Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

2 bản tin của anh Vũ Hữu Chính PCT HĐDHVV Phương Nam ,Ngày 6/11/2016 Bản Tin Số 1 HĐDH.VŨ-VÕ PHƯƠNG NAM-TP.HỒ CHÍ MINH CÙNG ĐẠI DIỆN HĐDH.VŨ-VÕ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG VÀ NAM BỘ ĐẾN DÂNG HƯƠNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TẠI TƯ GIA Ở TP.HÀ NỘI. Chiều ngày 29/10/2016, trước khi Đại hội Dòng họ Vũ-Võ TP. Hà Nội, BCH HĐDH Vũ-Võ TP.Hà Nội, gồm các ông: Vũ Duy Bổng, Vũ Tráng,Vũ Văn Nhơn,Vũ Văn Ngôn… đã dẫn 18 đoàn đại diện Dòng họ Vũ-Võ các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, gồm: Quảng Bình (ông Võ Văn Vang,Võ Đức Dạy), Thừa Thiên- Huế (ông Võ Văn Thành,Võ Xuân Ninh),Quảng Ngãi (ông Vũ Tiến Đức,Võ Duy Hùng), Bình Định (ông Vũ Văn Thuận,Võ Trung Tánh), Khánh Hòa (ông Vũ Tiến Thêm,Vũ Đức Bình), Ninh Thuận (ông Võ Văn Định), Lâm Đồng (ông Vũ Thuộc,Vũ Thiếc), Cư Jut-Đắk Nông (ông Vũ Tiến Thịnh,Vũ Xuân Đáp), Bình Thuận (ông Vũ Hồng Công,Vũ Văn Đô), Đồng Nai (ông Vũ Xuân Gía,Vũ Ngọc Thành), Bình Dương (ông Võ Đông Điền,bà Võ Thị Ngọc Thảo), Bình Phước (ông Vũ Đình Đạm,Vũ Quang Vượng), Long An (ông Võ Lê Tuấn,Vũ Ngọc Bần), Cai Lậy-Tiền Giang (ông Võ Bá Thành,Võ Văn Thuận,Võ Văn Nhanh), Bến Tre (Võ Văn Minh,Võ Hồng Thanh,Võ Thanh Phương), Đồng Tháp (ông Võ Thành Văn), Bạc Liêu (bà Võ Thị Hồng Thoại,ông Võ Hoàng Vinh), HĐDH Vũ-Võ phương Nam- TP. Hồ Chí Minh (ông Võ Văn Hiến, Vũ Ngọc Thạch, Vũ Hữu Chính,bà Vũ Thanh Tâm) đến dâng hương tại tư gia Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại số 30 Hoàng Diệu, TP. Hà Nội.Các đoàn đã được ông Võ Điện Biên ( con trai Đại tướng) tiếp đón, giới thiệu đồng thời ông cũng tặng cho mỗi vị khách một huy hiệu kỷ niệm có in ảnh Đại tướng. TIN VÀ ẢNH: VŨ HỮU CHÍNH Bản Tin Số 2 BÀI THAM LUẬN VIẾT CHO ĐẠI DIỆN HỌ MẠC CỬU PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẠC TỘC TP HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ II (NHIỆM KỲ 2016-2020) Kính thưa Đại hội, Kính thưa các quý vị khách quý, Kính thưa bà con cô bác họ Mạc & gốc Mạc quý mến! Hôm nay đây, tôi xin đại diện cho dòng họ Mạc Cửu lấy làm vinh dự, tự hào khi được tham dự và phát biểu trước đại hội những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ về lịch sử dòng họ Mạc Cửu. ..Đọc Tiếp ở dưới trang 7/11/2016



CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU
1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA
2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH
3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH
*       
      
- NỀN VĂN HOÁ VẬN CHUYỂN NỀN
   KINH TẾ QUỐC GIA VÀ THẾ GIỚI
*      - CÁC NỀN VĂN HOÁ ĐƯỢC LAN TRUYỀN
  TỪ CÁC TÔN GIÁO
- TỪ KHI THUYẾT NGUYÊN TỬ RA ĐỜI
   CHỨNG MINH ÁNH SÁNG LÀ VẬT CHẤT
      - KỸ THUẬT CÓ TRƯỚC KHOA HỌC
Nhan chuột vô link ở dưới


2 bản tin của anh Vũ Hữu Chính PCT HĐDHVV Phương Nam ,Ngày 6/11/2016
Bản Tin Số 1
HĐDH.VŨ-VÕ PHƯƠNG NAM-TP.HỒ CHÍ MINH CÙNG ĐẠI DIỆN HĐDH.VŨ-VÕ CÁC TỈNH MIỀN TRUNG VÀ NAM BỘ ĐẾN DÂNG HƯƠNG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TẠI TƯ GIA Ở TP.HÀ NỘI.

Chiều ngày 29/10/2016, trước khi Đại hội Dòng họ Vũ-Võ TP. Hà Nội, BCH HĐDH Vũ-Võ TP.Hà Nội, gồm các ông: Vũ Duy Bổng, Vũ Tráng,Vũ Văn Nhơn,Vũ Văn Ngôn… đã dẫn 18 đoàn đại diện Dòng họ Vũ-Võ các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, gồm: Quảng Bình (ông Võ Văn Vang,Võ Đức Dạy), Thừa Thiên- Huế (ông Võ Văn Thành,Võ Xuân Ninh),Quảng Ngãi (ông Vũ Tiến Đức,Võ Duy Hùng), Bình Định (ông Vũ Văn Thuận,Võ Trung Tánh), Khánh Hòa (ông Vũ Tiến Thêm,Vũ Đức Bình), Ninh Thuận (ông Võ Văn Định), Lâm Đồng (ông Vũ Thuộc,Vũ Thiếc), Cư Jut-Đắk Nông (ông Vũ Tiến Thịnh,Vũ Xuân Đáp), Bình Thuận (ông Vũ Hồng Công,Vũ Văn Đô), Đồng Nai (ông Vũ Xuân Gía,Vũ Ngọc Thành), Bình Dương (ông Võ Đông Điền,bà Võ Thị Ngọc Thảo), Bình Phước (ông Vũ Đình Đạm,Vũ Quang Vượng), Long An (ông Võ Lê Tuấn,Vũ Ngọc Bần), Cai Lậy-Tiền Giang (ông Võ Bá Thành,Võ Văn Thuận,Võ Văn Nhanh), Bến Tre (Võ Văn Minh,Võ Hồng Thanh,Võ Thanh Phương), Đồng Tháp (ông Võ Thành Văn), Bạc Liêu (bà Võ Thị Hồng Thoại,ông Võ Hoàng Vinh), HĐDH Vũ-Võ phương Nam- TP. Hồ Chí Minh (ông Võ Văn Hiến, Vũ Ngọc Thạch, Vũ Hữu Chính,bà Vũ Thanh Tâm) đến dâng hương tại tư gia Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại số 30 Hoàng Diệu, TP. Hà Nội.Các đoàn đã được ông Võ Điện Biên ( con trai Đại tướng) tiếp đón, giới thiệu đồng thời ông cũng tặng cho mỗi vị khách một huy hiệu kỷ niệm có in ảnh Đại tướng.
                      TIN VÀ ẢNH:   VŨ HỮU CHÍNH


Bản Tin Số 2
BÀI THAM LUẬN VIẾT CHO ĐẠI DIỆN HỌ MẠC CỬU PHÁT BIỂU TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU MẠC TỘC TP HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ II (NHIỆM KỲ 2016-2020)
Kính thưa Đại hội, Kính thưa các quý vị khách quý, Kính thưa bà con cô bác họ Mạc & gốc Mạc quý mến!
Hôm nay đây, tôi xin đại diện cho dòng họ Mạc Cửu lấy làm vinh dự, tự hào khi được tham dự và phát biểu trước đại hội những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ về lịch sử dòng họ Mạc Cửu.
Lời đầu tiên, tôi xin phép gửi lời chúc sức khỏe, tình cảm trân trọng đến toàn thể quý vị quan   khách, quý vị đại biểu và chúc Đại hội Đại biểu Mạc Tộc Tp Hồ Chí Minh lần thứ II thành công tốt đẹp.
Kính thưa Đại hội,
Tổng trấn Hà Tiên Mạc Cửu quê ở xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, vùng đất này là của người Việt Cổ, thuộc nước Nam Việt trong bản đồ các tộc Bách Việt ngày xưa. Vùng đất phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông thuộc Bách Việt này sau đó bị phương bắc Trung Quốc xâm chiếm đô hộ và đồng hóa người Việt cổ vùng này thành người Trung Quốc.
Bởi vì dòng họ Mạc Cửu có nguồn gốc là người Việt cổ như nói trên nên các hồ sơ lý lịch, giấy chứng minh nhân dân của con cháu dòng Mạc Cửu từ thời Nhà Nguyễn đến giờ đều được nhà nước ta ghi nhận là người dân tộc Kinh, quốc tịch Việt Nam. Dòng họ Mạc Cửu ở Hà Tiên và dòng họ Mạc phát tích ở Hải Dương đều thuộc cộng đồng dòng họ Mạc Việt Nam. Dòng họ Mạc Cửu và dòng họ Mạc ở Hải Dương đều có cùng viễn tổ là trạng nguyên Mạc Tuyên Khanh năm Đại Trung thứ năm đời Đường.
Năm 1671, vì bất mãn với chế độ Mãn Thanh,  Mạc Cửu lúc đó mới 23 tuổi, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời Phúc Kiến đi về vùng biển phương Nam. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn người của Mạc Cửu đặt chân lên một vùng đất Hà Tiên. Trong năm 1680, Mạc Cửu đã lập một số ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Hà Tiên và Cà Mau đã nhanh chóng trở thành thương cảng quan trọng. Có thể nói rằng dòng họ Mạc phát tích ở Hải Dương đã xây dựng được một kinh đô Dương Kinh (nay là Tp Hải Phòng) hướng biển đầu tiên của Việt Nam thì dòng họ Mạc Cửu ở Hà Tiên cũng đã xây dựng được Hà Tiên là khu kinh tế biển tây đầu tiên của Việt Nam, đây là một trong những điểm nổi bật nhất của dòng họ Mạc chúng ta.
Kính thưa Đại hội,
Họ Mạc khởi phát ở Hải Dương đã có công lao đóng đô ở Cao Bằng giữ vững được bờ cõi địa đầu của các tỉnh phía bắc như Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn thì họ Mạc Cửu ở Hà Tiên cũng đã có công lao mở mang bờ cõi Việt Nam từ  Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu cho đến tận cùng đất mũi Cà Mau đã tạo nên hình dáng đất nước Việt Nam trọn vẹn chữ S được như bây giờ là những công lao rất là to lớn. Đây cũng là một điểm rất nổi bật của Họ Mạc Việt Nam chúng ta.
Nhà nghiên cứu Trương Minh Đạt khắng định: “Nhờ có Mạc Cửu, Mạc Thiên Tích, người Việt mới bước qua bờ nam sông Tiền”. Nhiều lần dẹp yên giặc cướp, mấy bận phò chúa lâm nguy, đánh đuổi ngoại bang giữ gìn bờ cõi… võ công họ Mạc khai khẩn đất phương Nam có ai bằng. Có lúc phải chọn cái chết ở xứ người để tận trung báo quốc. Vào khoảng năm 1776, khi Nhà Tây Sơn tiến công vào Gia Định, truy kích tàn quân của chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tích cùng Tôn Thất Xuân chạy sang Xiêm. Nhưng tháng 4 năm 1780, vua Xiêm là Trịnh Quốc Anh nghi ngờ ông làm gián điệp cho Gia Định, bắt giết các con lớn của ông là Mạc Tử Hoàng, Mạc Tử Dung cùng các phó tướng Tôn Thất Xuân, Tham, Tịnh và 50 người tùy tùng, chỉ để lại con nhỏ là Mạc Tử Sanh và một cháu nhỏ bắt phải đi đày. Quá phẫn uất với sự tàn nhẫn của vua Xiêm Trịnh Quốc Anh, Mạc Thiên Tích tuẫn tiết bằng cách nuốt vàng lá cho bí cuống phổi, ngạt thở mà chết tại Băng Cốc lúc 72 tuổi. Hằng năm, cứ đến ngày 24 tháng 10 âm lịch, tại Đền thờ họ Mạc, một lễ cúng “Đồng cuộc” (tức giỗ hội) được tổ chức trọng thể, để tưởng nhớ 36 người họ Mạc bị tử nạn ở Xiêm.
Dòng họ Mạc Cửu thật là xứng với đôi câu đối trước cổng tam quan Mạc công miếu, chân núi Bình San (người đời thường gọi là lăng Mạc công), tương truyền của Trịnh Hoài Đức: Nhất môn trung nghĩa gia thanh trọng, Thất diệp phiên hàn quốc lũng vinh. (Nghĩa là: Một nhà trung nghĩa danh thơm cả họ, Bảy lá giậu che, cả nước mến yêu).

Kính thưa Đại hội,
Con cháu thuộc dòng dõi họ Mạc ở Hà Tiên hiện nay chủ yếu là ở Cà Mau, trên dưới 2000 người, sống tập trung ở huyện Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Ngọc Hiển,…Theo gia phả của dòng họ Mạc Cửu ở Cà Mau, các ông Mạc Bá Trực, Mạc Bá Thiện, Mạc Bá Triện từ Kiên Giang sang đây định cư vào khoảng giữa thế kỷ XIX, nay thuộc địa phận huyện Cái Nước. Từ đó, dòng họ Mạc được tiếp tục phát triển ở vùng đất Cà Mau chứ không phải ở Hà Tiên, Ngoài ra dòng họ Mạc Cửu sống rải rác ở các tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tp Hồ Chí Minh. Có nhiều con cháu dòng họ Mạc Cửu sang các nước ngoài để sinh sống. Ngày nay con cháu dòng họ Mạc Cửu có một số người thành danh như: Họa sĩ Mạc Chánh Hoà (hiện nay đang định cư ở Mỹ), Nhà văn Nguyên Hùng (tên khai sinh là Mạc Đăng Thân), ở Cà Mau có anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mạc Thành To......Trên lĩnh vực kinh tế, đã có một số người khá thành đạt như anh Mạc Minh Kỳ - Phó Giám đốc Công ty thủy sản Bạc Liêu và anh Mạc Thế Kiệt - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Quốc tế (VIB) tại Tp Cà Mau….
Hiện nay, dòng mạc Mạc Cửu chưa thành lập được Hội đồng Mạc tộc từ địa phương đến trung ương mà chỉ mới có đại diện của từng vùng. Đại diện chi tộc họ Mạc thành phố Vĩnh Long thì có Bà Mạc Thị Bông và anh Nguyễn (Mạc) Bá Xồi. Ở tỉnh An Giang, đại diện chi tộc họ Mạc Tp. Long Xuyên thì có anh Mạc Cẩm Hưng. Ở tỉnh Cà Mau, đại diện chi tộc họ Mạc Cà Mau thì có anh Mạc Thành Bô, anh Mạc Trung Tá, anh Mạc Hồng Quân, chị Mạc Kim Nga. Ở Thành phố Hồ Chí Minh thì có anh Lê Quân và anh Lê Dũng.
Dòng họ Mạc Cửu cũng có nhiều biến cố lịch sử. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử thì dòng họ Mạc Cửu ngoài họ Mạc ra còn đổi ra các họ Thái, họ Trần, họ Lê. Chẳng hạn như đổi sang họ Thái thì có nhánh họ gốc Mạc của bác sĩ Thái Tòng. Đổi sang họ Lê có gia đình anh Lê Quân, anh Lê Dũng. Bố của anh Quân là Mạc Cẩm Hồng đã đổi sang họ Lê từ thời kỳ chống Mỹ để tránh đi quân dịch. Đổi sang họ Trần thì có con cháu của ông Mạc Như Đông. Theo sử sách còn ghi lại thì khoảng năm 1833 - 1834, là một trong những thời kỳ “đen tối” của xứ Hà Tiên. Bởi trong cuộc khởi binh của Lê Văn Khôi (con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt) chống lại nhà Nguyễn, ở vùng Gia Định cũ (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh), các con cháu họ Mạc ở Hà Tiên, là Công Du, Công Tài, Hầu Hi, Hầu Diệu vì nhận chức quan của họ Lê, cho nên sau khi cuộc nổi dậy bị thất bại, họ đều bị khép tội tru di. Con cháu dòng họ Mạc Cửu hầu hết bỏ xứ Hà Tiên đã phải chạy trốn vào vùng đất hẻo lánh, vùng rừng thiêng nước độc ở mảnh đất tận cùng của đất nước Việt Nam là tỉnh Cà Mau để tránh họa. Trong hoàn cảnh đó, gặp họa lớn, mẹ Mạc Như Đông cũng đành phải dẫn con rời bỏ xứ Hà Tiên ra Bắc, định cư ở quê ngoại, là làng Mộ Trạch (nay thuộc huyện Bình Giang, Hải Dương). Ở đây, Mạc Như Đông được mẹ đăng ký hộ tịch theo họ mẹ, nên có tên mới là Trần Nghị Đông. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), Trần Nghị Đông đỗ cử nhân, được bổ nhậm làm Đốc học tỉnh Định Tường.
Kính thưa Đại hội,
Hằng năm, hậu duệ con cháu dòng họ Mạc Cửu thường vẫn tổ chức đi Hà Tiên dự các ngày lễ giỗ và lễ hội. Tuy nhiên có 2 ngày lễ lớn nhất hằng năm đó là lễ giỗ Đức Khai Trấn Mạc Cửu vào ngày 27/5 âm lịch và lễ giỗ bà Mạc Mi Cô vào ngày 29/9 âm lịch. Nói đến bà Mạc Mi Cô người dân Hà Tiên vẫn hướng đến với cái tâm thành kính và gọi bằng cái tên thân thiện, bà Cô Năm. Dân gian truyền tụng bà nhiều lần "hiển linh" độ thế, che chở dân chúng tránh những trắc trở, địch họa. Bà mất lúc 13 tuổi. Bà là con của Tổng binh trấn Mạc Thiên Tích, cháu nội của người khai phá xứ Hà Tiên là Mạc Cửu. Bà là con thứ 5 trong gia đình 8 người nên gọi là Cô Năm. Nhưng ngay câu chuyện sinh ra bà cũng mang những màu sắc huyễn hoặc, rằng khi sinh ra bà biết nói ngay?.
Rồi lúc sinh thời tuy tuổi còn nhỏ nhưng bà có thể đoán trước được thế sự. Không ai biết bà mất vì nguyên do gì, nhưng chính xác là bà mất khi còn rất trẻ, lúc tạ thế mộ bà được chôn cất ở phía Tây núi Bình San giữa một không gian hữu tình, bốn bề xanh lá. Với quan niệm người chết trẻ thường linh nghiệm, hơn nữa nhiều chuyện may mắn của người dân, thấy ứng với sự "phù hộ" của bà, nên với người dân Hà Tiên, bà rất linh thiêng, "cầu gì đặng ấy".
Cứ hàng năm đến vào dịp hai lễ giỗ này, người dân địa phương xứ Hà Tiên đến rất là đông. Không chỉ là người dân ở Hà Tiên mà còn có người ở tận Cà Mau, các tỉnh Miền Tây, Vũng Tàu, Sài Gòn, Cần Thơ, Hà Nội, thậm chí ở Mỹ, Úc, Cananda, Hàn Quốc...về tham dự.
Nhân dịp Đại hội này, tôi cũng thông báo cho bà con, cô bác họ Mạc & gốc Mạc, các quý vị đại biểu, khách quý được biết để đến ngày 27/5 và ngày 29/9 âm lịch hằng năm nếu có dịp đi Hà Tiên thì nên đến tham dự để được biết tình yêu của nhân dân yêu quý Tổng trấn Hà Tiên Mạc Cửu và gia đình của Mạc Cửu như thế nào. Trong tình cảm của người dân miền tây nam bộ thì mọi người ở đây xem ông như là ông vua đầu tiên của mảnh đất miền tây này.    
Kính thưa Đại hội,
Trên đây là bài phát biểu của tôi về những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ và lịch sử về dòng họ Mạc Cửu. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời chúc sức khỏe, thành công đến các vị quan khách, các quý vị khách quý, toàn thể Đại hội.
Xin chúc cho dòng tộc họ Mạc chúng ta đoàn kết - thịnh vượng, quê hương Việt Nam ngày càng phồn vinh, văn minh hạnh phúc. Kính chúc Đại hội Tp Hồ Chí Minh lần thứ 2 thành công tốt đẹp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!       












MỤC LỤC

Không có nhận xét nào: