Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

VŨ HỒN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI HỌ VŨ ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM VŨ THẾ KHÔI Đại học Ngoại ngữ Hà Nội


      


CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU
1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA
2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH
3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH
*       
      
- NỀN VĂN HOÁ VẬN CHUYỂN NỀN
   KINH TẾ QUỐC GIA VÀ THẾ GIỚI
*      - CÁC NỀN VĂN HOÁ ĐƯỢC LAN TRUYỀN
  TỪ CÁC TÔN GIÁO
- TỪ KHI THUYẾT NGUYÊN TỬ RA ĐỜI
   CHỨNG MINH ÁNH SÁNG LÀ VẬT CHẤT
Nhan chuột vô link ở dưới


BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ XIV
VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN ĐÂN CÁC
CẤP NHIỆM KỲ 2016-2021.KHU VỰC BỎ
PHIẾU SỐ 151 ,PHƯỜNG 13 Q. TÂN BÌNH
TPHCM . NGÀY 22/05/2016  TRƯỜNG VIỆT ANH
ĐƯỜNG ĐỒNG XOÀI  HỂM 23
                                                          ANH TUẤN

Nhan chuột vô link ở dưới
VŨ HỒN KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI HỌ VŨ ĐẦU TIÊN 
Ở VIỆT NAM
VŨ THẾ KHÔI
Đại học Ngoại ngữ Hà Nội
          Không ít người nghiên cứu và viết gia phả họ Vũ ngày nay khẳng định rằng tất cả những người mang họ Vũ ở Việt Nam đều có chung một Thuỷ tổ là Vũ Hồn, người tỉnh Phúc Kiến bên Trung Hoa, làm quan dưới triều Đường, được cử sang làm An Nam Đô hộ sứ từ năm 841 đến năm 843, sau đó trở lại cư trú trên đất Việt. Lập luận của họ là: trước và đồng thời với Vũ Hồn, quốc sử Việt Nam (Việt sử lược, TK XII – XIII và Đại Việt sử ký toàn thư, TK XV, viết tắt: ĐVSKTT) không ghi một nhân vật nào mang họ Vũ(1).
         Người xưa cẩn trọng hơn nay nhiều khi làm phả. Quyển Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích (viết tắt: Sự tích) do 4 Nho gia họ Vũ biên soạn trong 3 năm trời và hoàn thành năm 1769, chỉ ghi rằng “người đời thường gọi” dòng họ của Vũ Hồn là họ Vũ ở Đường An(2) (乃 唐 安 之 武 人 所 通 稱), nghĩa là không phải ở khắp Giao Châu, tức tại đây có thể có những dòng họ Vũ với cội nguồn khác. Bằng chứng là:
         1. Trước anh em Vũ Nghiêu Tá và Vũ Nông, cùng đỗ Thái học sinh năm 1304 và đều được bổ làm Nhập nội hành khiển (tương đương Tể tướng), ĐVSKTT có ghi một số nhân vật họ Vũ khác giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình nhà Lý và nhà Trần như Uy vệ Thượng tướng quân Vũ Ba Tư (1028), Vũ Nhị Thống lĩnh quân đi cứu viện Nùng Trí Cao (1053), Vũ Đại được cho làm Tăng (1125), Vũ Đái làm Điện tiền Đô chỉ huy sứ (1150), Vũ Tán Đường làm Gián nghị đại phu (1179), Vũ Hoàn đi sứ nhà Nguyên (1266)... nhưng các tác giả Sự tích đều không vơ vào “Đường An chi Vũ”. Nhân vật lịch sử duy nhất trước anh em Tá - Nông được phụ chép vào Sự tích là Vũ Vị Phủ, người Hồng Châu (tên gọi vùng đất có h. Đường An vào thời Trần), đỗ ất khoa kỳ thi Tam giáo năm 1247, nhưng về quan hệ với Vũ Nạp các tác giả chỉ thận trọng ghi: “ý kỳ tổ phụ dã” (ngờ là tổ phụ [= ông nội của ông), chứ không như một số vị đời nay viết phả họ Vũ dịch sai câu trên thành “chính là ông tổ này vậy” và cho Vũ Vị Phủ tức là Vũ Nạp (xem các tài liệu ở chú 1) khiến ông học giả người Tây Alain Fiorucci ở Aix en Provence, có lẽ vì không đọc lại nguyên bản chữ Hán, đã làm một con tính đúng về phương pháp, nhưng căn cứ những tiền đề sai, nên thành ra hồ đồ khi kết luận rằng: “quan hệ huyết thống của năm đời đầu tiên trong phả hệ [của Vũ Mộ Trạch] là chuyện hoang đường”(3) ! Thực ra, nếu như Vũ Vị Phủ không phải là Vũ Nạp mà là ông nội của Vũ Nạp, như các tác giả Sự tích đã ngờ, thì con tính sẽ là: 216 năm chia cho 7 đời (chứ không phải 5 đời) đầu tiên = 30 năm 8 tháng một đời; và 249 năm chia cho 10 đời tiếp theo = 24 năm 9 tháng một đời. Chẳng phải vô lý cho lắm! Đặc biệt nếu chú ý: những niên đại ô. Fiorucci lấy làm tiền đề tính toán không phải là năm sinh mà là năm đỗ đạt, nhưng xưa kia có người 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên như Nguyễn Hiền và cùng có người ngoại bát tuần mới đỗ cử nhân như Đoàn Tử Quang.
         2. Ngay trong văn bản Sự tích có ghi một số người họ Vũ cùng thời và cùng làng Mộ Trạch với các hậu duệ của Vũ Hồn, nhưng các tác giả Sự tích không hề liệt họ vào dòng họ của ông, vậy là mặc nhiên công nhận có những dòng họ Vũ khác ở ngay địa phương mình. Ví dụ:
         a) Về chính thất Vũ Thị Tất Giới của ô. Vũ Như Mai thuộc đời thứ 3 trong phả hệ Vũ Hồn, Sự tích ghi ở phụ lục 5 đời trên của bà, tức xa hơn đức lang quân những 2 đời, nhưng không hề liệt các vị tiên tổ này vào một chi phái nào của Vũ Hồn.
         b) Phả của họ Lê Mộ Trạch là bên ngoại của nhiều vị họ Vũ thuộc phả hệ Vũ Hồn, có ghi thân phụ của nhân vật lịch sử nổi tiếng Lê Cảnh Tuân lấy con gái của “Đường An Mộ Trạch Chánh chưởng Đại Ngu xử sĩ Vũ Tứ”(4). Theo phương pháp tính niên đại tương đối(5) thì Vũ Tứ sinh khoảng +- 1314, tức thuộc thế hệ kế tiếp ngay anh em Tá - Nông (đỗ Thái học sinh 1304, được bổ Hành khiển 1329), nhưng Sự tích không liệt ông vào phả hệ của Vũ Hồn, cũng tức là mặc nhiên thừa nhận Vũ Tứ có thể thuộc Vũ khác ở ngay Mộ Trạch hoặc từ nơi khác đến.
         Tóm lại, người xưa, đặc biệt là các trí thức Nho học chân chính luôn coi trọng liêm sỉ, không thấy sang bắt quàng làm họ mà có những căn cứ nhất định khi xây dựng phả hệ của mình trò “mạo xưng dòng họ” như o. Fiorucci kết luận, là của một số vị viết phả đời nay. Họ viện lẽ do phả đứt đoạn ngót bốn trăm năm – từ Vũ Hồn đến đầu thế kỷ XIII, cho nên các cụ xưa không “móc nối” được thôi chứ các nhân vật lịch sử họ Vũ nêu trên đây và tất tật người họ Vũ ở Việt Nam từ Bắc tới Nam chỉ có một thủy tổ là Vũ Hồn. Vậy phải chứng minh được có người mang họ Vũ khác sống ở đất Việt đồng thời với Vũ Hồn hoặc sẽ thuyết phục hơn nữa – trước cả năm 825, khi theo Sự tích (quốc sử không ghi điều này) ông Vũ Hồn được cử sang “thay Hàn Thiều làm Thứ sử Giao Châu” (代 韓 韶 為 交 州 刺 史) (*)
         Thư tịch thời kỳ trước 825 không lưu trữ được, chỉ còn hy vọng ở văn khắc.
         May thay văn khắc còn, dẫu quá ít, vẻn vẹn 2 văn bản: 1) Đại Tuỳ Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn (大 隋 九 真 郡 寶 安 道 場 之 碑 文), niên đại 618 và 2) Thanh Mai xã chung minh (青 梅 社 鐘 銘), niên đại 798.
         Trong văn bản thứ nhất (6) chỉ ghi tên 6 người với các họ Nguyên, Lương, Lê, Trần, Phùng, Lý, Tín - đều là các quan, tướng cai trị Ái Châu, tức vùng Thanh Hoá ngày nay. Không có một người nào họ Vũ.
         Văn bản thứ hai (7) là một bài minh khắc trên chuông đồng. Những người làm bản rập, khảo sát và giới thiệu – hai tiến sĩ Đinh Khắc Thuân và Đặng Kim Ngọc, cho biết: quả chuông cổ này được phát hiện ở ven sông Đáy thuộc thôn Thanh Mai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, do các thành viên Tuỳ Hỷ Xã - một hội Phật giáo đương thời đúc ngày 30 tháng 3 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tức 20 – 4 – 798. Điều đặc biệt lý thú đối với chúng tôi là trong bài minh có tên họ của 243 người Hán và Việt trong đó có 134 phụ nữ, gồm các quan văn võ và dân thường, đã tham gia đúc chuông. Đông nhất là họ Đỗ (69), thứ đến là các họ Quách (36), Hoàng (21), Cao (18), Nguyễn (13), Vương (11), Trần (9); còn lại là Lý, Lữ, Trịnh, Dương, Ngô, Bùi, Đào, Dật, Thạch, Kiều, Miên v.v... mỗi họ một vài người, xuất xứ bản địa (Trường Châu = Ninh Bình, Ái Châu Nhật Nam phủ = Thanh Hoá) và Trung Hoa (Tấm Châu, nay thuộc Sơn Tây; Tuy Châu, nay thuộc Thiểm Tây v.v...), nhưng hẳn đã thành dân ngụ cư ở địa phương thì mới vào hội ở làng xã và tham gia đúc chuông.
         Và thật bõ công tìm tòi của chúng tôi, trong số các người này có một vị họ Vũ, cũng xuất xứ Trung Hoa, nhưng không phải từ Phúc Kiến ven biển như Vũ Hồn - đó là Văn Châu Âm Bình phủ Quả nghị Vũ  (文 州 陰 平 府 果 毅 武) “Văn Châu Âm Bình phủ” nay thuộc tỉnh Cam Túc ở miền Tây – Bắc Trung Hoa, “Quả nghị” thì Từ Nguyên giải thích là quan tổng binh ở một phủ đời Đường. Căn cứ những danh xưng tương tự trong bài minh như: Sóc Châu Thượng Đức phủ Quả nghị Quách Chiếu, Tấm Châu An Lạc phủ Đỗ Thừa Vị v.v... thì hai chữ bị mờ là tên, như vậy Vũ đích thị là họ, chứ không thể là chức tước gì.
         Vậy là, trước ông Vũ Hồn chí ít là 27 năm (825 – 798 = 27) ở Việt Nam đã có người mang họ Vũ từ Trung Hoa, lại tận Cam Túc miền Tây - Bắc chứ không phải là từ Phúc Kiến vùng Đông – Nam sang sinh sống trong cộng đồng người Việt bản địa. Những người mang họ Vũ ở Việt Nam ngày nay, trước hết ở vùng Hà Tây, hoàn toàn có thể thuộc những dòng họ Vũ khác Vũ Hồn.
         Thuyết Vũ Hồn là Thuỷ tổ duy nhất của các dòng họ Vũ Việt Nam đã đẻ ra hiện tượng thêm thắt, bịa đặt trong việc “tục biên”, “hợp biên” gia phả, tộc phả nhằm móc nối bằng được với phả hệ Vũ Hồn, mặc dù không có căn cứ thực tế, hoặc thậm chí có những căn cứ thực tế khẳng định ngược lại. Trong điều kiện chủ quan rất hạn chế về tiếp cận phả liệu, chúng tôi thấy hiện tượng này bắt đầu từ khoảng đời Tự Đức, phổ biến vào cuối TK XIX - đầu TK XX. Xin nêu một ví dụ để minh hoạ hiện tượng trên.
         Theo “lời truyền” của các tiên tổ, và đến thời nay thì một số vị làm phả khẳng định thành giấy trắng mực đen, các dòng họ Vũ – tá La Mạc (Phong Thịnh) huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An, Vũ – tá Lương Ngọc huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương cùng phả hệ với Vũ – tá “Thạch Hà thế tướng” ở Hà Tĩnh và tất cả đều cùng một Thuỷ tổ Vũ Hồn (8). Về Vũ – tá La Mạc và Vũ - tá Thạch Hà, do chỉ có các bản sao, chưa có điều kiện tiếp cận các phả gốc để thẩm định văn bản và niên đại, nên chúng tôi chưa dám bàn. Nhưng riêng về Vũ – tá Lương Ngọc (trước 1886: Lương Đường, trước 1841: Hoa Đường – (9)), thì chúng tôi có thể khẳng định sự thực không phải như vậy.
         Có lẽ do đọc không kỹ văn bản các quyển phả chép tay của Vũ – tá Lương Ngọc và Vũ – tá Thạch Hà, lại bị khát vọng “móc nối” thôi thúc, nên khi bắt gặp trong cả 2 bản phả cùng có Vũ Tá Trung, người viết phả Vũ – tá Lương Ngọc và Vũ – tá La Mạc vội kết luận ngay hai người trùng tên họ đó chỉ là một và các thế hệ của Vũ Tá Trung “Thạch Hà thế tướng” hiện vẫn đang sinh sống ở Lương Ngọc. Thế nhưng, chỉ cần một tiểu tiết phân tích văn bản học cũng đủ khẳng định đó là hai người khác nhau: Vũ Tá Trung Thạch Hà đỗ tạo sĩ khoa 1733, khi mới 22 tuổi, thân phụ huý Thể, là Phụ quốc Thượng tướng quân Thể quận công, hẳn có nhiều công lớn nên khi chết được bao phong Dương Võ công thần; còn Vũ Tá Trung Lương Ngọc không hề đỗ đạt và có chức tước gì, thân phụ chỉ là Dũng sĩ đội phó Chỉ huy tướng quân, khi chết được phong tặng Điện tiền Chỉ huy sứ.
         Vũ – tá Lương Ngọc quả có một người đỗ Tạo sĩ nhưng là khoa 1779, đó là Vũ Tá Cảnh, phả ghi làm đến Tiên phong đại tướng quân, phò tá Lê Chiêu Thống chạy đến ải Nam Quan, rồi quay về “phụng mệnh phục quốc bất quả”. Ông tiến sĩ võ này văn võ kiêm toàn, có lẽ là vị Tạo sĩ triều Lê Trung hưng duy nhất còn để lại trước tác về phép dùng binh sách Hổ trướng yếu đàm (Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A.1115). Tạo sĩ Vũ Tá Cảnh không có quan hệ thân thuộc gì với các tạo sĩ “Thạch Hà thế tướng”. Những căn cứ cho điều khẳng định của chúng tôi là:
         - Sách Tạo sĩ đăng khoa lục ghi họ tên, quê quán, năm đỗ của các tiến sĩ võ thời Lê Trung hưng từ năm 1724 đến năm 1785, về Vũ Tá Cảnh chỉ ghi : “Đường An Hoa Đường nhân”, và hoàn toàn không ghi chú ông có quan hệ với ai trong các tạo sĩ, như thường ghi rõ quan hệ cha con, chú bác, anh em giữa các tạo sĩ Thạch Hà (10);
         - Bản sao bằng chữ Hán Bản tộc hoạn nghiệp khoa danh trích lược, do Cử nhân Võ Văn Tộ thuộc Võ – tá La Mạc phụng sao năm 1923, liệt kê 15 tạo sĩ trong họ Vũ – tá Thạch Hà, đã bỏ qua không ghi Tạo sĩ khoa 1779 Vũ Tá Cảnh để ghi tiếp khoa 1781 với 2 Tạo sĩ trong họ mình là Vũ Tá Siêu và Vũ Tá Viêm (chú ý: các bản sao chép ngày nay bằng chữ quốc ngữ đã “móc nối” Vũ Tá Viêm vào danh sách này!) Phải chăng người soạn bản “Trích lược” biết có Vũ Tá Cảnh có nguồn gốc họ Nguyễn ở Hoa Đường xưa?
         Vậy tại sao một chi họ Nguyễn ở Lương Ngọc đến đời thứ bẩy tính từ trên xuống tuy vẫn ghi “Lệnh sử phiên văn Nho nam Nguyễn phủ quân, hiệu Khoan Hoà”..., nhưng lại chú thích về mộ chí là “khai Vũ – tá lục đại”, nghĩa là: bắt đầu đời thứ 6 Vũ – tá. Vũ – tá đời thứ 6 đối với ai? Và tại sao đang Nguyễn lại thành Vũ – tá?
         Các bản phả của Vũ- tá Lương Ngọc hiện vẫn đang ở dạng sơ thảo chép tay, chi tiết từng đời ghi còn chưa thống nhất, nhưng riêng về trình tự các đời thì khớp nhau nên về thế thứ thì có thể tin được (11). Căn cứ thế thứ thống nhất đó, theo cách tính thông tục ngày nay lấy mình là đời thứ nhất, thì Vũ – tá đời thứ 6 là tính từ tạo sĩ Vũ Tá Cảnh trở lên. Còn theo quy cách ghi trong các phả cổ: “khảo” (= bố) là nhất đại tổ, “tổ khảo” (= ông nội) là nhị đại tổ v.v... thì Vũ – tá lục đại là tính từ ô. Vũ Tá Xuân, mà trong phả ghi một câu quan trọng, chữ quốc ngữ nhưng âm Hán Việt “vi đường thúc Võ tướng công kế thừa tự”, nghĩa là được ăn thừa tự chú ruột là Võ Tướng công. Theo thế thứ Vũ Tá Xuân chính là cháu ruột của Vũ Tá Cảnh. Phả ghi tạo sĩ Cảnh có hai con là Tá Quyên và Tá Linh “đều chết sớm”, bởi vậy theo truyền thống thờ cúng tổ tiên, trong họ chỉ định một chi thứ thừa tự để việc hương khói không đứt đoạn. Như vậy một trong hai người đó đều có lý do chính đáng để lập mộ chí trên. Họ chọn ông Văn Nho nam đời thứ 7 từ trên xuống có lẽ là vì đó là đời đầu tiên phả ghi rõ bà chính thất là Vũ thị: Còn tại sao Vũ – tá mà không phải Vũ – văn, Vũ – công, hay Vũ – hữu... thì chúng tôi tìm thấy câu trả lời cũng qua văn khắc và tài liệu gia phả hiện còn ở làng Lương Ngọc.
         Trong một lần khảo sát các bia đá còn sót lại ở Lương Ngọc sau một nửa thế kỷ đầy những biến thiên, chúng tôi thấy có tấm Từ đường bi Nguyễn tộc (12) dựng trong hậu cung đình làng. Các cụ cao niên trong làng chỉ nói được đó là bia thờ “quan Tả binh, Á thánh của làng”. Nhưng khi chúng tôi đọc văn bia thì hoá ra đó là kỵ phả bằng đá của dòng họ Hoàng giáp Nguyễn Dụng, dựng năm 1728, khắc tên họ, tự hiệu, quan tước của 8 đời: 3 đời trên và 4 đời dưới ông hoàng giáp. Nguyễn Dụng đỗ năm 1592 và bắt đầu làm quan với nhà Mạc, ngay năm sau bị Trịnh Tùng bắt làm tù binh và thu dùng chắc vì cầu hiền, cho thăng đến Binh bộ Tả thị lang (như Thứ trưởng), phong tuấn Lĩnh hầu hẳn là có quân công phò tá Lê - Trịnh, vì theo ĐVSKTT từ năm 1593, sau khi đuổi được họ Mạc ra khỏi Thăng Long đã có lệ ấy.
         Việc Hoàng giáp Nguyễn Dụng, dẫu từng phục vụ triều Mạc, vẫn được Trịnh Tùng thu dùng bộ Binh và cho thăng đến Tả Thị lang, được phong tước hầu, hẳn đã mở đường cho nhiều hậu duệ họ Nguyễn ở Lương Ngọc theo nghiệp võ (một người làm quan cả họ được nhờ!). Theo tấm bia nói trên, cháu nội ông Hoàng giáp từng làm Tá vệ Tri bạ tại vệ quân Thần vũ (13). Chi Ất (ngành thứ 2) họ Nguyễn này thực sự “phát võ”, nên con cháu Vũ – tá ở Lương Ngọc ngày nay vẫn truyền tụng câu: “Phát tích võ khoa Ất chi dĩ nội, Giáp chi dĩ ngoại” (tức bà Vũ – thị xuất thân từ một ngành trưởng của họ Vũ ở làng Phù Vệ thuộc huyện Đường Hào lân cận cũng theo nghiệp võ). Theo gia phả Vũ – tá Lương Ngọc, cháu nội của ô. Văn Nho nam từng làm Dũng sĩ đội phó cũng tại vệ Thần vũ, vì có công lao được phong tặng Điện tiền chỉ huy sứ; chút nội làm Chánh đội trưởng; chít nội Tá Cảnh đỗ tiến sĩ võ, tức “phát đại khoa”, làm đến Tiên phong đại tướng quân. Vậy hẳn vì “cả họ được nhờ” võ nghiệp phò tá Lê trung hưng mà vẻ vang cho nên đã chọn chữ “Tá” làm đệm khi đổi sang họ Vũ, bắt đầu tính từ đời mà ở bên ngoại có bà mẹ họ Vũ khai sinh người con trai đầu tiên. Việc đổi sang họ mẹ như vậy xưa kia không phải là hiếm. Nhân đây xin nhắc lại rằng từ 1995 chúng tôi đã viết: “tương truyền” dòng họ Vũ Tông Phan cũng thuộc Thuỷ tổ Vũ Hồn, nhưng quyển phả cổ nhất của Vũ Tông (khoảng 1807 – 1813) “lại cho biết đích xác rằng tiên tổ của tộc Vũ – Tông Lương Ngọc vốn họ Phạm, khoảng cuối TK XVI mới đổi sang họ mẹ là Vũ” (14).
         Hướng về cội nguồn, tầm nguyên là một nhu cầu tâm linh truyền thống. Nhưng không thể vì thế mà làm sai lệch gia phả. Gia phả cũng như quốc sử phải lấy tôn trọng sự thật làm gốc, nếu không chẳng có giá trị gì hơn mớ giấy lộn. Tìm nguồn gốc dòng họ có thể thấy, có thể chưa thấy, hoặc nay thấy đến đây, mai thấy xa hơn. Cũng có thể không thể thấy nữa. Song bản thân hành trình về nguồn trung thực đã có giá trị văn hoá lớn lao. “Tầm nguyên, phỏng cổ thử trung vô hạn phong quang” = Truy tìm nguồn gốc, học hỏi cổ xưa trong việc ấy - vô hạn ánh sáng phong văn - đó chính là điều tâm huyết tiến sĩ Vũ Tông Phan cùng các đồng chí như ông Nghè Đông Tác Nguyễn Văn Lý, ông Bảng Phương Đình Nguyễn Văn Siêu, ông Nghè Thượng Phúc Lê Duy Trung ... gửi gắm vào vế đối ngay trên cổng vào đền Ngọc Sơn, mà họ cùng hội Hướng Thiện sáng lập cách nay thế kỷ rưỡi (1841) nhằm chấn hưng văn hoá Thăng Long. Chính ông Nghè Tự Tháp cuối đời dường như cũng đi tìm cội nguồn của mình chăng, vì khi lênh đênh dọc sông Đáy ở tận Sơn Nam, bắt gặp những địa danh miền Hải Đông quê ông như Đào Xá, Ngọc Cuộc, Đường An... đã thốt lên niềm trăn trở về nguồn của mình (xin tạm dịch):
Tôi người đất Đường An Đông Hải
Đường An Nam Sơn ghé đêm nay,
Biết đâu năm trăm năm về trước,
Người đất quê tôi dời tới đây?
Vời vợi dấu xưa tìm chẳng được,
Thâu đêm canh cánh giấc không say,
Mông lung đáy mắt chong thao thức,
Mờ mịt cao dày ai có hay?
(Đường An dạ bạc ngẫu hoài; nguyên tác xin xem:
Vũ Tông Phan: Tuyển tập thơ văn – Hà Nội 2001, bài 83)
 
* Xin lưu ý bạn đọc quan tâm: cả câu này ở sách của các ông Vũ Huy Phú (xem chú thích số 1) cũng bị dịch thành: “Vũ Hồn còn có tên là Thiều, sang làm Thứ sử Giao Châu”
Tài liệu tham khảo
(1) a) Mộ Trạch – làng tiến sĩ... Vũ Văn Phú sưu tầm và biên soạn, Tăng bá Hoành hiệu đính – Bảo tàng Hải Dương 1997): b) Sự tích thế hệ họ Vũ làng Mộ Trạch. Vũ Huy Phú dịch, chế bản vi tính, Hà Nội 2002.
(2) Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, số ký hiệu A. 3132.
(3) Philippe Papin & Olivier (chủ biên) – Làng ở vùng đồng bằng sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ – T/T Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc, Hà Nội 2002.
(4) Mộ Trạch Lê thị phả - Viện Nghiên cứu Hán Nôm, số ký hiệu A. 658.
(5) Vũ Thế Khôi – Khai thác thông tin một quyển phả cổ, trong sách Vũ Tông Phan với văn hoá Thăng Long – Hà Nội 2001.
(6) Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 1. Chủ biên: Phan Văn Các và Claudine và Claudine Salmon – E.F.E.O và Viện Nghiên cứu Hán Nôm Hà Nội, 1998, tr 7 –9.
(7) Sđd ở chú 6), tr 19 – 20.
(8) Gia phả họ Vũ (Võ). Thuộc dòng họ Vũ Tá ở xã Hà Hoàng (Thạch Hà) tổng Thưởng Nhất, huyện Thạch Hà Hà Tĩnh. Thuộc đệ lục chi Thể quận công ..., xã La Mạc (Phong Thịnh), tổng Cát Ngạn, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Tái bản lần thứ 3, 1996 (chế bản vi tính, bản photocopy).
(9) Vũ Thế Khôi – Danh hương Hoa Đường xưa qua tư liệu Hán Nôm - Thông báo Hán Nôm học năm 1997 – NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, tr 292 – 317.
(10) Tạo sĩ đăng khoa lục – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu A. 627.
(11) a) Trích Gia phả chi phái Vũ – tá thôn Lương Ngọc xã Thúc Kháng huyện Cẩm Bình – Người kê cứu Vũ Tá Thiện; b) [Gia phả Vũ – tá Lương Ngọc] lưu trữ tại gia đình cụ Trưởng tộc Vũ Tá Mậu.
(12) Bia này hiện đã có bảng rập lưu trữ ở Viện Hán Nôm Hà Nội, số ký hiệu No27077.
(13) PGS.TS Vũ Minh Giang, đang nghiên cứu về binh chế Đại Việt xưa, cho biết không có vệ Vũ – tá, như chúng tôi từng suy đoán, bởi vậy ngữ cú “Tiến công thứ lang thần vũ tá vệ tri bạ” trên tấm bia Từ đường bi – Nguyễn lộc phải hiểu là: quan Tiến công thứ lang làm Tá vệ Tri bạ tại vệ Thần vũ. Xin chân thành cám ơn PGS Giang về sự chỉ bảo này. – V.T.K.
(14) Vũ Thế Khôi – Vũ Tông Phan, cuộc đời và thơ văn – NXB Văn học 1995, tr 17 –18.
Thông báo Hán Nôm học 2002, tr.257-267


NHỮNG TIÊU ĐỀ KHÁC CỦA khoahoctheky21

TÁC GIẢ THIẾT KẾVÀ BIÊN TẬP


Không có nhận xét nào: