Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

BÀI PHÁT BIỂU ĐC. KIỀU XUÂN LONG .TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐHQG TPHCM Nhân dịp Kỷ niệm 65 Năm Ngày Sinh viên –Học sinh Việt nam ( 9/1/1950 - 9/1/2015 ) Và Lễ trao tặng TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐHQG TPHCM Trường Đại học Cơ sở cách mạng và kế tục truyền thống cách mạng Ban Trí vận-Mặt trận Khu ủy Sài Gòn –Gia Định Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước : - Bộ sách “ Nhân sĩ,trí thức Sài Gòn –Gia Định đồng hành cùng dân tộc ” - Kỷ niệm chương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Bảng lưu niệm Quyết định của Nhà nước CHXHCN Việt Nam phong tặng BAN TRÍ VẬN –MẶT TRẬN KHU ỦY SÀI GÒN –GIA ĐỊNH ANH HÙNG LƯC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN


StarNoteSchoolWorkMobile phoneCameraFilmstrip

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY 
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpTrường họcCông việcĐoạn phimĐiện thoại di động

 

 

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TP.HỒ CHÍ MINH

                     BAN LIÊN LẠC TRUYỀN THỐNG

BAN TRÍ VẬN –MẶT TRẬN KHU ỦY SÀI GÒN –GIA ĐỊNH

        55 Mạc Đỉnh Chi, P.Đa Kao, Q.01, Tp Hồ Chí Minh

                                                                             

 

BÀI PHÁT BIỂU TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐHQG TPHCM

 

                             

Nhân dịp Kỷ niệm 65 Năm

Ngày  Sinh viên –Học sinh Việt nam  ( 9/1/1950 - 9/1/2015 )

Và Lễ trao tặng

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN-ĐHQG TPHCM  

 Trường Đại học Cơ sở cách mạng và  kế tục truyền thống cách mạng

  Ban Trí vận-Mặt trận  Khu ủy Sài Gòn –Gia Định

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước :

- Bộ sách “ Nhân sĩ,trí thức Sài Gòn –Gia Định đồng hành cùng dân tộc

- Kỷ niệm chương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

- Bảng lưu niệm Quyết định của Nhà nước CHXHCN Việt Nam phong tặng

BAN TRÍ VẬN –MẶT TRẬN KHU ỦY SÀI GÒN –GIA ĐỊNH 

ANH HÙNG LƯC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

 

 

Kính thưa:

Trước hết , xin cho phép tôi được  thay mặt  Nhà giáo ưu tú Phan Thị Nở, Nguyên UV Ban TVMT Khu ủy SGGĐ , Trưng đoàn của chúng tôi và các đồng chí  đại diện Ban TV đang có măt trong buổi lễ long trọng hôm nay .

Gửi lời nhiệt liệt hoan nghênh va cám ơn ....... Thây Hiệu trưởng   Ban Giam Hiệu ,...........      Phòng công tác chinh trị.......

          Đặc biệt  cho phép chúng tôi dành riêng sự ngưỡng mộ và niềm vui của những Nhà giáo và cựu CBCS   trong Ban TV SGGĐ gửi đến Đoản Thanh niên CSHCM , Hội Sinh viên  Trường DH KHXH&NV-ĐHQG TPHCM. Là những  Tổ chức Đoàn tyhe63 chính trị xã hội  của nhưng nhà khoa hoc xã hội   và nhân văn  tương lai  của đất nước,   đã  tỏ rõ vai trò  tien tiến và khà năng tập hợp TN đ tổ chức  nhưng hoạt động   truyến thống  có ý nghĩa  giao duc tư tương chinh trị trong  tuần lễ kỹ niệm 65 Năm ngày SVHS VN và góp phần tích cực  sôi nôi của buôi lễ hôm nay  tại Ngôi trường  ĐH Quốc gia danh giá và thân yêu của chúng ta .

Vậy Ban  Trí vận  đã được tổ chức và hình thành như thế nào ?

 

......                                                                               

Kinh thưa quí vị va cac em SV thân mến ,

Nói về phong trào các nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định, trong đại gia đình trí thức Việt Nam suốt hơn thế kỷ chống xâm lược trong hành trình cùng dân tộc là một đề tài rất lớn, vì bởi không ở đâu có được nét độc đáo gần như huyền thoại trong con người trí thức vùng đất này: Vùng đất SG-GĐ  mang  hào khí Đồng Nai – Cửu Long

Trên cái nền đạo lý “Thấy việc nghĩa không thể không dũng cảm làm” (Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi – câu thơ tuyệt mệnh của Hồ Huấn Nghiệp, một sĩ phu tuẫn tiết vì nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1862), lớp lớp trí thức Sài Gòn - Gia Định đã nối tiếp nhau thể hiện truyền thống “dấn thân vì Đại nghĩa” suốt 117 năm, kể từ ngày quân Pháp đánh chiếm Thành Gia Định năm 1859. Nội dung “Nghĩa lớn” cứ ngày càng rõ hơn trong tình cảm và nhận thức của người trí thức,nhứt là tử khi có Đảng  của nhà ái quốc Hồ Chí Minh lãnh đạo  đó là tinh thần ” không gì quí hơn độc lập tự do “ là tấm lòng xả thân vì đại nghĩa  không phải cho một vương triều, mà cho dân, cho nước , cho sự nghiệp giải phóng Dân tộc , Thống nhất Đất nước.

Suốt chặng đường hơn thế kỷ, nói như nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng : “Chúng ta quí trọng cái hồn Việt Nam luôn sống trong trí thức ở mảnh đất Nam Bộ, ở vùng đất qui tụ anh tài Sài Gòn - Gia Định”, này , mà cốt lõi của tinh thần Việt Nam đó là tính chiến đấu đầy quả cảm vì Độc lập, Tự do, Công bằng, Dân chủ…, tức vì một lý tưởng thanh cao mà người trí thức đi tìm và đã bắt gặp nó trong Cách mạng do Đảng lãnh đạo, trong hành trình cùng dân tộc.

Đương nhiên nhắc lại bài học của quá khứ với bao gương dấn thân mang đậm khí phách và trí tuệ của lớp lớp nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định nói riêng, của Việt Nam nói chung không chỉ là chuyện “nhắc tích cũ người xưa”, vì bởi bài học lịch sử chỉ có ý nghĩa khi nó soi sáng hiện tại và tương lai. Bài học được rút ra ở đây phải chăng chính là thái độ trân trọng của dân tộc đối với tài hoa của đất nước và cách ứng xử hiện nay của người đương thời, của “Đảng cầm quyền” đối với lớp người đang nối tiếp chất ưu tú, trí tuệ Việt Nam trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một giai đoạn trong thời đại khoa học kỹ thuật tiến nhanh như vũ bão, đồng thời cũng đặt ra muôn vàn thách thức mới, kể cả thách thức đối với nền độc lập, tự chủ của chúng ta vừa giành được sau hơn một thế kỷ “trường chinh” chống xâm lược.

 

Ban Trí vận-Mặt trận Khu ủy Sàigòn-Gia Định ( gọi tắt là  Ban Trí vận ) là một Cơ quan t ham mưu chính trị của Khu ủy SGGĐ, được Khu ủy Sài Gòn-Gia Định giao nhiệm vụ chính trị :  Tổ chức tuyên truyền vận động  tập hợp lực lượng  trí thức,nhân sĩ, giáo chức, tôn giáo, tư sản dân tộc( báo chí văn nghệ sĩ ) thành môt lực lượng chính trị cách mạng do Đảng lãnh đạo đồng hành cùng Dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

 

Ban Trí vận là một Cơ quan chính trị của Đảng , nhưng trong tình hình thực tế của Cách mạng và Chiến trường miền Nam , từ 1961  Ban TV đồng thời cũng là cơ quan  của :  Uỷ Ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Sài Gòn-Gia Định do Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát ,Khu Ủy viên Khu ủy Sài Gòn-Gia Định vừa làm Trưởng Ban vừa là  Chủ tịch UBMTDTGP Sài Gòn- Gia Định.  Sau năm1968, Ban  Trí vận cũng là cơ quan của  Liên minh các  Lực lượng Dân tộc,Dân chủ và Hòa bình Đô thành Sài Gòn do Giáo sư Lê Văn Giáp  làm Chủ tịch, TTK  là Anh Hồ Hữu Nhựt, Chủ tịch Tổng hội SV SG. (người đang có mặt tại đây hôm nay , sau này khi Thành lập CPCMLT CHMNVN anh là Thừ trưởng Bộ Giáo dục và Thanh niên , GS Nguyễn Văn Kiết là Bộ trưởng  củ Chính phủ này một Chính phủ ra đời trong bão táp của CM giải phóng MN  nhưng đã được 26 Chinh phủ và tổ chức quốc tế công nhận và cho đặt cơ quan đại diện ngoại giao chinh thức từ 1970.Các bạn SV có thể xem tại triễn lãm về MTDTGP va LM cac LLDTDC HB VN ) . Tôi  xin trân trọng mời  TS HH Nhựt đứng lên một lần nữa cho các bạn SV được chào đón như người của chính  mình từ trong hàng ngũ SV SG của chúng ta – nay TS HHN vẫn tham gia giảng dạy đại học  và là trưởng phòng nghiên cứu KH cũa Trường DH CNTT Gia Định .  

Đễ dễ nhớ tôi xin  nhắc lại những cột mốc thời gian  quan trọng      đã được khắc ghi lại trong những trang sữ vàng của Đảng và của Đảng bộ SG-Chợ Lớn –Gia Định nay là TPHCM thân yêu của chúng ta .

·        Từ 1945 Sài Gòn  xứ ủy Nam kỳ đã có tổ chức một Hội  trí thức do LS Hoàng Đôn Tân , một trí thức Việt kiều Pháp phụ trách , hiện nay ông ta đang định cư tại Pháp cùng gia đình 

·        Tháng 12-1947 ; Thành ủy Sài gòn-Chợ Lớn đã quyết định thành lập Chi bộ Trí thức  do các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thọ Chân, Hà Huy Giáp trực tiếp chỉ đạo.

·        Từ Cuối năm 1956 : Ban Trí vận Sài Gòn –Chợ lớn được thành lập do Dược sĩ Phạm Thị Yên làm Trưởng Ban.

·        Năm 1957, Ban Trí vận Sàigòn-Chợ lớn đã thành lập các Chi bộ giáo học tư thục, Chi bộ kỹ sư , Chi bộ bác sĩ và các Chi bộ Đảng trong các Nghiệp đoàn bác sĩ, Luật sư Đoàn, Giới Kiến trúc sư, các Đoàn cải lương  Phước Chung, Thanh Minh , Kim Chung, Thanh Hương, Thanh Nga

·        Tùy tình hình nhiệm vụ từng giai đoạn của cuộc kháng chiến, Ban Cán sự Đảng của Ban Trí vận-Mặt trận  được tổ chức thành các Tiểu ban hoặc Phân ban để phụ trách theo từng giới  như  Tiểu ban : Trí vận . Giáo vận,Tư sản vận, Tôn giáo vận, Tiểu ban Báo chí , Tiếu Ban Văn nghệ nội đô

·        Từ năm 1961, Ban Trí vận Khu Sài Gòn- Gia định  được Khu ủy đổi tên thành Ban Trí vận- Mặt trận  Khu ủy Sàigon-Gia Định,(1961-1971) (Thành ủy Sài Gòn –Gia Định  1971-1975 ) cho đến  Ngày cách mạng miền Nam  thắng lợi 30/4/1975 và Thống nhất Đất Nước.

 

Vi sao Ban Trí vận –M5t trận Khu ủy SGGĐ được Nha nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng LLVTND ?

 

... trong QĐ của Nước CHXHCNVN do Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang ký, có ghi : Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng Danh hiệu Anh hùng LLVu trang nhân dân -Ban TVMT Khu ủy SGGD - đã có những thành tích đạc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ,cứu nước”

·        Danh hiệu nay không chí co ý nghĩa với Ban TVMT mà la Danh hiệu  vinh dự chung cho Phong trào trí thức , nhân sị của SGGĐ- tức TP HCM chung ta , trong dó có các trường Đại hoc , mà Trường ĐHKHXH NV  la một  thành viên ....

·         Trong Hội trường hôm nay  tất cả chúng   nhìn thấy  các đại diện CBCS Ban Trí vận  bên cạnh các cưu sinh viên  Đại học văn Khoa Sài Gòn mà tên tui63i củ họ luôn luôn gắn liền với phong trào trí thức , trí thức trẻ của Khu ủy Ban Trí vận SGGD .

·         Xin được chào mừng một đội hình rất đẹprất tự hào của  các cựu chien sĩ Trí thức Trí vận vá DH văn Khoa Sài Gòn  đang có mặt trong buôi lể trang trang  nhưngthân tìnhđồng nghiệp ,đồng chí và   đầy tính kế thừa  truyền thống cách mạng  này của Trường DHKHXHNV . Xin cám ơn và nhiệt liệt hoan nghênh .....

 

Những thành tich đặc biệt xuất sắc ấy của Ban TV khu ủy SGGD  có thể tóm tắt sau đây :

 

Vị trí của Sài Gòn - Gia Định và giới trí thức trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Sài Gòn - Gia Định, một bộ phận của Nam Bộ, của Việt Nam, là địa bàn thành thị, tức khác với địa bàn nông thôn, rừng núi; dân cư đông đúc, đặc biệt do chính sách “đô thị hóa cưỡng bức” của Mỹ, ném bom bừa bãi vùng nông thôn miền Nam nhằm “tát nước bắt cá”, chống lại cuộc nổi dậy của nhân dân (trong chiến tranh có lúc cư dân thành thị miền Nam chiếm đến 40 % dân số), phần lớn vùng đô thị nằm dưới bộ máy thống trị của địch nhiều thập niên, nếu không nói là hàng thế kỷ.

Trước hết phải nói đế Đường lối chiến lược của Đảng lao động VN thời ấy , để biết Ban TV năm trong chiến lược ấy như thế nào ?

Trong kháng chiến chống Pháp, lực lượng cách mạng chia ba vùng: vùng căn cứ, vùng du kích, vùng tạm bị chiếm, mỗi vùng có phương châm chiến thuật riêng. Những kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp đã nâng cao nhận thức của lực lượng cách mạng về vị thế của mỗi địa bàn; trong kháng chiến chống Mỹ, không chỉ từ so sánh lực lượng ở địa bàn, mà còn từ mục tiêu cách mạng, động lực cách mạng và phương pháp cách mạng Đảng Lao động Việt Nam đề ra Một chiến lược  sáng suốt và sáng tạo tuy phải vượt qua  trước những sức ép của bạn bè quốc tế:  3 vùng chiến lược cho miền Nam: rừng núi, nông thôn, thành thị; với 3 mũi giáp công : quân sự -chính trị -binh vận . Tức mỗi vùng đều được xem xét trên quan điểm chiến lược, và tạo một thế trận  không chỉ sức mạnh quân sự  mà cón có sức mạnh quân sự ... tạo môt thế trận chiến tranh nhân dân sáng tạo của Việt Nam chưa hề có  trong các binh thư  cổ điển.( tôi xin 1 phút kể lại một chuyện nhỏvề việc tư tưởng dường lối chiến lược sáng tạo này của Đảng ta lúc đó là Đảng mang tên Đảng LĐVN phải kiên định như thế nào  .... Sau các Đoàn nhà báo quốc te   như .....  thì MTDTGP dón tiếp môt Đoàn Nhà báo , quay phim hùng hậu  chính thức của TQ do Ban Tutyên giáo TW Hanoi  đón và đưa vào Đ.c Tố Hử diện vào chỉ đạo rất cụ thế , Đoàn lại được đc Tố Hử cử  Nha Báo kỳ cựu của báo Nhân Dân là nha báo Thep Mới trực tiếp cùng đưa đi theo Đáon tứ Hà nội ..... )

 

 

1-Thành tích tổ chức, chỉ đạo xây dựng lực lượng chính trị và tổ chức các phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp trên giữa trung tâm đầu não chính trị của Mỹ-ngụy quyền Sài Gòn.

Thực hiện nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Khu ủy, Ban Trí vận-Mặt trận đã bố trí đưa vô Sài Gòn nhiều cán bộ lãnh đạo Ban và đảng viên trí thức có uy tín với trí thức Sài Gòn. Các đồng chí đã thâm nhập, bám trụ để tổ chức mạng lưới cơ sơ nòng cốt, tuyên truyền cách mạng, phát triển tổ chức các chi bộ nội đô trí vận, giáo chức, tư sản vận vững chắc.

Trong suốt hai cuộc kháng chiến, Ban Trí vận vẫn giữ vững mạng lưới tổ chức bí mật trong nội đô đến ngày toàn thắng 30-4-1975, không bị địch phát hiện và đánh phá; gặp gỡ, tuyên truyền, vận động, tập hợp các trí thức nổi tiếng, công chức cao cấp, dân biểu Quốc hội Sài Gòn, chức sắc các tôn giáo, nhà tư sản dân tộc… đi đến thành lập công khai các hội đoàn nghề nghiệp, các tổ chức xã hội chính trị do Ban Trí vận tổ chức chỉ đạo, nhạy bén phối hợp cùng các tổ chức của Thành Đoàn, Công vận, Phụ vận, Hoa vận, Binh vận, Lực lượng Biệt động và Ban Tuyên Huấn, đã phát động thành các phong trào đấu tranh chính trị có ảnh hưởng  sâu rộng tại trung tâm đô thị đầu não của địch cũng như cả trong và ngoài nước, phối hợp nhịp nhàng cùng các chiến dịch tiến công quân sự của các Lực lượng vũ trang giải phóng trên các chiến trường, đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của quân dân ta.

Các phong trào đấu tranh chính trị tại đô thị do Ban Trí vận-Mặt trận Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định tổ chức, hoặc phối hợp chỉ đạo, nổi bật nhất là:

Cuộc vận động ký tên Bản tuyên ngôn Trí thức Sài Gòn (1947) với 400 chữ ký của các trí thức, nhân sĩ, công chức cao cấp trong chính quyền Sài Gòn, đòi chính phủ Pháp phải chấm dứt chiến tranh, có ảnh hưởng sâu rộng trong giới trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn và gây tiếng vang trong dư luận Pháp ủng hộ chính phủ Việt Nam của Hồ Chí Minh.

Năm 1948, Hội Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn được thành lập, gồm nhiều thành phần công chức, bác sĩ, dược sĩ và giáo chức tham gia.

Năm 1949, Bản Tuyên ngôn Trí thức thứ hai được phát động với 900 chữ ký, hơn gấp hai lần Bản tuyên ngôn lần thứ nhất.

Năm 1952-1953,  Hội truyền bá Quốc ngữ Nam Kỳ, Nghiệp đoàn Giáo học Tư thục được thành lập do Ban Trí vận Sài Gòn - Chợ Lớn chỉ đạo, đã ra mắt tại Sài Gòn.

Tổ chức Bảo vệ Hòa bình do luật sư Nguyễn Hữu Thọ, giáo sư Phạm Huy Thông, luật sư Nguyễn Văn Dưỡng… trong đó có tờ báo “Hòa Bình” do giáo sư Nguyễn Văn Hiếu phụ trách, chỉ trong thời gian ngắn đã lan rộng ra các tỉnh phía Nam.

Ban Trí vận đã cử kỹ sư Lê Văn Thả đứng ra vận động thành lập “Ủy Ban Cứu tế nạn nhân, bảo vệ tính mạng và tài sản dân chúng”, để cứu trợ nạn nhân cuộc chiến do Ngô Đình Diệm tiến hành nhằm diệt trừ các phe phái không ăn cánh.

Củng cố và tăng cường Hội truyền bá quốc ngữ Nam Kỳ, qua đó phong trào dạy chữ quốc ngữ đã phát triển mạnh, tập hợp được 1.777 giáo viên, 5.800 hội viên và gần 8.000 học viên các lớp trong vùng Sài Gòn - Chợ Lớn tham gia.

-Ban Trí vận đã vận động giới doanh nghiệp tư sản dân tộc tổ chức công khai các Nghiệp đoàn theo từng ngành nghề, do nhiều doanh nghiệp nổi tiếng đứng đầu như: Hãng đúc Nguyễn Trí Độ, nhà thầu Nguyễn Văn Hạnh, chủ nhà in Nguyễn Văn Tư, chủ hãng sản xuất ống cống Phan Văn Mỹ, chủ hãng sản xuất đồ gỗ Võ Doãn Ất, chủ tịch nghiệp đoàn ngành gỗ Châu Tư, chủ nghiệp đoàn chế biến cao su Châu Bá, chủ ngành xuất nhập cảng Trần Văn Lộc, chủ tịch nghiệp đoàn 36 chợ Đô thành Hồ Văn Phiến…

 

Cùng với các phong trào đấu tranh chính trị của công nhân, nhân dân lao động, các phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp trí thức công chức cao cấp, giáo chức, tôn giáo và tư sản yêu nước… do Ban Trí vận-Mặt trận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định tổ chức và vận động, đã chuẩn bị kịp thời một lực lượng nhân sự chính trị quan trọng cho việc ra đời của MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM ngày 20-12-1960, khi  Nghị quyết 15 của Đảng đã mở đường cho cách mạng miền Nam đồng khởi vùng lên đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang  theo phương châmhai chân, ba mũi, giáp công trên ba vùng chiến lược trong đó có vùng chiến lược đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định. Ban Trí vận la 1 trong 2 chân , là 1 trong 3 mũi. Là 1 trong 3 vùng chiến lược

Đa số các vị đại biểu trí thức, nhân sĩ từ Sài Gòn vào dự Đại hội thành lập Mặt trận tại chiến khu Tây Ninh và được bầu vào Ủy Ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là các nhân vật nổi tiếng của các hội đoàn và tổ chức chính trị công khai ở Sài Gòn - Chợ Lớn, do Ban Trí vận-Mặt trận Khu ủy Sài Gòn vận động và tổ chức từ kháng chiến chống Pháp và từ những năm sau Hiệp định Genève (1954), như các vị: Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, bác sĩ Phùng Văn Cung, giáo sư Nguyễn Văn Hiếu, kỹ sư Lê Văn Thả, giáo sư Lê Văn Huấn, giáo sư Nguyễn Ngọc Thưởng, ông Ung Ngọc Ky, ông Trần Bửu Kiếm, dược sĩ Hồ Thu, giáo sư Nguyễn Văn Chì, bà Mã Thị Chu, dược sĩ Phạm Thị Yên, bà Bùi Thị Nga, nhà giáo Nguyễn Thị Tú, giáo sư Lê Thiết, soạn giả Trần Hữu Trang, Hòa thượng Thích Thiện Hào…

 

. Đi đôi với củng cố và mở rộng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, chúng ta đã nỗ lực khuyến khích hình thành các tổ chức chính trị, các tổ chức tôn giáo thuộc nhiều xu hướng khác nhau, miễn ít nhiều đối lập với tập đoàn thống trị phản động nhất do Mỹ hậu thuẫn, từ đó hình thành những nhóm cánh tả, những hình thức liên hiệp trong từng yêu cầu cụ thể, từng khẩu hiệu yêu sách, ví dụ khẩu hiệu “Người Mỹ không can thiệp vào nội bộ người Việt Nam”, “Thành lập chính phủ ba thành phần”, “Chống độc tài quân phiệt”, “Chống bầu cử độc diễn”… Những hình thức mặt trận do Ban Trí vận làm nồng cốt và chi phối cùng phối hợp với các  ban khac trong đó có Thành Đoàn, Ban Tuyên huấn , Ban Phụ vận ...để thanh lập ,  như vậy không cần hình thành tổ chức cụ thể, nhưng trong hành động thì các lực lượng có xu hướng khác nhau, có thể cùng bắt tay trong những việc làm nhất định, trong một thời gian nhất định, điều đó đã làm tăng gấp bội sức mạnh chống địch, cô lập thế lực của địch, làm suy yếu chúng ,đặc biệt là thuyết phục được dư luận thế giới về chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành thắng lợi

..

Từ Năm 1968 hình thành Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, rồi sau đó là các tổ chức chính trị khác với thành phần rất rộng, gồm nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu như luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư Nguyễn Văn Kiết, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nhà giáo Lê Văn Giáp, nữ luật gia Ngô Bá Thành, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nữ sĩ Vân Trang., Nhà tư sản dân tộc Nguyễn Thạnh Cường ( tức Phú Hữu  mà ngói lôp Nhà thờ Đức Bà  còn dến Bây giờ chưa hề phải thay và lôp lại là ngói mang tên Phú Hữu – Ông nói  ngói do người Vie65y mình sx phải đóng tên Việt nam : Phú Hữu   Các SV khoa Sữ có lẽ nên tìm cách xin leo lên mái nhà nhờ này để chụp lại một s3n phẩm mà người Pháp phải sử dụng  còn nguyên giá trị chất lương đến bây giờ ... )... Liên minh có lá cờ  và đã xuất hiện  trong đêm 30 Tết Xuân Mậu Thân   như các d/c và các SV  nhìn thấy trong triễn lãm . ( Thực ra , cuốn sách của ban TV  tự hàm nói rắng : là cuốn sách đã công bố chính thức lá cờ lịch sữ ấy ( Ngay cả tập sách Chung một bóng cờ “ dáng lý cũng phải nhắc đến sự ra đời và sự hiện diện của nó trong Đại hội quốc dân tại chiến khu Tây Ninh để thành lập CPCMLTCHMNVN. Nếu không có tổ chức mới là LMCac LLDTDCHBVN “ thì lấy đối tác chính trị nào để mở Đai hội Quốc dân gồm nhiều thành phân dân tộc và chính trị  xã hội để  thành lập chính phủ lâm thời và tuyên bố thành  lập CHMNVN . Ngay saiu khi ra dời đã có ngay 26 chính phủ và Tổ chức quốc tế  tuyên bố công nhận CPLTCHMNVN do KTS huỳnh tân Phát lam chủ tịch và các LS Nguyen Hưu Thọ , Trịnh Đình Thảo  trong Hội đồ cố vấn như là Một Thượng Nghị viện.

             Phong trào giới nhân sĩ, trí thức đô thị rõ ràng đã phát triển ngày càng rộng mạnh, nội dung ngày càng sâu sắc, phong phú, nâng cao theo quá trình phát triển của phong trào cách mạng của các tầng lớp quần chúng cơ bản, điều đó chỉ rõ ý nghĩa quyết định của  “Liên minh công-nông-trí” trong cách mạng dân tộc dân chủ.

Đó là nội hàm chính trị của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do nhân dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng , một nội hàm mà kẻ xâm lược không bao giờ có được. Ý nghĩa chính trị sâu sắc đó đã thuyết phục được các tầng lớp quần chúng khác nhau trong cộng đồng xã hội Việt Nam,nhứt là giới trí thức , nhân sĩ , thuyết phục được nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, đứng về phía ủng hộ kháng chiến.

           Sự tham gia của lực lượng nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định đã là một trong những nhân tố góp phần quan trọng dẫn đến sự thua cuộc của Mỹ trong chiến tranh. Một viên tướng Mỹ nói : “Mỹ không thua ở chiến trường, Mỹ chỉ thua trên đường phố New York, do người dân Mỹ không ủng hộ quân Mỹ trên chiến trường”. Ông ta không hiểu rằng: “Những cuộc biểu tình trên đường phố New York và nhiều thành phố khác trên nước Mỹ chính là nội hàm chính trị của cuộc chiến tranh Việt Nam do Mỹ tiến hành và bị vô hiệu bởi Đường lối chiến lược  chiến tranh nhân dân sáng tạo  kiểu Việt Nam”.

Chính phong trào các nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định đứng lên chống lại Mỹ ngay trong vùng do Mỹ kiểm soát suốt hàng chục năm chiến tranh, đã là một trong những lý lẽ thuyết phục nhất góp phần để mọi người trên thế giới hiểu được thực chất của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, tức nội hàm chính trị của cuộc kháng chiến. Ai không hiểu nội dung chính trị của cuộc đấu tranh này thì sẽ không thể hiểu gì về cuộc chiến tranh yêu nước giải phóng dân tộc thống nhất Đất nước của chúng ta .. Đó là câu trả lời cho những ai còn mơ hồ về mối quan hệ bản chất của các sự kiện lịch sử trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975).

Năm 1965, phong trào Dân tộcTự quyết do luật sư Nguyễn Long đứng đầu, Ủy ban vận động Hòa bình do bác sĩ Phạm Văn Huyến đã quy tụ những trí thức tên tuổi, như các giáo sư Trần Hữu Khuê, Tôn Thất Dương Kỵ, Nguyễn Quý Hương, Hồ Gia Lý, Tô Văn Cang, luật gia Ngô Bá Thành, nhà văn Á Nam Trần Tuấn Khải, nhà báo Phi Bằng (Cao Minh Chiếm). Đặc biệt, cuộc mít tinh lớn do Ủy ban vận động Hòa bình tổ chức tại số 4 Duy Tân (nay là đường Phạm Ngọc Thạch) với hơn 358 kỹ sư, giáo chức ký tên vào bản kiến nghị phản đối Mỹ và đồng minh Mỹ can thiệp vào Việt Nam.

Năm 1967, “Vụ án Trí Vận của Việt cộng”, trong đó có các vị như nhà tư sản Công kỹ nghệ bông vải Đinh Xáng, Chánh án tòa Thượng thẩm Sài Gòn - Thẩm phán Đỗ Quang Huê, Thẩm phán Trần Thúc Linh, Tiến sĩ kinh tế Âu Trường Thanh, Kỹ sư Tô Văn Cang, bà Đức Anh… bị địch đàn áp nhưng phong trào đấu tranh trong các giới trí thức, công chức, công thương gia vẫn tiếp tục được giữ vững.

 Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc do Ban Trí vận-Mặt trận phối hợp với Ban Tuyên Huấn Khu Ủy Sài Gòn - Gia Định, là phong trào đấu tranh chính trị nổi bật trong các năm 1966-1967. Đó cũng là cuộc đấu tranh chính trị công khai chống văn hóa ngoại lai với qui mô rộng lớn nhất, sâu sắc nhất, tập hợp được đông đảo các tầng lớp ưu tú nhân sĩ, trí thức đã tham gia với khẩu hiệu “Văn hóa cứu nước”, “Văn hóa còn dân tộc còn”. Đặc biệt, buổi ra mắt được tổ chức ngay tại Tòa đô chánh Sài Gòn (nay là trụ sở Ủy Ban Nhân dân TP.HCM) với sự tham gia của các nhà trí thức tên tuổi như giáo sư Lê Văn Giáp, giáo sư Dương Minh Thới, nhà văn Á Nam Trần Tuấn Khải, nhà thơ Đông Hồ, nhà giáo Thiên Giang, nhà văn Vũ Hạnh, nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển, nhà báo Tô Nguyệt Đình…

Hội Bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ Việt Nam cũng được Ban Trí vận-Mặt trận phối hợp với Ban Phụ vận, Ban Tuyên Huấn Khu ủy, vận động thành lập với những nữ trí thức lớn như luật gia Ngô Bá Thành, nhà giáo Phan Thị Của, bà Phan Đình Đàn … đứng đầu tổ chức công khai của phong trào. 

Ban Trí vận-Mặt trận còn cùng với cánh Phụ vận chỉ đạo Ủy Ban Phụ nữ đòi quyền sống phối hợp với các tín đồ và chức sắc Phật giáo trong mặt trận đấu tranh chung, trong đó Giáo hội khất sĩ ni giới Việt Nam, đứng đầu là ni trưởng Huỳnh Liên; Giáo hội Hồng Môn của bà Trúc Lâm… là những tổ chức tham gia tích cực nhất.

Ban Trí Vận-Mặt trận đã vận động được nhiều nhân sĩ đồng tình với chủ trương Hòa bình, hòa hợp, hòa giải dân tộc của MTDTGP trong chức sắc tôn giáo như Hòa thượng Thích Pháp Lan, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, Linh mục Trương Bá Cần, Linh mục Phan Khắc Từ

Các nhà báo nổi tiếng như Nguyễn Văn Mại, Lý Bình Hiệp, Quốc Phượng, Tô Nguyệt Đình… là những nòng cốt của giới ký giả Sài Gòn trong các phong trào đấu tranh đòi tự do ngôn luận, tổ chức nhiều cuộc xuống đường như Ngày ký giả đi ăn mày”, “Ngày nhà báo thọ nạn”; phát động phong trào “Đòi quyền sống” của các giới, kể cả phong trào trong Thanh Lao Công, Thanh Sinh Công của thanh niên Công giáo.

 

 

·        Đây là một thành tích nổi bật xuất sắc của Ban Trí Vận-Mặt trận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định ngay từ thời kỳ đầu - đồng khởi kháng chiến chống Mỹ và thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, Ban Trí Vận- Mặt trận với đội ngũ cán bộ lãnh đạo và nhiều đảng viên trí thức như: nữ bác sĩ Việt kiều Ủ Thị Anh, bác sĩ Dương Quang Trung (sau này đồng chí được phong Viện sĩ, Giáo sư, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới)cùng các chi bộ thuộc Trí vận  đã được bố trí trực tiếp bám trụ, hoạt động bí mật trong nội đô đã vận động hình thành Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và hòa bình Việt Nam do luật sư Trịnh Đình Thào làm chủ tịch, với sự tham gia của các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu như kỹ sư Lâm Văn Tết, Hòa thượng Thích Đôn Hậu, Lucien Phạm Ngọc Hùng, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nhà văn Thanh Nghị, giáo sư Nguyễn Văn Kiết, giáo sư Lê Văn Giáp, giáo sư Lê Văn Chí, giáo sư Nguyễn Văn Chì, nhà nghiên cứu Trần Kim Bảng (Thiên Giang), nữ sĩ Vân Trang, nhà tư sản Nguyễn Thạnh Cường (Phú Hữu), các trí thức trẻ Hồ Hu Nhựt, Lê Hiếu Đằng, Trần Triệu Luật, kỹ sư Trần Thiện Tứ, luật sư Nguyễn Đăng Trừng…

Sự ra đời của Liên minh các Lực Lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam qui tụ những nhân sĩ trí thức tên tuổi giữa trung tâm đầu não địch là đòn tiến công chính trị bất ngờ, mạnh mẽ đối với kẻ địch trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Cuối 1968 đầu năm 1969, thc hiện chỉ thị của Trung ương Đảng và Khu ủy, Ban Trí vận-Mặt trận đã tổ chức đường dây giao liên nội đô đặc biệt và đội bảo vệ vũ trang để đưa an toàn tuyệt đối hầu hết các vị lãnh đạo trong Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam vào vùng giải phóng. Lực lượng Liên minh đã cùng với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức Đại hội quốc dân thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6-1969).

Ngay trong tháng 6-1969, đã có 26 nước trên thế giới tuyên bố công nhận và 21 nước đặt quan hệ ngoai giao với Chính phủ CMLTCHMNVN, cho thấy ảnh hưởng chính trị trên trường quốc tế rất to lớn, góp phần quan trọng trong quá trình “vừa đánh vừa đàm” để đi đến ký kết Hiệp định Paris 1973 - quân Mỹ cuốn cờ rút về nước.

·        Đây cũng là một thành tích  đặc biệt xuất sắc của Ban Trí vận –Mặt trận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, có ý nghĩa chính trị to lớn, góp cùng với chiến công quân sự vang dội của lực lượng vũ trang trong chiến dịch Xuân Mậu Thân và là một đòn chính tr bất ngờ trong đấu tranh ngoại giao trên trường quốc tế, đặc biệt là tại bàn Hội nghị Paris.

Sau Hiệp định Paris 1973, do Mỹ và chính quyền Sài Gòn trắng trợn phá hoại Hiệp định, ồ ạt lấn chiếm vùng giải phóng, tình hình cuộc đấu tranh cách mạng miền Nam đã chuyển sang tình thế mới, tình thế đã dần dần có những chuyển biến  ngày càng có lợi cho cách mạng.

Để thực hiện sự chỉ đạo của Đảng, Ban Trí vận–Mặt trận Khu ủy Sài Gòn – Gia Định là một trong những đơn vị chủ chốt được Đảng giao, đã tuyên truyền, vận động hình thành Lực lượng thứ ba với sự tham gia của các vị nhân sĩ trí thức nổi tiếng miền Nam, kể cả một số viên chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn và dân biểu đối lập, phối hợp hình thành các tổ chức công khai đấu tranh chính trị hợp pháp nhưng rất hiệu quả tại trung tâm Sài Gòn - đầu não chính trị-quân sự của địch, góp phần vào thắng lợi hoàn toàn ngày 30/4/1975.

 

 

                                                

                          NHÀ GIÁO  TRONG  SỰ NGHIỆP TRÍ VẬN

 

Nhà giáo của Việt Nam nói chung, ở Sài Gòn – Gia Định nói riêng, có truyền thống gắn bó với vận mệnh dân tộc từ lâu đời trong lịch sử giữ nước và dựng nước.

Trong kháng chiến chống Mỹ, giáo giới Sài Gòn – Gia Định nối tiếp truyền thống đó, như một lẽ sống của chính mình, dù phải hoạt động trong vùng địch tạm chiếm. Khác với các phong trào giới khác, giáo giới Sài Gòn – Gia Định ngay từ kháng chiến chống Mỹ đã tổ chức bầu một Đảng bộ, với tên gọi khác nhau qua nhiều thời kỳ và đã chỉ đạo phong trào của giới rất sâu sát, rất hiệu quả. Với các tổ chức công khai của giới mà địch không thể xóa bỏ như Nghiệp đoàn giáo học tư thục Việt Nam, Hội liên hiệp giáo chức công tư, Hội Ái hữu giáo chức tiểu học, Hội Ái hữu cựu sinh viên Cao đẳng Hà Nội…

Đảng bộ giáo giới đã lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh từ thấp đến cao cho quyền lợi  thiết thân của giới gắn với vận mệnh đất nước và dân tộc, có sự liên kết chặt chẽ, nhuần nhuyễn với các tổ chức công khai khác cùng đấu tranh như : Lực lượng Bảo vệ văn hóa dân tộc, Hội Bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ, Phong trào đòi quyền sống của phụ nữ Việt Nam, Tổng hội sinh viên Sài Gòn, Tổng đoàn học sinh… Giáo giới Sài Gòn – Gia Định đã có những gương mặt tiêu biểu cho khí phách và bản lĩnh dân tộc như các liệt sĩ Trần Quang Cơ, Hồ Hảo Hớn,… các nhà giáo tên tuổi như Nguyễn Văn Chì, Nguyễn Văn Kiết, Lê Văn Chí, Lê Văn Huấn, Lương Lê Đồng

Các Trường Đại học  trong đó có Trưong Đại học Văn Khoa  –Nay la Truong DH KHXH&NV- DHQG TP HCM cua chung ta  la thanh viên cơ sớ  “ dính “ đến 2 khối quan trọng nhất của  Ban TVMT : Đó la TRÍ VẬN  và GIÁO VẬN

 Trong bộ sách 2 tập này tuy chưa đấy đủ nhưng tên tuối các  Giáo sư, các Nha giáo SGGĐ  có trong khắp cac phong trào đấu tranh vá trong cac tổ chức  nổi tiếng không những trong nước mà cà trên TG va ngay trong lóng nươc My  , thôi động đến các trướng DH Mỹ , các GS nổi tiếng Mỹ va Châu Âu ...

Xây dựng 3 Nhà in Trí thức Mới  bí mật  giữa lòng Sà Gòn, trung tâm  đầu não quân sự chính trị của chế độ Sai Gòn và Mỹ

Để phục vụ công tác vận động cách mạng Ban Trí vận-Mặt trận đã xây dựng 3 nhà in bí mật tại quận 3, quận 5 Sài Gòn và tại Gia Định (nay là quận Bình Thạnh) lấy tên Nhà in Trí thức Mới, hoạt động in ấn báo Sài Gòn vùng lên, tập san Trí thức Mới, các tài liệu tuyên truyền… của Trí vận, của Ban Tuyên Huấn, của Khu ủy, để phân phát trực tiếp trong nội thành. Các nhà in bí mật này đã tồn tại  an toàn giữa lòng địch từ 1965 cho đến ngày toàn thắng 30-4-1975.

                                          Thành tích chiến đấu vũ trang :

    Để phối hợp hoạt động Ban Trí vận chia thành hai lực lượng đóng ở hai nơi: bộ phận bí mật trong nội đô và bộ phận cơ quan tại vùng căn cứ.giải phóng.

Tại căn cứ vùng giải phóng ven Sài Gòn và có khi phải trú đóng ở các tỉnh miền Đông hoặc miền Tây Nam Bộ, Ban Trí vận – Mặt trận được tổ chức như một đơn vị quân sự, chia thành từng đơn vị nhỏ mật danh là A, từ A1- A8, gồm các bộ phận nghiên cứu, văn phòng ban gồm tổ nghiên cứu, hậu cần, “bàn đạp”, giao liên và đội chiến đấu vũ trang cơ động được trang bị vũ khí đầy đủ với quân số có lúc tương đương đại đội tăng cường.

Đây là một Đơn vị vũ trang chiến đấu trung kiên anh dũng và đã lập nhiều chiến công hiển hách cùng các đơn vị vũ trang của Khu ủy trên nhiều chiến trường ven Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, Củ Chi, Bến Cát, Long An, Mỹ Tho và các tỉnh miền Đông Nam Bộ,  miền  Tây Nam Bộ.  .

Đội vũ trang của Ban Trí vận có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ căn cứ, bảo vệ lãnh đạo và khách đặc biệt, bảo vệ đường dây giao liên nội ngoại thành an toàn, thông suốt trong mọi tình huống.  Được thành lập từ năm 1959-1960 đến 30-4-1975, đơn vị đã đánh nhiều trận lớn nhỏ, từ chiến trường Củ Chi, Bến Cát, Mỹ Tho, Bến Tre, biên giới An Giang, Châu Đốc, Bến Cầu, Tây Ninh, Long Thành, Châu Đức -Thị Vải, Long Khánh, Bà Rịa… trong đó tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu nhiều súng và các loại chiến lợi phẩm,  bảo vệ an toàn căn cứ của Ban và phối hợp chiến đấu với đơn vị an ninh Khu ủy, bảo vệ căn cứ Khu ủy, được Khu ủy biểu dương. Trong các cuộc chiến đấu này, 42 cán bộ, chiến sĩ của Ban Trí vận-Mặt trận đã hy sinh tại chiến trường và hàng chục người hy sinh trong lao tù Mỹ và chế độ Sài Gòn..

Năm 1973, Chi đoàn Thanh niên Đội vũ trang đã được tặng Cờ Đơn vị Khá nhất” của Trung ương Đoàn TNNDCM Việt Nam.

·        Thành tích nổi bật xuất sắc của Đại Đội vũ trang Ban Trí vận-Mặt trận Khu ủy Sài Gòn – Gia Định đã anh dũng chiến đấu bảo vệ an toàn căn cứ và lãnh đạo, đặc biệt bảo vệ đường dây đưa đón và phục vụ các vị Liên Minh danh tiếng từ Sài Gòn vô căn cứ Trung ương Cục an toàn tuyệt đối và được các vị cảm phục, ấn tượng tốt về những chiến sĩ Giải phóng mà các vị gặp gỡ đầu tiên khi đặt chân vào chiến khu MTDTGPMNVN

 

  Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuy phải trải qua nhiều hình thức tổ chức linh hoạt cơ động khác nhau giữa lòng địch, nhưng dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn hay tiếp sau là Khu ủy Sài Gòn – Gia Định, tổ chức Trí vận, tổ chức Trí thức – Mặt trận của Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định vẫn được giữ vững hoạt động liên tục và luôn có mặt trong các phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn – Gia Định.

    Để phối hợp hoạt động Ban Trí vận chia thành hai lực lượng đóng ở hai nơi: bộ phận bí mật trong nội đô và bộ phận cơ quan tại vùng căn cứ.giải phóng.

Ban Trí vận gồm có các tiểu ban công tác như trí thức - nhân sĩ (Tiểu ban Trí vận  hoặc còn gọi cánh Trí vận), giáo giới (Tiểu ban Giáo vận), tư sản dân tộc (Tiểu ban Tư sản vận), các Tôn giáo (Tiểu ban Tôn giáo vận); có lúc bao gồm cả giới văn nghệ sĩ, báo giới, người Hoa, trí thức trẻ… với nhiệm vụ chính trị là tuyên truyền, vận động nhân sĩ, trí thức và các tầng lớp trên, xây dựng cơ sở ở nội thành Sài Gòn, xây dựng lực lượng chính trị, tổ chức đấu tranh chính trị theo sự lãnh đạo và chỉ đạo của Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn – Gia Định.

Tại căn cứ vùng giải phóng ven Sài Gòn và có khi phải trú đóng ở các tỉnh miền Đông hoặc miền Tây Nam Bộ, Ban Trí vận – Mặt trận được tổ chức như một đơn vị quân sự, chia thành từng đơn vị nhỏ mật danh là A, từ A1- A8, gồm các bộ phận nghiên cứu, văn phòng ban gồm tổ nghiên cứu, hậu cần, “bàn đạp”, giao liên và đội chiến đấu vũ trang cơ động được trang bị vũ khí đầy đủ với quân số có lúc tương đương đại đội tăng cường.

Đây là một Đơn vị vũ trang chiến đấu trung kiên anh dũng và đã lập nhiều chiến công hiển hách cùng các đơn vị vũ trang của Khu ủy trên nhiều chiến trường ven Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định, Củ Chi, Bến Cát, Long An, Mỹ Tho và các tỉnh miền Đông Nam Bộ,  miền  Tây Nam Bộ. 

v  

Kinh thưa các đồng chí , quí vị đại biểu và các em sv thân mến ,

Trong suốt 30 năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, bộ máy Ban Trí vận-Mặt trận đã hình thành và phát triển không ngừng lớn mạnh trong công tác đặc biệt được Đảng giao là vận động các tầng lớp bên trên của chế độ Sài Gòn: trí thức, nhân sĩ, giáo chức, tư sản dân tộc, đồng bào có đạo và các vị chức sắc trong các tôn giáo, để xây dựng lực lượng trong giới nhân sĩ có uy tín; dấn thân trong các phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân tại đô thị trung tâm  đầu não của địch. Đây là một nhiệm vụ cách mạng rất phức tạp, tế nhị, khó khăn và nhiều hiểm nguy, đòi hỏi cán bộ Trí vận phải kiên định, bản lĩnh và khôn khéo, sáng tạo trong nhiều tình huống đơn tuyến, việc liên lạc với trung tâm khó thực hiệnNhư đồng chí Lê Duẩn đã nói “Vận động được lực lượng này nghiêng về phía cách mạng tức là đánh bại ý đồ địch sử dụng họ làm chỗ dựa chủ yếu cho chế độ thực dân mới núp dưới ngọn cờ quốc gia, để che dấu thực chất chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ”.

Hoàn thành đặc biệt xuất sắc nhiệm vụ trên đây trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, trên thực tế là Ban Trí vận-Mặt trận đã thực hiện được tư tưởng chiến lược nói trên của Trung ương Đảng, sự chỉ đạo của Trung ương Cục và Khu ủy, đặc biệt đã vận dụng sáng tạo vào thực tế phong trào cách mạng đô thị Sài Gòn – Gia Định.

 Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp bên trên do Ban Trí vận-Mặt trận vận động, tổ chức phát động liên tục ngay tại trung tâm đầu não chính trị của Mỹ-chính quyền Sài Gòn còn có ý nghĩa chính trị to lớn là làm sáng ngời chính nghĩa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, đã được các tầng lớp nhân dân, kể cả một số người trong hàng ngũ cao cấp chế độ Sài Gòn ủng hộ, thuyết phục mạnh mẽ dư luận thế giới ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đặc biệt dư luận trong nhân dân Mỹ và ngay trong Quốc hội Mỹ.

·        Cán bộ Lãnh đạo và cán bộ chiến sĩ của Ban Trí vận-Mặt trận Sài Gòn - Gia Định đã dũng cảm bám trụ trong lòng địch suốt hàng chục năm liền, đã tuyên truyền vận động, tập hợp tổ chức được một lực lượng chính trị đặc biệt - thuộc tầng lớp trên - để  đánh địch bằng những đòn tiến công chính trị trực tiếp, là những phong trào đấu tranh công khai hợp pháp tại trung tâm đầu não của địch, phối hợp với những đòn tiến công quân sự của các lực lượng vũ trang, đã làm suy yếu chế độ chính trị, phân hóa bộ máy chính quyền Sài Gòn, cô lập những phần tử phản động hiếu chiến nhất trong chính trường Sài Gòn bấy giờ.

·        Biết tranh thủ phát huy thế và lực của cách mạng trên các mặt trận quân sự, binh vận, ngoại giao… công tác Trí vận–Mặt trận Sài Gòn - Gia Định đã được Khu ủy chỉ đạo  thực hiện xuất sắc nhiệm vụ và đạt được những thành tựu rất quan trọngBan Trí vận Mặt trận đã chủ động bố trí nhiều trí thức nổi tiếng, là cơ sở bí mật của Trí vận nhưng hoạt động công khai hợp pháp và có ảnh hưởng lớn trong bộ tham mưu riêng của Tướng Dương Văn Minh. Do đó Ban Trí vận-Mặt trận đã đóng vai trò có ý nghĩa trong cuộc vận động người đứng đầu chế độ Mỹ-ngụy là Tổng thống Dương Văn Minh có hành động thức thời, thích hợp, đúng lúc, tránh được nhiều tang tóc, đổ nát cho nhân dân.

Một trong các cơ sở Trí vận –Mặt trận thân tín trong bộ tham mưu riêng của Dương Văn Minh là Luật sư, Thẩm phán Triệu Quốc Mạnh. Ngay khi lên làm Tổng thống, Dương Văn Minh đã cử Luật sư Triệu Quốc Mạnh – một đảng viên, làm Cảnh sát trưởng Sài Gòn - Gia Định. Đồng chí Triệu Quốc Mạnh đã ra lệnh thả hết  tù chính trị ngay trong ngày 29-4-1975, ra lệnh tất cả lực lượng cảnh sát án binh bất động, không được nổ súng và cho phép ai cần thiết có thể về nhà lo cho gia đình, bằng cách đó đã thúc đẩy sự tan rã của lực lượng cảnh sát của chế độ Sài Gòn.

Thành tích của Ban Trí vận-Mặt trận đạt được là sự thể hiện sinh động nhất thắng lợi của tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh, của sự lãnh đạo sáng suốt, sáng tạo của Đảng và vai trò lãnh đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư thứ nhất TW Đảng Lê Dun, đồng chí thư TW Cục, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh và các cán bộ lãnh đạo Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định như các đồng chí: Võ Văn Kiệt, Trần Bạch Đằng, Mai Chí Thọ, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát…

- Truyền thống đó không phải chuyện trừu tượng mà nó trường tồn, liên tục qua thời gian, qua các bước thăng trầm của lịch sử dân tộc, vẫn không hề mai một. Hơn nữa thống đó cứ mỗi lần dân tộc bị đè nén, sức đè nén càng dữ dội thì sức bùng lên của dân tộc càng mãnh liệt. Truyền lại được một tập quán rất hay trong dân gian lưu giữ, đó là tục thờ phụng người tài, người anh hùng đã có công bảo vệ, mở rộng đất nước, làng xã, mưu cầu hạnh phúc cho dân. Có khi những đền thờ, tôn miếu lập nên phải được che dấu dưới nhiều hình thức khác nhau dưới con mắt của kẻ đương quyền thù địch với người anh hùng dân tộc. Nhớ ơn, không quên công lao của các bậc hiền tài, anh hùng liệt sĩ, là một nét văn hóa độc đáo của nhân dân Việt Nam. Người dân Nam Bộ, dù ở vùng đất mới, nhưng vẫn xem việc lập đền, thờ cúng ân nhân của dân là sự thể hiện tấm lòng vọng về cội nguồn, coi đó là tiêu chuẩn của đạo lý làm người.

Trong cuộc cọ xát đó, con người Nam Bộ  không những vẫn giữ được bản sắc mà còn tích tụ thêm nhiều phẩm chất đẹp: Thẳng thắn, trung thực, khẳng khái, luôn kiên cường vượt lên trên thử thách với lòng trọng nghĩa khinh tài, tức luôn giữ cái nghĩa khí cao hơn những thách thức của hoàn cảnh. Người nhân sĩ, trí thức Nam Bộ nhất định đã thừa hưởng được truyền thống văn hóa ấy tồn tại trong nhân dân.

 NHỮNG TIÊU ĐỀ KHÁC CỦA    khoahoctheky21

 

 

Không có nhận xét nào: