Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

GIA PHẢ HỌ VŨ–*- CHI CỤ PHÚC NHẪN HỌ VŨ THUỘC QUANG ĐẠI ĐƯỜNG TẠI THÔN THƯỜNG XUYÊN,XÃ ĐẠI XUYÊN HUYỆN PHÚ XUYÊN, TP HÀNỘI “TỈNH HÀ ĐÔNG CŨ”

Cừu đen  
StarNoteSchoolWorkMobile phoneCameraFilmstrip 
 

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY   
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT  
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ  
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ  
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN  
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt  
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpTrường họcCông việc

 

 

GIA PHẢ HỌ VŨ–*- CHI CỤ PHÚC NHẪN HỌ VŨ THUỘC QUANG ĐẠI ĐƯỜNG TẠI THÔN THƯỜNG XUYÊN,XÃ ĐẠI XUYÊN HUYỆN PHÚ XUYÊN, TP HÀNỘI  “TỈNH HÀ ĐÔNG CŨ”

 

GIỚI THIỆU:

Chi cụ PHÚC NHẪN (福忍), họ VŨ () thuộc QUANG ĐẠI ĐƯỜNG (光大堂) Tại thôn THƯỜNG XUYÊN, xã ĐẠI XUYÊN huyện PHÚ XUYÊN, Tp. HÀ NỘI (tỉnh HÀ ĐÔNG cũ)

&&&

VŨ HỮU CẢNH - 武有景 (Đời thứ 12)

VŨ HỮU CHÍNH - 武有正 (Đời thứ 13)

Cụ PHÚC NHẪN, họ VŨ là đời thứ 9 của phái GIÁP (甲派) mà Khởi tổ phái này là cụ

VŨ Công hiệu CHÂN NHÂN, sinh ra ông Nghè VŨ QUỲNH (1453 – 1516), đậu Hoàng giáp Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1478), ông giữ chức: Binh bộ Thượng thư kiêm Tổng tài Sử quán triều vua LÊ THÁNH TÔNG. Lưu truyền được 8 đời ở MỘ TRẠCH (幕澤), huyện ĐƯỜNG

AN xưa, nay là thôn MỘ TRẠCH, xã TÂN HỒNG, huyện BÌNH GIANG, tỉnh HẢI DƯƠNG.Tổ đời thứ 8 là cụ VŨ NHÂN BẢ (Theo “MỘ TRẠCH VŨ TỘC BÁT PHÁI PHẢ”, quyển hạ 幕澤武族八派譜,下卷).

Cụ PHÚC NHẪN (1623 – 1690) là Khai Tổ của Chi họ Vũ dòng QUANG ĐẠI ĐƯỜNG tại làng THƯỜNG XUYÊN, TP. HÀ NỘI. Cụ làm quan Võ triều Vua LÊ THẦN TÔNG, niên hiệu VĨNH THỌ năm thứ 1 (1658) đến chức “CHÁNH ĐÔ TỔNG BINH” được sắc nhà vua phong “LÊ TRIỀU BẢO VỆ ĐÔ CƠ BÁCH HỘ PHẤN LỰC TƯỚNG QUÂN”. Nên tại Nhà thờ QUANG ĐẠI ở thôn THƯỜNG XUYÊN có câu đối ghi như sau:

ĐƯỜNG

ẤP

VŨ MÔN

TÂN

MIẾU

CHỈ

TRIỀU

TƯỚNG PHIỆT

CỰU

GIA

THANH

Dịch nghĩa: “HỌ VŨ ĐƯỜNG XUYÊN* DỰNG MIẾU MỚI

TRIỀU LÊ TƯỚNG GIỎI NỔI DANH XƯA”

*Vì kiêng tên vua Đồng Khánh (1886 - 1888), hiệu Ưng Đường nên ấp ĐƯỜNG XUYÊN phải đổi thành thôn THƯỜNG XUYÊN.

Và lạc-khoản khắc trên vì kèo mái Bái đường:

光大武門堂 (Quang Đại Vũ Môn Đường) 長吾百世芳 (Trường Ngô Bách Thế Phương) 堅柱而今後 (Kiên Trụ Nhi Kim Hậu)

富貴壽寧康 (Phú Quý Thọ Ninh Khương)

Dịch nghĩa: “DÒNG HỌ VŨ CÓ NHÀ THỜ QUANG ĐẠI, ĐÃ ĐƯỢC TIẾNG THƠM HÀNG TRĂM NĂM, GIỮ VỮNG NỀN MÓNG CHO CON CHÁU SAU ĐƯỢC GIÀU SANG, SỐNG LÂU, YÊN ỔN VÀ KHỎE MẠNH”

Cụ bà là NGUYỄN THỊ HÀNH hiệu HUỆ THUẬN, sinh 2 con trai: PHÚC KHANG và PHÚC NINH.

Năm CHÍNH HÒA thứ 8 (1687) khi vừa hưu trí, Cụ PHÚC NHẪN dẫn hai con trai đều đã trưởng thành về MỘ TRẠCH để trình làng, nhận họ theo di mệnh của ông nội (tổ phụ), Cụ xin cho cả hai con được ghi tên vào sổ hộ tịch tại làng Tổ và xây nhà thờ QUANG TRẠCH, rồi giao cho con thứ VŨ PHÚC NINH ở lại trông coi và lập nghiệp tại MỘ TRẠCH, Cụ làm đến chức HIỆU ÚY thường ở Kinh sư, khi về hưu mới về làng ở và lưu truyền dòng QUANG TRẠCH ĐƯỜNG (光澤堂) ở MỘ TRẠCH, đến nay được 15 đời (Theo “MỘ

TRẠCH VŨ THỊ QUANG TRẠCH ĐƯỜNG GIA PHẢ”). Con trưởng cụ là ông PHÚC KHANG, họ VŨ lúc ấy đang làm Tri Phủ LÝ NHÂN, theo cha về chỗ định cư cũ ở trấn SƠN NAM THƯỢNG (nay là huyện PHÚ XUYÊN, TP. HÀ NỘI) lập phái QUANG ĐẠI ĐƯỜNG.

Lăng mộ của Cụ Tổ Ông an táng tại khu Đầu Cầu (xứ Đầu Cầu) và mộ Cụ Tổ Bà an táng tại nghĩa trang riêng của họ Vũ trong thôn.

Khoảng năm 1780, cụ VŨ ĐĂNG HÂN thuộc đời thứ 6 đã trùng tu Nhà thờ Họ ta.

Đến đời thứ 9, cụ VŨ HUY QUANG từ năm 1851 đến 1855 đã xây dựng thêm 4 gian nhà chè và 3 gian nhà tế, cùng sửa lại Hậu Cung (1865) và ghi chép bổ túc hoàn chỉnh quyển gia phả họ Vũ cùng điều lệ riêng của dòng tộc.

Năm 2001, ông VŨ HOÀNG HỒ (Đời thứ 12) và con gái VŨ TƯỜNG VÂN thay mặt cho đại gia đình trưởng tộc về tu bổ tân tạo lại Từ đường.

Tháng 12 năm 2009, ông VŨ HỮU CHÍNH (Đời thứ 13) sưu tầm, cập nhật hoàn chỉnh (1997-2009) và phát hành 130 quyển gia phả chi họ Vũ QUANG ĐẠI ĐƯỜNG.

Vì trưởng tộc không có ở làng, năm 1997, ông VŨ HỮU CẢNH cùng con trai VŨ HỮU CHÍNH từ Sài Gòn thay mặt cho ngành trưởng về thành lập Ban quản lý giao cho 2 ông VŨ TRỌNG PHƯỚC và VŨ TRỌNG QUÂN (Đời thứ 13) lo việc cúng giỗ, giữ gìn, hương khói Từ đường, trông coi mộ Tổ, sắp xếp nghĩa trang, động viên giúp đỡ bà con gặp khó khăn, liên lạc họ hàng gần xa trong Vũ tộc.

Hàng năm, cứ đến ngày 16 tháng Hai Âm lịch, cả Họ ta lại về tề tựu tại Nhà thờ QUANG ĐẠI (光大) để giỗ Tổ, ngày giỗ Tổ là ngày mất của Cụ VŨ PHÚC NHẪN, ngày 19 tháng Hai là ngày giỗ Tổ Bà NGUYỄN THỊ HÀNH.

Hiện tại thôn THƯỜNG XUYÊN có 81 hộ gia đình gồm khoảng 300 người là con cháu họ Vũ dòng QUANG ĐẠI ĐƯỜNG. Kể từ đời thứ nhất Cụ VŨ PHÚC NHẪN đến nay (1623-

1997) đã là 15 đời, có gia phả ghi đầy đủ từ đời thứ 1 đến đời thứ 15.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2010

Quang cảnh kỷ niệm lễ Húy nhật lần thứ 312 Ngài Chánh Lăng mộ Ngài Chánh Đô Tổng Binh VŨ PHÚC NHẪN ở

Đô Tổng Binh VŨ PHÚC NHẪN tại Nhà thờ Vũ tộc xứ Đầu Cầu tại làng Thường Xuyên, xã Đại Xuyên, huyện

QUANG ĐẠI trong thôn. Phú Xuyên, TP. HÀ NỘI (Hà Tây cũ).

 

  

clip_image002

 

Quang cảnh kỷ niệm lễ Húy nhật lần thứ 312 Ngài Chánh

Đô Tổng Binh VŨ PHÚC NHẪN tại Nhà thờ Vũ tộc

QUANG ĐẠI trong thôn. Phú Xuyên, TP. HÀ NỘI (Hà Tây cũ).

Ngày 16 tháng 02 Nhâm Ngọ (29/3/2002).

 

 

clip_image004

Lăng mộ Ngài Chánh Đô Tổng Binh VŨ PHÚC NHẪN
 ở xứ Đầu Cầu tại làng Thường Xuyên, xã Đại Xuyên,
 huyện Phú Xuyên, TP. HÀ NỘI (Hà Tây cũ).

Ngày 16 tháng 02 Mậu Tý (23/3/2008).

Ngày 16 tháng 02 Nhâm Ngọ (29/3/2002). Ngày 16 tháng 02 Mậu Tý (23/3/2008).

Địa chỉ liên lạc: Ông VŨ HỮU CHÍNH

Phó trưởng Văn phòng Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hoá các Dòng họ Việt Nam

Chánh Văn phòng Hội đồng Dòng họ Vũ-Võ phương Nam

26 Hoàng Hoa Thám, P.7, quận Bình Thạnh, TP. HCM.

ĐT: 08.38434522 - 0903035058 Fax: 08.62977138

Website: www.hovuvo.comEmail:vuhuuchinh.saigon@yTRÊN TRANG hovuvovieahoo.cotnam.comwww.vietnamgiapha.com huongviettra vuchinh_saigon@yvel.com:m.vn ahoo.com.vn – vuhuuchinh.com

PHẦN PHẢ KÝ:

VÀI DÒNG VỀ PHẢ “MỘ-TRẠCH VŨ TỘC THẾ HỆ SỰ TÍCH”: DẪN CHỨNG PHÁI GIÁP CÓ LIÊN HỆ ĐẾN THỦY TỔ HỌ VŨ Ở ẤP ĐƯỜNG XUYÊN, NAY LÀ LÀNG THƯỜNG XUYÊN, XÃ ĐẠI XUYÊN, HUYỆN PHÚ XUYÊN, HÀ ĐÔNG CŨ (NAY LÀ TP. HÀ NỘI)

VŨ HIỆP

(Nhà nghiên cứu các dòng họ Việt Nam)

************

* Cùng bà con dòng họ Vũ làng Thường Xuyên kính mến,

Sau khi được Ô. Vũ Hữu Chính (武有正) đưa đọc cuốn Phả họ Vũ do Cụ Vũ Hữu-Cảnh (武有景) đã dày công soạn lại, cập nhật trong vài chục năm qua. Cụ Cảnh đã dựa vào các tài liệu Gia phả họ Vũ làng Thường Xuyên của tiền nhân dòng họ này, viết thống kê đủ 12 thế hệ ngắn gọn, không có các chi tiết hạnh-trạng của các Cụ Tổ nổi danh trong họ ta đời trước. Cụ Cảnh đã soạn đơn giản từ đời Tổ thứ nhất: cụ Phúc Nhẫn - 武福忍 (1623-1690) trở xuống, không có tiểu sử sự nghiệp từng Cụ. Nhưng các con cháu thế hệ nay và mai sau phải thắc mắc đặt câu hỏi, khi đọc xong cuốn phả này: - “Thế thì ai sinh ra cụ Phúc Nhẫn? Bậc tiên tổ của cụ Phúc Nhẫn là những ai? Quê quán xưa ở đâu?” Mặc dù từ mấy trăm năm qua ở chi họ Vũ thôn Thượng Đường Xuyên (唐川上村武族分支), các Cụ đã biết rõ cố hương của Thủy Tổ Phúc-Nhẫn Tướng Công (始祖福忍將公) vốn ở làng cổ Mộ-Trạch (幕澤), huyện Đường An (nay là huyện Bình Giang, Hải Dương). Đã có đi lại lễ Tổ, thăm hỏi nhau. Mà con cháu họ Vũ này thế hệ 13, 14, 15 ở xa quê nhà làm sao tìm biết được NGUỒN CỘI từ trước Ngài Thủy Tổ Phúc Nhẫn Tướng Công?

Là Người chuyên khảo về các dòng họ Việt Nam nói chung, và nghiên cứu về họ Vũ-Võ nước nhà nói riêng. Tôi mong được góp ý xây dựng tốt cho cuốn phả họ Vũ Quang Đại Đường (光大堂武族家譜) thôn Thường Xuyên được sáng tỏ thêm. Nhưng chỉ là Người khảo cứu thôi (1), đã có về thăm thôn Thượng (xưa gọi là thôn Thượng Xuyên - 上川) và Nhà thờ Tổ dòng Quang Đại Đường. Nên tôi “khách quan”, trích dẫn từ sách “Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích” (幕澤武族世系事跡) do 3 Nho gia họ Vũ làng Mộ Trạch cùng soạn từ năm 1769 viết về các Tiên Tổ của Phái Giáp (甲派先祖) là các bậc tiền nhân của Vũ Phúc Nhẫn tướng công. Vả lại, đã soạn Gia Phả mà từng biết các Viễn Tổ (遠祖) trước khi Cụ Phúc Nhẫn, lại không chép nguồn xưa, gốc Vũ từ đâu đến và quý danh là gì? Thì sao được gọi là “VẤN TỔ TẦM TÔNG” (問祖尋宗)? Rồi con cháu hiểu rõ “ngọn nguồn”, xong đọc đến phần CHÍNH PHẢ (正譜) do cụ Vũ Hữu Cảnh soạn, mới hiểu rõ lẽ, có tự hào về tiền nhân mà hãnh diện hơn ?

Lược phả phái Giáp, họ Vũ của làng Mộ Trạch, chép như sau:

1) Đời thứ nhất: Được mệnh danh là VŨ CÔNG (武公 = ông họ Vũ) đã không rõ tên húy Ngài là gì? Coi như Khởi Tổ Phái Giáp, có biệt hiệu là

CHÂN NHÂN 真人, gốc từ Thôn TÂY - 西村 đến (nhập tịch thôn THƯỢNG - 上村). Chỗ ngồi “hương ẩm tại Bình Chính giáp (ở xã Mộ Trạch). Tô Quận Công Lê Quang Bí là con cháu họ ngoại đời sau có thơ ca ngợi Tổ phái Giáp VŨ CHÂN NHÂN (武真人) rất trân trọng. Trong đó có 1 câu thứ 2: “TỐ LAI PHẢ HỆ XUẤT TÂY THÔN” = (溯來譜系出西村 - nhớ lại phả hệ Cụ đã từ thôn TÂY mà ra). Cụ VŨ CHÂN NHÂN (có lẽ sinh vào những năm 1428-1433 đời Vua Lê Thái Tổ, Lê Lợi (2) ? Vì Ngài hơn con từ 20 đến 25 tuổi chăng?) từng làm nhiều việc phúc đức. Cụ sinh ra ông Hoàng giáp Tiến sĩ Vũ Quỳnh 1453-1516 (3) , và nhờ tử ấm của con trai làm quan to triều Lê sơ. Cụ được phong tặng chức THAM CHÍNH (參政-Tham gia công việc triều chính) sau khi mất. Không rõ tuổi.

2) Đời thứ 2: VŨ QUỲNH (武瓊), con trai cụ Chân Nhân.

Ông sinh năm Quý Dậu (1453, kém ông Hoàng giáp Vũ Hữu (4), đồng hương, một giáp 12 tuổi 1441-1453), thông minh, học giỏi, lại hiếu thảo, uyên bác. Thi đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ khoa Mậu Tuất, 1478, đời Hồng Đức (5) thứ 9. Ông làm quan trải dài từ các chức vụ trong triều, ngoài quận (suốt 36 năm). Nổi tiếng là một bậc tôn sư trên đời, đã trước thuật nhiều tác phẩm. Từng làm Binh bộ Thượng Thư (6), kiêm Đô Tổng Tài Sử Quán, soạn 1 số cuốn quốc sử và truyện Truyền Kỳ dã sử, truyền thuyết. Sau còn làm quan Thượng Thư, Nhập Thị Kinh Diên. Ông có tên

Tự (chữ đẹp) là THỦ PHÁO, hiệu là ĐỐC TRAI. Vợ ông họ Lê, thứ nữ cụ Lê Bá Tu, người cùng làng, đời 6 họ Lê. Bà có tên Hiệu là: THỤC ĐỨC Phu Nhân. Có 6 con: 2 trai, 4 gái. Ông nghè Vũ Quỳnh bị giặc Trần Tuân (7) nổi loạn, trong lúc chiếm Thăng Long (8) năm 1514. Có thuyết nói ông bị tướng Trịnh Duy Sản (9) giết chết năm 1516, trong lúc Sản giết Vua Lê Tương Dực (10) (1509-1516) bị Ông phản đối? Ông Quỳnh là một Sử gia có tiếng thời Lê tàn đầu thế kỷ 16, chẳng may chết thảm !!!

3) Đời thứ 3: (Ông Vũ Quỳnh sinh ra 2 trai là)

1/ Vũ Bằng Tường (武鵬翔): hiệu Giản-Liêu, đỗ Hương Cống (11), có làm quan chức nhỏ.

2/ Vũ Tức Hiên (武息軒): thông minh từ nhỏ, chăm đọc sách. Không con nối dòng!

4) Đời thứ 4:

Ông trưởng Bằng Tường sinh 2 trai là Bằng Đoàn (鵬摶 - làm quan Hà Đê Sứ), con cả. Và con thứ là Bằng Dực (鵬翼). Chính dòng thứ là Ô. Vũ Bằng Dực là tổ trực hệ 6 đời ông Phúc Nhẫn.

5) Đời thứ 5: Ông Bằng Dực sinh 3 trai tên Vũ Trí Viễn (武知遠), Vũ Mỗ (武某) và Vũ Thì Ung (武時雍). Chính Ông thứ 2 Vũ Mỗ (không biết tên thật là gì? Nên ghi là Mỗ = vô danh) là tổ 5 đời của Ông Phúc-Nhẫn.

6) Đời thứ 6: Ông Vũ Mỗ đời 5, sinh ra Vũ Nhân Triêm đời 6, Tổ 4 đời của ông Phúc-Nhẫn.

- Ông Nhân Triêm (cháu chắt 5 đời cụ Nghè Vũ Quỳnh) đỗ Hương Cống, làm Giám-sinh (tức học và làm việc ở Quốc-tử Giám (12) Thăng Long - 昇龍國子監). Có lẽ ông sinh vào đời Mạc (13), khoảng 1535-1540? Từ thế hệ 6 này, có truyền thống đặt chữ đệm lót giữa họ và tên là NHÂN.

7) Đời thứ 7: Ông Nhân Triêm sinh ra Nhân Đài

+ Ông Vũ Nhân Đài là cháu 6 đời cụ Nghè Vũ Quỳnh (sinh 1453). Như thế ông có lẽ ra đời khoảng năm 1560-1565? Nên khi Nhà Mạc thất thủ, tan rã từ 1592-1599, tập đoàn Trịnh Tùng (14) và Vua Lê Thế Tông (15) chiếm được Thăng Long, đánh phá mạnh vùng Hải Dương. Ông Nhân Đài khoảng 30 tuổi, cùng cha là Cụ Nhân Triêm có thể đã phục vụ cho Nhà Mạc (莫朝), phải bỏ quê hương Mộ Trạch, di tản sơ tán về Sơn Nam chạy loạn. Ông Nhân Đài đã dắt con trẻ là Nhân Bả cùng đi theo. Sau đó đổi ra họ Nguyễn, từ cuối thế kỷ 16 (1596-1599?). Nên phả phái Ất chép phần phụ lục là họ Nguyễn. Có lẽ đổi họ từ ông Vũ Nhân Đài bỏ quê cũ ra đi ? Nên về sau đã gọi ông Bả và con là Phúc Nhẫn là “Nguyễn Công” (阮公), nghĩa là “ông họ Nguyễn” chứ không còn là họ Vũ nữa? Ông Nhân Bả là đời thứ 8.

8) Đời thứ 8:

Ông Vũ Nhân Bả là con cụ Vũ Nhân Đài, có lẽ định cư cùng cha là Nhân Đài ở một làng nào đó ở huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín thuở đó ? Tại đây, ông Bả lấy vợ sinh con trai đặt tên là “Nhân” gì đó ? Mà về sau là Chánh Đô Tổng Binh, Phấn Lực Tướng Quân Phúc Nhẫn công, là đời thứ 9 của phái Giáp Mộ Trạch (第九代幕澤甲派), cháu 8 đời cụ Nghè (16) Vũ Quỳnh, dòng thứ.

9) Đời thứ 9: Phúc Nhẫn Tướng Công (1623-1690) là con của cụ Nhân Bả.

- Ông Phúc Nhẫn thọ 68 tuổi, là Khai tổ họ Vũ Quang Đại Đường, một chi họ Vũ ở ấp Đường Xuyên (唐川邑) xưa, huyện Phú Xuyên, Hà Đông cũ, tức Sơn Nam xưa. Làm quan võ được phong là Lê Triều Bảo Vệ Đô Cơ, Bách Hộ Phấn Lực Tướng Quân - 黎朝保衛都基百戶奮力將軍 (tương đương ngày nay là Thiếu tướng hoặc Trung tướng Chỉ huy Trưởng quân sự một tỉnh, bảo vệ Thủ đô).

- Chính ông Phúc Nhẫn sau khi về hưu, năm 65 tuổi (1687) đời Vua Lê Hy Tông (17) và Chúa Trịnh Căn (18), đã về Mộ Trạch sau gần 1 thế kỷ xa quê khoảng 3 đời.

- Vào năm 1687, làng Mộ Trạch chưa hề có 8 phái, cho nên dòng Quang Trạch Đường (光澤堂) vẫn chỉ là một ngành. Mãi hơn 80 năm sau, 1769 nhóm làm phả: Vũ Phương Lan đã ghép 8 đời họ Nguyễn vào phái Ất - 乙 (vốn thật sự là hậu duệ của Tiến sỹ Vũ Quỳnh ở phái đầu tiên là phái Giáp), vì ông Đỉnh Thật họ Nguyễn (cháu nội của Phúc Ninh - 福寧) lấy bà Vũ Thị Diệu (武氏妙) con gái cụ Vũ Trác Kỳ (đời thứ 10 phái

Ất).

- Ông Phúc Nhẫn có vợ họ Nguyễn (阮), sinh 3 con trai (theo phả phái Ất). Nhưng ở phả Quang Đại Đường chỉ ghi có 2 trai là ông Phủ Lỵ (tri phủ Lỵ Nhân) họ Nguyễn, hiệu là Phúc Khang (福康) và ông Phúc Ninh (福寧), cùng 1 con trai út là Nguyễn Mỗ (Xem “Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích” phả phái Ất, trang 283, bản dịch của ông Vũ Thế Khôi, NXB. Đại Học Quốc Gia phát hành năm 2004, hoặc “Tộc phả họ Vũ-Võ” trang

208, NXB. Thế giới)

- Chi họ Vũ này chia làm 2 nhánh:

a/ Chi trưởng là con cháu dòng ông Phủ Lỵ Phúc Khang thuộc ngành Quang Đại Đường xin đọc ở cuốn phả chép lại Phả cũ, do cụ Vũ Hữu Cảnh (sinh 1920) đã soạn.

b/ Chi thứ là con cháu dòng ông Phúc Ninh đã quay về làng Mộ Trạch sinh cơ, lập nghiệp sau năm 1687. Xin đọc thêm Phả phái Ất, phần họ Nguyễn và gia phả chi họ Vũ Quang Trạch Đường (nhà ông Vũ Xuân Hịch ở thôn Mộ Trạch nay) sẽ rõ 15 đời chi này.

Vũ Hiệp

(Tháng 7 năm 2009)

________________________________________________________________________________

Chú thích:

(1) Tục ngữ xưa đã nói: “Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường” là muốn nói: người ngoài có khi còn biết rõ sự việc hơn những người trong nhà, trong họ. Đó là nhờ có sách sử, phả xưa để lại để phổ biến rộng ngoài xã hội mà chúng tôi được đọc. (Vũ Hiệp)

(2) Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖), húy Lê Lợi (黎利), là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh năm 1385 và mất năm 1433, ở ngôi gần 6 năm, thọ 49 tuổi. (Wikipedia)

(3) Vũ Quỳnh (1452-1516) tự Thủ Phác, Viên Ôn; hiệu Đốc Trai, Yến Xương. Ông đậu Hoàng giáp lúc 26 tuổi, khoa Mậu Tuất (1478), niên hiệu

Hồng Đức thứ 9 đời Lê Thánh Tông, làm quan đến Thượng thư bộ Lễ, bộ Công, bộ Binh. Là một sử gia, năm 1510 ông vâng mệnh Lê Tương

Dực soạn bộ Đại Việt thông giám thông khảo (大越通鑑通考), gọi tắt là Việt giám thông khảo, gồm 26 quyển, chia thành Ngoại kỷ chép từ

Hồng Bàng đến hết nhà Ngô, Bản kỷ từ Đinh Tiên Hoàng đến đầu thời Lê Thái Tổ. Theo Phan Huy Chú, bộ sách này được Lê Nại đánh giá là quy mô và đúng với kinh, trúng với sử. Ông còn hiệu đính và đề tựa (1492) sách Lĩnh Nam chính quái và soạn Tố cầm tập, Phan Huy Chú khen là lời thơ thanh thoát. Hiện còn ba bài thơ của ông được chép trong Hoàng Việt thi tuyển do Bùi Huy Bích (1744-1818) sưu tầm và biên soạn.

(4) Hồng Đức (洪德, 1470-1497) là Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗; 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442 – 30 tháng 1 năm Đinh Tỵ 1497), là vị Hoàng đế thứ năm của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1460 đến 1497. Ông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), còn có tên khác là Lê Hạo (黎灝). Ông nổi tiếng là vị minh quân, là người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông cũng được xem là một nhà văn hoá và một người coi trọng hiền tài. (Wikipedia)

(5) Vũ Hữu (1437 (Có tài liệu chép là sinh năm 1443)–1530) là một nhà toán học người Việt, và cũng là một danh thần dưới triều đại Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông còn được coi là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam. (Wikipedia)

Ông đỗ năm 1463, đã làm quan thượng thư 6 bộ, 7 đời triều Lê. Ông là người hệ thống hóa toán học, hình học, số học… Có công thiết kế xây dựng các cổng Nam thành Thăng Long. Ông được vua Lê Thánh Tông phong là "Trạng Toán", ông có 5 con và cháu ruột đỗ tiến sĩ, cùng được khắc tên ở Văn miếu Mao Điền (Hải Dương) và Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

(6) Bộ Binh hay Binh bộ là một cơ quan hành chính thời phong kiến tại một số quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam v.v, một trong sáu bộ của lục bộ, tương đương với bộ Quốc phòng ngày nay. Quan đứng đầu Binh bộ là Binh bộ thượng thư (thượng thư bộ Binh), tương đương với bộ trưởng bộ Quốc phòng ngày nay. (Wikipedia)

(7) Trần Tuân (陳珣, ?-1511) là thủ lĩnh một cuộc nổi dậy chống triều đình cuối thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. (Wikipedia)

(8) Thăng Long (chữ Hán: 昇龍) là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê trung hưng (1010-1788). (Wikipedia)

(9) Trịnh Duy Sản (chữ Hán: 鄭惟產, ?-1516) là tướng cuối thời Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, Việt Nam. (Wikipedia)

(10) Lê Tương Dực (chữ Hán: 黎襄翼, 1495-1516) tên húy là Oanh (瀠), lại có tên húy khác là Trừu (晭); là vị vua thứ chín của nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1509 đến khi bị Trịnh Duy Sản giết hại ngày 7 tháng 4 âm lịch năm 1516. (Wikipedia)

(11) Hương cống (chữ Nho 鄉貢) là một loại học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến. Loại học vị này được xác định trong kỳ thi Hương.

(12) Quốc tử giám (國子監) là cơ quan đào tạo giáo dục cấp trung ương tại các nước Á Đông thời phong kiến Nho giáo. (Wikipedia)

(13) Nhà Mạc (chữ Hán: 莫朝 - Mạc triều) là triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi vua Mạc Thái Tổ lên ngôi tháng 6 năm 1527 sau khi giành được quyền lực từ tay vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh

Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – tổng cộng là gần 66 năm. Tuy nhiên, hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc

Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng. Thời kỳ 1527-1592 trong lịch sử Việt

Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào trên danh nghĩa nằm trong tay các vua Lê - được phục dựng trở lại từ năm 1533. (Wikipedia)

(14) Trịnh Tùng (鄭松, 1550-1623) là vị chúa Trịnh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. (Wikipedia)

(15) Vua Lê Thế Tông (黎世宗, 1567-1599, tên húy là Lê Duy Đàm (黎維潭), là một vị vua nhà Hậu Lê vào thời Lê trung hưng của Việt Nam.

Nhà Hậu Lê hoặc Hậu Lê triều (Hán-Nôm: 後黎家・後黎朝 (nhà Hậu Lê・Hậu Lê triều), 1428-1527, 1533-1789) là một triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam, được thành lập sau khi vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân Minh. Nhà Hậu Lê gồm hai giai đoạn: Lê sơ (1428-1527) và Lê trung hưng (1533-1789). (Wikipedia)

(16) Ông Nghè là một tên gọi khá quen thuộc (nhưng mang nhiều sắc thái khẩu ngữ) của dân gian ta, chỉ những ai đỗ tới bậc tiến sĩ trước đây. Đây là học vị cao nhất trong hệ thống thi cử thời phong kiến. (Wikipedia)

(17) Lê Hy Tông (1663-1716) tên húy là Lê Duy Cáp hay Lê Duy Hiệp là vua thứ 10 nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. (Wikipedia)

Trên trang http://vietgle.com.vn:

Lê Hy Tông (黎熙宗) tên thật là Lê Duy Hợp, còn có tên khác là Duy Cáp là Vua nhà Hậu Lê, miếu hiệu Hy Tông Chương hoàng đế, con thứ tư Lê Thần Tông (黎神宗), em Lê Chân Tông, Huyền Tông và Gia Tông.

Khi vua cha mất, thân mẫu ông là Trịnh thị mới có thai ông được 4 tháng. Thần Tông dặn dò Tây vương Trịnh Tạc bảo hộ, sau nay cho duy hợp nối ngôi. Trịnh Tạc đem về nuôi trong phủ. lúc Gia Tông chết, Tây vương Trịnh Tạc mới đưa ông lên nối ngôi vào ngày 12-6 năm Ất Mão 1675.

Bấy giờ, ông mới 11 tuổi, được tây vương phò lên ngôi vua, quyền chính ở cả trong tay Chúa Trịnh.

Ở ngôi được 30 năm, tháng 4 năm Ất Dậu 1705, ông nhường ngôi cho con là hoàng tử Lê Duy Đường mà làm Thái thượng hoàng. Đến năm Đinh Dậu 1717, tháng 4 ông mất, lúc 54 tuổi, táng tại Phú lăng, làng Phú Lâm, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian ở ngôi 30 năm, ông đổi hiệu năm 2 lần:

Vĩnh Trị, 4 năm Bính Thìn 1675 - Canh Thân 1680.

Chính Hòa, 25 năm Canh Thân 1680 - Ất Dậu 1705.

(18) Định Nam Vương Trịnh Căn (chữ Hán: 鄭根, 1633-1709) là vị chúa Trịnh thứ 5 thời Lê trung hưng, cầm quyền từ tháng 8 năm 1682 đến tháng 5 năm 1709.

Sự nghiệp của Trịnh Căn chính là gạch nối cơ bản giữa thời Trịnh-Nguyễn phân tranh và thời thịnh trị của Đàng Ngoài. Ông là người chỉ huy có công chặn đứng thế bắc tiến của Chúa Nguyễn, giữ hoà bình cho Bắc Hà và đưa miền Bắc Đại Việt vào thời kỳ phát triển phồn thịnh trở lại sau nhiều năm binh lửa. (Đặng Tiến Dũng sưu tầm trên trang Wikipedia)

* Sách tham khảo:

1/ Mộ Trạch Vũ Tộc Thế Hệ Sự Tích (của Nhóm Nho Gia thời Hậu Lê, soạn năm 1769).

2/ Gia phả họ Vũ Quang Đại Đường và Quang Trạch Đường.

3/ Các sách báo và tư liệu cũ đã chép liên quan đến phái Giáp và phái Ất ở làng Mộ Trạch xưa.

NHỮNG TIÊU ĐỀ KHÁC CỦA khoahoctheky21

TÁC GIẢ THIẾT KẾVÀ BIÊN TẬP

THỜI TRANG VÀ KHOA HOC
TPHCM, TB, Vietnam
THỜI TRANG KHOA HỌC QUẢNG CÁO
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

THỜI SỰ

powered by

KHÁN VÀ ĐỌC GIẢ

Sparkline 83,344

NHÓM BT

CÁC TIÊU ĐỀ KHÁC ĐÃ ĐĂNG

TRINH CHIẾU VIDEO

Loading...

Không có nhận xét nào: