Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

GIA PHẢ HỌ VÕ Ở BÀ GIÃ ẤP 1-XÃ PHƯỚC VĨNH AN-HUYỆN CỦ CHI TPHCM

Máy quay/chụpCông việcTrường họcĐoạn phimNgôi saoNgôi saoNgôi sao 

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả học TPHCM trung tâm nghiên cứu và thực hành gia phả
KHTK21 photohouse đồi cát
    trắng motel
phòng chẩn trị tịnh xá ngọc uyển lê thống nhứt thương binh đặc biệt

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY 
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ 
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt
thương binh đặc biệt

HÌNH ẢN

GIA PHẢ HỌ VÕ
Ở BÀ GIÃ -Ấ́P 1
XÃ PHƯỚC VĨNH AN
HUYỆN CỦ CHI
TPHCM

THỰC HIỆN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HÀNH
GIA PHẢ TPHCM -  SỐ 4 BÀ HUYỆN THANH QUAN Q.3 TPHCM

 

 

GIA PHẢ HỌ VÕ

Ở xứ Bà Giả - ấp 1 xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, Tp.HCM

- Thực hiện từ cuối mùa  Đông năm Nhâm Thân 1992

- Đây là bản đánh máy lại lần thứ 3, khi đã có máy vi tính do Võ Thị  Tâm trình bày năm 1997.

- Và là bộ gia phả  đầu tiên có trước nhứt khi nhóm gia phả chưa thành lập và đánh máy theo kiểu “mổ cò” trên giấy pelure, mỗi lần đánh chỉ được 5 bản.

- Bản in lần 3 nầy đã lượt bỏ một số bài viết như: các lần đi tìm dòng họ ở Tân Mỹ - Đức Hòa, các lần  đi tìm khu di tích “Vòng Thành”của ông Võ Văn Nhâm ở Long Nguyên.

- Do là mới tập sự lần  đầu, nên việc dựng phả chịu nhiều ảnh hưởng của bộ Phả “Mộ Trạch Vũ tộc thế  hệ sự tích” và theo “gia phả khảo luận và thực hành” của Dã Lan Nguyễn  Đức Dụ

- Nhược điểm là  viết theo lối cho mình, dung danh xưng “tôi” để gọi ông nội tôi, cha mẹ, chú tôi, bản in lần ba đã khắc phục và điểm yếu đáng kể là viết rõ hơn về chi trực hệ của mình, tuy nội dung thể hiện đầy đủ các chi trong đại tộc

- Phần phụ khảo viết khá  dài về lịch sử địa lý nhân văn của xả

- Phần ngọai phả ghi về việc cúng giổ, miếu thờ, các đồng mả, việc đặt tên người trong tộc, những điều còn chưa rõ, bản đồ các đồng mả, một số hình ảnh, thay lời kết, tất cả là 168 trang khổ A4.

- Lời dẩn nhập (lời mở đầu) dài 5 trang có đoạn được nhà báo Nguyễn Thanh Bền chấp bút và Văn Công Chí, Võ Văn Sổ thực hiện.

LỜI DẪN NHẬP

Khi muốn dạy dỗ con cháu, ông bà ta thường hay mở đầu bằng câu: “mộc bổn, thủy nguyên, nhơn sanh hổ Tổ”, ý là để nhắc nhở gốc gác dòng họ, truyền thống ông cha để đời sau biết mà đoàn kết thương yêu người cùng huyết thống, đồng thới bảo vệ truyền thống tốt đẹp đó, không làm điều gì trái quấy để phương hại đến danh dự gia tộc, bởi “giấy rách phải giữ lấy lề - nát vỏ cũng còn bờ tre”

Đó là cội nguồn sâu xa, vững chắc của tình yêu Tổ quốc

Khi đã yên giặc, tạm ổn cái ăn cái mặc thì việc tiếp theo của người con trung hiếu là là biết rõ nguồn cội Tổ tiên ông bà, có bao nhiêu người, quan hệ thế thứ, tên tuổi, mồ mả giổ chạp, mà mỗi lần nhắc đến ai cũng nhói lòng và như thấy mình có lỗi.

Trộm nghĩ: trời đất sinh muôn vật trong đó có con người, hể là con người thì phải có Tổ tiên, kế đó là ông bà, cha mẹ rồi mới đến mình, đã là con người thì phải xem nguồn gốc là trọng.

Bởi vậy, là con người thì phải nhớ đến công đức, giổ chạp, sự thân sơ trong họ  hàng, hiểu được chuyện xưa cộng với cái thông minh  sang suốt của con cháu thì sự “chí thiện” của thánh nhơn mới có thể làm căn bản  để thực hiện  chữ Hiếu chữ Đức sau nầy.

Vung bồi cái gốc của Tổ tiên để gây hạnh phúc cho tương lai như vậy ta mới hân hoan mà nhủ rằng: “Nghành ngọn có tốt tươi là do gốc rể được vững bền, đó là ta thấu hiểu ý của thánh hiền, hiểu lẽ âm dương thăng giáng, thạnh suy của vạn vật để mà thể hiện nghèo khó biết giúp đỡ nhau, giàu sang biết gắng bó nhau, liên tục từ đời nầy sang đời khác, chứ không phải một sớm một chiều mà có được.

Nước có sử để xét người trung thần nghĩa sỉ, tặc đảng gian nhân, nhà có phả để ghi người hiếu tử hiền tôn, trung trinh, tiết liệt, kẻ ác tử, ngoa ngôn, gian phu nghiệt phụ.

Vậy nên viết gia phả là để ghi chép  công đức, ngày giổ chạp, phần mộ để con cháu nhớ kẻo ngày một suy vi, tình nghĩa sa sút, vàng thau ngọc đá lẩn lộn, giổ chạp qua loa, mả mồ xiêu lạc thì làm sao an tâm cho được.

Mấy đứa chúng tôi thuộc lớp hậu sanh vẫn còn mang nguyên vẹn dòng máu họ Võ từ lâu vẫn mang nổi u hoài, mong có cơ hội để làm gì “báo hiếu Tổ tông” nhu cầu nầy mỗi ngày mỗi bức xúc vì lớp chúng tôi cũng đã sắp già, mà lớp chú bác thì mỗi năm mỗi vãng đi một số đáng lo ngại.

Nay, việc nầy may là lớp chúng tôi cũng còn đông đảo được ông bà chú bác cao niên tán đồng, cả họ tộc hưởng ứng, mỗi người đều tham gia tìm hiểu, cung cấp tài liệu hiện vật, nên cơ bản quyển Gia phả họ Võ đã hoàn thành.

Việc sắp xếp bộ gia phả nầy, mọi người đều nhất trí ghi ông Tổ cao nhất là ông Võ Văn Hai là đời I, mộ ông bà ở nơi gọi là Đồng mã sau (theo bản đồ), chép theo phương pháp pháp đọc cho từng chi.

Một số trở  ngại vấp phải:

  1. Qua hai cuộc kháng chiến, xóm Bà Giả bị sang bằng, dòng họ tứ tán, sau hoà bình gặp lại thì kẻ còn người mất, việc nhớ việc quên,chứng tích thư tịch đều mất mát, thất lạc.
  2. Lớp thế hệ cao niên đời 4, 5 không còn mấy người, nếu còn cũng không nhớ đầy đủ mạch lạc, rất đáng tiếc.
  3. Lớp trẻ sau 30 tháng 4 năm 1975 chân uớt chân ráo trở về, còn trăm nỗi lo toan, xây lại nhà cửa, dọn dẹp bom mìn, lo ăn lo mặc nên cũng chưa đủ thời gian đóng góp cho gia phả.
  4. Việc bế tắc đầu tiên là quá trình lập nghiệp của ông Tổ đời I, việc hiểu biết chưa rõ ràng qua lời kể của nhiều người với những điềucần phải làm rõ như:
  • Người con trưởng Võ Văn Nhâm đứng lên chống Pháp xâm lược đã xây dựng căn cứ “Vòng Thành” ở Bưng Rê, lập xưởng vũ khí ờ Tha La Núi Cậu, rồi sau đó thất bại bị Pháp bắt đưa về Thủ Dầu Một xử tử thả trôi sông mà vào tháng 5/1992 các người 2 Mảnh, 5 Đường, 2 Sổ, 7 Câu, 6 Vỉnh đã “điền dã” tận nơi, mắt thấy tai nghe, quả nhiên “tin bất hư truyền”, phế tích Vòng Thành hiện ra trước mắt, là nơi đóng hành dinh của ông hai Bụng vào khoảng sau những năm 1856; là di tích có thật thuộc xã Long Hòa bên nguồn Thị Tính.
  • Người em của Tổ phụ võ Văn Hai là Võ Văn Sót, cùng chuyến vào nam, đã 1 lần nữa đi về vùng Tân Mỹ - Đức Hòa là do nguyên nhân nào?

Sau hết đây là  lòng mong muốn của bộ gia phả:

  1. Đối với người trong họ:

Để biết rằng ông khởi Tổ đến xóm Bà Giả nầy đã hơn 200 năm, trong bối cảnh xã hội phong kiến sắp suy tàn, nền kinh tế nông nghiệp mang tính quảng canh và cổ điển, nhưng đã là người tiền phong khai hoang, lập ấp, mở lộ xây Đình, sống trong nền tảng của nho giáo Khổng Mạnh, giáo dục con cái giử trọn đạo làm người cho nên ngày nay dư huệ ấy mà con cháu sống ngẩng cao đầu đó là phúc ấm của Tổ tiên, sự thừa kế tốt đẹp từ tiền nhân.

  1. Đối với đồng hương khác họ

Trong xu thế Nam tiến, cả một cộng đồng dân cư người Việt, vì nhiều nguyên nhân mà đi tìm miền đất hứa, họ có cùng một ý  chí, đồng cam cộng khổ, đốt rẩy phá rừng tìm chốn an cư, xa nơi chôn nhao cắt rốn - Rồi ngày tháng dần qua, do giao lưu xã hội, do qua hệ hôn nhơn, đến thời kỳ văn minh hiện đại, các họ xích lại gần nhau hơn, chỉ vẻ học tập lẫn nhau những kinh nghiệm thủ đắc về kinh tế, văn hóa…..để làm cho cộng đồng xã hội ngày càng tiến bộ theo trào lưu, đó là mong mỏi của bộ gia phả nầy.

Than ôi! Thương hải tang điền, họ ta hiện diện tại đây khoảng 200 năm, trải qua thời phong kiến, thuộc địa, rồi chiến tranh giải phóng dân tộc. Cuối cùng là đất nước giải phóng và tiến lên theo trào lưu mới vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, thì việc làm gia phả nầy cũng nên lắm vậy thay.

Cuối mùa Đông năm Nhâm Thân 1992

PHẢ KÝ

Họ Võ  chúng ta, từ lâu cư ngụ tại xứ Bà  Giả (nay là ấp 1, ấp 2 xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi Tp.HCM)

Qua bản tộc hệ đã bị thất lạc từ năm 1924 mà các vị cao niên kể lại, qua tìm hiểu  ở các chi hệ hiện nay, qua nhiều lần sưu tầm, nghiên cứu địa hình, địa vật, mồ mã và  qua các thư tịch cổ, thì Tổ quán họ  Võ ở xứ Thuận An thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Lược sử Tổ tiên có những nét chính như sau:

Vào khoảng cuối thế kỷ 18 hoặc đầu thế  kỷ 19 có người họ Võ ở xứ  Thuận An, người anh là Võ Văn Hai, em gái là  Võ Thị Phụng, em út là Võ Văn Sót, cùng 1 người cháu gọi ông Hai là chú đã hòa nhập theo trào lưu Nam Tiến đương thời, giương buồm theo đường biển, vượt qua bao gian nan vào đất Gia Định sinh sống. Không biết các cụ vì lý do nào? chạy giặc, lánh nạn, tìm nơi mưu sinh? hay vì lý do chánh trị hoặc theo chủ trương của triều đình mà phải thực hiện 1 cuộc hải trình lâu ngày, đến nay vẫn chưa có điều kiện tìm được cội nguồn ông thủy Tổ nơi đất Thuận An xưa, chỉ biết ông Võ Văn Hai là vị sơ Tiên Tổ (hay khởi Tổ) của họ ta bây giờ.

Sau khi đến đất Gia Định xưa, nơi “đất lành”  được chọn là xứ Bà Giả nầy

Thuở ấy, từ Hóc Môn lên Củ Chi đến Tây Ninh, hai bên con đường Sứ, còn gọi là Thiên Lý  Cù (nay là quốc lộ 22) toàn là những khu rừng nối tiếp. Xứ Bà Giả hoang vu chỉ  có vài nhóm nhà lác đác trong những cánh rừng rậm trên vùng đất gò phù sa cổ.

Họ Võ chúng ta là một trong vài họ đầu tiên đến cư ngụ khai phá, tạo thành thôn xóm, ruộng vườn như ngày nay

Các tên nêu trên là các vị Tổ phụ  mẫu đầu tiên, được gọi là thế hệ  đầu tiên, tức là đời thứ nhất, có công lưu truyền dòng dõi trong suốt 200 năm đến nay đã được 8, 9 đời.

Các sử liệu về dòng họ ở Thuận An, nếu tìm được sẽ bổ sung sau.

Đôi Hàng Viết Thêm Sau 21 Năm Có Bộ Gia Phả Họ Võ

Là người chấp bút viết gia phả cho họ  tộc cùa mình và cũng là bộ gia phả đầu tiên của nhóm người sau nầy đã hình thành TrungTâm Nghiên Cứu và Thực Hành Gia Phả xin nói thêm về bộ phả nầy

Qua hơn 20 năm dài, trong họ tất nhiên đã sản sinh thêm nhiều người, cũng không ít người đã quá  vãng, quang cảnh làng thôn có nhiều thay đổi nhưng chưa một lần cập nhựt, bổ sung đó là thiếu sót lớn.

Nay nhìn lại cách viết gia phả bổng thấy xuất hiện những điều bất cập, nhưng xin cứ để nguyên  để có dịp so sánh, như là lời dẫn nhập viết khá dài, phần phả ký lại rất ngắn, do những việc đáng kể đã bị đưa vào hành trạng của mỗi người; cũng có thể nên viết lại.

Có thể kể những việc quan trong đã làm sau năm 1992

- Vận động thành lập Hội  Đồng Gia Tộc họ Võ để điều hành công việc trong tộc.

- Hoạt động khuyến học trong con cháu nội ngoại họ Võ.

- Xây thêm tiền sảnh miếu thờ họ Võ và Tổ chức trang trọng việc cúng giổ hàng năm.

- Quy tụ lại được phái ông Tổ thúc Võ Văn Sót ở Tân Mỹ - Đức Hòa và  giúp cho phái nầy dựng gia phả cho họ, chủ biên là chú Lê (Võ) Văn Thạnh.

- Quy tụ chi ông Võ Văn Nhâm ở Long Nguyên, xin đăng ký chủ quyền khu đất Vòng Thành, xin được tỉnh Bình Dương công nhận di tích và tiếp sức với ông Võ Văn Cội hoàn thành gia phả chi ông Nhâm.

- Giúp ông Năm Đu lập riêng bộ gia phả  cho chi ông Võ Văn Sáng

- Sau ngày hoàn thành bộ gia phả đã tìm lại  được bản tông chi đã nói là viết năm 1924 bị  thất lạc. Thực ra bản tông chi nầy do ông Mười Võ Văn Cự đời III họ Võ (con ông Bảy Võ Văn Cơ) viết trước đó, năm 1924 chỉ là năm chép lại bởi chú chín Võ Văn Tín đời 5 chi ông Ngoan, trong đó liệt kê tên họ từ ông Tổ đời I đến các người đời IV họ Võ.

- Có ghi thêm về cánh họ Nguyễn của bà Tổ mẫu Nguyễn Thị Điền

- Họ “Võ Tùng” có người từ  miệt Hóc Môn chạy về đây trú ngụ được tiếp nhận cho lấy họ Võ, làm Dưởng tử, được cho đất để ở và sản xuất, lớp sau nầy là ông Lẻ, ông Tẻ, ông Sa, nay không có  liên lạc.

- Ghi tên một số người họ Võ như ông Nhị, ông Xợn, ông Giám, đó là cơ sở hiếm hoi để dựng bộ gia phả họ Võ của Võ Văn Một, mới biết ông Tổ của phái nầy cùng vào Nam một lượt và cùng trong thân tộc.

- Trong gia phả 1992, thực tế chỉ viết về  chi trực hệ là ông Võ Văn Ngoan, còn các vị bàng chi chỉ ghi sơ lược, nhưng sau đó đã lập từng bản phả đồ cho từng chi đã in hifflex và trưng bày ở nhà Từ Đường

- Về bên ông Võ Văn Hai theo trước đây viết là Hai nhưng khi lục lại nguyên văn địa bạ  Minh Mạng thấy viết là Khẩu = Thai tức là Hay, mà trước đây viết lầm là Thai = Nhị thành ra Hai là không đúng (nhưng chữ Hay xin đừng viết ra và phát âm là Hây). Bản trích lục sổ địa bạ nầy tìm được bản gốc ở Cục lưu trữ, sau bản dịch của ông Nguyễn Đình Đầu, đã được phiên âm, dịch và trưng bày ở nhà Từ Đường.

- Sau khi hoàn thành bộ gia phả  họ Võ cho Võ Văn Một, hai bên đã nhận nhau đưa ông Tổ đời I là ông Võ Văn Dưa người cùng vào Nam một lượt vào thờ chung, thì  cùng bắt tay xây dựng nhà Từ Đường được khang trang hơn như ta thấy hiện nay.

- Một hành động sau cùng là vận  động và di dời phần mộ ông bà Tổ Võ  Văn Hay và Nguyễn Thị Điền về nơi an táng mới thích hợp hơn và bề thế hơn.

Đó là những việc khá quan trọng mà gia phả chưa cập nhật được, nay ghi thêm vào đây để người đọc dễ hình dung

Võ Văn Sổ

PHẢ HỆ

ĐỜI THỨ I

  1. Ông VÕ VĂN HAI Bà NGUYỄN THỊ ĐIỀN

Giổ: 13/3 âm lịch    Giổ: 13/1 âm lịch

Mộ ở đồng mả sau, được trùng tu năm 1991

(Ở trên đã đính chánh là VÕ VĂN HAY, mộ nay đã cải táng)

Người đầu tiên họ Võ đến định cư tại trung tâm xóm Bà Giả khai hoang mở đất, bà Tổ mẫu tên Nguyễn Thị Điền chị của ông Nguyễn Văn Hương có bà mẹ cùng vào Nam một lượt định cư ở bên Xóm Đồng cách 1 eo ruộng gò, không rõ đã cưới nhau từ trước hay sau khi vào đây? Họ Nguyễn nầy nay còn nhiều người ở ấp 2 Phước Vĩnh An, không biết năm sanh năm mất của ông bà.

Sách nghiên cứu địa bạ triều Nguyễn đã ghi năm Minh Mạng thứ 17 (1836) khâm sai Trương Đăng Quế vào Nam đo đạc lập sổ địa bạ  đã ghi ông Võ Văn Hay đã được phân canh 2 mẫu 8 sào 12 thước ruộng và ông Hay đồng thời là thôn trưởng thôn Phước An (Yên) danh xưng thời đó, đó là điều xác nhận việc mở làng và quyền canh tác ở địa phương, việc suy nghĩ kế tiếp là hình thành tín ngưỡng thờ cúng Đình làng.

Không còn nhớ năm sanh, năm mất của ông bà, chỉ nhớ được ngày giổ, được thực hiện tại nhà ông năm Khẳng cho đến khi xây miếu thờ, mộ ông bà được táng ở Đồng mả sau, bị hủy hoại trong chiến tranh, được trùng tu vào tháng chạp năm Tân Mùi 1991, ông bà sanh các con

Thứ 2 Võ Văn Nhâm

Thứ 4 Võ Văn Ngùy

Thứ 6 Võ Thị Trung

Thứ 8 Võ thị  Giàu

Thứ 10 Võ Văn  Đó

Thứ  3 Võ Văn Ngoan

Thứ 5 Võ Thị  Thảo

Thứ 7 Võ Văn Cơ

Thứ 9 Võ Thị  Đây

  1. VÕ THỊ PHỤNG

Truyền thuyết đều nói bà Phụng là em ruột của ông Hai (Hay) nhưng không ai còn biết dấu vết, hành trạng của bà. (Riêng người viết sau khi đọc sổ địa bạ thấy có ghi tên ông Dịch mục thôn Phước An là Võ Văn Phụng nên có ý ngờ!).

  1. Võ Văn Sót Bà Phạm Thị Hiệp quê Thái Mỹ

    Giổ 7/7 âm lịch   Giổ 7/11 âm lịch

Mộ ở đồng mả xóm Bàu Trâu

Được trong họ tộc cho biết, ông Tổ thúc Võ Văn Sót đã làm lần thiên cư nữa về vùng Bàu Trâu, An Ninh cư ngụ ở đó, trước chiến tranh còn tới lui nay thì bặt tin, chúng tôi nôn nóng tổ chức đi tìm.

Lần thứ nhứt:

Ngày  10/5/1992, chúng tôi có nguồn tin mơ hồ, tiếp xúc với người họ Võ đang sống ở  thành phố để về xã An Ninh - Đức Hòa nay chia hai là An Ninh Đông và An Ninh Tây, tên dân gian là Bàu Trâu trên; gặp cánh họ Võ ở An Ninh Đông , có ông Tổ cao nhất là Võ Văn Nghiêm, sanh ra ông Vui, ông Vẻ; cánh ông Vẻ ở tại đây, còn ông Võ Văn Vui đi về Nhuận Đức (ấp Bàu Chứa) sanh ra ông Chỉnh, ông Bình, khẩn đất trồng cao su và giàu lên. Ông Bình đắc cử Cai Tổng Bình Thạnh Trung và sanh ra Võ Văn Mộc, tiếp tục làm Cai Tổng và có con là Võ Minh Bổn đi tập kết, sau 1975 trở về là Phó Giám Đốc Công Ty Điện lực II miền Nam. Chúng tôi được tiếp xúc với bà Võ Thị Liễm 70 tuổi người cao niên còn sống

Gặp một cánh họ Võ nữa ở An Ninh Tây bên bờ sông Vàm Cỏ Đông, thấy họ có  tên những nguời anh em đời I là Vượn-Hú-Chim-Kêu-Ngoéo-Ngoắt-Cò

Tuy mọi người tiếp đón nồng hậu và mừng rỡ với người đồng tộc nhưng chúng tôi ra về với niềm thất vọng

Lần đi điền dã thứ  hai:

Ngày  24/7/1992 với thành phần như lần trước, chúng tôi đến vùng Bàu Trâu dưới, tức xóm Rừng Muỗi ấp Chánh xã Tân Mỹ với nguồn vốn lận lưng là tìm cánh họ ông Cả Trỉ ở vùng nầy.

Trên tỉnh lộ 9 nối Mỹ Khánh với Đức Hòa, còn đang lúng túng thì gặp một ông già  đi xe đạp trong tình trạng đang say rượu, định đi Hậu Nghĩa để mua sắm gì đó, chúng tôi đón ông lại hỏi thăm sau khi lễ phép trình bày mục đích, chúng tôi là con cháu họ Võ ở xóm Bà Giả, được biết rằng thuở xưa có người đã đi về đây, việc liên lạc nhau vẫn còn thực hiện cho đến 1945 bởi ở Bà Giả có các ông út Lóng, ông năm Khẳng mà ở trên nầy là ông Cả Trỉ…..

Ông già mà chúng tôi gặp là ông út Lê Văn Thiệp (con ông Cả Trỉ) biết là đã trúng điểm, tỉnh hẳn cả rượu, nhưng chưa vội nói lý lịch của mình mà hỏi: “mấy ông đi đây có mấy người? chúng tôi đáp có sáu! Ông nói: một mình tôi không chống nổi sáu, xin mời vào nhà có thêm người mới dám nói với mấy ông”, rồi ông gởi xe đạp nơi nhà ai đó, lên xe chúng tôi để trở về nhà cách đó 500 thước và nói: tôi không đi chợ nữa vì ở nhà gặp 6 người như được 6 lượng vàng nếu đi Hậu Nghĩa được 10 lượng cũng bỏ.

Vào nhà, ông Út Thiệp mời thêm 3 ông nữa là ông út Dồn, ông út Bổ, ông mười Sai cùng ngồi lại (các ông nầy thuộc đời 4 và là anh em chú bác với nhau) hàn huyên chuyện họ hàng, mới biết ra các ông là hậu duệ của Tổ Thúc Võ Văn Sót.

Để chắc ý, với tâm trạng hân hoan “Tầm tông vấn Tổ” chúng tôi xin được đi viếng mộ  ông bà Tổ Thúc, đến nơi thấy được tên tuổi ông bà ở mộ bia và được liệt kê các vị đời 2 cho đến hiện tại một cách có hệ thống, đến đây thì không còn nghi ngờ gì nữa, nhờ linh thiêng của dòng họ, con cháu 2 ngành lại tìm gặp được nhau.

Ngạn ngữ có câu: Muốn là  được, tìm sẽ thấy, thế là toại nguyện, ngày giổ hội 26 tháng 7 âm lịch năm nầy, lần đầu tiên Bà Giả đã tưng bừng đón tiếp đông đảo họ tộc Tân Mỹ về dự, họ đến tận mộ ông bà Võ Văn Hay để chiêm bái rồi trở về nhà từ đường làm lễ trân trọng và biết bao câu chuyện được tỏ bày-biết rằng:

Tổ thúc ở với anh chị tại Bà  Giả một thời gian, đến độ trưởng thành, ông lại một mình ra đi về phía tây, có thể giữa  đường gặp người họ Phạm ở Mỹ Khánh (Thái Mỹ sau nầy) kết thành phu phụ rồi đến định cư nơi xóm Rừng Muỗi (ấp Chánh xã Tân Mỹ) lần lượt 9 người con ra đời, rồi bí mật tham gia nghĩa quân kháng Pháp nhưng cuối cùng thua trận, các người con phải đổi thành họ Lê để dấu tông tích, chỉ tồn tại họ Võ nơi ngành trưởng là ngành ông Võ Văn Lượm, nhưng có lời nguyền “sống Lê chết Võ”.

Các con là:

Thứ 2: Võ Văn Lượm

Thứ 4: Võ Văn Được sinh 1836

Thứ 6: Võ Thị Hưởng

Thứ 8: Võ Thị Cậy

Thứ 10: Võ Thị Dể

Thứ 3: Võ Văn Đặng

Thứ 5: Võ Văn Bình

Thứ 7; Võ Văn Nhờ chết nhỏ

Thứ 9: Vô Danh chết nhỏ

Những năm tiếp theo, hai bên đều Tổ chức  đến với nhau trong ngày giổ họ, và phía Tân Mỹ cũng đã lập xong gia phả phái mình do 2 chú Lê Văn Sạch và Lê Văn Thạnh chấp bút.

Ghi lại chuyện vui:

Chú ba Lê Văn Xây ở Tân Mỹ và  chú út Võ Văn Bông (Bà Giả) đều là  dân ngành xe buýt lộ trình Thủ Đức-Sài Gòn sắp choảng nhau vì quyền lợi nhưng hỏi nhau biết quê hương là Bà Giả thì họ thôi không sinh sự, tuy chưa biết gì về liên hệ họ hàng.

Chuyện thứ 2: Trong ngày Giổ tộc, Võ Ngọc Bé và mười Hoàng (chồng cô mười Lê  Thị Định) vốn là người cùng ngành quen nhau nay lại ngạc nhiên khi gặp nhau, mời biết là người trong thân tộc.

ĐỜI THỨ II

+ Về ông Võ Văn Sáng

Ở trên nói ngoài 3 anh em Võ Văn Hay, Võ Thị Phụng, Võ Văn Sót còn có người cháu gọi ông Hay bằng chú cùng đi, đó là ông Sáng, đương nhiên, ông là vai anh của các người con ông Hay, cho nên trong gia phả xếp ông Sáng là Chi Trưởng. (Đã có bộ gia phả riêng, ở đây không chép)

Các con ông Võ Văn Hay và bà  Nguyễn Thị Điền

+ Thứ hai: Ông VÕ VĂN NHÂM + không biết tên bà

Không biết năm sanh, căn cứ vào năm sanh người em kế Võ Văn Ngoan là Mậu Dần 1818, thì ông phải trước đó vài năm, đang khoảng cuối đời Gia Long, ông hy sinh trong thời chống Pháp tức là sau khoảng 1867 Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông (ước 1815-1867) trên 50 tuổi.

Căn cứ “Vòng Thành” ở Long Nguyên cho ta có ý nghỉ là được lập lên nhiều năm để từ đây xuất quân liên kết cùng Trương Quyền, Đặng Văn Duy, Đặng Văn Doi để tấn công giặc, chứ không phải khi thua trận mới chạy về đây lập căn cứ phòng thủ, nhưng cuối cùng bị phản bội nên ông bị sa vào tay giặc tại đây, chúng đưa về Thủ Dầu Một giết chết, quăng xác xuống sông Sài Gòn, được 2 người em Võ Văn Ngùy, Võ Văn Cơ lén vớt xác đem về an táng ở đồng mã Xóm Bến (được tôn tạo sau năm 1975).

Các con là: 

Thứ hai: Võ Thị Liễu gả chồng về  Tân Thạnh Tây là ông Đặng Văn Lắm

Thứ ba: Võ Văn Bang ông và con cháu ở  Hố Bò Phú Mỹ Hưng

Thứ tư: Võ Văn Kề

Thứ năm: Võ Thị Nho

Thứ sáu: Võ Văn Tàu

Thứ bảy: Võ Văn Lái

Thứ tám: Võ Văn Hải

Thứ chín: Võ Văn Thàng

Người con gái đầu được gả về Tân Thạnh Tây là do ông nội Võ Văn Hay nuôi từ nhỏ, trong khi các người con khác đều không có ai ở quê nhà mà đều ở vùng Bưng Rê, Long Nguyên Dầu Tiếng Kiến Điền Kiến An và cũng không có phần đất thừa kế nào ở Bà Giả, một điều nữa là các con đều đổi thành họ Nguyễn sau 1975 chỉ có ông 8 Cội là đổi thành họ Võ.

Qua 2 lần về thăm khu “Vòng Thành” và bà  con ở đấy, lần đầu năm 1991, từ ngả  Kiến Điền lên Tân Lập, rồi lội bộ băng sông Thị Tính để qua Long Nguyên, lần thứ nhì  năm 1992 theo ngả Bến Cát lên khỏi Cầu Trắng rẻ  trái vào, cũng đổ bộ qua đồng ruộng mới đến được, qua đó gợi cho ta biết.

Ông Nhâm khi trưởng thành, có thể gia nhập hàng ngũ quân đội triều đình, (cũng có thể trong chế độ đinh điền theo kiểu Trương Định) đóng quân ở vùng Thanh Tuyền, Dầu Tiếng, Long Nguyên, ông đem cả gia đình vợ con theo, nhưng gặp lúc người Pháp đến chiếm Bến Nghé Sài Gòn, năm 1859 rồi 2 năm sau lấy trọn 3 tỉnh miền Đông, ông bị nội gián phải hy sinh, các con tan tác đổi thành họ Nguyễn và sống vất vã nơi quê người không 1 lần trở lại cố hương.

Khi còn sinh tiền, ông tám Võ Văn Cội (đời V) đã được Võ Văn Sổ giúp sức dựng thành bộ phả cho chi mình và khu Vòng Thành đã được tỉnh Bình Dương dựng bia công nhận di tích lịch sử cấp Tỉnh.

(Kèm 5 trang ký sự về  chuyến đi Long Nguyên tháng 5-1992)

+ Thứ ba: Ông VÕ VĂN NGOAN bà NGUYỄN THỊ TỊNH

      1818-1912    1820-1904

      Mậu Dần - Nhâm Tý   Canh Thìn - Giáp Thìn

      Giổ 11/3 âm lịch   Giổ 12/10 âm lịch

Mộ táng ở “Đồng mã nhà mồ”

Là con thứ ba của Tổ Võ Văn Hai, trong các anh em, chỉ có ông bà nầy là có  số liệu năm sanh, năm mất được ghi lại.

Tên làng được đổi lại là Phước Ninh, Đình làng đã được xây cất ông tiếp tục thừa hưởng chức Thôn Trưởng của cha và chuyển tiếp qua làm Hương chức của thời Pháp, kể từ ông nầy đã chức việc làng bình chọn họ Võ là họ  Tiền Hiền ở làng. Mộ ông bà được táng ở phần đất của gia tộc, xây đá đỏ bên trên lợp ngói âm dương nên quen gọi là “Nhà Mồ” nơi được tiếp tục an táng con cháu chi họ nầy, nhưng khoảng nữa năm 1920, người trong họ kiêng kỵ gì đó nên tháo dỡ bỏ phần nhà, chỉ còn mộ, trong chiến tranh bị xe tăng cày nát, đến năm 1982 được tôn tạo theo dáng cũ bằng xi măng. Bà quê ở Mũi Lớn Tân An Hội nay, giổ ông bà do nhà ông út Liếng đảm nhiệm, ông bà được phân về ở phía Đông giáp với Tân Phú Trung.

Sanh các con:

Thứ 2: Võ Thị Tình  Thứ 3: Võ Văn Ý

Thứ 4: Võ Văn Đề   Thứ 5: Võ Văn Lịch

Thứ 6: Võ Văn Mùa  Thứ 7: Võ Văn Thơm

Thứ 8: Võ Thị Dứa  Thứ 9: Võ Thị Chua

Thứ 10: Võ Văn Điệp

+ Thứ Tư: Ông VÕ VĂN NGÙY bà THỊ HIỆP

      Giổ 4/8 âm lịch   Giổ 13/1 âm lịch

Mộ ở đồng mã Xóm Bến

Ông khi lập gia đình, được phân về phía bắc của làng, gọi là ấp Phước Thạnh, sanh 6 con, đời III ông Long, ông Nhãn, bà Tươi gả chồng về họ Trương Minh ở Quán Tre, đời IV là các ông: Phi, Hổ, Hiển, Ứng, Mạo, Diệu, Mềm, Mại … Đời V là anh em Vạn, Thọ, anh em Gượng, Thức, anh em Dời, Tránh, anh em Liểng, Quyển, Sấm, Bính, Độp, Mọt V/v…

Ông 9 Diệu (xã Diệu) lúc xây nhà cho mình, được người thợ mộc Phạm Văn Sáng giác ngộ, đã tham gia cuộc KNNK 1940 bị Pháp đốt nhà bắt đầy Côn Đảo, đến 1945 Cách Mạng đưa trở về.

+ Thứ năm: Bà VÕ THỊ THẢO chồng NGUYỄN VĂN MỌI

Bà là con gái thứ năm của Tổ phụ  Võ Văn Hay. Không biết năm sanh, năm mất, về ông chồng nghe nói lại ông thuộc đân tộc thiểu số  bản địa ở tại đây, không có tên gọi, vì thấy hiền lành nên kêu gả con gái cho, sanh con cháu, nhưng nhà rất ngèo, có 1 số rất ít tại đây. Xét về mặt tạng người, thấy mang dáng dấp thấp lùn, đen đúa và ít nói, vẫn có tới lui nhà thờ khi cúng giổ, còn nhớ tên các con là:

Thứ 2: Nguyễn Văn Tôi  Thứ 3: Nguyễn Văn Tồn

Thứ 4: Nguyễn Văn Quảng Thứ 5: Nguyễn Văn Ta

+ Thứ sáu: Bà VÕ THỊ TRUNG  chồng  LÊ VĂN CHAI

             Giổ 3/10 âm lịch    Giổ 10/01 âm lịch

Mộ ở ấp Thượng - Tân Thông Hội

Từ xóm Bà Giả, khi trưởng thành, bà được gả chồng về ấp Thượng - Tân An Thông, gần bên  Đình Mật Cật, ông bà từ lâu đã được lập miếu thờ nơi ấp Chánh Tân Thông Hội, ngày giổ thường lệ hàng năm 16/8 âm lịch.

Ông bà sanh các con là:

Thứ 3: Lê Thị Thê      

Thứ 4: Lê Thị Thị

Thứ 6: Lê Văn Giác vợ Trần Thị Nhung

Thứ 7: Lê Văn Sắc vợ Nguyễn Thị Tròn

Thứ 8: Lê Văn Quận giổ 11/1 âm lịch vợ Hồ Thị Phấn giổ 3/10 âm lịch

- Ông 6: Lê Văn Giác vợ là Trần Thị  Nhung

Giổ ông 11/12 âm lịch sanh con là Lê Văn Tôn

Ông Tôn Giổ 25/8 âm lịch vợ là Nguyễn Thị Phượng

Sanh ra:

    • Lê Thanh Hạ vợ Trần Thị Gấm
    • Lê Văn Tợ vợ Nguyễn Thị Đáng

Con ông Tợ là Lê Văn Phước sanh 1929 mất 2000, giổ 28/3 âm lịch và Lê Thị Rỉ.

+ Thứ bảy: VÕ VĂN CƠ vợ là Bà HUỲNH THỊ CHỮ

              Mộ ở đồng mã Xóm Bến

Chưa ghi được năm sanh, năm mất, ngày giổ

Ông được phân về cùng ấp Phước Thạnh với ông tư Võ Văn Ngùy và là người lo việc vớt xác ông hai Nhâm về chôn nơi đồng mã Xóm Bến

Sanh các con:

Thứ 2: Võ Thị Cẩm chồng là ông Quý  ở Vĩnh Phước

Thứ 3: Võ Thị Thận chồng là ông Chua ở Cây Sộp

Thứ 4: Võ Thị Thạch chồng là ông Tô  ở Bàu Sim

Thứ 5: Võ Văn Phương vợ là bà Bằng

Thứ 6: Võ Thị Nầy chồng là ông Lễ

Thứ 9: Võ Văn Cường

Thứ 10: Võ Văn Cự vợ là bà  Lượt

Thứ 11: Võ Thị Dựa chồng Nguyễn Văn Son ở ấp Phước Thới, kế bên

Con ông 5 Phương: (đời IV) là 2 Trao, 3 Hưởng, 4 Chiến,, 5 Trận, 6 Nhuần, 7 Những, 8 Nhiễn, út Lóng.

Con bà út Dựa: 2 Phấn, 3 Gắng, 4 Cương, 5 Phùng, 7 Lánh, 8 Dẩn, 9 Chẩn, 10 Ẩn.

Trong lớp người này có những việc đáng nhớ:

- Ông 10 Cự do bị bế tác trong cuộc sống, có lần đã gia nhập đạo Cao Đài, lôi kéo  được 1 số ông họ Võ gia nhập, rồi sau bỏ,  đi theo đạo Thiên Chúa, nhưng may mắn lớp người theo Cao Đài không lây tới đám con nên thoát khỏi nạn Tảo Thanh thời Việt Minh, về đạo Thiên Chúa có cất nhà thờ, cũng được 1 số người theo, số tín đồ nầy sau 1945 đã được giặc Pháp ở Củ Chi đón họ bỏ cả nhà cửa về ở Củ Chi, đám trai tráng phải đi lính cho chúng, sau 1975 có người trở về làng, có người ở luôn Củ Chi, đó là biến động sâu sắc trong tộc.

Ông 10 Cự là người đầu tiên viết bản tông chi họ Võ

Ông tư Chiến có lần xin mở cửa Đình để vào khấn vái cho mẹ khỏi bịnh, nhưng do sự kỳ thị sâu sắc của kẻ có quyền, họ không cho, ông bực tức giả điên tổ chức phá cửa trộm Sắc Thần chốn đi, sau bị truy đuổi ráo riết, nên Sắc được thu hồi.

Ông út Lóng là người phóng khoáng vui vẽ, cởi mở, từ trước 1945 ông là người hay lui tới với cánh ông Võ Văn Sót ở Đức Hòa.

+ Thứ tám: Bà VÕ THỊ GIÀU (có thể là Vào)

Không rõ năm sanh, năm mất, phần mộ, có người nói bà được gả chồng về miệt Lái Thiêu, nhưng chết sớm.

+ Thứ chín: Bà VÕ THỊ ĐÂY chồng là Ông LÊ VĂN BỤI

Không rõ năm sanh, mất, nguyên bản viết ông Lê Văn Bụi ở Hố Bò là sai, đúng ra bà được gả về vùng Bến Hỏm của xã Nhuận Đức (nơi trạm bơm Ba Gia ngày nay) đến người con gái thứ 3 Lê Thị Vân mới gả chồng về Hố Bò.

Các con là: 

Thứ 3: Lê Văn Lập   Thứ 4: Lê Thị Vân

Thứ 5: Lê Văn Là   Thứ 6: Lê Thị Lợi

Thứ 9: Lê Thị Tợ   Thứ 10: Lê Thị Chọn

Út là: Lê Văn Thêm

+ Ông hai Lê  Văn Lập có con là Lê Văn Nhựt

+ Bà tư: Lê Thị Vân chồng là Huỳnh Công Chung ở  Cầu Trắng Hố Bò

Sanh ra:

Thứ 3: Huỳnh Công Đợi (Hội Đồng Đợi)

Thứ 4: Huỳnh Công Tư có  con gái là Huỳnh Thị Chắn gả chồng là ông Phạm Khải

Thứ 5: Huỳnh Thị Cải, chồng Nguyễn Văn Tây sanh con Nguyễn Thị Nước là vợ đồng chí  năm Thắng Bí Thư huyện ủy Củ Chi

Thứ 6: Huỳnh Công Tánh

Thứ 7: Huỳnh Công Hạnh

Thứ 8: Huỳnh Thị Cửu

Thứ 9: Huỳnh Công Bích là thân phụ của Huỳnh Công Hùng đại biểu HĐND Tp.

Thứ 10: Huỳnh Thị Bùng

Thứ 11: Huỳnh Công Tất

Thứ 12: Huỳnh Công Nghỉ thân phụ của Huỳnh Công Trạch nguyên Bí Thư Tỉnh Đoàn Biên Hòa, và  cháu là Huỳnh Thị Khanh (Tuyết) Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tp. HCM

+ Ông năm: Lê Văn Là

Có các con là:

Thứ 3: Lê Văn Xượt   Thứ 4: Lê Văn Nhướng

Thứ 7: Lê Thị Thao  Thứ 8: Lê Thị Lược

Thứ 9: Lê Văn Bược

+ Bà sáu: Lê Thị Lợi

Con là:

Thứ 4: Lê Thị Kỷ  Thứ 5: Lê Văn Tân  Thứ 6: Lê Văn Cư

+ Bà chín: Lê Thị Tợ 

Con là:

Thứ 6: Lê Văn Hậu   Thứ 7: Lê Thị Dần

+ Bà mười: Lê Thị Chọn chồng Thầy Nhận

Sanh con:

Thứ 2: Lê Thị Ngưu  Thứ 4: Lê Văn Xướng

Thứ 6: Lê Văn Mấy  Thứ út: Lê Văn Bề

+ Ông út: Lê  Văn Thêm vợ là bà Nguyễn Thị Thiệp

Sanh ra:

Chị cả: Lê Thị Đang  Thứ 2: Lê Thị Rở   Thứ 3: Lê Thị Mừng

Thứ 4: Lê Thị Vui  Thứ 5: Lê Thị Dùng Thứ 6: Lê Văn Xếp

Thứ 7: Lê Tấn Đức (tức Nẹ) 

Thứ 8: Lê Văn Ni ông nầy về ở Mỹ  Phước Bến Cát

Thứ 9: Lê Văn Út

- Thứ mười: Ông VÕ VĂN ĐÓ vợ Bà NGUYỄN THỊ BÉ

Giổ 10/2 âm lịch   Giổ 3/9 âm lịch

Mộ ông ở đất nhà   Mộ bà ở đồng mã Xóm Bến

Ông là con út và là người trực tiếp phụng dưỡng cha mẹ đến cuối đời và thừa hưởng phần nhà cửa đất thổ cư, rồi truyền lại cho lớp kế thừa, đất nầy theo như sổ địa bạ 1836 đã ghi mà nay thế hệ  đời V chi ông mười Đó đang ở, vào thời trước có “nhà việc Làng” hiện giờ là nhà từ đường Võ tộc.

Ông bà sanh ra đời III con là:

Thứ 2: Võ Văn Đăng  Thứ 3: Võ Văn Rạch

Thứ 4: Võ Văn Các  Thứ 5: Võ Văn Kiểm

Thứ 6: Võ Văn Canh  Thứ 7: Võ Văn Bầu

Thứ 9: Võ Văn Lưu  Thứ 10: Võ Văn Lai

Đời IV ( Chi ông mười Võ Văn Đó)

- Ông hai: Võ  Văn Đăng, giổ 15/12 âm lịch Bà Nguyễn Thị  Giá, giổ 17/1 âm lịch, chưa ghi lại được.

- Ông ba: Võ  Văn Rạch, giổ 19/9 âm lịch

Sanh 3 con gái là:

Võ Thị Tèm  Võ Thị Đa  Võ Thị Lạng

- Ông tư: Võ  Văn Cát, giổ 27/7 âm lịch.

Sanh:

Võ Văn Phấn  Võ Văn Ngâm Võ Thị Bưng  Võ Thị Ngưng

Võ Thị Nga chồng là Tô Văn Khiết người ở cùng ấp

Võ Thị Nghe  Võ Thị Hong

- Ông năm: Võ Văn Kiểm, người vợ đầu chết sớm, có  1 con, cưới bà vợ kế tên là Hối không rõ con cái.

- Ông sáu: Võ Văn Canh, giổ 30/10 âm lịch + Bà Nguyễn Thị Hòa, giổ 4/8 âm lịch.

Sanh ra:

Võ Văn Giáp Võ Thị Măng  Võ Văn Kiệu  

Võ Thị Bứa   Võ Thị Trái

(Bà Bứa và bà Trái đều là bà  mẹ Việt Nam anh hùng, các người trai nầy có vài người theo đạo Cao Đài)

- Ông bảy: Võ Văn Bầu, giổ 27/12 âm lịch + Bà Trần Thị Đe, giổ 22/11 âm lịch

Các con là:

Võ Văn Đây  Võ Văn Quánh  Võ Văn Miêng  Võ Thị Siêng

Võ Văn Mọt

- Ông chín: Võ Văn Lưu, giổ 23/11 âm lịch + Bà Trần Thị Bạch, giổ 11/4 âm lịch

Các con là:

Võ Văn Tú   Võ Thị Rén   Võ Thị Én

- Ông út: Võ  Văn Lai, giổ 20/8 âm lịch + Bà Nguyễn Thị  Lự, giổ 23/9 âm lịch

Các con:

Võ Thị Rai   Võ Văn Vẳng  Võ Văn Khẳng  Võ Thị Rái

Ta thấy vấn đề kế tự theo tập quán họ  Võ là để lại cho người con trai út được thừa hưởng và trực tiếp cúng giổ cha mẹ, phần thừa kế có thể nhỉnh hơn các người con khác, nhưng không có phần hương hỏa. Do đó ta biết Tổ phụ Võ Văn Hay kế thừa là ông Võ Văn Đó đời II, ông Đó chuyển cho ông út Võ Văn Lai đời III, ông Lai truyền lại cho ông 5 Khẳng đời IV hiện còn sống, tương lai là sẽ giao lại cho ông 6 Trân đời V.

Các người anh em nầy hiện sống nơi đất nhà  của mình xung quanh nơi phát tích đầu tiên, cùng chung với chi ông Võ Văn Sáng, ông hai Nhâm không có đất, ông ba Ngoan ra ở riêng giáp ranh thôn Tân Phú Trung, ông tư Ngùy và ông bảy Cơ về phía bắc nơi ấp Phước Thạnh, ông mười Đó ở tại chổ trung tâm xóm Bà Giả, các người con gái đều về quê chồng, đến đời III thì có 2 người con ông ba Võ Văn Ngoan mới mở rộng sang Xóm Đồng sau thành ấp Phước Yên, nay là ấp 2 Phước Vĩnh An.

Như nói ở trên, ngoại trừ chi ông ba Võ Văn Ngoan được viết đầy đủ, còn các chi khác đã được thể hiện đủ nơi bản phả đồ đang lưu trử nơi nhà từ  đường họ Võ.

ĐỜI THỨ III

Chi ông Võ Văn Ngoan

- Bà hai: VÕ THỊ TÌNH chồng ông NGUYỄN VĂN QUYỀN

Bà là con gái trưởng của ông ba Ngoan, ông Quyền là con thứ năm của ông Nguyễn Văn Luông, thân phụ ông Luông là người ở miệt Gò Vắp về đây cư ngụ, sớm có thế lực vì hợp tác với người Pháp, có 2 đời làm Cai Tổng Long Tuy Thượng sở tại, việc kỳ thị họ tộc, mạnh được yếu thua xãy ra triền miên, qua nhiều đời do quan hệ hôn nhơn, thành ra bên nội bên ngoại, nên chủ ý của lớp người trước dần dần bị xóa bỏ. Nhà ông bà ở cách với nhóm họ Võ bởi một eo ruộng Bào Dầu, nghe nói phần đất nầy cũng do họ Võ cho con gái khi về nhà chồng.

Ông bà sanh các con:

+ Thứ  2: Nguyễn Thị Tánh lấy chồng là Trần Văn Bành nhà ở cùng phía họ Nguyễn sanh con:

Thứ 2: Trần Văn Rành   

Thứ 3: Trần Văn Rảnh

Thứ 4: Trần Thị Rới chồng là Tô Văn Quyến ở cùng xóm

Thứ 7: Trần Văn Như không vợ con, chạy xe kéo ở Sài Gòn

Thứ 8: Trần Thị Tẩu chồng Võ Văn Nen, người ở Tân Thới Tứ, làm Biện Tổng cho ông Cai Tổng Nguyễn Văn Kỷ, nên nhà ở tại đây. Ông bà không con

Thứ 9: Trần Văn A, từ nhỏ  đã sống ở Sài Gòn, có vợ con nhưng không về xứ.

+ Thứ  3: Nguyễn Văn Hợi vợ bà Mai Thị Chuốt

Ông làm đến chức Hương Chủ, là cháu ngoại của Ông Võ Văn Ngoan, ông là người đã can thiệp vào việc ông ba Ngoan có cúng vào Đình 1 bàn thờ, trên có khắc chữ: “Võ Văn Ngoan phụng cúng” đã bị các chức sắc họ Nguyễn không chịu lạy thần vì họ nói là lạy ông Ngoan và đòi phá hủy bàn thờ, thật là tâm địa hẹp hòi và có chủ ý.

Ông bà có các con:

Thứ 2: Nguyễn Văn Mót   

Thứ 3: Nguyễn Văn Máy

Thứ 4: Nguyễn Văn Trừ bịnh điên sau khi có  vợ con

Thứ 5: không rõ

Thứ 6: Nguyễn Thị Trợt

Thứ 7: Nguyễn Thị Thuấn, chồng là Nguyễn Văn Trái, thợ mộc

Thứ 8: Nguyễn Thị Luận chồng Nguyễn Văn Miễn, Hương Thân, con Hương Cả Vấp.

+ Thứ  4: Nguyễn Văn Hộ

Chỉ biết được con thứ 4: Nguyễn Văn Hiểu, thứ 5: Nguyễn Thị Chỉnh

+ Thứ  5: Nguyễn Văn Ất vợ Đặng Thị Gọn

Sanh ra:

Thứ 2: Nguyễn Thị Gàn  Thứ 3: Nguyễn Thị Rong

Thứ 4: Nguyễn Thị Bèo  Thứ 5: Nguyễn Văn Phỉnh

Thứ 6: Nguyễn Thị Lổi  Thứ 7: Nguyễn Thị Lia

Thứ 8: Nguyễn Thi Nhiệp Thứ 9: Nguyễn Văn Hia

+ Thứ  6: Nguyễn Thị Giỏi chồng Nguyễn Văn Ý

Sanh ra:

Thứ 2: Nguyễn Văn Tản  Thứ 4: Nguyễn Thị Vây

Thứ 5: Nguyễn Thị Dơn  Thứ 7: Nguyễn Thị Phe

Thứ 8: Nguyễn Thị Che  Thứ 9: Nguyễn Thị Cháng

Thứ 10: Nguyễn Thị Mởn Thứ 11: Nguyễn Văn Tại (tự Bầy)

Thứ 12: Nguyễn Văn Tiệm

+ Thứ  7: Nguyễn Thị Hỏi chồng Phạm Văn Tú

Chỉ biết con là thứ 5: Phạm Văn Sẽ, thứ 6: Phạm Thị Sua

Về các con bà Võ Thị Tình, chỉ  có con ông ba Hợi là tại địa phương, còn các người em trai nghe nói đi về sinh sống ở  vùng Rạch Kè, con cháu không thấy về quê hương.

- Thứ ba: Ông VÕ VĂN Ý và  Bà NGÔ THỊ KE

      Giổ 22/8 âm lịch  Giổ 24/7 âm lịch

Ông là ngành trưởng, sớm ra riêng khi có gia đình, bà người ở Cây Bài, cha là Ngô Văn Sanh trước ở Bàu Tre về đây có 8 con, bà thuộc thứ 3 nghe nói, cha mẹ chạy loạn khi Pháp chiếm Nam kỳ, bà sanh ra nơi Truông Cò Ke ở dốc Đồng Sổ (Bến Cát) nên đặt tên là Ke, gia đình theo nghề ruộng rẫy, ông Ý phải đi làm rể 3 năm mới được chánh thức cưới bà, và sanh khá đông con. Mộ ông bà ở khu “Nhà Mồ” trong chiến tranh bị một quả bom bay mất một mộ, đã được trùng tu.

Các con:

Thứ 2: Võ Văn Oai  Thứ 3: Võ Thị Phuông

Thứ 4: Võ Văn Bè   Thứ 5: Võ Thị Học

Thứ 6: Võ Văn Trò  Thứ 7: Võ Thị Biên

Thứ 8: không có   Thứ 9: Võ Thị Hường

Thứ 10: Võ Thị Hố  Thứ 11: Võ Văn Kế

Thứ 12: Võ Văn Còn  Thứ 13: Võ Văn Vốn

Thứ 14: Võ Văn Liếng

- Thứ tư: VÕ VĂN ĐỀ Bà 1: THỊ LĂNG

     Giổ 6/2 âm lịch  Bà 2: không nhớ tên

Mộ ở đồng mã Phước Yên

Khi gia đình ông bà nầy qua ấp Phước Yên mở  đất, khai thác để ở, không rõ về hành trạng, có các con:

Thứ 2: Võ Văn Hân  Thứ 3: Võ Văn Nhân là con với bà 1

Thứ 4: Võ Văn Ìa   Thứ 5: Võ Văn Kiểm

Thứ 7: Võ Văn Me   Thứ 8: Võ Thị Khỉa là con bà 2

- Thứ năm: VÕ VĂN LỊCH  bà MAI THỊ HUÊ

Giổ 9/11 âm lịch  Giổ 30/8 âm lịch

Mộ ở đồng mã Đình

Gia đình ông bà xây cất nhà cửa ở  gần ông nội Võ Văn Hay, theo nghiệp nông, bà Huê quê ở Tân Thông.

Sanh các con:

Thứ 2: Võ Văn Nhuận  Thứ 3: Võ Văn Ái

Thứ 4: Võ Văn Yến  Thứ 5: Võ Văn Bội

- Thứ 6: VÕ VĂN MÙA  Bà 1: NGUYỄN THỊ AM ở Tân Phú

    Giổ 6/5 âm lịch  Bà 2: CAO THỊ ĐỎ mất 1952, ở Mũi Lớn

Mộ ở đồng mã Phước Yên    

Ông sáu tiếp bước theo anh tư Đề về ở bên ấp Phước Yên, có học chữ nho ra làm Hương chức Hội tề, thấy rằng cả 3 đời liên tiếp giữ việc làng.

Ông bà sanh ra:

Thứ 2: Võ Thị Hè  Thứ 7: Võ Văn Hưng

Thứ 8: Võ Thị Chình Thứ 9: Võ Văn Liền

Trên đây là con bà 1

Thứ 10: Võ Văn Bót Thứ 11: Võ Văn Ngọn

Thứ 12: Võ Văn Cường

3 người nầy là con bà 2

- Thứ bảy: VÕ VĂN THƠM  bà NGUYỄN THỊ HỚN thuộc cánh họ Nguyễn ở cùng xóm

       1855-1929  1860-1932

        Giổ 17/12 âm lịch Giổ 12/9 âm lịch   

Mộ chôn ở đồng mã kế nhà  ông 7 Tước

Nhà ở được phân ở phía sau ông 3 Ý. Có các con:

Thứ 2: Võ Văn Tho  Thứ 3: Võ Văn Nhương

Thứ 4: Võ Văn Di   Thứ 7: Võ Văn Tước

Thứ 9: Võ Văn Kích  Thứ út: Võ Thị Mạnh

- Thứ tám: Bà VÕ THỊ DỨA ngày giổ 28/7 âm lịch

Mộ ở khu mộ nhà ông 2 Đức

Bà tám Dứa gả chồng về Xuân Thới Thượng, lúc đang mang thai, bà về quê thăm cha mẹ, không may nằm võng, bị đứt võng sẫy thai và chết cả mẹ lẫn con nên chôn tại quê nhà.

- Thứ chín: Bà VÕ THỊ CHUA chồng  NGUYỄN VĂN HUẾ

Giổ 22/11 âm lịch    Người ở Tân Thông

Sanh 2 con gái là: Nguyễn Thị The và Nguyễn Thị  Bưởi, đều có con cái và về sinh sống ở  vùng Chợ Lớn, mộ bà ở đồng mã  “Nhà mồ”

- Thứ mười: Ông VÕ VĂN  ĐIỆP     + Bà TRẦN THỊ CHỔ quê ở Tân Thông

1871-1907   1875-1958

Giổ 7/10 âm lịch  Giổ 28/11 âm lịch

Ông theo nghề nông, làm làng đến chứ Hương Trưởng, mất khi còn khá trẻ do uống lầm độc dược, được chôn ở khu “Nhà mồ”, bà mất sau 1954 xóm làng tạm yên nên được chôn ở đất nhà, ông là con út nên được ở nhà cha Võ Văn Ngoan.

Các con là:

Thứ 2: Võ Thị Bậu  Thứ 3: Võ Văn Bạn chết nhỏ

Thứ 4: Võ Văn Neo Thứ 5: Võ Văn Buồm chết nhỏ

Thứ 6: Võ Văn Bình Thứ 7: Võ Văn Trình

Thứ 8: Võ Văn Cờ  Thứ út: Võ Văn Bạc

ĐỜI THỨ IV

Các con ông Võ Văn  Ý

+ Thứ hai: Ông VÕ VĂN OAI bà  PHẠM THỊ BÌ quê Tân Thông

               Giổ 26/5 âm lịch  Giổ 13/11 âm lịch

Theo nghiệp nông, đến thời ông vẫn còn khai khẩn thêm được đất công để mở rộng thêm  đất cho gia đình, ông là người đứng tên khu đất “nhà mồ” và rất khó tính trong việc chôn cất ở đây, mộ ông bà ở trong khu nầy.

Các con là: 

Thứ 2: Võ Văn Cai   Thứ 3: Võ Thị Vậy

Thứ 4: Võ Văn Võ   Thứ 5: chết nhỏ

Thứ 6: Võ Thị Vâm  Thứ 7: Võ Thị Dấm

Thứ 8: Võ Thị Tơi   Thứ 9: Võ Thị Tắng

Thứ 10: Võ Thị Hắng  Thứ út: Võ Văn Hặng

+ Thứ ba: Bà VÕ THỊ PHUÔNG   +  Ông LÊ VĂN DỤNG

Quê Xuân Thới Thượng

     Mộ ở khu mộ nhà  ông 2 Đức   Mộ ở Xuân Thới Thượng

Bà ba Phuông lấy chồng về Giồng Bằng Lăng (Xuân Thới Thượng), sanh 4 con rồi chồng chết, bà theo các con về ở Sài Gòn, nhưng sau 1945 bà trở  về quê mình Bà Giả ở với người em út cho dù quê hương trong thời chiến tranh, rồi bịnh già mà mất ở quê, con cái ở Sài Gòn không về được.

Các con là:

Thứ 2: Lê Văn Đuông  Thứ 3: Lê Văn Chành

Thứ 4: Lê Văn Trâm  Thứ 6: Lê Thị Bời Chết nhỏ

+ Thứ tư: Ông VÕ VĂN BÈ  bà  ĐẶNG THỊ TÌNH, ở Ấp Giữa

    1878-1947  1880-1947

    Giổ 28/3 âm lịch Giổ 25/3 âm lịch

Ông tư Bè lấy vợ và về ở quê vợ Ấp Giữa Tân Phú Trung, do bất đồng gì đó, ông bỏ về Bà Giả, ở đây bà Tình quan hệ với 1 người Hoa rồi mang thai, rồi người Hoa bỏ về nước.

Bà sanh con đặt tên Đặng Văn Mua theo họ mẹ rồi ông tư tiếp tục trở lại sinh sống với bà sanh 4 người con, lúc già ông làm thuốc cao đơn hoàn tán đi bán và theo đạo Cao Đài, năm 1947 giặc Pháp từ quốc lộ 1 càn quét vào, hai ông bà ở trong nhà bị chúng bắn chết.

Các con:

Thứ 2: Đặng Văn Mua, con tư sinh của bà

Thứ 3: Võ Thị Dồi

Thứ 4: Võ Văn Niêu

Thứ 6: Võ Văn Nhạc

Thứ 7: Võ Thị Qui

+ Thứ năm: VÕ THỊ HỌC   +  TÔ VĂN TẠI

Ông Tại là em Hương Cổ Tô Văn Tường ở cùng xóm, ông làm nghề thuốc nam, không biết năm sanh, năm mất, mộ ở đâu.

Các con là:

Thứ 2: Tô Thị Quyên chồng là Pham Văn ky ở Ấp Giữa

Thứ 3: Tô Thị Khuyên có chồng về  Tân Thông

Thư 4: Tô Văn Dần ở tại Bà Giả, các con lưu tán không về

+ Thứ sáu: VÕ VĂN TRÒ Bà 1: PHAN THỊ CẦM, quê Giồng Sao

        1879-1943  Mất 1944, Giổ 1/2 âm lịch

        Giổ 21/1 âm lịch Bà 2: NGUYỄN THỊ ÍCH, Quê Ấp Chợ

1898-1986. Giổ 6/10 âm lịch

Ông tới tuổi trúng thăm đi lính ở Thành Pháo Thủ Sài Gòn, khi giải ngũ về làng làm ruộng cưới bà Phan Thị Cầm, sanh 2 con, đến lần thứ 3 do sanh khó chết cả mẹ lẫn con, vài năm sau ông tục huyền với bà Nguyễn Thị Ích ở Ấp Chợ Tân Phú, sanh 1 con nữa, ông là tín đồ Cao Đài, khi ông mất, thì người con trai đã đem trả tượng, mũ áo cho giáo hội.

Các con là:

Thứ 2: Võ Văn Bộ   Thứ 3: Võ Thị Biền là con bà 1

Thứ 4: Võ Văn Cầu con bà 2

+ Thứ bảy: VÕ THỊ BIÊN  +  NGUYỄN VĂN CAN

1881-1965   1872-1923

Giổ 13/5 âm lịch  Quê Tân Thạnh Đông

Mộ chôn ở Tân Thạnh Đông

Bà bảy Biên thuở còn con gái được gả  chồng về Bà Điểm, qua 3 năm không sanh con, nên bị nhà chồng trả về, ông Can một nhà giàu ở Tân Thạnh Đông góa vợ có 4 con, xin cưới bà và có tiếp 9 người con nữa:

Thứ 6: Nguyễn Văn Cần   Thứ 7: Nguyễn Văn Câu

Thứ 8: Nguyễn Thị Tiệp chết nhỏ Thứ 9: Nguyễn Thị Nghỉ

Thứ 10: Nguyễn Văn Liêm  Thứ 11: Nguyễn Văn Liềm

Thứ 12: Nguyễn Thị Giáp  Thứ 13: Nguyễn Thị Ngọ

Thứ 14: Nguyễn Văn Út

+ Thứ tám: VÕ THỊ HƯỜNG  +  NGUYỄN VĂN SAI

1884-1928    Ở Tân Thạnh Đông

Các con là:

Thứ 2: Nguyễn Thị Minh   Thứ 3: chết nhỏ

Thứ 4: Nguyễn Thị Tính   Thứ 5: Nguyễn Văn Gương

Thứ 6: Nguyễn Văn Hoa (chết nhỏ) Thứ 7: Nguyễn Thị Huyền

Thứ út: Nguyễn Văn Thanh

+ Thứ mười: VÕ THỊ HỐ  +  ông mười THẢN ở Tân Thông

Bà mười Hố được gả chồng về Tân Thông, nơi gần Đình và đầu bến ấp Chánh – Tân Thông, ông bà sống với nhau đến già  nhưng không có con

+ Thứ mười một: VÕ VĂN KẾ    +  NGUYỄN THỊ NHIỆM quê Bến Đò

         1888-1948  1890-1954

Mộ ở khu “nhà mồ”

Có các con:

Thứ 2: Võ Thị Khê   Thứ 3: Võ Thị Khen

Thứ 4: Võ Văn Trương  Thứ 5: Võ Thị Trện

+ Thứ mười hai: VÕ VĂN CÒN +  LÊ THỊ NHỒNG

Bà Nhồng là cháu gọi ông Phủ Kỷ  bằng cậu, được ông Phủ nuôi dưỡng và  gả về ông út Còn ở cùng xóm, ông về  già mắc bịnh suyển nặng, được mọi người gọi là ông út “Hò He”, ông bị Tây  đi ruồng bắn chết cùng lượt với 1 ông sui.

Các con là: 

Thứ 2: Võ Thị Triên  Thứ 3: Võ Văn Sửu chết nhỏ

Thứ 4: Võ Văn Tráng  Thứ 5: Võ Văn Bảy

Thứ 6: Võ Văn Đòi  Thứ 7: Võ Văn Ngòi chết nhỏ

Thứ 8: Võ Văn Dứt chết nhỏ

+ Thứ mười ba: VÕ VĂN VỐN    +  Bà 1: THỊ NHÀNH, giổ 16/11 âm lịch

      1894-1947   Bà 2: NGUYỄN THỊ INH

    Giổ 13/5 âm lịch

Mộ ông ở khu “Nhà mồ” nay mất dấu

Ông là người từng trải, lịch duyệt đi lại nhiều nơi, nuôi ngựa đua, mở xưởng dệt, lò nhuộm rầm rộ một thời, cho đến 1945

Bà Nhành người ở Ấp Giữa chỉ có 1 con rồi bịnh mất, ông tục huyền với bà Inh ở Cây Bài, nay bà Inh vẫn mạnh và ở Cây Bài với người con út Võ Văn Then

Các con là:

Thứ 2: Võ Văn Chì   Con bà 1

Thứ 3: Võ Thị Quả   Thứ 4: Võ Thị Thược

Thứ 5: Võ Văn Cược  Thứ 6: Võ Thị Phược (Hoạch)

Thứ 7: Võ Văn Then

+ Thứ mười bốn (út chót): VÕ VĂN LIẾNG   +       TRẦN THỊ LỐI quê Bàu Sim

   1896-1974   1900-1993

   Giổ 29/4 âm lịch  Giổ 27/8 âm lịch

Mộ chôn ở đất nhà

Ông có dáng người vặm vở, bụng bự, người ta gọi là ông út Bụng, tánh tình vui vẽ, cười nói rổn rảng, sinh thời đánh xe thổ mộ đưa khách từ đây đi chợ Hóc Môn, ông mất lúc tản cư ở Quán Đôi, bà mất sau khi ở Sài Gòn với con.

Các con là:

Thứ 2: Võ Văn Liên chết nhỏ  Thứ 3: Võ Thị Xiển

Thứ 4: Võ Văn Yển   Thứ 5: gái, chết nhỏ

Thứ 6: gái, chết nhỏ   Thứ 7: Võ Văn Ỉnh

Thứ 8: Võ Thị Ửng (Tám)   Thứ 9: Võ Văn Lý

Thứ út: Võ Văn Bông

ĐỜI THỨ V

CÁNH ÔNG BA VÕ VĂN Ý

Con ông Võ Văn Oai

- Thứ hai: VÕ VĂN CAI +  THỊ KHUYÊN

       1893-1954   Ở Cây Bài

Mộ ở khu “nhà mồ”

Gia đình theo nghiệp nông, ông có xe thổ mộ  đưa rước bạn hàng đi chợ Hóc Môn mỗi buổi sáng, nơi đất nhà ông có hầm bí mật trốn Tây, bị khám phá và giết nhiều người vào năm 1950

Các con là:

Thứ 2: Võ Văn Lỷ

Thứ 3: Võ Văn Phỉ, ban Quân Lương chi đội 12, chết ở hầm bí mật năm 1950

Thứ 5: Võ Văn Phăn có vợ Đặng Thị  Trân ở Bàu Hóc

Thứ 6: Võ Văn Phới còn trẻ, chết ở hầm năm 1950

- Thứ ba: VÕ THỊ VẬY chồng  TÊN ÉN

      Sanh 1895    Ở Cây Dầu

Ông bà có 3 con đều hy sinh trong Kháng Chiến chống Pháp, 3 con tên là: Lầm, Gì, Hai.

- Thứ Tư: VÕ VĂN VÕ + NGUYỄN THỊ ĐIỂM

       1898-1942  1904-1978

       Giổ 22/5 âm lịch Giổ 1/10 âm lịch

Mộ ở khu “nhà mồ”

Các con là:

Thứ 2: Võ Thị Đếm  Thứ 3: Võ Thị Nét

Thứ 4: Võ Thị Xen   Thứ 5: Võ Văn Kẻ

Thứ 6: Võ Văn Đạt (Đực) Thứ 7: Võ Thị Bế

Các người nầy đều đã có gia đình, con cháu nội ngoại đầy đủ, nhưng chưa cập nhật

- Thứ sáu: VÕ THỊ VÂM  Chồng 1  NGUYỄN VĂN CHỈNH

       1900-1950    1889-1939

       Giổ 11/11 âm lịch   Giổ 23/9 âm lịch

Chồng 2 NGUYỄN VĂN HOẶC

1902-1942

       Mộ bà ở đồng mã “nhà mồ” Mộ 2 ông ở đồng mã Xóm Bến

Con ông Chỉnh:

Thứ 2: Nguyễn Văn Ghê

Thứ 3: Nguyễn Thị Xê

Thứ 4: Nguyễn Văn Xét

Con ông Hoặc:

Thứ 5: Nguyễn Văn Nết

2 Ghê có vợ con, bịnh mất ở quê, 3 người còn lại chạy giặc về Xuân Thới Sơn rồi lập gia đình con cái ở đó.

- Thứ bảy: VÕ THỊ DẤM 1903-1932, không biết tên chồng, ở Bàu Sim

Có 3 con là: Văn Đặc, Văn Sền, Thị Lái chồng người Hoa có 3 con đã xuất ngoại.

- Thứ tám: VÕ THỊ TƠI  chồng  HUỲNH VĂN NƯNG

        1906-1975    1901-1953, quê Bàu Sim

Các con là:

Thứ 2: Huỳnh Văn Nừng    Thứ 3: Huỳnh Thị Nả

Thứ 4: Huỳnh Văn Nư    Thứ 5: Huỳnh Thị Hư

Thứ 6: Huỳnh Thị Khuyến   Thứ 7: Huỳnh Văn Khuyển

Thứ 8: Huỳnh Văn Thạch   Thứ 9: Huỳnh Văn Cẩm

Thứ 10: Huỳnh Văn Lợt    Thứ 11: Huỳnh Văn Dết

Thứ 12: Huỳnh Văn Hết    Thứ 13: Huỳnh Văn Giới

- Thứ chín: VÕ THỊ TẮNG +  ÔNG THẠCH

        1909-1945   Ở Sài Gòn

Bà chín Tắng lớn lên về tìm việc và sống ở Sài Gòn, không con, khi bịnh mất được các cháu đem về chôn ở khu “nhà mồ”

- Thứ mười: VÕ VĂN HẮNG  +  LÂM THỊ DẦN

1912-1987    Quê Giồng Sao hiện còn sống

Giổ 14/7 

Mộ ở khu “nhà mồ”

Các con là: 

Thứ 2: Võ Thị Hảo   Thứ 3: Võ Thị Ảo

Thứ 4: Võ Văn Xắng  Thứ 5: Võ Thị Hoắng

- Thứ út: VÕ VĂN HẶNG  + BÙI THỊ LƠ

     1919-1947   1920-1990

     Giổ 4/8 âm lịch   Giổ 1/10 âm lịch

Mộ ở khu “nhà mồ” 

Các con:

Thứ 2: Võ Thị Gái lớn  Thứ 3: Võ Thị Gái nhỏ

Thứ 4: Võ Thị Tuyết  Thứ 5: Võ Văn Đực (5 Cháy)

Thứ 6: Võ Văn Lem

Các con bà ba Võ Thị Phuông

Thứ hai: LÊ VĂN DUÔNG  Bà 1 LÊ THỊ KÉO

    1890-1959   Sanh 1892

     Giổ 15/6 âm lịch Bà 2 Không nhớ tên

Ông 2 Đuông gốc người Xuân Thới Thượng nhưng lớn lên anh em đều sinh sống ở Sài Gòn, là công chức Sở Trường Tiền, chuyên nuôi ngựa đua, nỗi tiếng 1 thời trường đua Phú Thọ, làm con nuôi cho ông Huỳnh Trung Tuất, hộ Trưởng hộ 4 Thành phố Sài Gòn, ông nầy là 1 trong số 28 vị chức sắc làm đơn ngày 17/10/1926 gởi Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol, để xin khai đạo Cao Đài giáo phái Bến Tre, cũng do đó mà có 1 số người họ Võ ở Bà Giả thành tín đồ Cao Đài.

Ông và vợ 1 sanh ra:

Thứ 2: Lê Văn Ven, làm lính sở chửa lửa

Thứ 3: Lê Thị Phân chồng là Nguyễn Văn Kiễm, người ở Gò Đen làm thơ ký cho ông Hộ Tuất, nay con cái ở Thành phố.

Thứ 4: Lê Văn Huy, học sinh, tham gia Kháng Chiến 1945, rút ra chiến khu Đồng Tháp Mười, chết mất tích.

Thứ ba: LÊ VĂN CHÀNH, làm đội Police (Cảnh sát) có vợ con, nhưng nay không biết ở đâu.

Thứ năm: LÊ VĂN TRÂM, cũng là công chức, có vợ con, nhà ở cư xá Đô Thành, nay không có liên lạc.

Con ông tư Võ Văn Bè

- Thứ ba: VÕ THỊ DỒI   chồng  LÊ VĂN ĐỆ

      1902-1986    Mất 1945

      Giổ 25/2 âm lịch

Ông Đệ người ở chợ Hóc Môn, theo về quê vợ ở Ấp Giữa, mở tiệm thợ bạc dựa đường Quốc Lộ. Ông bà không con, cuộc sống khá giả nên bao bọc nuôi nấng em là Võ Thị Qui, sau khi vợ chồng bà Dồi qua đời, đất đai ruộng vườn đều bị con bà Qui đoạt hết.

- Thứ tư: VÕ VĂN NIÊU  -  TRẦN THỊ THANH, ở Cây Da

     1909-1940   1908-1988

     Giổ 24/9 âm lịch  Giổ 3/11 âm lịch

Ông tư Niêu đánh xe bò chở mủ cao su cho sở Tây BaLu và có nghề đờn bóng rổi, ông mất lúc 32 tuổi, bà vợ đi tái giá.

Các con là: 

Thứ 3: Võ Thị Lùn, trước sau có 2 đời chồng và 7 con

Thứ 4: Võ Văn Dũng nghề xây dựng, có 10 con, ở Ấp Giữa

Thứ 5: Võ Văn Cấm có 3 con tên Miên, Liên, Lèo

Thứ 6: Võ Thị Thậm lấy chồng về Gò  Vấp 

- Thứ sáu: VÕ VĂN NHẠC +  NGUYỄN THỊ XUÂN

Làm ruộng ở Ấp Giữa

Chỉ có 1 trai là Võ Văn Tấn có 7 con 4 trai 3 gái

- Thứ bảy: VÕ THỊ QUI  +  LÊ VĂN TƯ ở Ấp Chợ

Gia đình ở Ấp Giữa sanh đông con nhưng chỉ  còn:  

Thứ 3: Lê Văn Đụng   Thứ 4: Lê Thị Mảnh

Con bà năm Võ  Thị Học

- Thứ hai: TÔ THỊ QUYÊN ở tại Bà Giả gả chồng là ông Phan Văn Ky ở Ấp Giữa

- Thứ ba: TÔ THỊ KHUYÊN gả chồng về Tân Thông

- Thứ tư: TÔ VĂN DẦN ở tại nhà cha mẹ ở Bà Giả có vợ con, nhưng trong chiến tranh, chạy tản lạc, nay không có liên lạc.

Con ông Võ Văn Trò

- Thứ hai: VÕ VĂN BỘ  +  NGUYỄN THỊ SĂNG

       1906-1950   Sanh 1908

       Giổ 25/5 âm lịch

Mộ ở khu “nhà mồ”

Lớn lên với nghề ruộng rẫy, biết chử nho, viết chữ việt đẹp, mua bán ngựa  đua, ngựa xe, thường đi Nam Vang mua ngựa chở bằng tàu về Sài Gòn bán, giao thiệp rộng rãi với giới tuyệt phích, gần gủi với anh em con cô là ông 2 Đuông, thời 1940 có khung cửi dệt vải lụa về phụ giúp kinh tế gia đình, bà Săng quê ở xóm Cây Da.

Ông 2 Bộ tham gia UBKC/HC xã, ngày 9/7/1950 bị Pháp khám phá hầm bí mật bắn chết, trong đó có 1 con gái thứ 5 và 1 số người nửa con ông 2 Cai, ngày giổ là 25/5 âm lịch, ông được nhà nước phong tặng là Liệt Sĩ, ông là con bà 1.

Các người con:

Thứ 2: Võ Văn Sổ sanh 1928 vợ Trần Thị Huê ở Bến Lức

Thứ 3: Võ Văn Phức chết 7 tháng tuổi, giổ 17/7 âm lịch

Thứ 4: Võ Văn Sạng chết lúc 7 tuổi, giổ 11/2 âm lịch

Thứ 5: Võ Thị Rạng sanh 1936 chết ở hầm một lượt với cha

Thứ 6: Võ Thi Cấm sanh 1938 chồng Võ Văn Đài

Thứ 7: Võ Ngọc An sanh 1940 vợ  Trần Thị Kim Sơn

Thứ 8: Võ Thị Thọ  chết lúc 9 tuổi, giổ 9/2 âm lịch

Thứ 9: Võ Thị Tiếng sanh 1945 chồng Trần Văn Đắc quê ở Bình Dương

Thứ 10: Võ Thị Chọn chết lúc 3 tuổi, giổ 15/2 âm lịch

Thứ út: Võ Ngọc Bé sanh 1950 vợ Nguyễn Thị Kim Vân người ở Sài Gòn

- Thứ ba: VÕ THỊ BIỀN, con bà 1  +  TRẦN VĂN PHIÊN ở Ấp Chợ

      1910-1997    1903-1991

       Giổ 22/10 âm lịch   Giổ 7/12 âm lịch

Mộ nơi đất nhà Ấp Chợ Tân Phú Trung

Gia đình khá giả, có nhiều ruộng đất, các con là: 

Thứ 2: Trần Thị Tươm (hay Tôm) sanh 1928 có chồng sanh 1 con gái rồi bịnh chết.

Thứ 3: Trần Thị Sộp sanh 1930 chồng Võ Văn Mách ở Ấp Chợ

Thứ 5: Trần Văn Bi sanh 1936 đã mất

Thứ 6: Trần Thị Sên (Xên) sanh 1939 có chồng nhưng ly dị, các con ở với mẹ.

Thứ 8: Trần Văn Mông sanh 1946, học hành ở Sài Gòn, lớn lên làm cảnh sát, có vợ  con hiện đã xuất cảnh.

Không có nhận xét nào: