠM VĂN SOÀN

1954- 2013

Bà Nguyễn Thị Tư là con gái của ông Nguyễn Văn Lý, sanh năm 1958 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).

Chồng bà là ông Phạm Văn Soàn sanh năm 1955, đi bộ đội năm 1978 ở trung đoàn 26 vận tải, Quân khu 9.

Tháng 6 năm 1979 chuyển hàng cho Mặt trận 979 bị tàn quân Pôn Pốt chận đánh, chạy lạc vô rừng 3 tháng sau mới tìm nhập lại QĐNDVN.

Ông được phục viên về Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ông bệnh mất năm 2013

Ông bà có 4 người con

1

: Phạm Thị Muối - 1980

2

: Phạm Thị Vui – 1982

3

: Phạm Văn Tươi – 1984

4

: Phạm Thị THắm - 1985

4. Bà NGUYỄN THỊ NĂM

Sanh năm 1961

Ông ĐOÀN VĂN CHUNG

Sanh năm 1965

clip_image151

Bà Nguyễn Thị Năm

Bà Nguyễn Thị Năm sanh năm 1961 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).

Cha mẹ thôi nhau, bốn chị em sống với cha trong cảnh “gà trống nuôi con” lớn lên thất học, cuộc sống vất vả.

Chồng bà là ông Nguyễn Văn Chung, người quê Lương Hòa Lạc.

Ông bà sống bằng nghề nông: trồng trọt, chăn nuôi nỗ lực thoát nghèo. Gia đình hiện cư ngụ tại ấp 6, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông bà sanh được 3 người con:

1

: Đoàn Ngọc Thủy – 1980

2

: Đoàn Ngọc Việt – 1982

3

: Đoàn Ngọc Oanh - 1984

5. Bà NGUYỄN THỊ SÁU

Sanh năm 1963

Ông NGUYỄN HOÀNG TRIỀU

Sanh năm 1959

Bà Nguyễn Thị Sáu là con gái út của ông Nguyễn Văn Lý, sanh năm 1962 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho). Chồng bà là ông Nguyễn Hoàng Triều sanh năm 1959 người xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông bà sống bằng nghề nông.

Hiện cư ngụ tại xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

1 : Nguyễn Thị Trúc - 1979

2 : Nguyễn Hoàng Thanh - 1981

3 : Nguyễn Thị Trúc Linh - 1983

4 : Nguyễn Thị Trúc Ly - 1985

ĐỜI THỨ SÁU

CÁC CHÁU CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN THÔNG

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN ẤT

6. Ông NGUYỄN VĂN LẬP

Sanh năm 1964

Ông Nguyễn Văn Lập là con thứ Sáu của ông Nguyễn Văn Ất và bà Đặng Thị Ngâu, sanh năm 1967 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường.

Không rõ vợ con.

Hiện cư ngụ tại ấp 6, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

7. Ông NGUYỄN THÀNH TÀI

Sanh năm 1969

Bà NGUYỄN THỊ LÊ

Sanh năm 1972

Ông Nguyễn Thành Tài là con thứ bảy của ông Nguyễn Văn Ất và bà Đặng Thị Ngâu, sanh năm 1969 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Lê, sanh năm 1972, quê xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An

Hiện cư ngụ tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Quốc Thắng – 1991

Thứ Ba

: Nguyễn Hồng Cẩm – 1999

Thứ Tư

: Nguyễn Hồng Gấm 2001

CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN LẦU

2. Ông NGUYỄN VĂN ĐỨC

Đực Tức

Sanh năm 1957

Bà NGUYỄN THỊ DUYÊN

Sinh năm 1959

Ông Nguyễn Văn Đức là con trai trưởng của ông Nguyễn Văn Lầu và bà Văn Thị Trầm, sanh năm 1957 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).

Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Duyên, sanh năm 1959, người cùng quê.

Ông bà làm ruộng. Cư ngụ tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Hoàng Tân -1978

Thư Ba

: Nguyễn Thị Hồng Thắm - 1981

Thứ Tư

: Nguyễn Hoàng Lâm - 1984

Thứ Năm

: Nguyễn Hoàng Thái - 1987

Thứ Sáu

: Nguyễn Hùng Bảo - 1989

CÁC CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN SON

2. Ông NGUYỄN NGỌC VỮNG

Sanh năm 1963

Bà DƯƠNG THỊ HẠNH

Sanh năm 1966

Ông Nguyễn Ngọc Vững là con trai trưởng của ông Nguyễn Văn Son và bà Nguyễn Thị Lan, sanh năm 1963 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường.

Ông lập gia đình với bà Dương Thị Hạnh, sanh năm 1966 tại thị trấn Chợ Gạo, quận Chợ Gạo, tỉnh Mỹ Tho.

Hiện cư ngụ tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

1 : Nguyễn Ngọc Yến - 1992

2 : Nguyễn Tuấn Kiệt - 1999

3. Ông NGUYỄN VĂN NAM

Sanh năm 1978

Bà TRẦN THỊ NGỌC THÚY

Sanh năm 1979

Ông Nguyễn Văn Nam là con thứ ba của ông Nguyễn Văn Son và bà Nguyễn Thị Lan, sanh năm 1978 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo.

Ông lập gia đình với bà Trần Thị Ngọc Thúy, sanh năm 1979, quê xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An

Hiện cư ngụ tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Con của ông bà là Nguyễn Nhật Trường, sanh năm 1998

CON CỦA ÔNG NGUYỄN HOÀNG PHẤN

2. Ông NGUYỄN VĂN VŨ

Sanh năm 1963

Bà NGUYỄN THỊ HẰNG

Sanh năm 1963

Ông Nguyễn Văn Vũ là con trai trưởng của ông Nguyễn Hoàng Phấn và bà Vương Thị Ngọc Ánh, sanh năm 1963 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho). Vợ ông Vũ là bà Nguyễn Thị Hằng, sanh năm 1963, người cùng quê.

Gia đình hiện ngụ tại xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông bà sanh được 3 người con:

Thứ Hai

: Nguyễn Hoàng An - 1984

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Huỳnh Nga - 1986

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Mơ - 1988

● Nguyễn Hoàng An là kỹ sư cơ khí, làm việc tại Vũng Tàu

● Nguyễn Thị Huỳnh Nga tốt nghiệp cao đẵng ngành Tài nguyên Môi trường, làm việc tại Mỹ Tho.

3. Bà NGUYỄN THỊ NHANH

Sanh năm 1974

Ông LÊ VĂN MẾN

Bà Nguyễn Thị Nhanh sanh năm 1974 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường.

Bà lấy chồng là ông Lê Văn Mến, con ông bà Lê Văn Chường, cùng xã.

4.Ông NGUYỄN HOÀNG DIỆU

Sanh năm 1976

Bà NGUYỄN HỒNG HUỆ

Sanh năm 1976

Ông Nguyễn Hoàng Diệu và vợ là bà Nguyễn Hồng Huệ hiện sống tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông bà sinh sống bằng nghề nông.

Hai người con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Hoàng Thoại - 1997

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Ngọc Quyển - 2003

ĐỜI SÁU

CÁC CHÁU CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN MINH

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN SỬ

2. Ông NGUYỄN VĂN ÂN

Sanh năm 1956

Bà NGUYỄN THỊ HƯƠNG

Sanh năm 1955

Ông Nguyễn Văn Ân là con trai trưởng của ông Nguyễn Văn Sử và bà Trần Thị Bưởi, sanh năm 1956 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường.

Ông tốt nghiệp trung học cơ sở, hiện là cán bộ nhà nước.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Hương, sanh năm 1955, người cùng quê. Bà làm ruộng, nội trợ.

Hiện cư ngụ tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Hồng Phượng - 1977

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Hồng Vân - 1979

Thứ Tư

: Nguyễn Thị Hồng Hạnh - 1982

Thứ Năm

: Nguyễn Hữu Phúc - 1986

Thứ Sáu

: Nguyễn Thị Trúc Ly - 1996

3. Bà NGUYỄN THỊ LAN

Sanh năm 1963

Ông NGUYỄN VĂN BA

Sanh năm 1956

Bà Nguyễn Thị Lan sanh năm 1956, lớn lên tại quê nhà xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường.

Bà học hết trung học rồi ở nhà làm ruộng, phụ giúp gia đình.

Bà lập gia đình với ông Nguyễn Văn Ba, sanh năm 1956, quê xã Mỹ Tịnh An. Bà theo về quê chồng sanh sống từ đó đến nay.

4. Bà NGUYỄN THỊ NHỎ

Sanh năm 1960

Ông NGUYỄN VĂN MƯỜI

Sanh năm 1958

Bà Nguyễn Thị Nhỏ là con thứ tư của ông Nguyễn Văn Sử và bà Trần Thị Bưởi. Bà lập gia đình với ông Nguyễn Văn Mười, sanh năm 1958, quê xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường.

Ông bà sống bằng nghề nông.

Hiện ngụ tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

5. Ông NGUYỄN VĂN NĂM

Sanh năm 1962 - 1979

5. Ông NGUYỄN VĂN SÁU

Sanh năm 1964

Mất sớm – không rõ năm

7. Bà NGUYỄN THỊ TÁM

Sanh năm 1966

Bà Nguyễn Thị Tám sanh năm 1966 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường.

Bà học hết bậc tiểu học rồi lập gia đình với ông Nguyễn Văn Dũng sanh năm 1975, người cùng xã.

Hiện làm ruộng tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo..

8. Bà NGUYỄN THỊ BÉ CHÍN

Sanh năm 1968

Bà Nguyễn Thị Bé Chín sanh năm 1968, sống tại quê ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo

Bà tốt nghiệp trung học cơ sở.

Bà lập gia đình với ông Nguyễn Văn Út, sanh năm 1971 người cùng xã. Hiện bà làm nông, nội trợ.

9. Bà NGUYỄN THỊ MƯỜI

Sanh năm 1970

Bà Nguyễn Thị Mười sanh năm 1970, tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường

Bà tốt nghiệp trung học cơ sở.

Bà lập gia đình với ông ….., theo chồng về quê xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo làm nông nghiệp.

10. Ông NGUYỄN VĂN ÚT

Sanh năm 1971

Ông Nguyễn Văn Út là con trai út của ông Nguyễn Văn Sử và bà Trần Thị Bưởi. Ông sống tại quê nhà ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo làm nông.

Ông lập gia đình với bà Trương Thị Thúy Oanh sanh năm 1984 người quê Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

ĐỜI SÁU

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN SUM

2. Ông NGUYỄN VĂN ĐỨC

Đức Mâu

Sanh năm 1961

Bà PHAN THỊ HỮU

Sanh năm 1961

Ông Nguyễn Văn Đức sanh năm 1961 tại xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo (tỉnh Định Tường), lập gia đình với bà Phan Thị Hữu sanh năm 1961, quê quán Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

1 : Nguyễn Thành Trung – 1981

2 : Nguyễn Thị Hiếu - 1983

● Nguyễn Thành Trung lấy vợ là Phan Thị Hợi, sanh năm 1983 tại xã Tân Bình Thạnh, huyện Chợ Gạo.

Các con là :

Nguyễn Phan Hoài Linh (2005)

Nguyễn Phan Hoài Lộc (2007)

● Nguyễn Thị Hiếu lấy chồng ấp Trường Xuân A, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

3. Ông NGUYỄN VĂN NHÌ

Sanh năm 1966

Bà NGUYỄN THỊ KIM CHI

Sanh năm 1966

Ông Nguyễn Văn Nhì sanh năm 1966 tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, quận Chợ Gạo, tỉnh Định Tường (Mỹ Tho).

Ông tham gia cách mạng năm 1984, làm việc trong ngành công an đến năm 1991 thì nghỉ.

Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Kim Chi, sanh năm 1966, quê An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo

Ông bà sanh được 3 người con ( 1 trai, 2 gái):

Thứ Hai

: Nguyễn Thị Hồng Thủy - 1991

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Diễm Trinh – 1995

Thứ Tư

: Nguyễn Chí Thiện - 2003

5. Bà NGUYỄN THỊ HƯỜNG

Sanh năm 1975

Ông NGUYỄN VĂN ĐỠ

Sanh năm 1973

Bà Nguyễn Thị Hường sanh năm 1975 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo lập gia đình với ông Nguyễn Văn Đỡ sanh năm 1973, cùng quê.

Ông bà làm ruộng, sanh được 2 người con:

1 : Nguyễn Thị Hồng Mơ – 1995

2 : Nguyễn Thị Hồng Thơ - 2002

ĐỜI SÁU

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN NGHĨA

2. Ông NGUYỄN TRUNG HIỀN

Sanh năm 1979

Bà HUỲNH THỊ

KIM HÒA

Sanh năm 1982

Ông Nguyễn Trung Hiền là con trai trưởng của ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Trần Thị Y, sanh năm 1979 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

Ông tốt nghiệp trung học phổ thông.

Vợ ông là bà Huỳnh Thị Kim Hòa, sanh năm 1982, người quê Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Trung Điền - 2002

Thứ Ba

: Nguyễn Đăng Khoa - 2011

3. Bà NGUYỄN THỊ PHIẾN

Sanh năm 1980

Ông NGUYỄN VĂN HÙNG

Sanh năm 1979

Bà Nguyễn Thị Phiến sanh năm 1980 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Bà tốt nghiệp trung học phổ thông.

Chồng bà Phiến là ông Nguyễn Văn Hùng sanh năm 1979, người cùng quê. Ông bà làm nông, cư ngụ tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

4. Ông NGUYỄN TRUNG TÀI

Bà TRẦN THỊ CẨM NGHIÊM

Ông Nguyễn Trung Tài là con trai của ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Trần Thị Y, sanh năm 1983 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ông tốt nghiệp trung học phổ thông.

Ông Nguyễn Trung Tài lập gia đình với bà Trần Thị Cẩm Nghiêm sanh năm 1988 tại xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo

Hiện ông làm nông tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông bà có con trai là Nguyễn Thiên Tân sanh năm 2014.

5. Bà NGUYỄN THỊ QUYẾN

Ông PHẠM VĂN NHƯƠNG

Bà Nguyễn Thị Quyến sanh năm 1985 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Bà lập gia đình với ông Phạm Văn Nhương sanh năm 1983, quê tỉnh Thái Bình. Ông Nhương là công nhân.

Gia đình hiện sống tại Bình Dương


6. Ông NGUYỄN TRUNG CHINH

1988 – 2012

Giỗ: ngày 9 tháng 3 âm lịch

Ông Nguyễn Trung Chinh là con trai út của ông Nguyễn Văn Nghĩa và bà Trần Thị Y, sanh năm 1987 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

Ông tốt nghiệp trung học phổ thông, sống với cha mẹ tại quê, làm nông, trồng cây ăn trái.

Ông mất năm 2012


ĐỜI BẢY

CÁC CHÁU CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN SANH

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN HUY

2. Ông NGUYỄN TẤN DŨNG

Sanh năm 1974

Bà NGUYỄN THỊ BÉ BA

Sanh năm 1982

Ông Nguyễn Tấn Dũng sanh năm 1974, hiện đang làm việc trong ngành Công an tỉnh Tiền Giang, cấp bậc trung tá.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Bé Ba, sanh năm 1982, quê xã Phước Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Hiện ngụ tại phường 2, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Ông bà có 2 người con:

Thứ Hai

: Nguyễn Quốc Khánh - 2/9/2000

Thứ Ba

: Nguyễn Thị Bảo Vân - 4/7/2009

3. Bà NGUYỄN THỊ VIỆT HỒNG

Sanh năm 1976

Ông LÊ VĂN PHƯỚC

Sanh năm 1972

Bà Nguyễn Thị Việt Hồng sanh năm 1976 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Bà lập gia đình với ông Lê Văn Phước, quê ấp Phước Thạnh, xã Thuận Hòa, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.

Ông bà đều là bác sĩ chuyên khoa, làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh. Hiện cư ngụ tại số 479 đường Hồng Bàng, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Ông bà có 2 con (1 trai, 1 gái):

Thứ Hai

: Lê Thành Nhân – 2006

Thứ Ba

: Lê Thị Mỹ Quyên – 2009

4. Ông NGUYỄN TẤN PHÚC

Sanh năm 1981

Bà NGUYỄN THỊ THU LÀI

Sanh năm 1986

Ông Nguyễn Tấn Phúc sanh năm 1981 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông công tác trong ngành Công an tỉnh Tiền Giang.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Thu Lài, sanh năm 1986 tại xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giag.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Việt Anh Thư - 2007

Thứ Ba

: Nguyễn Việt Khánh Thư - 2012

   
   

clip_image153 clip_image155

Ông bà Nguyễn Văn Huy và vợ chồng con trai Nguyễn Tấn Phúc.

Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Việt Khánh Thư (con gái của Nguyễn Tấn Phúc)

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN TÁM

2. Bà NGUYỄN THỊ KIM LIÊN

Sanh năm 1976

Ông NGUYỄN VĂN DŨNG

Sanh năm 1975

Bà Nguyễn Thị Kim Liên sanh năm 1976, tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang lấy chồng là Nguyễn Văn Dũng, sanh năm 1975 tại xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho.

Ông bà hiện sống tại xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Các con là:

Thứ Hai

: Nguyễn Thành Nhân -1994

Thứ Ba

: Nguyễn Thị KimThoa - 2004

Thứ Tư

: Nguyễn Thành Tuấn Anh - 2011

Thứ Năm

: Nguyễn Thị Kim Ngân - 2013

3. Bà NGUYỄN THỊ ẢNH

Sanh năm 1978

Ông NGUYỄN VĂN TUẤN

Sanh năm 1978

Bà Nguyễn Thị Ảnh sanh năm 1978, lập gia đình với ông Nguyễn Văn Tuấn sanh năm 1978, quê xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Nguyễn Văn Cảnh - 1998

Thứ Ba

: Nguyễn Tuấn Kiệt - 2008

4. Ông NGUYỄN VĂN TUẤN

Sanh năm 1979

Bà NGUYỄN THỊ TÍN

Sanh năm 1975

Ông Nguyễn Văn Tuấn là con trai thứ tư của ông Nguyễn Văn Tám và bà Trần Thị Sáu, sanh năm 1979 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Vợ ông là bà Nguyễn Thị Tín sanh năm 1975 tại phường 5 TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Gia đình hiện sinh sống tại phường 8 TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Nghề nghiệp mua bán.

Các con là:

Thứ Hai

: Nguyễn Đăng Khoa - 4/12/2003

Thứ Ba

: Nguyễn Gia Bảo - 2/9/2004

5. Bà NGUYỄN THỊ DIỄM

Sanh năm 1982

Ông ĐOÀN VĂN CÔNG

Sanh năm 1982

Bà Nguyễn Thị Diễm sanh năm 1981, lấy chồng là Đoàn Văn Công sanh năm 1982, người quê Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông bà làm ruộng.

Các con là:

Thứ Hai

: Đoàn Thị DiễmThúy - 2003

Thứ Ba

: Đoàn Công Sơn - 2005

6. Ông NGUYỄN VĂN TRIỀU

Sanh năm 1983

Bà NGUYỄN THỊ THU

Sanh năm 1980

Ông Nguyễn Văn Triều sanh năm 1983, là con trai út của ông Nguyễn Văn Tám và bà Trần Thị Sáu.

Ông lập gia đình với bà Nguyễn Thị Thu sanh năm 1980 xã Bình Thành, huyện Chợ Gạo.

Ông bà và các con sinh sống tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Các con là:

Thứ Hai

: Nguyễn Ngọc Thúy Anh - 2007

Thứ Ba

: Nguyễn Việt Thắng - 2009

CON CỦA ÔNG NGUYỄN THANH NHÀN

2. Ông NGUYỄN NHÂN DANH

Sanh năm 1987

Bà BÙI NHƯ THỦY

Sanh năm 1989

Ông Nguyễn Nhân Danh sanh năm 1987 tại Cần Thơ, lớn lên theo cha mẹ về quê cha là xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông tốt nghiệp trung học phổ thông tại thành phố Mỹ Tho.

Trong hai năm 2005 – 2007, ông theo học trung học Hàng hải.

Ông có 18 tháng trong quân ngũ (Bộ đội Biên phòng Tiền Giang)

Ông Nguyễn Nhân Danh làm việc tại Công an Tiền Giang.

Vợ ông là bà Bùi Như Thủy sanh năm 1989, người quê xã Tân Bình Thạnh, tốt nghiệp Trung cấp Dược trường Cao đẵng Y tế tỉnh Tiền Giang.

Ông bà có 1 con trai tên là Nguyễn Nhân Hòa, sanh năm 2013.

Gia đình hiện ở số 59 ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

clip_image157

Gia đình ông Nguyễn Thanh Nhàn và con, cháu

3. NGUYỄN THỊ TRUNG NGUYÊN

Sanh năm 1991

Nguyễn Thị Trung Nguyên sanh năm 1991 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Trung Nguyên tốt nghiệp trung học phổ thông, học Cao đẵng Sư phạm Mỹ thuật tại Tiền Giang.

Hiện là giáo viên Mỹ thuật trường tiểu học Đạo Hạnh, thành phố Mỹ Tho

Cư ngụ tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN MƯỜI HAI

2. Ông NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

Sanh năm 1988

Bà CAO NHÃ PHƯƠNG

Sanh năm 1989

Ông Nguyễn Xuân Trường sanh năm 1988 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Ông lập gia đình với bà Cao Nhã Phương, sanh năm 1989, quê Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Ông Xuân Trường công tác Công an tỉnh Tiền Giang.

Cư ngụ tại phường 8, tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

Con của ông bà là Nguyễn Cao Thắng, sanh năm 2011

3. NGUYỄN THỊ XUÂN MAI

Sanh năm 1992

Nguyễn Thị Xuân Mai sanh năm 1992 tại xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Xuân Mai học tại Học viện Hàng không Việt Nam.

Làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất – TP. HCM

CON CỦA ÔNG NGUYỄN VĂN TÂN

NGUYỄN KIỀU THANH THẢO

Sanh năm 1992

Tốt nghiệp đại học Ngân hàng, làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh

NGUYỄN PHAN NHƯ NGỌC

Sanh năm 2002

Còn nhỏ, sống với gia đình, đi học.

NHÀ THỜ CHI HỌ NGUYỄN MINH HƯƠNG

Ấp Bình Long, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnhTiền Giang

Nhà thờ Chi họ Nguyễn Minh Hương được xây mới tại ấp Bình Long, trên nền đất của nhà thờ ngày xưa bị hư hại vì chiến tranh. Khởi công xây năm 2006, hoàn thành năm 2007.

Nhà thờ gồm 3 gian, mái lợp ngói, cột gỗ tròn.

Gian chính đặt bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ trang nghiêm với 3 chữ mạ vàng “Long Hỗ Hội”, đề cao họ tộc Nguyễn gồm những tinh hoa hội tụ như Rồng, Cọp gặp nhau.

Hai câu liễn đối khắc chữ Nho:

Thượng phò vương cứu quốc, tự tổ tiên vinh hoa phú quý

Hạ dưỡng dân khai cơ lập nghiệp trường cửu thái bìnhca

Hai câu liễn do ông Trần Văn Thảo (Tư Thảo) ở xã Mỹ Tịnh An đề tặng. Ý nói tổ tiên họ Nguyễn trước là phò vương cứu quốc, sau lo cho dân khai khẩn đất đai, lập nghiệp mãi mãi yên vui.

clip_image159

Gian chính nhà thờ họ tộc Nguyễn

Trong gian thờ, Tả ban có chữ “Chấn Gia Thịnh” là tiếng tốt của họ tộc vang xa. Hữu ban có chữ “Đức Lưu Phương” nêu phẩm hạnh các bậc tổ tiên là tấm gương sáng cho hậu thế noi theo.

Nhà thờ họ tộc là nơi thờ và cúng giỗ các ông Tổ họ Nguyễn, do ông Nguyễn Thanh Nhàn hậu duệ đời Sáu coi giữ, phụng thờ.

Ngược dòng lịch sử về đất Định Tường

ĐỐC BINH NGUYỄN MINH HƯƠNG

Năm 1862, sau khi mất ba tỉnh miền Đông: Gia Định, Biên Hòa và Định Tường; các phong trào khởi nghĩa kháng Pháp của nhân dân Nam kỳ liên tiếp nổi lên. Lãnh tụ các lực lượng nghĩa binh là các nhà trí thức yêu nước, thức thời, không thể ngồi yên khi “Bến Nghé của tiền tan bọt nước. Đồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây” (thơ Nguyễn Đình Chiểu). Các cuộc khởi binh của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân (Thủ Khoa Huân), Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương)… lan rộng.

Tháng 6 năm 1862, Thủ Khoa Huân và nghĩa quân của ông gia nhập lực lượng Trương Định. Ngày 5 tháng 2 năm 1863, quân Pháp tấn công vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công). Căn cứ thất thủ, Trương Định kéo quân về Lý Nhơn (nay thuộc huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh), còn Thủ Khoa Huân lui quân về Bình Cách, trực tiếp lãnh đạo nghĩa quân tỉnh Định Tường.

Ngược dòng lịch sử về đất Định Tường với những mốc thời gian và sự kiện như sau:

Năm 1863, ông Nguyễn Minh Hương đưa lực lượng của mình, gồm thân thuộc và nông dân trong làng, theo phò Thủ Khoa Huân. Thời gian sau, ông được Thủ Khoa Huân giao giữ chức Đốc binh. Anh em của Đốc binh Hương gồm 6 người, ông là người thứ Tư, tất cả đều tham gia nghĩa binh của Thủ Khoa Huân đánh Pháp, hoạt động trên dãy đất từ Tân An đến Mỹ Tho.

Quân Pháp tấn công Bình Cách, Thủ Khoa Huân rút quân về Thuộc Nhiêu (nay thuộc huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Nghĩa binh tuy võ khí thô sơ giáo, mác, cung tên … nhưng lòng yêu nước rất cao, được nhân dân ủng hộ, củng cố lực lượng tiếp tục đánh giặc.

Tháng 6 năm 1863, lúc ban đêm quân Pháp bất ngờ tiến đánh Thuộc Nhiêu. Các trận đánh bảo vệ căn cứ là không cân sức. Cuối năm đó, Thủ Khoa Huân phải rút quân đến An Giang gặp Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) và cùng thủ lĩnh Dương chiêu mộ nghĩa binh khởi nghĩa lần thứ hai. Thủ Khoa Huân chuyển quân về vùng Thất Sơn, An Giang dựa thế núi lập căn cứ, tiếp tục chiến đấu.

Theo Nguyễn Văn Hầu trong quyển Nửa tháng trong miền Thất Sơn (Nhà xuất bản Trẻ, 2006, tr. 155), lúc nầy Bộ chỉ huy quân đội Pháp rất lo ngại “nông dân nổi loạn chống lại nhà nước Pháp”, Đô đốc Nam Kỳ De la Grandière đã gửi tối hậu thư buộc Phan Khắc Thận, Tổng đốc An Giang, giao nộp Thủ Khoa Huân cho họ trị tội vì ông nầy không tuân theo Hòa ước Nhâm Tuất (1862).

Tổng đốc An Giang không thuận. Doudart de Lagrée được lệnh đem 500 quân cùng đại bác từ Oudong (Campuchia) xuống huy hiếp thành An Giang. Trước áp lực đó, Tổng đốc An Giang đành nhượng bộ.

Giặc Pháp bắt được Thủ Khoa Huân đưa về Sài Gòn dụ hàng nhưng Thủ Khoa Huân vẫn kiên quyết chối từ. Ông bị kết án 10 năm tù khổ sai và đày đi Cayenne, là một thuộc địa của Pháp ở Nam Mỹ, đến tháng 2 năm 1869, Pháp ân xá, đưa ông về quản thúc tại nhà Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, một người bạn thời thơ ấu của ông.

Ở đây, Thủ Khoa Huân liên lạc với các sĩ phu yêu nước, nhờ mua võ khí chuẩn bị khởi nghĩa thì bị lộ. Ông trốn về Mỹ Tho họp với Âu Dương Lân tiến hành khởi nghĩa lần thứ ba vào năm 1872.

Dân chúng theo ông rất đông, trong số đó có nhiều người trong ban hương chức, hội tề làng xã và địa chủ...; địa bàn hoạt động của lực lượng khởi nghĩa Thủ Khoa Huân kéo dài từ Mỹ Tho đến Mỹ Quý - Cai Lậy.

Cuối năm 1874, quân Pháp có Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương đánh vào căn cứ ở Bình Cách. Đốc binh Hương chỉ huy nghĩa quân đánh trả quyết liệt nhưng không cản ngăn được. Trước thế giặc mạnh, nghĩa quân bỏ chạy tán loạn, Đốc binh Hương đưa Thủ Khoa Huân thoát về Chợ Gạo. Đến tháng 3 năm 1875, Thủ Khoa Huân trở lại vùng Tân An thì bị bắt vì bị chỉ điểm. Lúc đó có tin Trần Bá Lộc bắt vợ con Đốc binh Hương uy hiếp buộc ông chỉ nơi Thủ Khoa Huân ẩn nấp! Thực hư ra sao chưa rõ.

Tỉnh trưởng Mỹ Tho De Gailland chiêu hàng không thành, đã kết án tử hình ông. Ngày 15 tháng 4 năm Ất Hợi (tức 19 tháng 5 năm 1875), tàu Pháp chở ông xuôi dòng Bảo Định về Mỹ Tịnh An và hành quyết ông lúc 12 giờ trưa.

Lúc ra pháp trường, Thủ Khoa Huân dõng dạc đọc 4 câu thơ khí khái:

Hai bên thiên hạ thấy hay không?

Một gánh cương thường há phải gông

Oằn oại đôi vai quân tử trúc

Nghênh ngang một cổ trượng phu tòng

Theo lời kể của các vị đời trên chi họ Nguyễn xã Thanh Bình, sau ngày Thủ Khoa Huân bị xử tử, Đốc binh Hương cùng với Âu Dương Lân tiếp tục cầm quân chống giặc nhưng lực lượng yếu dần rồi tan rã. Sau 5 năm bị giặc truy lùng, Đốc binh Hương bị giặc bắt và giết hại vào ngày 12 tháng 7 năm Canh Thìn (1880).

Các anh em của ông cũng cùng chung số phận.

Nghi vấn tồn tại 140 năm qua “Có phải Đốc binh Hương là người chỉ điểm cho quân Pháp bắt Nguyễn Hữu Huân”, đến hôm nay có lời giải đáp chính xác. Tìm tư liệu về Nguyễn Hữu Huân trên trang Bách khoa Toàn thư (Wikipeida) thấy có thông tin về người chỉ điểm cho quân Pháp vây bắt Thủ khoa Huân, như sau:

Theo bức thư của Đỗ Hữu Phương đề ngày 24 tháng 5 năm 1875 gửi cho nhà cầm quyền Pháp thì người chỉ điểm tên Lê Thị Năm, có chồng tên Trần Văn Thuông tham gia chống Pháp bị bắt giam, nên bà tình nguyện chỉ nơi ông Huân đang ẩn trốn để chồng được tha (Lá thư mang ký hiệu SL.4504, hiện ở tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, Thành phố Hồ Chí Minh)”.

Tìm trong Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (TP.HCM), thấy có hồ sơ SL. 4504 (Services Locaux 4504) nay là Goucoch 4504 Những ban ngành địa phương của Chính phủ Nam kỳ và tập tài liệu Correspondances Diverses de la Juitce Indigène Années 1875-1880 (Thư từ khác nhau của Tư pháp Bản xứ những năm 1875- 1880) có lá thư viết tay chữ Việt của Tổng đốc Đỗ Hữu Phương.

Nội dung như sau:

Chợ Lớn, le 24 Mai 1875

Kính

Quan lớn được mọi sự mạnh khỏe và được tỏ.

Khi trước có người đàn bà nầy tên là Lê Thị Năm đến xin chịu chỉ chỗ bắt Thủ Khoa Huân cho được xin quan lớn tha tội cho chồng nó Trần Văn Thuông ở tù khám Sài gòn.


Thời quan lớn chịu hứa mà cho theo như lời nó

Khi tôi đi bắt những quân nghịch ấy thì thấy thật nó có lòng mà chỉ vẽ mọi đường cho được bắt quân nghịch ấy.

Bây giờ đã bắt được Thủ Khoa Huân rồi nó không xin phần thuởng mà chỉ xin lượng quan lớn tha tội cho chồng nó về thôi. Lại nó kỳ 15 ngày hay 1 tháng thì nó sẽ bắt tên Lâm Lễ cho quan lớn còn quan lớn muốn hỏi nó về việc tên Chương, tên Bình nó sẽ bẩm các việc cho quan lớn rõ.

Đỗ Hữu Phương

Hồ sơ lưu trữ còn có thư của Đỗ Hữu Phương viết bằng chữ Pháp gởi ông Giám đốc Nội vụ:

Phu Phuong adresse la présente lettre à Monsieur le Directeur de l’Intérieur. La femme Lê Thị Năm qui a contribué par des indications à la prise du Thủ khoa Huân demanda la grâce de son mari, actuellement déterné à la prison de Saigon, Monsieur le Directeur voulant bien lui montra cette faveur.

Cette femme ne demanda aucune récompense en dehors de la grâce à son mari. Elle promisa, dans un délai de 15 jours ou un mois, amenerait l’arrestation de Lâm Văn Lê.

Si Monsieur le Directeur voulait (?) d’autres renseignements, il pourrait interroger la femme Lê Thị Năm.

Signé: Đỗ Hữu Phương

C’est Lê Thị Nhơn parlé.

Bản dịch như sau:

Phủ Phương gởi thư này đến ông Giám đốc Nội vụ.

Người đàn bà Lê Thị Năm đã góp phần bằng những chỉ dẫn bắt được Thủ Khoa Huân, xin ân huệ cho chồng nó hiện bị giam ở khám Sài Gòn; ông Giám đốc đã rất muốn cho nó sự chiếu cố này.

Người đàn bà này không đòi một sự thuởng nào ngoài ân huệ cho chồng nó. Nó hứa trong kỳ hạn 15 ngày hoặc 1 tháng có thể bắt Lâm Văn Lễ.

Nếu ông Giám đốc muốn có những tin tức khác, ông hãy hỏi con đàn bà Lê Thị Năm.

Ký tên: Đỗ Hữu Phương

Chính Lê Thị Nhơn nói lại.

Các tư liệu nầy nêu rõ kẻ chỉ điểm bắt Thủ Khoa Huân tháng 5 năm 1875 là một người đàn bà tên Lê Thị Năm, người khai báo sự việc là Lê Thị Nhơn.

Nghi vấn về Ngài Đốc binh Hương nay đã sáng tỏ.

Bản Sao y của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II tại TP.HCM

clip_image161

Thư viết chữ Quốc ngữ của Tổng đốc Phương

clip_image163

Thư viết chữ Pháp của Tổng đốc Phương gởi Bộ Nội vụ Pháp

NHỮNG NGÀY GIỖ TRONG NĂM

ĐỜI

ÔNG BÀ

NGÀY GIỖ

NGƯỜI GIỖ

Hai

Ông Nguyễn Minh Hương

11 tháng 7 âl

Ô. Nguyễn Thanh Nhàn

Bà Sơ Chánh

   

Bà Sơ thứ Hai

28 tháng 2 âl

Ô. Chín Sang

Bà Sơ thứ Ba

22 tháng 1 âl

Ô. Nguyễn Thanh Nhàn

Bà Sơ thứ Tư

   

Ông Đốc binh Sơ thứ Năm

11 tháng 2 âl

Ô. Sáu Đèo

Ông Thứ Sáu

19 tháng 1 âl

Ô. Nguyễn Thành Tài

Ông Thứ Bảy

4 tháng 1 âl

Ô. Nguyễn Hoàng Phấn

     

Ba

Ông thứ Hai không rõ tên

13 tháng 6 âl

 

Ông thứ Ba không rõ tên

   

Ông Tư Nguyễn Văn Miêng

5 tháng 8 âl

 

Bà Tư Nguyễn Thị Liên

13 tháng 5 âl

 

Ông thứ Năm không rõ tên

   

Ông Sáu Nguyễn Văn Tắng

29 tháng 11 âl

Ô. Chín Sang

Bà không rõ tên

4 tháng 12 âl

Ô. Chín Sang

Bà Bảy Nguyễn Thị Khuê

Không rõ ngày

Ô. Ba Thuận

Ông Tám Nguyễn Văn Giác

22 tháng 5 âl

Ô. Nguyễn Văn Bé

Bà Trần Thị Bình

20 tháng 6 âl

 

Bà Nguyễn Thị Kiên

20 tháng 5 âl

 

Ông Chín Nguyễn Văn Huyền

27 tháng 5 âl

Ô. Nguyễn Thanh Nhàn

Bà Văn Thị Gần

7 tháng 12 âl

Ô. NguyễnThanh Nhàn

Ông Mười Nguyễn Văn Thới

   

Bà Nguyễn Thị Của

   

Ông và bà thứ Mười Một

29 tháng 3 âl

Ô.Nguyễn Văn Son

     

Bốn

Ông Nguyễn Văn Đức

25 tháng 4 âl

Ô. Nguyễn Văn Bảy

Bà Lê Thị Sẳm

28 tháng 12 âl

Ô. Năm Lớn

Ông Nguyễn Văn Thanh

17 tháng 11 âl

Ô. Nguyễn Văn Bé

Bà Phạm Thị Lung

23 tháng 2 âl

Ô.Nguyễn Văn Bé

Bà Nguyễn Thị Đình

5 tháng 10 âl

 

Bà Nguyễn Thị Trang

22 tháng 5 âl

 

Ông Nguyễn Văn Hiển

9 tháng 10 âl

Ô. NguyễnThanh Nhàn

Bà Trần (Võ) Thị Cường

9 tháng 5 âl

Ô. NguyễnThanh Nhàn

Bà Nguyễn Thị Trọng

27 tháng 12

 

Ông Nguyễn Văn Có

16 tháng 1 âl

 

Bà Nguyễn Thị Tư

29 tháng 10 âl

Ô. Nguyễn Thanh Nhàn

Ông Phạm Thành Lung

25 tháng 2 âl

Ô.Phạm Thành VInh

Ông Nguyễn Văn Thông

 

Bà Lê Thị Châu

 

Ông Nguyễn Văn Minh

8 tháng 10 âl

Ô. Nguyễn Trọng Tài

Bà Võ Thị Nhung

19 tháng 1 âl

Ô. Nguyễn Văn Ân

Năm

     

Ông Nguyễn Văn Tám

11 tháng 4 âl

 

Bà Nguyễn Thị Tám

12 tháng 5 âl

 

Ông Nguyễn Văn Út (Liệt sĩ)

22 tháng 12 âl

Bà Nguyễn Thị Khuê

Ông Nguyễn Văn Chín (Liệt sĩ)

 

Ông Nguyễn Văn Giái (Liệt sĩ)

Ô. Nguyễn Văn Bé

Bà Nguyễn Thị Vang

17 tháng 2 âl

 

Ông Nguyễn Ngọc Hải

16 tháng 10 âl

 

Bà Nguyễn Thị Tư

17 tháng 2 âl

 

   

Ông Lê Đăng Minh

 

Bà Nguyễn Thị Năm

22 tháng 10

 

Ông Phùng Văn Thạnh

4 tháng 1 âl

 

Ông Nguyễn Văn Sanh (Liệt sĩ)

3 tháng 4 âl

Ô.Nguyễn Thanh Nhàn

Bà Phạm Thị Phương

9 tháng 4 âl

Ô.Nguyễn Thanh Nhàn

Ông Nguyễn Văn Liêm (Liệt sĩ)

4 tháng 4 âl

 

Bà Võ Thị Năm

20 tháng 2 âl

 

Bà Nguyễn Thị Minh Hoa

25 tháng 1 âl

 

Ông Nguyễn Văn Ty

   

Ông Nguyễn Văn Lý

2 tháng 6 âl

Bà Nguyễn Thị Năm

Ông Ngô Quang Lữ (Liệt sĩ)

25 tháng 2 dl

 

Ông Nguyễn Văn Ất (Liệt sĩ)

4 tháng 4 âl

 

Ông Nguyễn Văn Định (Liệt sĩ)

 

Ông Nguyễn Văn Lầu

10 tháng 8 âl

Bà Văn Thị Trâm

Ông Nguyễn Văn Son

21 tháng 3 âl

Bà Nguyễn Thị Lan

Ông Nguyễn Văn Sử

14 tháng 2

Ô. Nguyễn Văn Út

Bà Trần Thị Bưởi

26 tháng 2 âl

Ô. Nguyễn Văn Út

Ông Nguyễn Văn Sum (Liệt sĩ)

27 tháng 3 âl

Bà Nguyễn Thị Hường

Ông Nguyễn Văn Bé (Liệt sĩ)

13 tháng 10 âl

 

Ông Nguyễn Văn Nghĩa

6 tháng 7 âl

 

Pham Văn Bé Tư (Liệt sĩ)

   

     

Sáu

Ông Nguyễn Văn Tâm (Liệt sĩ)

17 tháng 7 Dl

 

Ông Nguyễn Văn Chỉ (Liệt sĩ)

8 tháng 5 Dl

Ô. Nguyễn Văn Tân

Ông Nguyễn Văn Tám

13 tháng 8 âl

Bà Trần Thị Sáu

Ông Nguyễn Văn Hà (Liệt sĩ)

19 tháng 7 Dl

 

Ông Nguyễn Tấn Quốc

18 tháng 11 âl

Ô. Nguyễn Quốc Hưng

clip_image165

Khu mộ Chi họ Nguyễn Minh Hương

HÌNH ẢNH HỌ TỘC NGUYỄN

Rước lư hương thờ Ngài Đốc binh Nguyễn Minh Hương về nhà thờ

Chi họ tại ấp Bình Long, xã Thanh Bình

clip_image167

clip_image169

clip_image171

clip_image173

Con cháu họ Nguyễn dâng hương tổ tiên

clip_image175

clip_image177

Trong ngày giỗ ông Sơ Nguyễn Minh Hương

11 tháng 7 năm Giáp Ngọ (2014)

clip_image179

clip_image181

clip_image183

Tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ ngày 27-7-2014

clip_image185

Nhà bia nghĩa trang liệt sĩ xã Thanh Bình

clip_image187

Ông Nguyễn Việt Thành (Tư Bốn) nói chuyện với gia đình

thương binh liệt sĩ xã nhà

clip_image189

clip_image191

Đại diện gia đình thương binh - liệt sĩ xã Thanh Bình họp mặt


MỤC LỤC

NỘI DUNG

TRANG

Lời Tựa

 

1

PHẢ KÝ

Nguồn gốc dòng họ

3

Lịch sử vùng đất Thanh Bình

4

Phát tích dòng họ

7

Hôn nhân và sự phát triển dòng họ

11

PHẢ HỆ

Tổ tiên Nguyễn tộc

15

Đời Một

Cao Tổ Chi họ Nguyễn

16

Đời Hai

Ông thứ Hai

18

 

Ông thứ Ba

19

 

Ông Nguyễn Minh Hương

20

 

Ông thứ Năm

23

 

Ông thứ Sáu

24

 

Ông thứ Bảy

25

Đời Ba

Các con ông Nguyễn Minh Hương

 

Ông thứ Hai không rõ tên

26

Ông thứ Ba không rõ tên

27

Ông Nguyễn Văn Miêng - Bà Nguyễn Thị Liên

28

Ông thứ Năm không rõ tên

 

Ông Nguyễn Văn Tắng

29

Bà Nguyễn Thị Khuê

31

Ông Nguyễn Văn Giác – Bà Trần Thị Bỉnh, Nguyễn Thị Kiên

32

Ông Nguyễn Văn Huyền – Bà Văn Thị Gần

34

Ông Nguyễn Văn Thới – Bà Nguyễn Thị Của

35

Ông thứ Mười một không rõ tên

36

Đời Bốn

Con ông Cố Ba

 
 

Ông Nguyễn Văn Đức - Bả Lê Thị Sẳm

37

 

Bà Nguyễn Thị Mười

 
 

Con ông Cố Năm

 
 

Ông Nguyễn Văn Cho – Bà CaoThị Hai

38

 

Con ông Nguyễn Văn Giác

 
 

Ông Nguyễn Văn Thanh – Bà Phạm Thị Lung

39

 

Bà Nguyễn Thị Đình – Bà Nguyễn Thị Trang

 
 

Con ông Nguyễn Văn Huyền

 
 

Ông Nguyễn Văn Hiển –Bà Trần (Võ) Thị Cường

40

 

Bà Nguyễn Thị Trọng – Ông Nguyễn Văn Có

42

 

Bà Nguyễn Thị Tư – Ông Phạm Thành Lung

43

 

Con ông Nguyễn Văn Thới

 
 

Ông Nguyễn Văn Thông – Bà Lê Thị Châu

44

     
 

Ông Nguyễn Văn Minh – Bà Võ Thị Nhung

45

Đời Năm

Con ông Nguyễn Văn Đức

 
 

Ông Nguyễn Văn Bảy – Bà Nguyễn Thị Thiếp

47

 

Ông Nguyễn Văn Tám – Bà Nguyễn Thị Tám

48

 

Ông Nguyễn Văn Chà – Bà Nguyễn Thị Ba

49

 

Ông Nguyễn Văn Út – Bà Nguyễn Thị Khuê

50

 

Con ông Nguyễn Văn Cho

 
 

Ông Nguyễn Văn Sáu – Bà Trương Thị Năm

51

 

Con ông Nguyễn Văn Thanh

 
 

Ông Nguyễn Văn Giái – Bà Trần Thị Hoa

52

 

Con ông Nguyễn Văn Hiển

 

Bà Nguyễn Thị Vang - Nguyễn Ngọc Hải

53

Bà Nguyễn Thị Tư – Ông Lê Đăng Minh

54

Bà Nguyễn Thị Năm – Ông Phùng Văn Thạnh

55

Ông Nguyễn Văn Sanh – Bà Phạm Thị Phương

56

Ông Nguyễn Văn Liêm – Bà Võ Thị Năm

58

Bà Nguyễn Thị Minh Hoa – Ông Nguyễn Văn Ty

60

Ông Nguyễn Văn Lý – Bà Phạm Thị Hoa

63

Bà Nguyễn Thị Mười – Ông Phạm Văn Tư

64

Bà Nguyễn Thị Trân – Ông Ngô Quang Lữ

65

Con ông Nguyễn Văn Thông

 

Bà Nguyễn Thị Kiềm – Ông Nguyễn Văn Định

67

Ông Nguyễn Văn Ất – Bà Đặng Thị Ngâu

68

Ông Nguyễn Văn Lầu – Bà Văn Thị Trầm

69

Ông Nguyễn Văn Son – Bà Nguyễn Thị Lan

70

Ông Nguyễn Hoàng Xuân – Bà Vương Ngọc Ánh

71

Con ông Nguyễn Văn Minh

 

Ông Nguyễn Văn Sử - Bà Trần Thị Bưởi

72

Ông Nguyễn Văn Sum - Nguyễn Thị Ngọc Anh

73

Bà Nguyễn Thị Nở - Ông Nguyễn Văn Hoàng

74

Liệt sĩ Nguyễn Văn Bé

 

Ông Nguyễn Văn Nghĩa – Bà Trần Thị Y

75

Đời Sáu

Con ông Nguyễn Văn Bảy

 
 

Ông Nguyễn Văn Năm – Bà Trương Thị Bay

76

 

Ông Nguyễn Văn Bé – Bà Lương Thị Chín

77

 

Ông Nguyễn Văn Chính – Bà Phạm Thị Bé Sáu

78

 

Con ông Nguyễn Văn Tám

 
 

Ông Nguyễn Văn Hai – Bà Nguyễn Thị Định

79

 

Ông Nguyễn Văn Son – Bà Nguyễn Thị Vui

80

 

Ông Nguyễn Văn Trương – Bà Trần Thị Phụng

81

 

Con ông Nguyễn Văn Chà

 
 

Ông Nguyễn Văn Ra – Bà Nguyễn Thị Hương

82

 

Con ông Nguyễn Văn Út

 
     
 

Ông Nguyễn Văn Hai – Bà Cao Thị Một

83

 

Ông Nguyễn Văn Năm – Bà Nguyễn T Cẩm Hồng

84

 

Ông Nguyễn Văn Diệu – Bà Tô Thị Hiếu

 
 

Ông Nguyễn Văn Mến – Bà Lê Thị Vẹn

85

 

Ông Nguyễn Văn Tý – Bà Nguyễn Ngọc Tuyết

 
 

Con ông Nguyễn Văn Sanh

 

Liệt sĩ Nguyễn Văn Tâm

86

Liệt sĩ Nguyễn Văn Chỉ

87

Ông Nguyễn Văn Huy – Bà Phan Thị Chín

88

Bà Nguyễn Thị Bé Năm – Ông Trần Quốc Thép

91

Ông Nguyễn Văn Tám – Bà Trần Thị Sáu

92

Ô. Nguyễn Thanh Nhàn - Bà Phạm T Minh Châu

93

Bà Nguyễn Thị Mười – Ông Nguyễn Văn Vui

94

Ông Nguyễn Văn Mười Hai – Bà Huỳnh Thị Đáo

95

Ông Nguyễn Văn Tân – Bà Phan Thị Nguyệt

96

Con ông Nguyễn Văn Liêm

 

Liệt sĩ Nguyễn Văn Hà

97

Bà Nguyễn Thị Hải – Ông Nguyễn Chí Phi

98

Ông Nguyễn Việt Thuần - Nguyễn T Kim Tuyến

99

Ông Nguyễn Tấn Quốc - Nguyễn Thị Ngọc Thúy

100

Bà Nguyễn Thị Tuyết – Ông Võ Văn Sơn

101

Bà NguyễnThị Vân – Ông Phan Tấn Nhịn

102

Bà Nguyễn Thị Chính – Ông Phan Văn Tùng

103

Con ông Nguyễn Văn Lý

 

Bà Nguyễn Thị Lệ - Ông Nguyễn Văn Mãnh

104

Bà Nguyễn Thị Tư – Ông Phạm Văn Soàn

105

Bà Nguyễn Thị Năm – Ông Đoàn Văn Chung

106

Bà Nguyễn Thị Sáu – Ông Nguyễn Hoàng Triều

107

Con ông Nguyễn Văn Ất

 

Ông Nguyễn Văn Lập

108

Ông Nguyễn Văn Tài – Bà Nguyễn Thị Lê

 

Con ông Nguyễn Văn Lầu

 

Ông Nguyễn Văn Đức – Bà Nguyễn Thị Duyên

109

Con ông Nguyễn Văn Son

 

Ông Nguyễn Ngọc Vững – Bà Dương Thị Hạnh

110

Ông Nguyễn Văn Nam – Trần Thị Ngọc Thúy

 

Con ông Nguyễn Hoàng Phấn

 

Ông Nguyễn Văn Vũ – Bà Nguyễn Thị Hằng

111

Bà NguyễnThị Nhanh – Ông Lê Văn Mến

112

Ông Nguyễn Hoàng Diệu – Bà Nguyễn Hồng Huệ

 

Con ông Nguyễn Văn Sử

 

Ông Nguyễn Văn Ân – Bả Nguyễn Thị Hương

113

   

Bà Nguyễn Thị Lan – Ông Nguyễn Văn Ba

 

Bà Nguyễn Thị Nhỏ - Ông Nguyễn Văn Mười

114

Ông NguyễnVăn Năm

 

Ông Nguyễn Văn Sáu

 

Bà Nguyễn Thị Tám

115

Bà Nguyễn Thị Bé Chín

 

Bà Nguyễn Thị Mười

116

Ông Nguyễn Văn Út

 

Con ông Nguyễn Văn Sum

 

Ông Nguyễn Văn Đức – Bà PhanThị Hữu

117

Ông Nguyễn Văn Nhì – Bà NguyễnThị Kim Chi

118

Bà Nguyễn Thị Hường – Ông Nguyễn Văn Đỡ

 

Con ông Nguyễn Văn Nghĩa

 

Ông NguyễnTrung Hiền – Bà Huỳnh T Kim Hòa

119

Bà Nguyễn Thị Phiến – Ông Phạm Văn Sàng

 

Ông Nguyễn Trung Tài – Bà Trần T Cẩm Nghiêm

120

Bà Nguyễn Thị Quyên – Ong Vũ Văn Nhương

 

Ông Nguyễn Trung Chinh

121

Đời Bảy

Con ông Nguyễn Văn Huy

 

Ông Nguyễn Tấn Dũng – Bà Nguyễn Thị Bé Ba

122

Bà Nguyễn Thị Việt Hồng – Ông Lê Văn Phước

123

Ông Nguyễn Tấn Phúc – Bà Nguyễn Thị Thu Lài

124

Con ông Nguyễn Văn Tám

 

Bà Nguyễn T Kim Tiên – Ông Nguyễn Văn Dũng

125

Bà Nguyễn Thị Ảnh – Ông Nguyễn Văn Tuấn

 

Ông Nguyễn Văn Tuấn – Bà Nguyễn Thị Tín

126

Bà Nguyễn Thị Diễm – Ông ĐoànVăn Công

 

Ông Nguyễn Văn Triều – Bà Nguyễn Thị Thu

127

Con ông Nguyễn Thanh Nhàn

 

Ông Nguyễn Nhân Danh – Bà Bùi Như Thủy

128

Nguyễn Thị Trung Nguyên

129

Con ông Nguyễn Văn Mười Hai

 

Ông Nguyễn Xuân Trường – Bà Cao Nhã Phương

130

Nguyễn Thị Xuân Mai

 

Con ông Nguyễn Văn Tân

 

Nguyễn Kiều Thanh Thảo

131

Nguyễn Phan Như Ngọc

 

PHẢ ĐỒ

Chi họ Nguyễn Minh Hương xã Thanh Bình

 

NGOẠI PHẢ

Nhà thờ họ tộc Nguyễn

132

Đốc binh Nguyễn Minh Hương

133

Những ngày giỗ trong năm

139

Hình ảnh họ Nguyễn

141

MỤC LỤC

 

147

Không có nhận xét nào: