Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

GIA PHẢ HỌ DIỆP

Cừu đen       
StarNoteSchoolWorkMobile phoneCameraFilmstrip     
  

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY        
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT       
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ       
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ       
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN       
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt       
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpTrường họcCông việcĐoạn phimĐiện thoại di động

 

LỜI NÓI ĐẦU

Cây có cội, nước có nguồn.

Gia đình là tế bào của xã hội.

Gia đình văn hóa là nền tảng tạo thành dòng họ văn hóa.

Kỷ niệm 50 năm (1965-2015) họ Diệp lập nghiệp ở Bà Rá - Phước Long, đến nay truyền được 3 đời, sau khi tham khảo ý kiến của các anh chị trong dòng họ, tôi đã viết sơ thảo Gia phả họ Diệp gốc Bãi Xàu - Sóc Trăng và họ Diệp hiện sinh sống ở các tỉnh, thành phố.

Mục đích của việc dựng gia phả là để con cháu họ Diệp dù ở bất cứ nơi đâu, cũng biết được cội nguồn dòng họ và bà con thân tộc họ Diệp ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Được sự giúp đỡ của các chuyên viên Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả thành phố Hồ Chí Minh, tìm hiểu, ghi chép và biên soạn lịch sử dòng họ Diệp ở quê quán Bãi Xàu, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rá Phước Long; nay Gia phả họ Diệp của chúng ta được hoàn thành vào tháng 7 năm 2015 - Ất Mùi.

Gia phả họ Diệp gồm 3 phần:

- Phả ký: Viết về lịch sử dòng họ Diệp.

- Phả hệ: Ghi các đời với hành trạng từng người

- Ngoại phả: Ghi quan hệ hôn nhân, việc cúng tế, các ngày giỗ.

Ngoài ra còn có các Phả đồ ghi sự phát triển của dòng họ

Trân trọng cám ơn sự quan tâm, đóng góp ý kiến của tất cả bà con trong dòng họ; cám ơn Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi biên soạn bộ Gia phả nầy.

Bộ gia phả họ Diệp có thể phổ biến rộng rãi để nhiều người cùng tham khảo.

DIỆP VĂN TUYẾT

(Diệp Minh Nhàn)

Bà Rá- Phước Long

葉族

DIỆP TỘC

Tìm hiểu nguồn gốc dòng họ là tìm hiểu xem dòng họ mình xuất xứ từ đâu, ai là ông Tổ hoặc là người cao niên nhất trong dòng họ; sau nữa là tìm hiểu các sự việc từ thời ông bà tổ tiên di dân, lập nghiệp cho đến nay, gắn với sự tồn tại và phát triển của các vùng đất ông bà ta sinh sống. Công việc tìm hiểu, ghi chép về nguồn gốc và sự phát triển của dòng họ- ghi chép từng đời, theo thứ tự trên dưới, trước sau - gọi là dựng Gia phả.

Sách xưa có câu:

Quốc hữu quốc sử- Gia hữu gia phả

Nước có sử - Nhà có phả

Dựng Gia phả là công việc mang tính văn hóa, khoa học lại rất thiêng liêng, vì trách nhiệm của con cháu phải hiểu rõ nguồn gốc, xác định ông bà tổ tiên, biết sự phát triển của dòng họ ra sao! Từ lịch sử dòng họ mà hiểu thêm các truyền thống lao động, truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa của dòng họ gắn với vùng đất ông bà ta từng sinh sống.

Dòng họ phát triển qua các đời là kết quả của các mối quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân giữa dòng họ này với các dòng họ khác tức giữa ta với cộng đồng, cộng với yếu tố di truyền, sinh con đẻ cái, truyền đời nầy sang đời khác.


NGUỒN GỐC DÒNG HỌ

Sách sử chép:

Họ Diệp khởi nguồn khoảng 2500 năm trước, từ vùng đất mang tên Diệp (Diệp huyện), ngày nay thuộc vùng Bình Đính Sơn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Vào cuối thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nước Sở có một vị tướng tên là Thẩm Chư Lương, sinh khoảng năm 529 trước Công nguyên. Trong cuộc chiến Ngô - Sở, do lập nhiều công hộ giá Sở Chiêu vương cầu viện quân Tần, Thẩm Chư Lương được Sở Vương phong tước Công ở vùng đất Diệp, tức Diệp huyện, và phong đổi từ họ Thẩm sang họ Diệp. Từ đó, con cháu Diệp Công mang họ Diệp, trong khi những người thân tộc còn lại mang họ Thẩm.

Như vậy, Thẩm Chư Lương, tức Diệp Công là Thủy Tổ họ Diệp ở đất Trung Hoa. Trong tiếng Trung Hoa cổ, chữ Diệp không mang một ý nghĩa gì, nhưng sau đó nó có nghĩa là Lá, có thể do vùng đất Diệp huyện là nơi trồng nhiều cây trái, rau cải.

clip_image002

clip_image004

Thủy Tổ họ Diệp Thẩm Chư Lương - Bàn thờ tộc họ Diệp tại phố cổ Nam Hùng, châu

Cô Hạng, Phiên Ngung, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Theo truyền thuyết và từ sử liệu cổ xưa, sau Diệp Công, có một giai đoạn họ Diệp là họ của giới quý tộc, quan quyền. Triều đại nhà Tần, ngài Diệp Lương làm quan đến chức Tể tướng, cùng với vua nước Tần thu phục 6 nước chư hầu (năm 221 trước Công nguyên), thống nhất giang sơn, xưng Tần Thủy Hoàng Đế.

Các đời sau, con cháu họ Diệp sinh sống nhiều nơi trên đất Trung Hoa bao la, từ Diệp huyện (nay thuộc tỉnh Hồ Nam) lan tỏa khắp nơi trong nước, xuống Quảng Đông, Quảng Tây, Triều Châu, Phước Kiến…, hằng năm đến tiết Thanh minh đều trở về trước mộ Diệp Công bên bờ sông Lễ (Lyeyang) để cúng Tổ. Nhiều thế kỷ qua, lễ cúng mộ trong tiết Thanh minh không những đã thành một lễ hội văn hóa đặc sắc ở huyện Diệp, mà còn ở các nơi có con cháu họ Diệp sinh sống, khắp vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Tiết Thanh minh sau tiết Xuân phân, trước tiết Cốc vũ (mưa rào), lúc nầy bầu trời trong sáng, quang đãng.

Thanh minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

(Đoạn trường Tân thanh – Truyện Kiều của Nguyễn Du)

Tại Việt Nam, Sóc Trăng là quê hương thứ hai của người Hoa di dân từ nhiều thế kỷ trước, trong đó có họ Diệp gốc Phước Kiến. Lễ tảo mộ trong tiết Thanh minh diễn ra một cách trang trọng, thành kính với ông bà đã khuất, ấm áp nghĩa tình với bà con họ Diệp bên nội, bên ngoại tụ về đông đảo. “Lợp nhà mới” mồ mả ông bà bằng những tấm giấy đủ màu, bày cúng heo quay, bánh bò, trái cây… trước mộ, sau đó ăn uống vui vẻ, đó là một nét văn hóa đẹp của người Minh Hương (Việt gốc Hoa) nói chung, con cháu họ Diệp tại Sóc Trăng nói riêng.

Ngược dòng lịch sử hàng ngàn năm, các quốc gia phong kiến thường mở rộng bờ cõi bằng cách xua quân đi xâm chiếm nước nhỏ, nước yếu hơn; hoặc liên kết một số nước, hợp sức đánh chiếm một nước khác để phân chia đất đai. Qua nhiều biến động của chiến tranh, loạn lạc, số đông dân chúng đói nghèo, lính, quan quyền và không ít tội phạm đã rời xa quê quán, tìm cách mưu sinh trên đất mới.

Từ thế kỷ thứ 3, người Hoa đã di dân đến các nước Châu Á, trong đó có nước An Nam, tức nước Việt Nam bây giờ. Các thế kỷ sau, các dòng người tiếp tục di dân sang An Nam sống hòa nhập với cộng đồng người Việt, trở thành người Việt trong vài thế hệ sau.

Thế kỷ 17, sau sự sụp đổ của triều đại nhà Minh, có hai đợt di dân lớn từ Trung Hoa sang nước An Nam. Đợt một, năm 1671, Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất Mang Khảm (nay là Hà Tiên), quy thuận chúa Nguyễn. Đợt hai, năm 1679, Tổng binh thành Long Môn (Quảng Tây) Dương Ngạn Địch, Tổng binh Quảng Đông Trần Thượng Xuyên đem quân binh xuống thuyền chạy sang nước Nam. Cả hai vị tổng binh đều được Chúa Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần thu nạp và cho vào miền Nam khai khẩn đất hoang, sinh cơ lập nghiệp.

Tư liệu lịch sử ghi rõ:

“Dương Ngạn Địch và Huỳnh Tấn theo dòng Cửu Long cắm trại Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ ngược sông Đồng Nai lên đất Ban Lân, Cù Lao Phố (nay thuộc thành phố Biên Hòa), và Đông Phố (Gia Định) chuyên lo việc thương mãi và canh nông. Những cộng đồng người Hoa này được gọi là người Minh Hương. Chữ Hương () có nghĩa là thơm, hợp với chữ Minh () có nghĩa là “Hương hỏa nhà Minh” (明香). Đến năm 1827, vua Minh Mạng cho đổi chữ Hương sang chữ Hương nghĩa là làng. Từ đó Minh Hương có thể hiểu là làng của người Minh, cũng có thể hiểu là làng sáng sủa.

Đến thế kỷ 19, người Hoa sang Việt Nam theo các đợt tuyển mộ phu đồn điền của người Pháp. Năm 1949, một số người Hoa chạy sang Việt Nam khi Trung Hoa Quốc dân Đảng thua ở lục địa” (Theo Wiki Pedia). Người Hoa sang Việt Nam, gọi chung là người Minh Hương, do xuất phát từ nhiều vùng đất rộng lớn bên Trung Hoa như Quảng Đông, Triều Châu, Phước Kiến, Hải Nam… nên người địa phương còn gọi họ là người Quảng, người Tiều (Triều Châu), người Phước Kiến, người Hẹ hay người Hải Nam v.v…Và đơn giản hơn, do di dân người Hoa thường đi bằng tàu biển đến Việt Nam nên tất cả đều được gọi là người Tàu.

Người Trung Hoa trên đất mới chịu cực giỏi, ăn uống tiết kiệm, sớm hòa nhập vào cộng đồng người Việt, người Khmer trong sinh hoạt, lao động; lập gia đình với người địa phương, sinh con cái truyền nhiều đời, trở thành người Việt Nam, nói tiếng Việt, học chữ Việt. Trăm năm qua, trong bối cảnh đất nước bị ngoại xâm, nhiều dòng họ người Việt gốc Hoa đã không tiếc máu xương, tham gia kháng chiến, vì mãnh đất cha ông họ đổ mồ hôi, nước mắt khai khẩn, gầy dựng.

HỌ DIỆP Ở BÃI XÀU- SÓC TRĂNG

Những người họ Diệp đến Sóc Trăng, sinh cơ lập nghiệp tại Bãi Xàu là người gốc Phước Kiến, Trung Hoa. Không rõ người họ Diệp đầu tiên đến Bãi Xàu sinh sống là ai, đến vào năm nào? Căn cứ vào lời kể của người lớn tuổi trong dòng họ, từ năm 1800 ở Bãi Xàu đã có “xóm Phước Kiện” (phát âm khác chữ Phước Kiến có lẽ kiên cử tên ai đó) gồm những gia đình người Hoa gốc Phước Kiến mang họ Diệp, họ Trần chung sống. Có một ngôi mộ đất lâu đời, được cho là mộ ông họ Diệp cao niên nhất trong vùng. Đây có phải là mộ ông Tổ họ Diệp không, hãy còn chưa rõ?

Hậu duệ họ Diệp ở Bãi Xàu ngày nay biết ông Tổ (đời Một) cùng với bà Tổ, sinh ra ông Cố tên Nguyễn Khắc Nhu (đời Hai) vào năm 1886. Theo cách tính của ngành Gia phả, cha lớn hơn con trưởng từ 20-25 tuổi, thì ông Tổ họ Diệp –tức ông Sơ, không rõ tên - sinh khoảng năm 1820 đến năm 1826, thời kỳ vua Minh Mạng trị vì.

clip_image006 clip_image008

“Cổ mộ Tiền nhân Diệp tộc” gồm 5 ngôi mộ cổ họ Diệp

tại ấp Giồng Có, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Thời kỳ nầy, Sóc Trăng còn nhiều vùng rừng hoang vu ngập nước, nhưng nhìn chung phần đất cuối hạ lưu sông Hậu là rất trù phú, thu hút nhiều lớp dân cư miền ngoài đến sinh sống, lập chợ mua bán, khai thác đất đai mảu mỡ và thế mạnh sông ngòi, bến cảng.

Tên gọi Bãi Xàu từ đâu mà có?

Người Khmer gọi nơi đây là Srock Bai Xau là“Xứ ăn cơm chưa chín”, nghĩa từng chữ như sau: Srock là xứ, bai là cơm; xau là chưa chín. Ý nầy có lẽ xuất phát từ những năm giặc dã, loạn lạc người Khmer chạy giặc đến đây dừng lại nấu cơm ăn, cơm chưa chín phải ăn vội vã vì nghe giặc tời gần, phải chạy tiếp.

Người Việt nói trại Srok Bai Xau thành Bãi Xàu và cứ gọi như vậy dù sau nầy Bãi Xàu có một tên khác rất đẹp là làng Mỹ-Xuyên, lấy tên con sông chạy ngang qua nối với rạch Ba Xuyên ra biển.

Bãi Xàu là nơi “đất lành chim đậu”. Với người Việt gốc Hoa còn là nơi trổ tài mua bán, xuất cảng lúa gạo, mở thương cảng sầm uất.

Tìm hiểu về vùng đất có tên Bãi Xàu, được biết:

Từ đầu thế kỷ 19, tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều trung tâm mua bán tấp nập ven sông sông Hậu nhưng đặc biệt là khu vực Bãi Xàu (lúc đó là huyện Phong Nhiêu, nay là Mỹ Xuyên) cách thị tứ Sóc Trăng 5 cây số, vừa là vùng trồng lúa gạo, vừa là thương cảng mua bán gạo vào bậc nhất Nam Kỳ xưa. Giữ vai trò xuất cảng gạo lúc bấy giờ là người Hoa ở Bãi Xàu, Sóc Trăng. Lúa gạo thay vì chở lên Sài Gòn rồi xuất cảng, các chủ chành lúa, chủ ghe chài hầu hết là người Hoa, đã mua gom và bán thẳng cho các ghe buôn nước ngoài đến neo đậu ngoài vàm sông Hậu.

Nhiều thế kỷ nay, tuy làm ăn mua bán giỏi nhưng người Hoa ở Bãi Xàu vẫn giữ tình đoàn kết, giúp đỡ nhau qua các bang hội và thông qua các bang hội mà gởi gấm lòng nhớ thương về quê hương, Tổ quán.

Học giả Vương Hồng Sển, một người bà con bên ngoại với “kiếng họ Diệp” ở Bãi Xàu, viết về lòng hoài hương của người Hoa ở Sóc Trăng, hay của chính ông một người Minh Hương:

“Trong vùng có con chim chìa vôi có khoen trắng nơi cổ. Ở đâu đâu đều gọi chim ấy là "chim chìa vôi'', duy miệt Sóc-Trăng lại gọi theo Tàu là "chim chít chọt". Sáng sớm và đầu hôm, chim đứng ngọn cây hát rằng:

"Chít chọt. Chít chọt. Bô lúi khứ Bãi-Xàu"

(Chít chọt! Chít chọt! không tiền về Bãi-Xàu!).

Chim rừng còn nhớ giọng bản xứ pha Tàu. Cố nhiên con người ờ đây tuy ăn cơm có Chúa (Nguyễn), nhưng tâm hồn còn đượm gốc Minh-Hương” (*)

Ông Tổ đời Một họ Diệp xứ Bãi Xàu, Sóc Trăng khai khẩn được nhiều ruộng đất nên sau khi qua đời, con trai duy nhất là ông Diệp Khắc Nhu được hưởng trên một trăm mẫu, lúc được mùa, lúa bán đi còn dư trữ tại chành phải trên ngàn giạ.

Ông Diệp Khắc Nhu sinh Diệp Minh Quốc cũng là con một, giao làm “Tài pán” quản lý sổ sách, trông coi chành lúa. Sau ngày ông Diệp Khắc Nhu qua đời, ông Diệp Minh Quốc thừa hưởng ruộng đất, chuyên mua bán lúa gạo, cuộc sống hào phóng. Hồi đó, vô Bãi Xàu hỏi ông Cù Quế, tức ông Diệp Minh Quốc, ai cũng biết. Ruộng đất cánh họ Diệp rất nhiều, dọc hai bên cầu Phú Thuận “cò bay thẳng cánh”. Ông Cù Quế không làm gì cả, vẫn là người có uy tín trong làng.

clip_image010

“Thương cảng Bãi Xàu” sau là chợ Cũ, nay là chợ Mỹ Xuyên

--------------------------------------

(*) : Đọc từ “Hậu Giang Ba Thắc” của Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển.

Ông Vương Hồng Sển gọi ông Diệp Minh Quốc là “Hia”, ông Diệp Minh An (Diệp Văn Điệp) gọi ông Vương Hồng Sển là chú.

clip_image012

Chợ Mỹ Xuyên ngày nay

Những năm sau, cuộc sống người dân Bãi Xàu vất vả hơn vì những biến động của lịch sử và sự đổi thay của vùng đất nầy. Chính sách hà khắc của thực dân, địa chủ câu kết với chính quyền thực dân, chiếm dần ruộng đất của nông dân. Nhiều chủ đất trở thành tá điền, làm công cho ông hội đồng, ông huyện; tới mùa phơi lúa khô, đong lúa ruộng, đóng thuế má, trả tiền vay bạc góp hết sức khốn khổ.

Ông Diệp Văn Minh, con thứ ba của ông Diệp Minh Quốc, những ngày sống xa quê vì sao nghe tuồng cải lương “Tiếng hò sông Hậu” lòng cứ rưng rưng nhớ xứ Bãi Xàu? Vì ông cám cảnh những cuộc đời cơ cực của tá điền Bãi Xàu, sống trên vùng lúa mà có lúc thiếu ăn, lúa trong nhà không chứa đầy ống tre, nồi đất.

Từ năm 1945 trở đi, vai trò “trực tiếp xuất cảng gạo” của người Hoa xứ Bãi Xàu bị hạn chế, thương cảng Bãi Xàu bớt đông vui, tấp nập, kinh tế trong vùng suy thoái. Người Pháp nắm quyền xuất cảng gạo, mua gạo Sóc Trăng chở bằng ghe chài lên Sài Gòn, xuất qua cảng Sài Gòn. Do nằm ngay khúc sông cặp chợ Mỹ Xuyên, lâu ngày sông cạn, đầy bùn nên chính quyền cho lấp khúc giữa để xây phố chợ. Thương cảng Bãi Xàu trở thành chợ Bãi Xàu, sau nầy người dân Mỹ Xuyên gọi là “Chợ Cũ” vì cách đó không xa, chợ thị xã Sóc Trăng ngày càng mở rộng.

Bãi Xàu nay là ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

HỌ DIỆP Ở PHƯỚC LONG

Đầu thời kỳ Đệ nhứt Cộng hòa (1957), họ Diệp có mấy người lên Sài Gòn kiếm sống. Chủ trương bắt quân dịch, các chính sách kềm hãm kinh tế giới Hoa kiều… của Tổng thống Ngô Đình Diệm đã đấy họ xa quê, lên sinh sống ở Sài Gòn, Phước Long khá nhiều.

Ở Phước Long, họ Diệp lập thêm một nhánh, từ ông Diệp Minh An, con trai út của “Cù Quế” Diệp Minh Quốc.

Năm 1958, ông Diệp Minh An (Út An) trốn quân dịch, lên Sài Gòn lấy tên Diệp Văn Điệp, học nghề thợ máy sửa chữa xe ô tô tại garage Sài Gòn đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Cách mạng Tháng Tám.

Gia đình ông Nguyễn Văn Bon khai thác lâm sản (gỗ, củi) ở Chiến khu Đ Tân Uyên-Biên Hòa có nhiều ô tô chở gỗ, khi hư hỏng đều đem về garage Sài Gòn sửa chữa, do gia đình ông Nguyễn Văn Bon có nhà gần garage nơi ông Út An làm thợ. Ông Bon mến ông Út An tánh tình hiền hậu, siêng năng, cẩn thận, tháo vát nên gả “Cô Hai Sương” cho ông thợ Út An.

Thời gian sau, ông Út An theo cha vợ làm phụ xe, định cư ở Tân Uyên-Biên Hòa, sinh con trai đầu lòng tại đây. Do công việc làm ăn đi đi về về giữa Biên Hòa - Sài Gòn, có thời gian ông bà Út An về ở nhà cha vợ, đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn.

Năm 1965, ông bà Diệp Minh An và các con lên Bà Rá - Phước Long lập nghiệp, sinh sống từ đến nay, sinh con cháu được 3 đời.

clip_image014

Núi Bà Rá (2015) Người dân tộc S’Tiêng gọi Bà Rá là Núi Thần

Phước Long là tỉnh mới, thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1956, tách ra từ một phần phía bắc của tỉnh Biên Hòa. Tỉnh lỵ tỉnh Phước Long đặt tại Phước Bình, trước đây thuộc quận Bà Rá của tỉnh Biên Hòa. Tỉnh Phước Long có 3 quận là quận Phước Bình, quận Bù Đốp sau đổi là Bố Đức và quận Đôn Luân (nay là thị xã Đồng Xoài).

Phước Long có núi Bà Rá (*), tiếng đồng bào dân tộc S’Tiêng là “Bơnom B’Rah “ nghĩa là ngọn núi thần. Thời Pháp thuộc, Bà Rá là nơi giam giữ tù chính trị, tội phạm bị kêu án chung thân, lưu đày vĩnh viễn. Có câu “Nhứt Côn Lôn, nhì Bà Rá” ý nói Côn Đảo là địa ngục trần gian, Bà Rá là nơi rừng núi hoang vu “sơn lam, chướng khí”, nhiều thú dữ đi dễ, khó về. Trại Bà Rá thả tù nhân tự do trong vòng rào, chẳng ai trốn được vì chung quanh là rừng nhiều cọp, beo; các sóc người dân tộc được bọn cai tù người Pháp treo thưởng “Một đầu tù nhân, một bao muối” …

Thời chiến tranh chống Mỹ, núi Bà Rá không còn giam giữ tù nhân nữa, mà đan xen là căn cứ cách mạng, chốt lính, trên cùng là đài rađa của lính Sài Gòn gọi là “Mắt thần Miền Đông”.

Tháng 1 năm 1975, quân Giải phóng đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long, mở ra giai đoạn mới tổng phản công giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 6 tháng 1 năm 1975, tỉnh Phước Long được giải phóng.

Năm 1975, gia đình ông Út An về xã Bình Điền, huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé làm rẫy vườn (nay là phường Phước Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước). Ông Út An bệnh mất năm 2001, an táng tại Nghĩa địa Thác Mơ - Long Giang - Phước Long.

clip_image016

Tượng đài Chiến thắng Phước Long

Ông Diệp Minh An và bà Nguyễn Thị Sương sinh nhiều con. Ông đặt tên con theo suy nghĩ của ông: An (tên ông), các con trai là Minh Nhàn, Minh Hiệp, Minh Lực… Lúc sinh con, ông thường vắng nhà; bà lập khai sinh cho con, đặt tên theo cách nghĩ của bà: Sương (tên bà), các con trai là Tuyết, Mai, Hồng Lực… Do đó mà ba người con trai đầu của ông bà có hai tên khác nhau.

Ông Diệp Minh An có một bà vợ nữa, sinh một con trai tên Diệp Minh Nhị, được các anh em dòng chính thương mến.

Họ Diệp nhánh Phước Long truyền được 3 đời, tính chung với chi họ Diệp Bãi Xàu-Sóc Trăng, lớp con cháu nhỏ tuổi nhất họ Diệp hiện nay là đời thứ Sáu.

MỐI LIÊN HỆ DÒNG HỌ BỀN VỮNG

Có một thời gian con cháu họ Diệp ở Bãi Xàu, Sóc Trăng và Nhánh họ Diệp Phước Long ít gặp gỡ nhau, thỉnh thoảng liên lạc bằng điện thoại, thư từ. Năm 1993, ông Diệp Minh Nhàn, con trai trưởng của ông Diệp Minh An, được bà Hai Lan (Lê Thị Hoa, con gái bà Diệp Thị Quyên -ông Lê Văn Út) mời về Sóc Trăng dự đám giỗ cô Tư (bà Diệp Thị Quyên), gặp gỡ bà con dòng họ cho biết nhau.

Hai anh em Diệp Minh Nhàn và Diệp Minh Hiệp đi xe gắn máy lặn lội đường xa về Sóc Trăng. Bà con, anh em gặp nhau mừng lắm!

Từ đó trở về sau, ông Diệp Minh Nhàn đưa anh em, vợ con về Sóc Trăng cúng giỗ, cúng mộ ông bà dịp tiết Thanh minh. Sau này, ông bị bệnh tai biến, đi lại chậm chạp, vẫn ngồi xe về Sóc Trăng, dẫn theo con cháu về chào hỏi bà con, tạo sự gắn kết bền vững tình cảm họ hàng.

Tiết Thanh minh năm 2015 (Ất Mùi) về cúng mộ tổ tiên tại Bãi Xàu, Sóc Trăng, ông Diệp Minh Nhàn bàn với bà con trong họ triển khai việc biên soạn Gia phả họ Diệp gốc Bãi Xàu, Sóc Trăng và các tỉnh, thành phố; ghi chép từ đời ông Tổ sinh ra ông Cố Diệp Khắc Nhu trở xuống đến đời thứ Sáu. Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM là đơn vị giúp dòng họ Diệp sưu tầm, ghi chép và biên soạn hoàn thành bộ Gia phả họ Diệp trong năm 2015.

Mối liên hệ dòng họ từ nay trở đi sẽ rất bền vững, con cháu biết ông bà tổ tiên, nhớ ngày cúng giỗ, nhớ tiết Thanh minh lại về Sóc Trăng cúng mộ, họ hàng có dịp gặp gỡ, thăm hỏi nhau.

Lợi ích của Gia phả và tấm lòng bà con họ Diệp tạo được mối liên hệ dòng họ bền vững.

clip_image018

“Lợp nhà” mộ ông bà bằng những miếng giấy đủ màu trong tiết Thanh Minh


葉族

HỌ DIỆP CÓ NGUỒN GỐC TỈNH HỒ NAM, TRUNG QUỐC


ĐỜI MỘT

ÔNG TỔ HỌ DIỆP

Con cháu họ Diệp ở Bãi Xàu (Mỹ Xuyên) Sóc Trăng ngày nay không biết ông Tổ họ Diệp tên gì, lập nghiệp tại Bãi Xàu từ năm nào.

Hành trạng ông Tổ và bà Tổ đều chưa rõ.

Con trai duy nhứt của ông bà Tổ là Diệp Khắc Nhu, sinh năm 1886.

Con cháu cúng giỗ ông bà Tổ họ Diệp cùng ngày giỗ của

ông Diệp Khắc Nhu ngày 6 tháng 8 âm lịch tại Sóc Trăng.


ĐỜI HAI

Ông DIỆP KHẮC NHU

1886-1956

Thọ 70 tuổi

Giỗ ngày 6 tháng 8 âl

Bà Cố

Không rõ tên

Giỗ ngày 18 tháng 5 âl

Ông Nguyễn Khắc Nhu là người sinh sống lâu đời tại Chợ Cũ (Bãi Xàu), tánh tình hiền hậu, thích ăn trầu. Gia đình có nhiều ruộng đất, lúc được mùa, lúa trữ ngàn gịa. Ông mất, thọ 70 tuổi, an táng tại nghĩa địa Phước Kiến, phường 3, thành phố Sóc Trăng.

Không rõ bà tên gì, không rõ năm sinh, năm mất.

Mộ bà trong cụm mộ cổ tiền nhân họ Diệp ở Giồng Có, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Ông bà sinh con trai duy nhứt tên là Diệp Minh Quốc.

clip_image020

Mộ ông Diệp Khắc Nhu tại nghĩa trang Phước Kiến, phường 3, thành phố Sóc Trăng

ĐỜI BA

Ông DIỆP MINH QUỐC

1901-1958

Hưởng dương 57 tuổi

Giỗ ngày 29 tháng 4 âl.

Bà TRƯƠNG THỊ BẠC

Giỗ ngày 17 tháng 8 âl

Bà NGUYỄN THỊ CỰ

Giỗ ngày 4 tháng 4 âl

clip_image022

Di ảnh ông Diệp Minh Quốc

Ông Diệp Minh Quốc, dân trong làng gọi là Cù Quế, là con trai duy nhứt của ông bà Diệp Khắc Nhu. Ông Diệp Minh Quốc thừa hưởng ruộng đất của cha để lại, tánh tình có chút phong lưu.

Ông mất năm 1958, hưởng dương 57 tuổi.

Mộ ông trong nghĩa địa Phước Kiến, phường 3, TP. Sóc Trăng.

Ông có hai bà vợ:

● Bà thứ nhứt tên Trương Thị Bạc, không rõ năm sinh, năm mất. Giỗ ngày 17 tháng 8 âl. Mộ bà tại huyện lộ 14, ấp Chợ Cũ, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Bà sinh một người con trai:

Thứ Hai : Diệp Minh Phương

● Bà vợ kế tên Nguyễn Thị Cự, từ trần năm 40 tuổi, không rõ năm.

Giỗ ngày 4 tháng 4 âl.

Mộ bà trước ở nghĩa địa cô Thắm, phường 3, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Năm 2008, con cháu cải táng, hỏa thiêu, tro cốt đặt tại Tịnh xá Trung Tâm số 21 đường Nguyễn Trung Trực, phường 5, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Bà sinh được 4 người con (2 trai, 2 gái):

Thứ Ba

: Diệp Văn Minh

Thứ Tư

: Diệp Thị Quyên

Thứ Năm

: Diệp Thị Sáu

Thứ Sáu

: Diệp Minh An (Diệp Văn Điệp)

clip_image024

Mộ ông Diệp Minh Quốc là mộ đất, không bia nằm giữa mộ ông Diệp Khắc Nhu (trái)

và mộ ông Diệp Minh Phương (phải) trong nghĩa địa Phước Kiến,

phường 3, thành phố Sóc Trăng.

clip_image026 clip_image028

Phần mộ bà Trương Thị Bạc bên Huyện lộ 14 trong tiết Thanh Minh năm Ất Mùi (2015)

Tro cốt bà Nguyễn Thị Cự lưu giữ tại Tịnh xá Trung Tâm, 21 Nguyễn Trung Trực, phường 5, quận Bình Thạnh TP.HCM


ĐỜI BỐN

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP MINH QUỐC

2. Ông DIỆP MINH PHƯƠNG

1922-1979

Hưởng dương 57 tuổi

Giỗ ngày 10 tháng 5 âl

Mộ: Nghĩa địa Phước Kiến

TP. Sóc Trăng

Bà HỨA THỊ NGỌC

Sinh năm 1929 (Kỷ Tỵ)

Hiện sống tại thị trấn Mỹ Xuyên,

TP. Sóc Trăng

clip_image030 clip_image032

Mộ ông Diệp Minh Phương trong tiết Thanh Minh 2015- Bà Hứa Thị Ngọc

Ông Diệp Minh Phương sinh năm 1922 tại Bãi Xàu, Chợ Cũ nay là huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ông là con trưởng của ông Diệp Minh Quốc và bà Trương Thị Bạc, được cha giao quản lý, giữ tiền bạc (tài phú) trông coi chành lúa gia đình.

Ông lập gia đình với bà Hứa Thị Ngọc, sinh 8 người con:

Thứ Hai

: Diệp Trường Thạnh, 1949

Thứ Ba

: Diệp Thị Ánh Nguyệt, 1954

Thứ Tư

: Diệp Thị Kim Anh, 1957

Thứ Năm

: Diệp Trường Thọ (Đực), 1959

Thứ Sáu

: Diệp Thị Thúy Hoa, 1962

Thứ Bảy

: Diệp Thị Tuyết Mai, 1965

Thứ Tám

: Diệp Trường Thoại, 1967

Thứ Chín

: Diệp Trường Khánh, 1971

Các con của ông Diệp Minh Phương và bà Hứa Thị Ngọc sinh sống nhiều nơi như Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, đông nhứt là tại thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

3. Ông DIỆP VĂN MINH

1929-1996

Thọ 67 tuổi

Giỗ ngày 16 tháng 1 âl

Mộ: Xã Nhựt Chánh,

huyện Bến Lức, tỉnh Long An

Bà VÕ THỊ HOA

1933-2015

Giỗ ngày 29 tháng 3 âl.

Thọ 82 tuổi

Hỏa táng. Tro cốt gởi chùa Giác Lâm, đường Lạc Long Quân, Q11.TP.HCM

clip_image034clip_image036

Di ảnh ông Diệp Văn Minh Di ảnh bà Võ Thị Hoa

Ông Diệp Văn Minh là con của ông Diệp Minh Quốc và bà Nguyễn Thị Cự, sinh năm 1929 tại Bãi Xàu (Chợ Cũ) nay là huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tuổi trưởng thành, ông rời quê lên Sài Gòn lập nghiệp.

Ông lập gia đình với bà Võ Thị Hoa, quê quán xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An.

Ông qua đời năm 1996. Mộ ở xã Nhựt Chánh, Bến Lức, Long An.

Bà Võ Thị Hoa bệnh mất tháng 3 âl năm 2015.

Ông bà có 3 người con (1 trai, 2 gái):

Thứ Hai

: Diệp Thị Nở, 1952

Thứ Ba

: Diệp Thị Tuyết Mai (Khá), 1954

Thứ Tư

: Diệp Kim Hồng (Đồng), 1956

   

Con cháu sẽ cải táng-hỏa táng đưa tro cốt ông Diệp Văn Minh gởi chùa Giác Lâm, đường Lạc Long Quân, quận 11, TP.HCM.

4. Bà DIỆP THỊ QUYÊN

1931-1992

Thọ 61 tuổi

Giỗ ngày 25 tháng 7 âl

Ông LÊ VĂN ÚT

1927-2000

Thọ 74 tuổi

Giỗ ngày 16 tháng 10 âl

clip_image038 clip_image040

Phần mộ bà Diệp Thị Quyên và ông Lê Văn Út tại Nhị tỳ bà Trinh,

phường 5, thành phố Sóc Trăng

Bà Diệp Thị Quyên sinh tại Bãi Xàu, Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng là con của ông Diệp Minh Quốc và bà Nguyễn Thị Cự.

Bà lập gia đình với ông Lê Văn Út, là thầu khoán xây dựng.

Ông bà sinh sống tại Sóc Trăng, sinh được các người con:

Thứ Hai

: Lê Thị Hoa (Hai Lan), 1951

Thứ Ba

: Chết nhỏ

Thứ Tư

: Lê Thị Cúc, 1955

Thứ Năm

: Chết nhỏ

Thứ Sáu

: Lê Thị Thu, 1958

Thứ Bảy

: Lê Thị Mai, 1960

Thứ Tám

: Lê Thị Vân, 1963

Thứ Chín

: Lê Thị Nguyệt,1966

Thứ Mười

: Lê Phong Vũ, 1968

Thứ Mười một

: Lê Anh Tuấn,1969

Thứ Mười hai

: Lê Hoàng Cường, 1972

- Bà Lê Thị Hoa (Hai Lan) sinh năm 1951, ngụ tại khu Tên Lửa – Bình Chánh , TP.Hồ Chí Minh. Bà sống độc thân, giao thiệp rộng, có nhiều bạn. Bà thường đi chùa cúng Phật những ngày rằm lớn.

- Bà Lê Thị Cúc sinh năm 1955. Bà có chồng, không biết tên

- Bà Lê Thị Thu sinh năm 1958, mất năm 2014. Bà có chồng tên là Trần Văn Hiệp. Mộ bà Lê Thị Thu cạnh mộ cha mẹ tại nhị tỳ bà Trinh, thành phố Sóc Trăng.

- Bà Lê Thị Mai sinh năm 1960. Chồng là Trần Văn Đến.

Ông bà có 5 con

- Bà Lê Thị Vân sinh năm 1963, chồng là Trần Văn Bao sinh năm 1961.

- Bà Lê Thị Nguyệt sinh năm 1966, không rõ năm mất, giỗ 15-6.

Chồng tên Trần Văn Bảy, sinh năm 1964. Ông bà có 1 con trai (2014)

- Ông Lê Phong Vũ sinh năm 1968, thợ hồ. Vợ là Điền Ngọc Xuân sinh năm 1967

- Ông Lê Anh Tuấn sinh năm 1969 thợ hồ. Vợ là Quách Tư Kía sinh năm 1971, thợ may

- Ông Lê Hoàng Cường sinh năm 1972, vợ là Nguyễn Thị Ánh Tuyết sinh năm 1979, là công nhân.

clip_image042 clip_image044

Bà Diệp Thị Quyên – Con gái bà Diệp Thị Quyên là bà Lê Thị Hoa (Hai Lan)

và cháu Diệp Ngọc Thanh Huyền bên Cụm mộ cổ tiền nhân họ Diệp

5. Bà DIỆP THỊ SÁU

1935-1996

Độc thân

clip_image046

Bà Diệp Thị Sáu

Bà Diệp Thị Sáu là con gái thứ năm của ông Diệp Minh Quốc và bà Nguyễn Thị Cự.

Bà sống độc thân, ăn chay trường từ nhỏ tới lớn.

Bà quy y Phật, pháp danh Công Ngọc.

Bà Diệp Thị Sáu rất quan tâm đến dòng họ, mồ mả ông bà tổ tiên nên lập bia “Cổ mộ tiền nhân Diệp tộc” xây bờ bao năm ngôi mộ ông bà tại ấp Giồng Có, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Bà qua đời ngày 28 tháng 10 âl năm 1996 (Bính Tý), thọ 62 tuổi. Con cháu hỏa táng, tro cốt gởi Tịnh xá Ngọc Phương, Tổ đình Ni giới.

clip_image048 clip_image050

Tro cốt bà Diệp Thị Sáu tại Tịnh xá Ngọc Phương, quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Tịnh xá Ngọc Phương

Địa chỉ: Số 498/1 đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, TP.HCM


6. Ông DIỆP MINH AN

Diệp Văn Điệp

1939-2001

Thọ 63 tuổi

Giỗ ngày 6 tháng 5 âl

Bà NGUYỄN THỊ SƯƠNG

1938-2012

Thọ 75 tuổi

Giỗ ngày 16 tháng 3 âl

clip_image052

Ông Diệp Minh An (Diệp Văn Điệp) và bà Nguyễn Thị Sương

Ông Diệp Minh An là con trai út của ông Diệp Minh Quốc và bà Nguyễn Thị Cự, ở quê gọi là Út An. Năm 1958, ông Diệp Minh An trốn quân dịch, lên Sài Gòn lấy tên Diệp Văn Điệp, làm thợ sửa chữa ô tô tại garage Sài Gòn, đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Cách mạng tháng Tám.

Ông Diệp Minh An lập gia đình với bà Nguyễn Thị Sương, con của ông Nguyễn Văn Bon. Năm 1965, ông bà lên Bà Rá-Phước Long lập nghiệp.

Ông bà có tất cả 9 người con.

Ông Diệp Minh An (Diệp Văn Điệp) là người họ Diệp đầu tiên đến lập nghiệp tại Bà Rá-Phước Long.

Ông là ông Tổ của Nhánh họ Diệp Bà Rá-Phước Long.

Con trai trưởng của ông Diệp Minh An là ông Diệp Văn Tuyết làm Trưởng Tộc Nhánh họ Diệp Bà Rá - Phước Long

ĐỜI NĂM

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP MINH PHƯƠNG

2. Ông DIỆP TRƯỜNG THẠNH

Sinh năm 1949

Ngụ tại thành phố Cần Thơ

Bà PHAN THỊ THU THỦY

Sinh năm 1948

Ngụ tại thành phố CầnThơ

clip_image054

Ông Diệp Trường Thạnh bên mộ ông Diệp Minh Phương

trong tiết Thanh Minh năm 2015

Ông Diệp Trường Thạnh sinh tại Bãi Xàu, tỉnh Sóc Trăng, nguyên là giảng viên trường Cao đẵng Hóa học TT Quốc gia Cao đẵng Kỹ thuật Phú Thọ, nay là Đại học Bách khoa TP.HCM.

Ông lập gia đình năm 1973 với bà Phan Thị Thu Thủy (sinh năm 1948) cán sự điều dưỡng BV Chợ Rẫy.

Năm 1977, gia đình ông chuyển về sinh sống tại Cần Thơ. Ông làm nhân viên Ty Công nghiệp Hậu Giang, Liên hiệp xã tỉnh Hậu Giang. Bà Thu Thủy làm ở trạm xá trường Công nhân kỹ thuật Cần Thơ. Ông bà có 2 con trai:

Thứ Hai

: Diệp Phan Trường Chinh (1974)

Thứ Ba

: Diệp Phan Trường Thịnh (1975)

3. Bà DIỆP THỊ ÁNH NGUYỆT

Sinh năm 1954

Độc thân

Bà Diệp Thị Ánh Nguyệt sinh năm 1954 tại Bãi Xàu, tỉnh Sóc Trăng. Bà không lập gia đình, sống với mẹ tại thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.


3. Bà DIỆP THỊ KIM ANH

Sinh năm 1957

Ông DƯƠNG HÙNG MINH

Sinh năm 1966

Bà Diệp Thị Kim Anh nguyên là giáo viên trường THCS Mỹ Xuyên, đã nghỉ hưu. Chồng bà là ông Dương Hùng Minh, giáo viên trường THCS Mỹ Xuyên.

Ông bà sinh 2 con:

Thứ Hai

: Dương Nguyên Hưng, 1991

Thứ Ba

: Dương Nguyên Khang, 1994

● Dương Nguyên Hưng tốt nghiệp Đại học Công nghệ Thông tin.

● Dương Nguyên Khang hiện học trường Cao Đẵng Nghề Sóc Trăng, khoa Văn thư lưu trữ.


5. Ông DIỆP TRƯỜNG THỌ

Sinh năm 1959

Ngụ tại ấp ChâuThành,

huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

Bà DƯƠNG THỊ NGỌC LƯƠNG

Sinh năm 1963

Ngụ tại ấp Châu Thành,

huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng

clip_image056

Ông Diệp Trường Thọ

Ông Diệp Trường Thọ, còn có tên là Đực, là con trai thứ Năm của ông Diệp Minh Phương và bà Hứa Thị Ngọc, cư ngụ tại ấp Châu Thành, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.

Ông làm đại diện HĐND thị trấn Mỹ Xuyên.

Vợ ông Diệp Trường Thọ là bà Dương Thị Ngọc Lương, sinh năm 1963, trước đây làm việc tại HTX Dịch vụ mua bán GTVT, nay nội trợ.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Diệp Xuân Phượng, 1984

Thứ Ba

: Diệp Thông Thái, 1986

Bà DIỆP THỊ THÚY HOA

Sinh năm 1962

Ông ĐINH CÔNG ĐỨC

Sinh năm 1960

Bà Diệp Thị Thúy Hoa sinh năm 1962, lập gia đình với ông Đinh Công Đức 1960. Ông bà ngụ tại Quận 8, thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà có tiệm bán tạp hóa.

Ông bà có 2 con:

Thứ Hai

: Đinh Quốc Cường, 1981

Thứ Ba

: Đinh Quốc Thắng, 1985

● Đinh Quốc Cường tốt nghiệp phổ thông, vợ là Trần Tú Phượng sinh năm 1985. Nhà ở thành phố Sóc Trăng. Sinh 2 con.

● Đinh Quốc Thắng lập gia đình với Nguyễn Thị Yến Nhi sinh năm 1990. Có 1 con

7. Bà DIỆP THỊ TUYẾT MAI

Sinh năm 1965

Ông NGUYỄN VĂN SANG

Sinh năm 1960

Bà Diệp Thị Tuyết Mai sinh năm 1965, hiện là cán bộ Công đoàn Sở Giáo dục TP Sóc Trăng.

Chồng bà Diệp Thị Tuyết Mai là ông Nguyễn Văn Sang, sinh năm 1960, làm việc tại Công An tỉnh Sóc Trăng, cấp bậc Đại tá.

Ông bà cư ngụ tại thành phố Sóc Trăng, có 2 con.


8. DIỆP TRƯỜNG THOẠI

Sinh năm 1967.

Bệnh từ nhỏ.

9. Ông DIỆP TRƯỜNG KHÁNH

Sinh năm 1971

Bà HUỲNH THỊ TUYẾT

Sinh năm 1973

Ông Diệp Trường Khánh sinh năm 1971 tại Sóc Trăng, lấy vợ là bà Huỳnh Thị Tuyết, sinh năm 1973.

Gia đình hiện ngụ tại Sóc Trăng.

Ông bà có 4 người con.

ĐỜI NĂM

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP VĂN MINH

2. Bà DIỆP THỊ NỞ

Sinh năm 1952

Ông TRẦN THÔNG THÁI

Sinh năm 1952

Bà Diệp Thị Nở, sinh năm 1952. Chồng là ông Trần Thông Thái, sinh năm 1952, kỹ sư Nông Lâm Súc.

Gia đình ngụ tại Quận 10, TP.HCM.

Ông bà có 2 con:

Thứ Hai

: Trần Diệp Anh Tuấn (1976)

Thứ Ba

: Trần Diệp Phước Thảo (1983)

● Trần Diệp Anh Tuấn có hai con, lấy họ Diệp:

Diệp Phạm Hồng Phúc (2004) và Diệp Phạm Hồng Anh (2009)

3. Bà DIỆP THỊ TUYẾT MAI

(Khá)

Sinh năm 1954

Ông VÕ THÀNH PHƯƠNG

Sinh năm 1955

Bà Diệp Thị Tuyết Mai (Khá), sinh năm 1954.

Trước đây bà làm việc tại bệnh viện Chợ Rẫy, sau làm việc tại bệnh viện Phương Đông, đường Thành Thái, Q10 .

Chồng bà Tuyết Mai là ông Võ Thành Phương, sinh năm 1955, chuyên viên gây mê bệnh viện Chợ Rẫy.

Ông bà có 1 người con là Võ Thành Hưng (1990)

4. Ông DIỆP KIM HỒNG

(Đồng)

Sinh năm 1956

Bà TRẦN MINH PHƯỢNG

Sinh năm 1956

clip_image058

Ông bà Diệp Kim Hồng và cháu ngoại Lê Quỳnh Anh

Ông Diệp Kim Hồng (Đồng) sinh năm 1956, tốt nghiệp Đại học Kiến Trúc TP.HCM khóa 1974-1980.

Ông làm việc tại Công ty Xây lắp Ngoại thương thành phố Biên Hòa. Năm 1983, ông về làm việc tại Công ty Sửa chữa Nhà TP. HCM, năm 1986 chuyển về Công ty Xây dựng quận 10.

Từ năm 1995 đến nay, ông Diệp Kim Hồng là cán bộ Phòng Quản lý Đô thị Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

Vợ ông Diệp Kim Hồng là bà Trần Minh Phượng, sinh năm 1956, nghề nghiệp Kế toán.

Gia đình ngụ tại Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

Ông bà có 1 con gái tên Diệp Diễm Phương, sinh năm 1984

ĐỜI SÁU

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP TRƯỜNG THẠNH

2. Ông DIỆP PHAN TRƯỜNG CHINH

Sinh năm 1974

Bà VÕ THỊ BÍCHTUYỀN

Ông Diệp Phan Trường Chinh sinh năm 1974 tại Sài Gòn, là con trai trưởng của ông Diệp Trường Thạnh và bà Phan Thị Thu Thủy.

Ông Diệp Phan Trường Chinh hiện là giám sát viên các siêu thị Nam Sông Hậu của Tập đoàn Unilever.

Vợ ông Diệp Phan Trường Chinh là bà Võ Thị Bích Tuyền.

Ông bà sinh sống tại thành phố Cần Thơ, có 2 con gái:

Thứ Hai

: Diệp Thanh Vân, 2009

Thứ Ba

: Diệp Thiên Thanh, 2012

   

clip_image060

Ông bà Diệp Trường Thạnh và gia đình hai con

Diệp Phan Trường Chinh, Diệp Phan Trường Thịnh

3. Ông DIỆP PHAN TRƯỜNG THỊNH

Sinh năm 1975

Bà LÊ THỊ SƯƠNG MAI

Sinh năm 1975

Ông Diệp Phan Trường Thịnh, sinh năm 1975 tại Sài Gòn, là con trai thứ của ông Diệp Trường Thạnh và bà Phan Thị Thu Thủy.

Ông Diệp Phan Trường Thịnh làm việc trong ngành Ngân hàng.

Vợ ông Trường Thịnh là bà Lê Thị Sương Mai, sinh năm 1975, hiện là phó Giám đốc Chi nhánh ngân hàng ACB tại Vĩnh Long.

Ông bà có 3 người con:

Thứ Hai

: Diệp Trường Thông, 2001

Thứ Ba

: Diệp Minh Tâm,

Thứ Tư

: Diệp Minh Hạnh, 2011

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP TRƯỜNG THỌ

2. Bà DIỆP XUÂN PHƯỢNG

Sinh năm 1984

Ông LÊ MINH NHỰT

Sinh năm 1984

Bà Diệp Xuân Phượng, sinh năm 1984, tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Bà lập gia đình với ông Lê Minh Nhựt, sinh năm 1984.

Ông bà sinh được 2 người con:

Thứ Hai

: Lê Phú Quý, 2008

Thứ Ba

: Lê Quý Đôn, 2010

3. Ông DIỆP THÔNG THÁI

Sinh năm 1986

Bà NGUYỄN THỊ MINH THƯ

Sinh năm 1987

Ông Diệp Thông Thái sinh năm 1986, tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Ông chuyên nghề mua bán xe, đồ cổ

Vợ ông Diệp Thông Thái là bà Nguyễn Thị Minh Thư, sinh năm 1987. Nội trợ.

Ông bà có 1 con là Diệp Toàn Thắng, sinh năm 2009

ĐỜI SÁU

CON CỦA ÔNG DIỆP KIM HỒNG

Bà DIỆP DIỄM PHƯƠNG

Sinh năm 1984

Ông LÊ HỮU NGUYÊN

Bà Diệp Diễm Phương là con gái của ông Diệp Kim Hồng (Đồng), sinh năm 1984, học Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh

Diễm Phương có chồng là ông Lê Hữu Nguyên, dược sĩ Công ty Dược Bình Dương.

Con gái tên là Lê Quỳnh Anh, sinh năm 2013

clip_image062 clip_image064

Bà Diệp Diễm Phương và ông Lê Hữu Nguyên Con gái Lê Quỳnh Anh


葉族

HỌ DIỆP

NHÁNH BÀ RÁ - PHƯỚC LONG

ÔNG BÀ TỔ HỌ DIỆP NHÁNH BÀ RÁ-PHƯỚC LONG

Ông DIỆP MINH AN

Diệp Văn Điệp

1939-2001

Thọ 63 tuổi

Giỗ ngày 6 tháng 5 âl

Bà NGUYỄN THỊ SƯƠNG

1938-2012

Thọ 75 tuổi

Giỗ ngày 16 tháng 3 âl

clip_image066

Ông Diệp Minh An (Diệp Văn Điệp) và bà Nguyễn Thị Sương

Ông Diệp Minh An là con trai út của ông Diệp Minh Quốc và bà Nguyễn Thị Cự, năm 1958 trốn quân dịch lên Sài Gòn lấy tên Diệp Văn Điệp, học nghề sửa chữa ô tô tại garage Sài Gòn, đường Lê Văn Duyệt, nay là đường Cách mạng tháng Tám.

Ông Nguyễn Văn Bon có nhà cạnh garage Sài Gòn, gia đình chuyên khai thác lâm sản (gỗ, củi) ở Chiến khu Đ, Tân Uyên-Biên Hòa có nhiều ô tô vận chuyển lâm sản, xe bị hư hỏng đều đem về garage Sài Gòn sửa chữa. Ông Nguyễn Văn Bon mến Út An tánh tình hiền hậu, siêng năng, cẩn thận, tháo vát nên đồng ý gả “Cô Hai Sương” cho Út An. Thời gian sau, ông Út An theo cha vợ làm phụ xe, định cư ở Tân Uyên-Biên Hòa, sinh con trai đầu là Diệp Văn Tuyết (Diệp Minh Nhàn).

Công việc làm ăn của ông đi đi về về giữa Biên Hòa - Sài Gòn nên có thời gian ông bà về ở nhà cha vợ, đường Lê Văn Duyệt, Sài Gòn và sinh thêm 2 người con trai là Diệp Minh Hiệp (Diệp Văn Mai) năm 1960 và Diệp Minh Lực (Diệp Hồng Lực) năm 1963.

Năm 1965, ông Diệp Minh An theo cha vợ lên Bà Rá - Phước Long lập nghiệp, làm phụ xe đò với cha vợ. Năm 1968, cha vợ chết, ông Út An mua 1 chiếc xe đò chở khách từ tỉnh lỵ Phước Long đi các quận, xã, ấp trong tỉnh. Dân địa phương gọi ông là “Út xe đò”.

Năm 1975, gia đình ông Út An về xã Bình Điền, huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé làm rẫy vườn (nay là phường Phước Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước).

Ông mất năm 2001, thọ 63 tuổi.

Bà mất năm 2012, thọ 75 tuổi.

Mộ ông bà tại nghĩa trang thị trấn Thác Mơ, huyện Sơn Giang.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Diệp Văn Tuyết (Diệp Minh Nhàn), 1959

Thứ Ba

: Diệp Minh Hiệp (Diệp Văn Mai), 1960

Thứ Tư

: Diệp Minh Lực (Diệp Hồng Lực), 1963

Thứ Năm

: Diệp Xuân Hằng, 1965

Thứ Sáu

: Diệp Sơn Long, 1968

Thứ Bảy

: Diệp Minh Bình, 1970-1974

Thứ Tám

: Diệp Minh Yên, 1971

Thứ Chín

: Diệp Thị Nga, 1972

Thứ Mười

: Diệp Minh Hổ, 1974

Ông Diệp Minh An có bà vợ thứ hai là Phạm Thị Năm, sinh được 1 con trai tên là Diệp Minh Nhị (Lê Văn Nhị), năm 1971.

clip_image068 clip_image070

clip_image072

Bia mộ và mộ song táng ông Diệp Minh An và bà Nguyễn Thị Sương

tại nghĩa trang nhân dân thị trấn Thác Mơ- Sơn Giang

ÔNG DIỆP VĂN TUYẾT

Diệp Minh Nhàn

clip_image074

Ông Diệp Văn Tuyết (Diệp Minh Nhàn)

Trưởng Tộc họ Diệp Nhánh Bà Rá – Phước Long hiện nay

LỜI DẶN DÒ CON CHÁU HỌ DIỆP

Ở BÀ RÁ-PHƯỚC LONG CẦN GHI NHỚ

Các con cháu họ Diệp ở Bà Rá - Phước Long lưu ý 3 vấn đề sau:

1. Dù sinh sống hay đi làm ăn ở các tỉnh, thành phố nhớ sắp xếp thời gian:

a) Thanh Minh phải về Sóc Trăng đốt nhang, lợp mả cho ông bà.

Làm Thanh Minh họ Diệp ở Bà Rá-Phước Long.

b) Ngày 6 tháng 5 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của ông Diệp Minh An, tức giỗ ông Tổ họ Diệp ở Bà Rá-Phước Long, con cháu phải về đầy đủ.

2. Không đặt tên cho con cháu trùng với tên người lớn đã có trong gia phả. Mỗi nhà đều có một quyển Gia phả để trên bàn thờ gia tiên.

3. Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Giúp đỡ con cháu trong học tập. Tạo lập Quỹ Khuyến học họ Diệp ở Bà Rá – Phước Long.

Trưởng tộc họ Diệp

Nhánh Bà Rá – Phước Long

Diệp Minh Nhàn

(Diệp Văn Tuyết)


ĐỜI HAI

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP MINH AN (DIỆP VĂN ĐIỆP)

2. Ông DIỆP VĂN TUYẾT

(Diệp Minh Nhàn)

Sinh năm 1959

Bà ĐỖ THỊ THU CÚC

Sinh năm 1961

clip_image076

Gia đình ông Diệp Văn Tuyết

Ông Diệp Văn Tuyết, tức Diệp Minh Nhàn, sinh năm 1959 tại quận Tân Uyên, Biên Hòa (nay thuộc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương).

Trình độ: Kỹ sư Kinh tế, Cử nhân Quản trị Kinh doanh, Cao cấp Lý luận Chính trị. Chuyên viên chính bậc 4.

Ông giữ các chức vụ Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé; Chánh văn phòng Thị ủy Phước Long, tỉnh Bình Phước; Trưởng phòng Hành chánh Tổ chức Văn phòng Tỉnh ủy Bình Phước.

Do bị tai biến nên ông nghỉ hưu sớm (2012).

Khen thưởng:

- Bằng khen Thủ tướng Chính phủ

- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Cấp Ủy.

- Nhiều bằng khen của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Phước

- Nhiều Giấy khen của Ủy ban Nhân dân huyện, Thị xã Phước Long, Sở LĐTBXH tỉnh Bình Phước, Sở GTVT tỉnh Bình Phước. Thời gian nầy ông Diệp Văn Tuyết là Giám đốc Trung tâm Dạy nghề Phước Long.

clip_image078

Kỷ niệm chương của ông Diệp Văn Tuyết (Diệp Minh Nhàn)

Ông Diệp Văn Tuyết là người rất quan tâm đến dòng họ, tổ tiên ông bà. Ông lập bảng Ghi nhớ ngày giỗ ông bà, hai bên nội ngoại, nhắc con cháu về dự đám giỗ, thắp hương tưởng nhớ ông bà.

Tiết Thanh Minh hàng năm, ông về Bãi Xàu, Sóc Trăng viếng mộ tổ tiên, gặp gỡ bà con dòng họ.

Ông tự ghi chép lai lịch dòng họ Diệp Bãi Xàu (Sóc Trăng), chi nhánh các tỉnh, thành phố và hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả TP.HCM biên soạn gia phả họ Diệp hoàn chỉnh, có nhiều hình ảnh mộ chí, người thân.

Ông Diệp Văn Tuyết là Trưởng tộc họ Diệp ở Bà Rá - Phước Long

Vợ ông Diệp Văn Tuyết là bà Đỗ Thị Thu Cúc, sinh năm 1961, cùng chồng coi sóc DNTN Diệp Phát chế biến mủ cao su tờ RSS3, cơ sở tại phường Phước Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Gia đình ông bà còn trồng tiêu, điều, cao su.

Các con của ông bà:

Thứ Hai

: Diệp Thị Thu Thảo, 1989

Thứ Ba

: Diệp Minh Tuấn, 1995

clip_image080 clip_image082

Bàn thờ tổ tiên ở Phước Long - Ông Diệp Văn Tuyết viếng mộ ông bà

tại nghĩa địa Phước Kiến (Sóc Trăng) trong tiết Thanh Minh năm Ất Mùi 2015

clip_image084

Nói chuyện về dòng họ trong tiết Thanh Minh 2015 tại Sóc Trăng

3. Ông DIỆP MINH HIỆP

Diệp Văn Mai

1960-2003

Giỗ ngày 12 tháng 7 âl

Mộ: Nghĩa địa Long Phước.

Bà NGUYỄN THỊ LIÊN

Sinh năm 1959

Ngụ tại phường Phước Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước

clip_image086

Ông Diệp Minh Hiệp

clip_image088

Bà Nguyễn Thị Liên

Ông Diệp Minh Hiệp, còn có tên Diệp Văn Mai, sinh năm 1960 tại Sài Gòn. Ông làm Kế toán Ngân sách tại thị trấn Phước Bình, huyện Phước Long, tỉnh Sông Bé (Nay là phường Phước Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước)

Ông bị tai biến, đột ngột qua đời năm 2003, hưởng dương 43 tuổi.

Vợ ông Diệp Minh Hiệp là bà Nguyễn Thị Liên sinh năm 1959, nhân viên Hợp tác xã Mua bán Phước Bình, nay buôn bán tại Trung tâm Thương mại Phước Bình, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

Ông bà có hai người con:

Thứ Hai

: Diệp Xuân Hoa, 1983

Thứ Ba

: Diệp Tuấn Vũ, 1990

4. Ông DIỆP MINH LỰC

Diệp Hồng Lực

Sinh năm 1963

Bà TRẦN THỊ HẠNH

Sinh năm 1966

clip_image090

Từ phải sang: ông Diệp Minh Lực, bà Trần Thị Hạnh, Diệp Thanh Phúc, con rễ Hồ Phi Hùng, Diệp Minh Quỳnh, Diệp Thanh Tâm.

Ông Diệp Minh Lực còn có tên là Diệp Hồng Lực, sinh năm 1963, tại Sài Gòn. Năm 1983, ông lập gia đình với bà Trần Thị Hạnh, sinh năm 1966, quê Thừa Thiên-Huế.

Ông bà được mẹ cho 2 mẫu đất trồng tiêu, điều, cà phê.

Các người con của ông bà:

Thứ Hai

: Diệp Thanh Phúc, 1987

Thứ Ba

: Diệp Thanh Tâm, 1989

Thứ Tư

: Diệp Minh Quỳnh, 2000

5. Bà DIỆP XUÂN HẰNG

Sinh năm 1965

Ông TRẦN QUỐC VĂN

Bà Diệp Xuân Hằng sinh năm 1965 tại Sài Gòn.

Bà lập gia đình với ông Trần Quốc Văn, cư ngụ tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: Số 11 đường 27, phường 6, quận Gò Vấp,TP. HCM

Các con của ông bà:

Thứ Hai : Trần Ngọc Anh (1990)

Thứ Ba : Trần Mạnh Giàu (1997)

clip_image092 clip_image094 clip_image096

Bà Diệp Xuân Hằng và hai con Trần Ngọc Anh, Trần Mạnh Giàu

6. Ông DIỆP SƠN LONG

Sinh năm 1968

Định cư Hoa Kỳ

Bà LÊ THỊ THỦY

clip_image098

Gia đình ông bà Diệp Sơn Long và con gái Diệp Lê Hương Giang

Ông Diệp Sơn Long sinh năm 1968 tại Phước Long. Ông học trung cấp kỹ thuật y tế và có điều kiện sống tại Sài Gòn một thời gian.

Không rõ ông sang Hoa Kỳ từ năm nào, ông về Việt Nam cưới vợ là bà Lê Thị Thủy, quê Tiền Giang.

Ông bà và con gái Diệp Lê Hương Giang (2012) định cư Hoa Kỳ

Địa chỉ: 4358 Green Ho me Dr H9

Sacramento, CA. 95842 - USA

7. DIỆP MINH BÌNH

1970-1974

Diệp Minh Bình sinh năm 1970, bệnh chết năm 1974, lúc 4 tuổi.

Hình ảnh tuổi nhỏ của Diệp Minh Bình là cậu bé cỡi xe đạp con nít chạy ngoài nắng bị các anh chị la rầy, cầm roi mây dọa đánh.

Em mất sớm. Thương quá!

8. Ông DIỆP MINH YÊN

Sinh năm 1971

Ông Diệp Minh Yên, có một người con

là Diệp Minh Tiến, sinh 1997.

clip_image100 clip_image102

Ông Diệp Minh Yên (đứng bên phái)

9. Bà DIỆP THỊ NGA

Sinh năm 1972

Ông TRẦN NGỌC MINH

Sinh năm 1968

clip_image104

Ông Trần Ngọc Minh và bà Diệp Thị Nga.

Hai con Trần Diệp Duy Khánh (trái), Trần Diệp Quôc Bảo (phải)

Bà Diệp Thị Nga sinh năm 1972 tại Phước Long, mua bán nhỏ ở phường Phước Bình, thị xã Phước Long.

Chồng bà Diệp Thị Nga là ông Trần Ngọc Minh, sinh năm 1968, làm việc tại trang trại chăn nuôi của Công ty nước ngoài tại Đồng Nai.

Ông bà có 2 con:

Thứ Hai

: Trần Diệp Duy Khánh, 1994

Thứ Ba

: Trần Diệp Quốc Bảo, 1997

10. Ông DIỆP MINH HỔ

Sinh năm 1974

Bà NGUYỄN THỊ MỘNG DIỆP

clip_image106

Từ phải sang: Diệp Minh Hổ, Diệp Hồng Oanh, DiệpThế Hiển (Diệp Minh Hiển)

Ông Diệp Minh Hổ sinh năm 1974, tại Phước Long.

Vợ là bà Nguyễn Thị Mộng Diệp.

Ông bà có 2 con:

Thứ Hai

: Diệp Hồng Oanh, 1999

Thứ Ba

: Diệp Thế Hiển, 2002

(Diệp Minh Hiển)

Ông DIỆP MINH NHỊ

Lê Văn Nhị

Sinh năm 1971

Bà TRẦN THỊ KIM LOAN

Ngụ tại Phước Long

clip_image108

Ông Diệp Minh Nhị - bà Trần Thị Kim Loan

và con gái Diệp Bạch Huệ (trên), Diệp Ngọc Thanh Huyền (dưới)

Ông Diệp Minh Nhị (Lê Văn Nhị) sinh năm 1971, tại Phước Long là con của ông Diệp Minh An và bà vợ thứ hai Phạm Thị Năm.

Ông là tài xế, lái được nhiều loại xe tải, xe khách, xe du lịch.

Ông Diệp Minh Nhị lập gia đình với bà Trần Thị Kim Loan, sinh 2 con:

Thứ Hai

: Diệp Bạch Huệ (Lê Bạch Huệ), 1994

Thứ Ba

: Diệp Ngọc Thanh Huyền, 2004

(Lê Ngọc Thanh Huyền)

ĐỜI BA

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP VĂN TUYẾT (DIỆP MINH NHÀN)

2. Bà DIỆP THỊ THU THẢO

Sinh năm 1989

Ông HÀ NGỌC THIÊN ÂN

Sinh năm 1985

clip_image110

Bà Diệp Thị Thu Thảo và ông Hà Ngọc Thiên Ân

Bà Diệp Thị Thu Thảo sinh năm 1989, tại thị xã Phước Long.

Bà tốt nghiệp trường Đại học Ngữ văn tỉnh Bình Dương

Chồng bà Thu Thảo là ông Hàn Ngọc Thiên Ân, sinh năm 1985, Thạc sĩ môn Điện - Điện tử trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

Ông hiện là giáo viên dạy nghề Trường Trung cấp Nghề Việt-Hàn tỉnh Bình Dương.

Con của ông bà là Hà Diệp Khánh Hân, sinh năm 2013.

3. DIỆP MINH TUẤN

Sinh năm 1995

clip_image112

Diệp Minh Tuấn (trái ) và Diệp Ngọc Thanh Huyền

Diệp Minh Tuấn sinh năm 1995 tại thị xã Phước Long.

Minh Tuấn sống với cha mẹ, phụ việc cơ sở chế biến mủ cao su.

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP MINH HIỆP (DIỆP VĂN MAI)

2. Bà DIỆP XUÂN HOA

Sinh năm 1983

Ông …. Bảo

Sinh năm …

clip_image114

Diệp Xuân Hoa

3. DIỆP TUẤN VŨ

sinh năm 1990

Diệp Tuấn Vũ sinh năm 1990, hiện là cán bộ Giao thông Thủy lợi phường Long Phước, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước.

clip_image116

Diệp Tuấn Vũ

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP MINH LỰC (DIỆP HỒNG LỰC)

2. Bà DIỆP THANH PHÚC

Sinh năm 1987

Ông HỒ PHI HÙNG

Sinh năm 1986

Bà Diệp Thanh Phúc sinh năm 1987 tại Phước Long, học hết lớp 12. Bà lập gia đình với ông Hồ Phi Hùng sinh năm 1986, là kỹ sư xây dựng. Bà Thanh Phúc về sống bên chồng ở huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Nghề nghiệp kinh doanh.

3. Ông DIỆP THANH TÂM

Sinh năm 1989

Ông Diệp Thanh Tâm sinh năm 1989 tại Phước Long.

Bộ đội xuất ngũ. Học nghề lái xe. Chưa lập gia đình.

4. DIỆP MINH QUỲNH

Sinh năm 2000

Còn nhỏ, đi học

CON CỦA ÔNG DIỆP SƠN LONG

DIỆP LÊ HƯƠNG GIANG

Sinh năm 2012

CON CỦA ÔNG DIỆP MINH YÊN

DIỆP MINH TIẾN

Sinh năm …

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP MINH HỔ

2. DIỆP HỒNG OANH

Sinh năm 1999

3. DIỆP THẾ HIỂN

Diệp Minh Hiển

Sinh năm 2002

CÁC CON CỦA ÔNG DIỆP MINH NHỊ (LÊ VĂN NHỊ)

2. DIỆP BẠCH HUỆ

Lê Bạch Huệ

Sinh năm 1994

3. DIỆP NGỌC THANH HUYỀN

Lê Ngọc Thanh Huyền

Sinh năm 2004

clip_image118

Ông Diệp Minh Nhị và con gái Diệp Ngọc Thanh Huyền

cúng bái tổ tiên Tiết Thanh Minh năm Ất Mùi 2015

QUAN HỆ HÔN NHÂN

● Hôn nhân và di truyền là hai yếu tố tạo ra sự phát triển dòng họ từ đời nầy sang đời khác và góp phần hình thành đặc tính của dòng họ.

Họ Diệp ở Bãi Xàu (Sóc Trăng) và Phước Long có các mối quan hệ hôn nhân với các họ khác như sau:

Họ Nguyễn

: 7 cuộc

Họ Trần

: 6 cuộc

Họ Lê

: 5 cuộc

Họ Võ

: 3

Với các họ Dương, Đinh, Hồ, Hàn, Trương, Hứa, Dương, Đỗ, Huỳnh, Phan… mỗi họ 1 cuộc hôn nhân.

● Họ Diệp các đời trên sinh ít con. Từ đời Một đến đời Ba chỉ sinh một con trai duy nhất. Từ đời Bốn trở đi con cháu đông dần.

Tính các đời có bảng thống kê như sau:

Đời

Nam

Nữ

Tổng cộng

Đời Một

1

1

2

Đời Hai

1

1

2

Đời Ba

1

2

3

Đời Bốn

4

5

9

Đời Năm

19

19

38

Đời Sáu

12

11

33

Thống kê trên là chưa đầy đủ do các đời có các ông, bà sống độc thân hoặc hôn nhân đỗ vỡ không ghi tên vợ, hoặc chồng và Đời Bảy là các cháu họ Diệp còn nhỏ, sau nầy ghi.

BẢNG GHI NHỚ NGÀY CÚNG GIỖ ÔNG BÀ

Ông Diệp Văn Tuyết (Diệp Minh Nhàn) cẩn thận lập bảng ghi nhớ những việc phải làm, đặt trên bàn thờ ông bà trang trọng. Việc làm nầy là nhắc nhỡ mình và con cháu chăm lo nhang khói, mồ mả; nhớ ngày cúng giỗ ông bà, tổ tiên. Đáng quý thay!

clip_image120

Bảng ghi nhớ tại nhà

LỄ TẾT TRONG NĂM (NHÀ Ở)

● 25-29 Âl tháng Chạp hàng năm: Dọn dẹp, lau chùi bàn thờ, chưng bông, trái cây, lau mả ông bà ngoại, ba má.

● 30-12 Âl: Cúng cơm đám giỗ bà ngoại, rước ông bà về ăn Tết.

● Mùng 1 đến mùng 3 Tết cúng cơm một ngày 3 lần, chiều mùng 3 Tết đưa ông bà, trưa mùng 3 cúng đất đai, nhà cửa.

● 17-02 Âl: Ra nhà ba má dự đám giỗ ông ngoại (Ông Bảy Bon)

● 16-03 Âl: Ra nhà ba má dự đám giỗ má.

● 04-05 Âl: Chưng trái cây, bông trên bàn thờ

● 05-05 Âl: Tết Đoan Ngọ cúng cơm (Cửu Huyền Thất Tổ)

● 06-06 Âl: Ra nhà ba má dự đám giỗ ba.

● 05-09 Âl: Lau mả ông bà ngoại, chưng bông, đốt nhang ở ngoài nghĩa địa Sơn Giang – Thác Mơ, xã Long Giang, TX Phước Long

● 06-09 Âl: Cúng cơm, đám giỗ ông ngoại (Ba Quờn), đãi khách tại nhà

clip_image122 clip_image124

Bàn thờ tại nhà ba má và bảng ghi nhớ những việc phải làm

LỄ TẾT TRONG NĂM (NHÀ BA MÁ)

● 16-02 Âl: Chưng bông, đốt nhang ở chùa Bảo Quang, xã Phước Tín.

● 17-02 Âl: Đám giỗ ông ngoại (nội bộ gia đình)

● Tết Thanh Minh (Tháng 03 Âl) dán giấy mả ba tại nghĩa địa Thác Mơ, Sơn Giang tại xã Long Giang, thị xã Phước Long.

Về Sóc Trăng dự Tết Thanh Minh.

● 26-02 Âl: Cúng cơm đám giỗ chú Bảy Bình (nội bộ gia đình)

● 15-03 Âl: Chưng bông, trái cây, đốt nhang bàn thờ. Lau mả ở nghĩa địa Thác Mơ, Sơn Giang tại xã Long Giang, thị xã Phước Long.

● 16-03 Âl: Cúng cơm, đám giỗ má, đãi khách.

● 05-05 Âl: Tết Đoan Ngọ, chưng bông, trái cây bàn thờ. Lau mả ba má. Chưng bông, đốt nhang ngoài mả.

● 06-05: Cúng cơm, đám giỗ ba, đãi khách.

● 12-07: Cúng cơm, đám giỗ chú Ba Mai (nội bộ gia đình)

Người viết giấy

Diệp Minh Nhàn


NHỮNG NGÀY GIỖ TRONG NĂM

Đời Một

   
 

Ông Tổ họ Diệp

6 tháng 8 âl

Đời Hai

   
 

Ông Diệp Khắc Nhu

6 tháng 8 âl

 

Bà Cố, không rõ tên

18 tháng 5 âl

Đời Ba

   
 

Ông Diệp Minh Quốc

29 tháng 4 âl

 

Bà Trương Thị Bạc

17 tháng 8 âl

 

Bà Nguyễn Thị Cự

4 tháng 4 âl

Đời Bốn

   
 

Ông Diệp Minh Phương

10 tháng 5 âl

 

 
 

Ông Diệp Văn Minh

16 tháng 1 âl

 

Bà Võ Thị Hoa

29 tháng 3 âl

 

Bà Diệp Thị Quyên

25 tháng 7 âl

 

Ông Lê Văn Út

16 tháng 10 âl

 

Bà Diệp Thị Sáu (độc thân)

28 tháng 10 âl

 

Ông Diệp Minh An

6 tháng 5 âl

 

Bà Nguyễn Thị Sương

16 tháng 3 âl

MỤC LỤC

 

NỘI DUNG

TRANG

PHẢ KÝ

 
 

Nguồn gốc dòng họ

3

 

Họ Diệp ở Bãi Xàu-Sóc Trăng

6

 

Họ Diệp ở Phước Long

10

 

Mối liên hệ dòng họ bền vững

12

   

PHẢ HỆ

 
 

Phả đồ họ Diệp Bãi Xàu đời trên

 

Đời Một

Ông Tổ họ Diệp

15

Đời Hai

Ông Diệp Khắc Nhu- bà Cố

16

 

Ông Diệp Minh Quốc

Bà Trương Thị Bạc, Bà Nguyễn Thị Cự

17

Đời Bốn

Các con của ông Diệp Minh Quốc

 
 

Ông Diệp Minh Phương – Bà Hứa Thị Ngọc

20

 

Ông Diệp Văn Minh – Bà Võ Thị Hoa

22

 

Bà Diệp Thị Quyên – Ông Lê Văn Út

23

 

Bà Diệp Thị Sáu

25

 

Ông Diệp Minh An – Bà Nguyễn Thị Sương

27

Đời Năm

Các con của ông Diệp Minh Phương

 
 

Ông Diệp Trường Thạnh – Bà Phan Thị Thu Thủy

28

 

Bà Diệp Thị Ánh Nguyệt

29

 

Bà Diệp Thị Kim Anh – Ông Dương Hùng Minh

30

 

Ông Diệp Trường Thọ- Bà Dương Thị Ngọc Lương

31

 

Bà Diệp Thị Thúy Hoa – Ông Đinh Công Đức

32

 

Bà Diệp Thị Tuyết Mai – Ông Nguyễn Văn Sang

33

 

Diệp Trường Thoại

34

 

Ông Diệp Trường Khánh- Bà Huỳnh Thị Tuyết

 
 

Các con của ông Diệp Văn Minh

 
 

Bà Diệp Thị Nở - Ông Trần Thông Thái

35

 

Bà Diệp Thị Tuyết Mai (Khá) – Ông Võ Thành Phương

36

 

Ông Diệp Kim Hồng – Bà Trần Minh Phượng

37

Đời Sáu

Các con của ông Diệp Trường Thạnh

 
 

Ông Diệp Phan Trường Chinh - Bà Võ Thị Bích Tuyền

38

 

Ông Diệp Phan Trường Thịnh – Bà Lê Thị Sương Mai

39

 

Các con của ông Diệp Trường Thọ

 
 

Bà Diệp Xuân Phương – Ông Lê Minh Nhựt

40

 

Ông Diệp Thông Thái – Bà Nguyễn Thị Minh Thư

41

 

Con của ông Diệp Kim Hồng

 
 

Bà Diệp Diễm Phương – Ông Lê Hữu Nguyên

42

     
 

HỌ DIỆP NHÁNH BÀ RÁ – PHƯỚC LONG

 
 

Phả đồ họ Diệp Bà Rá Phước Long

 

Ông Tổ

Đời Một

Ông Diệp Minh An – Bà Nguyễn Thị Sương

44

 

Ông Diệp Văn Tuyết (Diệp Minh Nhàn)

Trưởng Tộc họ Diệp Nhánh Bà Rá-Phước Long

47

 

Lời dặn dò con cháu ở Bà Rá-Phước Long cần ghi nhớ

48

Đời Hai

Các con của ông Diệp Minh An (Diệp Văn Điệp)

 
 

Ông Diệp VănTuyết – Bà Đỗ Thị Thu Cúc

49

 

Ông Diệp Minh Hiệp – Bà Nguyễn Thị Liên

52

 

Ông Diệp Minh Lực – Bà Trần Thị Hạnh

53

 

Bà Diệp Xuân Hằng – Ông Trần Quốc Văn

54

 

Ông Diệp Sơn Long – Bà Lê Thị Thủy

55

 

Diệp Minh Bình/ Ông Diệp Minh Yên

56

 

Bà Diệp Thị Nga- Ông Trần Ngọc Minh

57

 

Ông Diệp Minh Hồ - Bà Nguyễn Thị Mộng Điệp

58

 

Ông Diệp Minh Nhị - Bà Trần Thị Kim Loan

59

Đời Ba

Con ông Diệp Văn Tuyết (Diệp Minh Nhàn)

 
 

Bà Diệp Thị Thu Thảo – Ông Hà Ngọc Thiên Ân

60

 

Diệp Minh Tuấn

61

 

Con ông Diệp Minh Hiệp (Diệp Văn Mai)

 
 

Bà Diệp Thị Hoa / Ông Diệp Tuấn Vũ

62

 

Con ông Diệp Minh Lực (Diệp Hồng Lực)

 
 

Bà DiệpThanh Phúc – Ông Hồ Phi Hùng

63

 

Diệp Thanh Tâm / Diệp Minh Quỳnh

64

 

Con của ông Diệp Sơn Long

65

 

Diệp Lê Hương Giang

 
 

Con của ông Diệp Minh Yên

 
 

Diệp Minh Tiến

 
 

Con của ông Diệp Minh Hổ

66

 

Diệp Hồng Oanh / Diệp Thế Hiền

 
 

Các con của ông Diệp Minh Nhị

67

 

Diệp Bạch Huệ

 
 

Diệp Ngọc Thanh Huyền

 

 

NGOẠI PHẢ

 
 

Phả đồ họ Diệp Sóc Trăng – Phước Long

 
 

Quan hệ hôn nhân

68

 

Bảng ghi nhớ ngày cúng giỗ ông bà

69

 

Những ngày giỗ trong năm

71

MỤC LỤC

72-73

 

NHỮNG TIÊU ĐỀ KHÁC CỦA       khoahoctheky21

TÁC GIẢ THIẾT KẾVÀ BIÊN TẬP

THỜI TRANG VÀ KHOA HOC
TPHCM, TB, Vietnam
THỜI TRANG KHOA HỌC QUẢNG CÁO
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

THỜI SỰ

thanh nien viet baotuoitre

Hoãn xử vụ công an dùng nhục hình, 7thanh niên bị bắt oan

Thanh Niên

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, rạng sáng 6.7.2013, tại ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2 (H.Trần Đề) xảy ra vụ án giết người đặc biệt nghiêm trọng, nạn nhân được xác định là ông Lý Văn Dũng (hành nghề xe ôm, ngụ H.Trần Đề). Hai ngày sau, Cơ quan ...

Những mục có Liên quan »

'Chân dài' bán dâm tiền triệu trong khách sạn trung tâm Sài Gòn

Thanh Niên

Lực lượng chức năng đã bắt giữ Đào Huy H. (bảo vệ khách sạn) với vai trò môi giới bán dâm; bắt giữ Bùi ThanhP., Nguyễn Thanh S., Cao Thành D. và Đỗ Xuân G. - những người chở các "chân dài bán dâm" đến khách sạn. Qua điều tra ban đầu, H. khai ...

Khởi tố vụ án mạng tại vườn táo, truy tìm 'kẻ hiếp dâm bịt mặt' bí ẩn

Thanh Niên

Như Thanh Niên Online đã phản ảnh, khoảng 2 giờ ngày 18.9, bà Lê Thị Tùng đến công an xã An Hải trình báo, vợ chồng bà đang ngủ trên giường (chồng nằm phía trong, sát vách ngôi nhà, còn bà nằm ở phía ngoài) thì bất ngờ có một người đàn ông bịt mặt ...

Dự án trường treo 5 năm

Thanh Niên

Thế nhưng gần 5 năm trôi qua khu dự án vẫn là bãi đất trống, cỏ dại mọc um tùm, trở thànhnơi chăn thả gia súc. Người dân trong vùng tỏ ý thất vọng do dự án có từ lâu nhưng trường chưa được xây, con em họ phải lặn lội đi học ở 2 trường THPT Việt Đức và ...

được cung cấp bởi

KHÁN VÀ ĐỌC GIẢ

Sparkline 72,212

NHÓM BT

CÁC TIÊU ĐỀ KHÁC ĐÃ ĐĂNG

TRINH CHIẾU VIDEO

Không có nhận xét nào: