CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU
1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA
ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA
2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH
ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH
3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
HOÁ MÀ HÌNH THÀNH
MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
HOÁ MÀ HÌNH THÀNH
- NỀN VĂN HOÁ VẬN CHUYỂN NỀN
KINH TẾ QUỐC GIA VÀ THẾ GIỚI
- CÁC NỀN VĂN HOÁ ĐƯỢC LAN TRUYỀN
TỪ CÁC TÔN GIÁO
- TỪ KHI THUYẾT NGUYÊN TỬ RA ĐỜI
CHỨNG MINH ÁNH SÁNG LÀ VẬT CHẤT
TỪ CÁC TÔN GIÁO
- TỪ KHI THUYẾT NGUYÊN TỬ RA ĐỜI
CHỨNG MINH ÁNH SÁNG LÀ VẬT CHẤT
Nhan chuột vô link ở dưới
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XIV
VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN ĐÂN CÁC
CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021.KHU VỰC BỎ
PHIẾU SỐ 151 ,PHƯỜNG 13 Q. TÂN BÌNH
TPHCM . NGÀY 22/05/2016 TRƯỜNG VIỆT ANH
ĐƯỜNG ĐỒNG XOÀI HỂM 23
ANH TUẤN
Nhan chuột vô link ở dưới
LỊCH SỬ VIỆT TRUNG VÀ NHỮNG HẬU QUẢ, HỆ LỤY
(Bài viết đã đăng tháng 5/2014 và được Bộ Ngoại giao đặt biên tập lại để đăng Tạp chí Ngoại giao tháng 12/2015 và Báo điện tử Người đưa tin - Mục Đa chiều)
Vũ Ngọc Phương - Chủ Tịch
Trung ương Hội Khoa học phát triển
nguồn Nhân Lực – Nhân Tài Việt nam.
Mobilfone:0912484879
E – mail:vuphuong152@gmail.com
Sách sử Trung Quốc từ thời cổ đại đến sau này viết nhiều về Việt Nam hơn bất cứ một quốc gia nào trên Thế giới. Trên thế giới, không nước nào hiểu rõ Trung Quốc như Việt Nam, cũng không có nước nào hiểu sai về Việt Nam như Trung Quốc.
Nhìn lại hiện thực lịch sử Việt – Trung qua hàng vạn tài liệu sử và khảo cổ của học giả Trung Quốc, Việt nam,… Việt Thường là quốc hiệu nhà nước cổ đại đầu tiên của Việt Nam đã vượt hàng nghìn cây số đến Trung nguyên để thực hiện sự giao thương hữu nghị với Trung quốc. Sách Thông giám Cương mục của Chu Hi đời Tống, sách Thượng thư Đại truyện, Ngự phê thông giám (quyển I)đều có ghi: ” Năm Mậu Thân đời Đường Nghiên thứ 6 ( Triều đại Trung Hoa cổ đại từ năm 2,353 Tr.CN đến 2,258 Tr.CN),Nam di là Việt Thường qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa nghìn tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ khoa đẩu chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”.
Có không ít các học giả Trung Quốc và Việt nam cho rằng người Việt là một biệt chủng của người Hoa Hạ (Hán), rằng văn hóa, phong tục, tín ngưỡng tôn giáo Việt chủ yếu là của Trung quốc truyền sang. Sự khai hóa của Trung Quốc với Man di Việt không những được sử sách Trung Quốc ghi chép mà còn được chính sử Việt nam như Đại Việt sử ký Toàn thư, Việt Nam sử lược,… gần đây nhất, một số sử giaViệt Nam cuối thế kỷ XX cũng cho rằng “ Thời đại Hai Bà Trưng ( Năm 39 – 43 sau Công Nguyên), người Việt không có họ, họ do người Trung Quốc mang sang”.
Ngày nay trong một thế giới thông tin và hội nhập đã công bố một sự thật hoàn toàn trái ngược với các ghi chép nô dịch trên. Có hàng nghìn, hàng vạn các tư liệu lịch sử về thư tịch và khảo cổ đã được thế giới công bố chứng minh rằng nền Văn minh Lạc Việt là một trong các nền văn minh tối cổ, phát triển rực rỡ, sớm hơn nền văn minh Hoa Hạ - sau này gọi là Hán. Lãnh thổ quốc gia Việt (Bách Việt trong đó tộc chính là Lạc Việt) rất rộng lớn, buổi đầu vua Việt là Kinh Dương Vương, vậy nên sau này vùng đất của người Việt từ hồ Động Đình và toàn bộ cương vực Bách Việt ở phía nam sông Trường Giang (nay là toàn bộ các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc kiến,Quảng Đông, Quảng Tây và một phần tỉnh Vân Nam) Dương tử) Trung Quốc ngày nay đến phía Nam tới đồng bằng sông Hồng, sông Mã xuống tận nam Trung bộ Việt Nam. Phần lãnh thổ phía Bắc Bách Việt được các sử gia Trung quốc gọi là đất Kinh Dương, tính theo niên biểu lịch sử cách ngày nay 4,879 năm (Thư tịch cổ viết nhiều về nhà nước Việt Thường của người Lạc Việt là vào khoảng năm 2879 Tr.CN. Sử sách còn ghi rõ:"Vua của Việt Thường gọi là Lạc Vương”. Sang cuối thế kỷ thứ II sau Công Nguyên vùng đất miền Trung và Nam Việt Nam bị xâm chiếm bởi tộc người Malayo-Polynesian di cư đến từ Borneo, thường gọi là người Chăm. Năm 192 sau Công Nguyên (thời đại văn hóa Sa Huỳnh) lập nên các quốc gia Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam) ở vùng từ Quảng Bình ngày nay trở vào đến đồng bằng Nam Bộ và cả nước Kmer bây giờ. Vì lẽ đó, sau khi Ngô Quyền khởi nghĩa giành độc lập, xưng vương vào năm 939 sau CN thì Việt Nam chính thức chuyển sang thời kỳ phong kiến tự chủ, thì các triều đại Đại Việt đều đem quân đánh vào phía Nam để lấy lại đất cũ Việt Thường bị người Chăm chiếm.Cuối cùng vào 1832 thế kỷ XIX, đã kết thúc toàn bộ nhà nước Champa. Dân tộc Champa đã sống hòa hợp trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Sách Luận thành của Vương Sung viết:” Quận Nhật Nam ở cách đất Lạc Dương gần 10,000. dặm” Lý Thuyên ghi:” Từ Phủ An Nam đến Trường An cách 7,250. dặm”.
Lãnh thổ của người Việt xưa được ngăn đôi nam bắc với lãnh thổ của người Hoa Hạ (Hán) bằng dẫy Ngũ lĩnh, phía nam dãy núi Nam Lĩnh gọi là Lĩnh Nam.Từ cổ xưa, núi cao nhất trong Ngũ Lĩnh được đặt tên là Việt Thành lĩnh (có đỉnh Miêu Nhi Sơn (猫儿山) cao 2.142 m) có nghĩa là núi cao như tòa thành của Việt Thường ngăn cách với phương Bắc. Trên núi Đại Minh ngày nay vẫn còn đôi câu đối cổ khắc sâu vào vách đá: “ Thiên đài đại đại phân Nam, Bắc / Lĩnh địa niên niên giữ Việt thường”. Nghĩa là: ” Thiên đài đời đời phân chia Nam, Bắc/ Đất cũ ngàn năm của Việt Thường”. Văn học dân gian Việt Nam có câu ca dao cổ còn truyền tụng :” Tháng Năm ngày Tết Đoan Dương, là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”. Tất cả di tích của người Việt cổ cùng nhiều đền thờ các Nữ Tướng Hai Bà Trưng nay vẫn còn ở vùng hồ Động Đình, núi Tam Sơn, núi Ngũ Lĩnh, sông Tương, Thiên Đài, Tương Đài, cánh đồng Tương,…ở phía Nam sông Trường Giang. Thời Nhà Đường (từ năm 618 đến năm 907 sau CN), Tiến sĩ đời Đường là Chu Minh Văn viết sách Thiên đài di sự lục vào niên hiệu Trinh Quán (Niên hiệu của vua Đường Thái Tôn Lý Thế Dân. Năm Đinh Hợi – 627 sau CN là năm Trinh quán thứ 1 đến năm Kỷ Dậu - 649 sau CN) có ghi rõ:“ Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài có từ thời vua Đế Minh, vua Kinh Dương. Đến thời Đông Hán, một tướng của vua Bà ( Hai Bà Trưng) tên Hiển Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi quân tới Quế-dương, Ngài cùng với nghìn quân lên Thiên đài lễ, nghe người giữ Đền kể sự tích xưa của Quốc Tổ Kinh Dương Vương và Quốc mẫu Thiên Hoàng Liễu Nghi (Thánh Mẫu Việt). Ngài đã cùng quân sĩ quyết tử để giữ đất Việt, giết chết mấy vạn quân của Phó Tướng Lưu Long. Về sau đến đời Nhà Đường để xóa vết tích Việt Thường, các quan khi được sai sang đô hộ Lĩnh Nam là đất cũ của người Việt mới cho xây chùa tại đây “. Bên ngoài miếu thờ Đào Hiển Hiệu tướng của Hai Bà Trưng cùng một nghìn quân sỹ đã quyết tử tại ải hiểm yếu độc đạo tại Bắc núi Nam Lĩnh để ghìm chân đại quân Mã Viện do Lưu Long làm Phó tướng, vẫn còn đôi câu đối khắc trên đá: “Nhất kiếm Nam hồ kinh Vũ-đế/Thiên đao Bắc lĩnh trấn Lưu Long”.Nghĩa là : “Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Động-đình làm kinh sợ vua Vũ đế (Ý nhắc đến sự kiện nữ tướng Phật Nguyệt của Hai Bà Trưng đón đánh Mã Viện ở phía Nam hồ Động-đình. Vũ đế là Hán Quang Vũ nhà Đông Hán)/ Một nghìn tay đao Bắc Lĩnh giữ Lưu Long”.
Người Lạc Việt đã phát minh ra chữ Việt cổ gọi là chữ Khoa đẩu, ngày nay còn lưu giữ trên di tích khảo cổ các mảnh gốm văn hóa Hòa Bình, trên rìu đá Bắc Sơn, trên bãi đá Sapa, trên trống đồng Lũng Cú,… có niên đại xa nhất là cách đây hơn 12,000 năm. Học giả Trung Quốc Lí Nhĩ Chân (117.6.129) Date: January 03, 2012 08:17PM đã viết:” Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa. Lịch sử hình thành dân cư Trung Quốc mới phát hiện, thì thời gian này trên địa bàn Trung Quốc chỉ có người Việt sinh sống, người Hoa Hạ chưa ra đời, chứng tỏ rằng đó là chữ của người Lạc Việt từ bãi đá Sapa đi. Nhà Thương là một dòng dõi Việt sống ở nam Hoàng Hà nên cùng sở hữu chữ viết tượng hình này. Sau này trên cơ sở Giáp cốt và Kim văn, cộng đồng người Việt và Hoa trong Vương triều Chu chung tay xây dựng chữ tượng hình Trung Hoa" ( Trích nguyên văn Báo cáo nghiên cứu Khảo cổ học Trung Quốc ngày 20/2/2012).
Cùng với chữ viết, triết học Việt cổ thể hiện trong Đạo Thánh Mẫu Việt với Giáo lý hoàn thiện Đạo đức Gia đình làm gốc của xã hội có tục thờ ba bát hương Thần linh, Gia tiên đã được phát hiện trong tro than của 3 hố đất tại di chỉ Phùng Nguyên và Đồng Đậu 3,000 năm đến 2,500. Tr.CN. Tháng 10 năm 2011, phát hiện di chỉ đàn cúng tế, hình vẽ khắc của người Lạc Việt ở Cảm Tang, thị trấn Mã Đầu, huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây. Hội nghiên cứu Văn hóa Lạc Việt phát hiện mấy chục khối mảnh rìu có vai ( Học giả Trung quốc gọi Rìu đá có vai của Lạc Việt là xẻng) có khắc hàng nghìn chữ Việt cổ. Bộ môn khảo cổ uy tín của Nhà nước Trung Quốc giám định niên đại chữ viết trên đá của người Lạc Việt là 4000 - 6000 năm Tr. CN. Kết quả này xác nhận chữ viết của người Lạc Việt cổ phát hiện ở trong di chỉ Cảm Tang có sớm hơn chữ Giáp cốt của nhà Thương ở Trung Nguyên đến hơn 1,000 năm.
Kinh tế Việt thời cổ đại đã phát triển rất cao từ bên trong, hoàn toàn không có bất cứ sự ảnh hưởng nào từ Trung Quốc.Các nhà khoa học thế giới công nhận Việt Nam là nơi phát sinh, phát triển kỹ thuật trồng lúa nước, lúa cạn từ thời kỳ Văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn có niên đại hơn từ 10,000.năm đến 8,000.năm Tr.CN. Oppenheimer Tiến sỹ Đại học Oxford Anh quốc khi nghiên cứu hệ thống các chứng cứ khảo cổ học của nền Văn minh Đông Nam Á đã đề ra thuyết Văn minh Đông Nam Á là cội nguồn của văn minh phương Tây.Về di tích lúa gạo do canh tác, các khảo cổ phân tích qua sự tăng phytolith của lúa (phần thực vật hoá thạch, tồn tại nhờ giàu chất silicat) lắng trong những lớp trầm tích theo thời gian. Các nhà khoa học nghiên cứu về phytoliths - thạch thể lúa đã xác nhận trồng lúa nước phát sinh đầu tiên ở Việt Nam, qua việc thuần hóa giống lúa hoang Oryza falua Koenig, hiện vẫn còn thấy ở một số vùng Việt Nam, rồi từ đó giống lúa Việt này được truyền bá tới các khu vực khác trên thế giới ( M.O Cosven TL49, T.Rosevich T.L 13, Sasato T.L 148).Nhiều thư tịch cổ cũng ghi chép về trồng lúa nước ở Việt Nam từ xa xưa như các sách Di vật chí của Dương Phù thời Đông Hán, Thuỷ Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên, thời Bắc Nguỵ, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, … sách Dị vật chí của Dương Phù thế kỷ I Tr.CN, sách Thủy Kinh chú cũng viết rằng:” Lúa ở Giao chỉ chín hai mùa vậy, nơi gọi là bạch điền thì trồng lúa trắng, tháng bẩy làm thì tháng mười chín. Nơi gọi là xích điền thì trồng lúa đỏ, tháng chạp làm thì tháng tư chín”. Sách Quảng chí của Quách Nghĩa viết thế kỷ thứ III sau CN kể hơn 10 giống lúa đặc sắc của người Việt Giao chỉ thời kỳ này. Sách Thái Bình hoàn vũ, sách Đông quan Hán ký viết năm 124 sau CN:” Ở Cửu Chân, sinh 156 gốc lúa được 768 bông thóc”. Như vậy năng suất sinh sản của lúa Việt cách đây 1,889 năm đã có năng suất rất cao. Di tích thóc, gạo tìm thấy ở làng Vạc gồm 2 nồi gốm gốm và trong thạp đồng. chứng tỏ sự phát triển của nông nghiệp lúa nước từ thời tiền sử của người Việt. Các nhà khảo cổ tìm thấy trong lớp đất bên dưới khu khảo cổ thuộc Văn hóa Hòa Bình những hạt thóc hóa thạch có niên đại khoảng 9,260-7,620 năm Tr.CN.
Bằng cách áp đặt giáo hóa văn minh của chính sách Hán hóa trong đó Trung Quốc phát minh ra vải, tơ, lụa. Nay sự thật về lịch sử và khảo cổ đã chứng minh rõ là vải, sợi, tơ lụa đầu tiên do chính người Việt phát minh ra. Nhiều sử liệu Trung Quốc được công bố như Ngô Lục chí thế kỷ IV sau CN viết:” Huyện Định An, quận Giao chỉ có cây bông cao hơn một trượng, quả như chén rượu, miệng có tơ như tơ tằm, dệt thành vải được”. Sách Dị vật chí cũng viết rằng: “ cây bông ở Quảng Châu, Nhật Nam, Giao chỉ,… đều có cả”. Đối với Trung Quốc, cây bông đến thời kỳ này vẫn là một vật lạ. Sử sách Trung Quốc cho thấy đến đời nhà Tống (960 ~ 1279 sau CN) vẫn chưa dùng vải bông, chỉ dùng vải đay, gai, lụa và da thú. Theo chính tài liệu của các Học giả Trung Quốc thì bông là truyền từ Việt Nam vào Trung Quốc khoảng gần 2000 năm trước đây. Nhiều sách cổ cho biết bông là đặc sản cảu Châu Ái và Châu Hoan ( Thanh Hóa, Nghệ An ngày nay). Sách Sử ký ghi: “ Vải thạp là bạch diệp. Xét bạch diệp là từ bông dệt ra. Sản vật đó Trung Quốc không có”. Sách Nông thư đời nhà Nguyên cũng nói xưa Trung quốc không biết trồng bông, bông là sản vật quý của người Việt đưa vào. Sách Hán thư và Thái Bình hoàn vũ ký ghi: “ Người Việt đã dùng tơ dệt nhiều loại sản phẩm đặc sắc: lụa, sa, the,….”. Một loại vải đặc sắc khác của Việt Nam là vải sợi chuối. Sách Văn hiến thông khảo, Nguyên Hóa quận huyện chí, Quảng chí đều có viết: :” Thân chuối xé ra như tơ dệt thành vải gọi là Tiêu cát. Vải ấy dễ rách, mầu vàng nhạt sản xuất ở Giao Chỉ”. Sách Nam Phương dị vật chí, An Nam chí nguyên dẫn rằng:” Đem thân chuối nấu lên lấy tơ dùng để dệt,.. Phụ nữ lấy tơ chuối dệt ra loại vải Giao chỉ cát như the lượt, có hai loại là Hỉ và Khích”. Ngay các thư tịch cổ Trung Quốc cũng ghi nhận những thanh bảo kiếm nổi tiếng thời cổ đại như Can Tương, Mạc gia, Ngư Trường,… những thợ rèn bảo kiếm tài giỏi như Âu Giã Tử, người phụ nữ đẹp như Tây Thi, các mưu thần như Phạm Lãi, Văn Chủng, vua như Việt Vương Câu Tiễn đều là người Việt. Chính giới học giả Trung Quốc và thế giới trên cơ sở nghiên cứu hiện vật khảo cổ đã đưa ra giả thuyết Kinh Dịch là của người Việt cổ. Năm 1971 thế kỷ XX, tại Mã Vương Đôi, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, miền Nam Trung quốc vốn là đất cũ của người Việt đã phát hiện mộ táng đời Tây Hán ( Triều đại từ năm 206 Tr.CN đến năm 25 Tr.CN). Văn vật khai quật được trong mộ Đời Hán Mã Vương Đôi hết sức phong phú. Mộ này đã khai quật ra hơn 1400 kiện vải, tơ, lụa, sách lụa và thẻ tre khai quật trong mộ được viết về thiên văn, thuốc, … Sách tre, lụa có số lượng lớn, nội dung quan trọng tác động lớn đã thay đổi nhiều quan niệm về học thuật. Trong số sách này có cuốn Kinh Dịch. Xét về bằng chứng khảo cổ học, thời kỳ đó tơ lụa người Trung Quốc chưa làm ra, chủ yếu do người Lạc Việt sản xuất ở Giao Chỉ.
Thời đại kim khí cũng xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, hàng nghìn hiện vật đồng rất phong phú của Văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Đông Sơn từ 3,500 năm Tr.CN đến 150 năm Tr.CN từ các đồ dùng sinh hoạt, đồ trang sức, nhạc khí như chuông nhạc, lục lạc, khèn, trống đồng. Công cụ sản xuất thủ công có các loại đục đục bẹt, đục vũm, đục một, nạo, dùi, giũa, dao, dao khắc, rìu, kim, dây... Công cụ sản xuất nông nghiệp Đông Sơn có các loại như thuổng, rìu, cuốc, mai, liềm hái, hiện vật khảo cổ 200 lưỡi cầy Việt bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, (khác lưỡi cầy Trung quốc), Đã phát hiện nhiều loại hình công cụ, vũ khí bằng đồng, bằng sắt rất phong phú như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, lưỡi rìu, v.v. Mỗi loại hình công cụ sản xuất cũng có hàng chục các kiểu dáng khác nhau.
Vũ khí của người Việt cổ được phát hiện có các loại vũ khí dao, kiếm, mũi giáo, lưỡi qua mà trước đây cho rằng là vũ khí cổ của Trung quốc thì hiện vật khảo cổ tại Việt Nam cho thấy lưỡi qua đồng Việt có trước Trung quốc, mũ trụ đồng, áo giáp đồng, lẫy nỏ đồng, mũi tên đồng. Đặc biệt là trống đồng, với số lượng 140 trống đồng Đông Sơn được coi là tinh sảo nhất, kích thước lớn nhất tìm thấy trong các di chỉ tại miền Bắc Việt Nam chiếm tỷ lệ tới 60% số lượng trống đồng thời kỳ này đã được phát hiện ở khu vực Đông Nam Á. Trong một số di tích như Tiên Hội, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang đã phát hiện các di vật bằng sắt. Đối chiếu khảo cổ học cho thấy thời đại kim khí đồ đồng, đồ sắt ở Việt Nam có niên đại còn sớm so các nền văn minh cổ đại Ai cập, Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã, … cổ đại. Kỹ thuật đúc kim loại của người Lạc Việt thời kỳ này đã đạt trình độ rất cao khi đúc trống đồng Ngọc Lũ liền khối, dầy chỉ vài milimets , mặt và tang trống chi chít hoa văn chìm nổi, sau khi đúc xong không phải gia công nguội,… thì đến nay với kỹ thuật luyện kim hiện đại vẫn khó đúc được như vậy. Cũng tại các di chỉ khảo cổ học phát hiện ở miền Bắc Việt Nam đã phát hiện các xưởng đúc, khuôn đúc kim loại bằng đá, sa thạch tìm thấy ở Đồng Đậu, Cam Thượng, đất sét làm khuôn được phát hiện ở nhiều địa điểm trong các tỉnh Cao Lạng, Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nội, Bình Trị Thiên... có những khuôn đúc đồng thời đúc được nhiều dụng cụ một lúc. Các khuôn đúc đồng bằng đá được tìm thấy là loại khuôn có hai mảnh giáp lại của khuôn được gia công nhẵn, phẳng kín tới mức giáp chặt 2 mảnh khuôn ngâm nước không có nước thấm vào mặt trong khuôn đúc. Hội nghị Quốc tế về Lịch sử và Khảo cổ học họp ở Berkelay năm 1978 được xuất bản toàn văn năm 1980 cho thấy đồ đồng Đông Sơn và đồ đồng Tràng Kênh, Hải phòng tại Việt Nam có niên đại xưa nhất, hơn cả các đồ đồng cổ của Trung Hoa. Đồ đồng Đông Sơn có kỹ thuật cao nhất về hợp kim, nghệ thuật tạo hình hoa văn rất tinh sảo mà các đồ đồng khai quật được của nhiều nền văn hóa trên thế giới cùng thời kỳ không thể đạt đến trình độ như vậy.
Cần thấy rằng khoa học Thế giới đều xác nhận quy luật phát triển xã hội cổ đại có Nhà nước khi kinh tế nguyên thủy chuyển sang thời đại kim khí – Như vậy Nhà nước Việt cổ đã hình thành rất sớm trước cả Trung Hoa, trước cả các nền Văn minh Lưỡng Hà, Ai cập, La Mã. Chính Văn minh Lạc Việt cổ đại rất sớm và rực rỡ là nguyên nhân sâu xa nhất sau Công Nguyên, Lạc Việt bị người Hán thống trị hàng nghìn năm nhưng không thể đồng hóa được người Việt.
Xét về các điều kiện tương quan kinh tế, xã hội lúc đó thì Việt Nam là một Cường Quốc khu vực. Với sức mạnh Lạc Việt lúc đó, các thư tịch cổ Trung Quốc ghi nhận trong cuộc kháng chiến đầu tiên chống xâm lược của Phương Bắc từ năm 218 Tr.CN đến 209 Tr.CN, người Lạc Việt do các Đại tướng Vũ Công Bách và Vũ Công Điền (Sau này được thờ là Cao Minh Đại Vương và Cao Sơn Đại Vương ngang Tản Viên Sơn Thánh, di tích hiện được Nhà nước công nhận Đình Làng Đông Mật tại xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tại hồ sơ di tích Đình làng Đông Mật được dựng từ thời nước Văn Lang - Âu Lạc) đã đánh bại Đại quân Tần 50 vạn người và giết được được Thống tướng Hiệu úy Đồ thư khiến quân Tần đại bại. Mười phần ra đi khi trở về còn 2, 3 phần. Thời An Dương Vương có Đại tướng Cao Lỗ còn gọi là Cao Lỗ Vương, lại có tên là Cao Thông, sinh tại thôn Sỹ Lộ, trang Đại Than, tổng Vạn Tỵ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Thành, bộ Vũ Ninh (Bắc Ninh). Cao Lỗ thống lĩnh quân Lạc Việt của nhà nước Âu Lạc, nhiều lần đánh bại quân xâm lược do Triệu Đà người Hán xưng là Nam Việt Vương, đóng đô ở Phiên Ngung, hạ lưu sông Tây Giang, Trung quốc xâm chiếm Âu Lạc. Cao Lỗ lập nhiều công trạng được phong tước Hầu. An Dương Vương giao cho Ngài xây thành ốc Cổ Loa (ở Đông Anh, Hà Nội ngày nay) và chế tạo ra nỏ liên châu được gọi là Linh Quang Thần nỏ, một kỳ công về kỹ thuật quân sự thời cổ, các di tích khảo cổ học Cổ Loa đã xác nhận sự thật lịch sử này. Sách Tục Bác vật chí có ghi:” An Dương Vương có Cao Thông chế nỏ mỗi lần bắn giết được 200 người”. Sau vì sự đố kỵ, ly gián, Cao Lỗ bị xử án oan phải đầy đến Lạng Sơn. Phẫn uất Cao Lỗ đã tự vẫn rồi hiển Thánh ở Ninh Giang là Thượng đẳng Phúc Thánh Đức Vương Quan đệ Ngũ (Quan Lớn Tuần Tranh) trong Đạo Thánh Mẫu. Đền thờ Đức Vương Quan đệ Ngũ Cao Lỗ cũng được nhân dân thờ phụng trên khắp nước Việt Nam.
Về người Lạc Việt, trong hơn một trăm năm qua, khoa học về Nhân chủng và Cổ sinh học đã có rất nhiều các Luận thuyết khác nhau.Trên cơ sở các di chỉ linh trưởng người hóa thạch (hoá thạch Lucy) được phát hiện năm 1974 ở Etiopi, Đông Phi với niên đại 3,2 triệu năm đã có Thuyết Trung tâm cho rằng con người xuất phát từ đây với mtDNA của một người đàn ông và 3 người đàn bà, từ đó tỏa đi khắp thế giới và là Thủy tổ người hiện nay trên Thế giới. Ngày 3/7/2009, Tiến Sỹ Chris Beard, một nhà Nhân chủng học tại Viện Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Carnegie tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) và các thành viên trong Đoan khảo cổ đã tìm được các hoá thạch cho biết: “Những mảnh hoá thạch gồm xương hàm và răng 3,8 triệu năm tuổi tìm thấy gần Bagan, miền Trung Myanmar vào năm 2005, thể hiện những nét đặc trưng của loài linh trưởng bao gồm những loài khỉ cổ xưa và con người hiện đại, có thể chứng minh rằng tố tiên chung của loài người, khỉ và vượn người đều tiến hoá từ loài linh trưởng ở Châu Á chứ không phải Châu Phi. Các phát hiện này được công bố trên Tạp chí Proceedings of The Royal Society B tại London đã kết luận rằng các hoá thạch ấy là di vật của 10 đến 15 cá thể của một loài linh trưởng có tên khoa học là Ganlea megacanin, một loài mới linh trưởng dạng người ở châu Á đã tuyệt chủng thuộc họ là Amphipithecidae. Tuổi hoá thạch là dẫn chứng thuyết phục bác bỏ những giả thuyết trước đây cho rằng loài người tiến hoá từ châu Phi.
Tại khu vực Châu Á, kết quả nghiên cứu lâu dài của các Nhà khoa học Thế giới cho thấy có hai đại chủng Mongoloid và Australoid là nguồn gốc của toàn bộ người Châu Á và một phần Châu Mỹ, Châu Âu ngày nay. Khảo sát 76 sọ cổ tìm thấy ở Việt Nam, từ sọ Sơn Vi có niên đại 32.000 năm Tr.CN đến các sọ Đông Sơn 2000 năm Tr.CN chủ yếu là chủng Mongoloid phương Nam là người Việt cổ. Khảo cổ đã phát hiện bộ xương Mongoloid 68.000 năm tuổi tại Liujiang, Quảng Tây, chứng minh cho giả thuyết người Mongoloid từ Đông Dương đi lên Tây Bắc Trung Hoa. Trong đó, Đại chủng Mongoloid phương Nam hòa huyết với Australoid sinh ra 4 chủng Việt cổ: Indonesian, Melanesian, Vedoid và Negritoid. Tuyệt đại bộ phận người Hán hôm nay thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Nhà Nhân Chủng học S. Ballinger phát hiện khoảng 50.000 năm trước Người Việt cổ đã từ vùng Nam sông Dương Tử và Bắc Bộ Việt Nam di cư sang châu Úc, New Guinea, các đảo ngoài khơi Đông Nam Á, sang Miến Điện, Ấn Độ, sau đó lên Trung Quốc. Các nghiên cứu ty thể mtDNA di cốt tại các vùng này cho thấy là người Việt cổ. Sống thời gian dài ở Việt Nam và Trung Hoa, trong những điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, từ bốn chủng Việt cổ phân ly thành những nhóm địa phương khác nhau, được lịch sử gọi là Bách Việt. Người Bách Việt từ Trung Hoa di cư tới Triều Tiên, Nhật Bản, rồi lên Siberia, vượt eo Bering sang châu Mỹ. Đến nay, nhiều nghiên cứu của giới khoa học Thế giới đã đưa ra thuyết Người Việt cổ là một trong những Đại chủng lớn góp phần hình thành nên loài người hiện nay.
Cũng chính từ truyền thống văn minh, hệ thống triết học tín ngưỡng thờ phụng Gia tiên lâu đời, lấy gia đình làm căn bản của xã hội mà trải hơn 2,000 năm Việt Nam thường xuyên bị các triều đại phương Bắc đánh chiếm, đô hộ bằng chính sách Hán hóa rất hà khắc, tàn bạo như hoạn thiến đàn ông, bắt giết trẻ con con trai Việt, cấm không được thờ Đạo Thánh Mẫu, đốt sách, phá hủy văn bia, chùa, đền, đình, miếu,… bắt ăn mặc, giáo dục, phong tục theo cách người Hán. Tiêu biểu có thể dẫn nội dung các chiếu dụ của vua Nhà Minh thời Vĩnh Lạc từ năm thứ 4 đến năm thứ 5 chép trong Việt Kiệu thư, nhiều lần nhắc đến việc đốt sách của người Việt. Ngày 21 tháng 5 năm Vĩnh Lạc thứ 5, lệnh cho bọn Trương Phụ: "Ta nhiều lần dụ cho các ngươi phàm tất cả sách vở, ván khắc chữ của An Nam, kể cả mảnh giấy con chữ của trẻ con làng quê dùng để mới học chữ và những tấm bia xứ ấy dựng lên, hễ thấy là hủy ngay, chớ bỏ sót. Các ngươi nay phải làm theo sắc chỉ trước đây, lệnh cho quân lính hễ gặp một mảnh văn tự của xứ ấy thì phải đốt ngay, không được giữ lại".
Người Việt không những không bị đồng hóa vẫn giữ gìn, phát huy truyền thống Văn hóa Việt, tinh thần Việt, đồng thời còn tiến hành hàng nghìn, hàng vạn cuộc khởi nghĩa chống nô dịch thống trị của các quan lại, vương triều Hán để giành độc lập dân tộc Việt. Mặt khác phải thấy rằng, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn là còn có sự thật đóng góp đáng kể của văn minh Lạc Việt suốt mấy nghìn năm. Đã có rất nhiều thợ giỏi, thầy giỏi đủ mọi ngành nghề đã phải cống nạp cho các vương triều Trung Hoa đã được sử sách ghi rõ. Nhận xét về hậu quả của chính sách Hán hóa và nô dịch của thực dân Pháp, nhân kỷ niệm 40 năm Hòa đàm Paris 1973 – 2013, ông Nguyễn Mạnh Cầm, 85 tuổi, nguyên Bộ Trưởng Ngoại giao 1991 – 2000, nguyên Phó Thủ Tướng Chính Phủ thời kỳ 1997 – 2002 đã trả lời phỏng vấn, ông nói:“ Tâm thức nô dịch và bá quyền, chinh phục và triều cống vẫn lấn lướt,… Đấy chính là khởi nguồn đã gây ra bao nghịch lý cho dân tộc Việt trong lịch sử, nay nếu ta không biết chế ngự nó, tương lai có nhiều điều khó dự đoán”.
Phân tích trên để thấy rằng, trong suốt lịch sử quan hệ Việt – Trung, Văn minh Việt phát triển tự bên trong không do Trung Quốc khai hóa. Chưa khi nào Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc tất cả vào Trung Quốc, vì vậy cũng không cần bàn đến việc “Thoát Trung” hay “ Thuộc Trung”. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, với tinh thần tự chủ, kiên cường, quật khởi và sáng tạo của một trong những dân tộc phát triển văn minh sớm của Nhân loại, Dân tộc Việt Nam sẽ tìm thấy cách làm mới để tiếp tục phát triển, giữ vững độc lập, tự chủ như đã từng có trong lịch sử. Trên thế giới, tại Trung quốc và Việt Nam, từ trước đến nay đều có không ít người có tư tưởng Dân tộc cực đoan. Vừa qua, ông Giáp văn Dương và cộng sự có bài” Thoát Trung luận” đã thể hiện một trình độ kiến thức hẹp hòi về truyền thống lịch sử Dân tộc Việt Nam, họ quá khích tới độ kêu gọi:” Phải thực hiện cách mạng Văn hóa, đập nát chùa miếu,… xây dựng con người mới Tư bản toàn cầu”, nghĩa là đòi đập bỏ chính ông cha của mình! Nhưng tư tưởng cực đoan cuồng loạn đó không có chỗ đứng trong văn hóa Việt.
Về vấn đề Biển Đông mà Trung quốc gọi là biển Nam Hải là vùng đặc quyền kinh tế với đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc từ hàng nghìn năm qua. Việt Nam đã viện dẫn nhiều tài liệu để chứng minh là toàn bộ vùng biển Đông chưa từng là lãnh hải của Trung Quốc ngay từ lịch sử xa xưa. Có hàng nghìn thư tịch cổ của chính Trung Quốc cũng đã xác nhận vùng biển Đông chưa bao giờ là của Trung Quốc. Vì giới hạn của bài viết, chỉ xin dẫn chứng một phần các tài liệu như sau để tiện tra cứu tranh biện: Những sử liệu của Trung Quốc ghi chép chuyên về Việt Nam rất nhiều. Nội dung là gi trong lịch sử, thực lục, địa chí, loại thư cũng có rất nhiều sử liệu liên quan đến Việt Nam. Chính các tư liệu sử sách hiện lưu trữ tại các thư viện lớn của Trung Quốc cũng như hàng trăm nghìn trang nội dung các sử liệu này công bố trên thế giới thì biển Đông, các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa chưa từng là lãnh thổ của Trung Quốc. Nếu nói rằng lịch sử “ XA XƯA” nghìn năm các đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc nhưng không có bất cứ một cơ sở giá trị nào của Lịch sử, thì ngược lại Trung Quốc phải trao trả lại Việt Nam hơn một nửa diện tích nước Trung quốc hiện nay từ phía nam sông Trường Giang đã bị đội quân Tần do Hiệu úy Đồ Thư đánh chiếm năm 218 Tr.CN và Mã Viện nhà Đông Hán chiếm lại năm 54 sau CN từ nước Đại Việt của Trưng Nữ Vương.
Các Vương triều Trung Quốc đã trải qua vô vàn thất bại trước Dân tộc Việt trong suốt hơn 2,000 năm, nhưng các thế hệ nối tiếp cầm quyền thống trị phương Bắc vẫn không hề từ bỏ hoang tưởng sẽ đánh chiếm được Việt Nam để tiến xuống chiếm toàn bộ vùng Đông Nam Á. Đó là một hiện tượng không hiểu đúng bản chất Dân tộc Việt Nam kỳ quái nhất trong toàn bộ lịch sử Nhân loại. Cần thấy rằng trong hơn 2,000 năm trước đây, Việt Nam hoàn toàn đơn độc chống Trung quốc hùng mạnh mà kết cục người Việt đều toàn thắng. Ngày nay, trong thế giới hội nhập, tình hình tương quan Việt – Trung đã hoàn toàn khác trước. Nhận định về Trung Quốc ngày nay, gần đây, nhiều nhà phân tích Quốc tế chuyên sâu về chính trị kinh tế Trung quốc đã đưa ra nghi vấn về sự thật Trung quốc có phải nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không? Nếu theo một số các tài liệu điều tra thì các số liệu có nhiều sai lệch. Viện kiểm toán quốc gia Trung Quốc công bố báo cáo tổng nợ công của Trung Quốc đã tăng 400 % trong bốn năm qua: Tỷ lệ nợ công so với GDP của nền kinh tế Trung quốc đang từ 17 % nhảy vọt lên thành 58 %. tăng 400 % trong vỏn vẹn 4 năm. Kịch bản Trung Quốc vỡ nợ chỉ còn là vấn đề thời gian. Hậu quả sẽ tai hại hơn so với khủng hoảng ở Mỹ năm 2008-2009. Nợ của Nhà nước lẫn tư nhân, thì tỷ lệ này tăng từ 131 % năm 2008 lên thành 215 % vào năm 2013.Theo Reuters, con số nợ công mới nhất của Trung Quốc đưa ra ngày 30/12 gần 5.000 tỉ USD, chiếm 58% GDP là 8,5 ngàn tỉ USD. Trong số này, các nợ công của chính quyền địa phương là 2,95 ngàn tỉ USD tính đến cuối tháng 6/2013.Dự trữ ngoại tệ Trung quốc tháng 12/2013 là 3,820 tỷ USD đứng đầu thế giới, nhưng số dự trữ này là của các nhà đầu tư đưa vào Trung quốc đổi ra Nhân dân tệ, vì vậy không thể dùng để kinh doanh tái đầu tư. Ngày 12/5/2014,Thủ tướng Trung quốc Lý Khắc Cường cho biết dự trữ ngoại hối Trung quốc là vấn đề nan giải gây lạm phát dài hạn. Trong nước, sự phân hóa bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng kinh tế duyên hải phía Đông với sự nghèo nàn lạc hậu phía Tây đã tăng gấp 3,3 lần. Do tình trạng bất bình đẳng và tham nhũng nặng nề, theo số liệu thống kê hàng năm ở Trung quốc sẩy ra 70,000 vụ bạo loạn.
Về sức mạnh quốc phòng, các tổ chức nghiên cứu Quốc phòng thế giới về Quốc phòng Trung quốc xếp lực lượng quân đội Trung quốc đứng thứ 3 thế giới với 2,285,000. binh sỹ, 8500 xe tăng, 61 tầu ngầm, 54 tầu chiến và 4,000. máy bay chiến đầu. Ngân sách quốc phòng hàng năm khoảng hơn 150 tỷ USD. Tuy nhiên, đánh giá về thực lực cũng có nhiều nghi ngờ:
1/ Một là tác động tiêu cực của chính sách một con gây ra tâm lý nuông chiều, sợ chết trong chiến tranh, sự điều chỉnh chính sách 2 con thì tác động đến Kinh tế - Xã hội Trung quốc còn phải chờ nhanh nhất là 25 năm tới.
2/ Hai là các vũ khí của Trung quốc có số lượng lớn nhưng chưa từng được thử thách qua chiến tranh hiện đại, ngay một số thiết bị cơ khí kỹ thuật công nghệ cao không thể tự sản xuất được như động cơ tên lửa, máy bay phản lực chiến đấu vẫn phải mua của Nga, động cơ tầu ngầm của Na Uy.
3/ Ba là không có hệ thống phòng vệ chống tên lửa.
Nhận xét về về sức mạnh quân sự của Việt nam, mạng quân sự SINA Trung Quốc đánh giá là:” Việt Nam có đội quân mạnh nhất khu vực”. Một sức mạnh lớn, tiềm ẩn là lực lượng dự bị động viên có tới 41 triệu người cùng với chiến lược chiến tranh Nhân dân. Không một đội quân xâm lược nào, dù mạnh đến đâu có thể đương đầu lâu dài với cả một Dân tộc như Dân tộc Việt Nam. Nếu sẩy ra xung đột, xét về mức độ, Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng hơn Việt Nam vì cách tiến hành chiến tranh phòng vệ của Việt Nam. Xét về nhiều nguyên nhân sâu sắc, cả Trung Quốc và Việt Nam đều tránh xung đột trong bối cảnh thế giới hội nhập như ngày nay. Tuy nhiên, cũng không loại trừ những tính toán sai lầm chủ yếu từ phía Trung quốc. Sự việc hạ đặt giàn khoan HD 981 của Trung quốc trong thềm lục địa Việt Nam hiện đang là một sai lầm nghiêm trọng nhất về chiến lược“ Trỗi dậy Hòa bình” đã được Trung quốc kiên trì thực hiện hơn 30 năm qua. Nếu Trung Quốc có hàng nghìn giàn khoan đặt khắp biển Đông cũng không có giá trị gì về pháp lý quốc tế mà còn gây ra một hiệu ứng tai hại không thể lường được với chính Trung Quốc vì biển Đông không phải là của riêng Việt Nam, mà là huyết mạch đường vận tải Quốc tế, chính điều này sẽ là nguyên nhân tập hợp một liên quân quốc tế gồm Mỹ, châu Âu, Nhật bản và các nước Đông Nam Á thống nhất trong một mặt trận chống Trung quốc, nếu sẩy ra đây sẽ là một kết cục vô cùng tai hại cho Trung Quốc.
Trong các nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc từ năm 80 thế kỷ XX đến nay, Chủ tịch Tập Cận Bình là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc. Chính ông khi còn là Phó Chủ Tịch đã từng thay mặt Bộ Chính trị lập một tổ chuyên gia nghiên cứu về cuộc chiến biên giới 1979 với Việt Nam và kết luận đó là sai lầm của Trung quốc. Cha ông là Tập Trọng Huấn từng là bạn chiến đấu thân thiết với Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (Hồng thủy) trong cuộc chiến tranh giải phóng xây dựng nước Trung Hoa mới. Sự kiện giàn khoan HD 981 cho thấy sự không ổn định của Trung quốc mà bản thân chủ tịch Tập Cận Bình phải nhân nhượng trước tư tưởng dân tộc cực đoan. Phải thấy rằng sự bành trướng, xâm lược lãnh thổ là một căn nguyên từ thời cổ đại của người Hoa Hạ khi mới hình thành Năm 2700 trước Công nguyên khu vực Hoàng Thổ Cao Nguyên, Hành Lang Hà Tây lưu vực sộng Hán và nam sông Hoài là khu vực Trung Nguyên có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Ngày nay Trung Quốc có diện tích 9,6 triệu Km2, dân số 1 tỷ 350 triệu người thì chỉ có hơn 32% diện tích là ở, canh tác được. Còn 68% diện tích là không ở, không canh tác được. Điều kiện ngược với Hoa Kỳ có diện tích quốc gia 9,83 Km2 với 316 triệu người (Số liệu 2012) thì có 71% diện tích ở và canh tác được, chỉ có 29% diện tích là không ở, không canh tác được.
Đảng, Nhà nước Việt Nam đã thực hiện sự phản kháng Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam một cách tinh tế, kiên quyết, thích hợp và sáng suốt thể hiện truyền thống yêu hòa bình nhưng kiên cường của Dân tộc Việt Nam thể hiện qua lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cư tri Hà Nội ngày 01/7/2014. Cần thấy rằng lịch sử truyền thống Dân tộc Việt Nam không bao giờ chủ động chống Trung Quốc nếu không bị Trung Quốc ép quá mức!
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2015
Những trang khác của khoa học thế kỷ 21
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét