Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

VỀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO CỨU LỊCH SỬ DÒNG HỌ Dựng nước và giữ nước là sự nghiệp của “thần dân trăm họ”, vậy thì ngọn nguồn của dòng họ rất có thể cũng bắt đầu từ thuở xa xưa ấy. Từ thời xa xưa ấy ở nước ta chỉ còn lại truyền thuyết, thần tích, một số lời truyền. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng các “tài liệu” này hoàn toàn hoang đường. Truyền thuyết nào “hoang đường” hơn truyền thuyết về thời Hùng Vương, được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư ở cuối thế kỷ XV? Phải hơn 5 thế kỷ sau, từ khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, ngành khảo cổ học Việt Nam mới chứng minh được rằng triều đại Hùng Vương với 18 đời vua là có thật. Có nghĩa là truyền thuyết và thần tích có thể phản ánh sự thực lịch sử. Bởi vậy13 năm trước đây, năm 2001, trong một tham luận khoa học tại hội thảo “Gia phả Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại”, chúng tôi đã đề xuất: “các truyền thuyết, sự tích về dòng họ nên sưu tầm”; đồng thời cũng cảnh báo rằng đó là “chỉ những tài liệu tham khảo”, trong việc nghiên cứu lịch sử dòng họ, bởi nếu “chỉ dừng ở một truyền thuyết về nhân vật có niên đại cổ nhất… e rằng hành trình về nguồn cũng sẽ đi vào đất huyền thoại”. Vậy phải làm gì?



CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU
1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA
2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH
3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH
*       
      
- NỀN VĂN HOÁ VẬN CHUYỂN NỀN
   KINH TẾ QUỐC GIA VÀ THẾ GIỚI
*      - CÁC NỀN VĂN HOÁ ĐƯỢC LAN TRUYỀN
  TỪ CÁC TÔN GIÁO
- TỪ KHI THUYẾT NGUYÊN TỬ RA ĐỜI
   CHỨNG MINH ÁNH SÁNG LÀ VẬT CHẤT
      - KỸ THUẬT CÓ TRƯỚC KHOA HỌC
Nhan chuột vô link ở dưới
                                                                             


                                        ********



VỀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO CỨU LỊCH SỬ DÒNG HỌ

Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi

1.      Dựng nước và giữ nước là sự nghiệp của “thần dân trăm họ”, vậy thì ngọn nguồn của dòng họ rất có thể cũng bắt đầu từ thuở xa xưa ấy. Từ thời xa xưa ấy ở nước ta chỉ còn lại truyền thuyết, thần tích, một số lời truyền. Sẽ là sai lầm nếu cho rằng các “tài liệu” này hoàn toàn hoang đường. Truyền thuyết nào “hoang đường” hơn truyền thuyết về thời Hùng Vương, được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư ở cuối thế kỷ XV? Phải hơn 5 thế kỷ sau, từ khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, ngành khảo cổ học Việt Nam mới chứng minh được rằng triều đại Hùng Vương với 18 đời vua là có thật. Có nghĩa là truyền thuyết và thần tích có thể phản ánh sự thực lịch sử. Bởi vậy13 năm trước đây, năm 2001, trong một tham luận khoa học tại hội thảo “Gia phả Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại”, chúng tôi đã đề xuất: “các truyền thuyết, sự tích về dòng họ nên sưu tầm”; đồng thời cũng cảnh báo rằng đó là “chỉ những tài liệu tham khảo”, trong việc nghiên cứu lịch sử dòng họ, bởi nếu “chỉ dừng ở một truyền thuyết về nhân vật có niên đại cổ nhất… e rằng hành trình về nguồn cũng sẽ đi vào đất huyền thoại”. Vậy phải làm gì?

2.      Phải đi tìm chứng tích để phân tách phần sự thực lịch sử với phần “sáng tác”, hoang đường trong các truyền thuyết, thần tích. Chính sử không ghi lại được thì phải đi tìm chứng tích “không chính thống” trong dân gian, trong lời truyền khẩu của các dòng họ, trong truyện dân gian, ca dao, hò vè, trong cả các thành ngữ, tục ngữ, địa danh cổ… tức đi điền dã. Tài liệu điền dã này cần đem đối chứng với nhau, đối chứng với những sự thực có ghi trong chính sử , cổ phả, bi ký mộ cổ. Chúng tôi đã mò mẫm mười lăm năm đi theo con đường mòn này nhằm chứng minh hồi đầu thế kỷ XIX, tại Hà Nội từng tồn tại một tổ chức văn hóa - xã hội phi chính thống là Hướng Thiện hội đền Ngọc Sơn. Do Tiến sĩ Vũ Tông Phan (1800 - 1851) rồi Phó bảng Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1872) đứng đầu. Hội này tập họp “Nho sĩ bình dân” (chúng tôi mượn thuật ngữ của nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện), trong làng xã, vốn ngấm ngầm đối lập với triều Nguyễn, liên kết với thương nhân trong phố phường, cả một số binh sĩ và quan chức địa phương – như các bia hiện vẫn còn trong đền Ngọc Sơn cho biết, hoạt động rất hiệu quả trong công cuộc chấn hưng văn hóa - giáo dục Thăng Long - Hà Nội, đã suy đồi nghiêm trọng sau cuộc nội chiến khốc liệt Tây Sơn - Nguyễn Ánh. Nhờ những hoạt động của Hội, đến khoảng giữa thế kỷ XIX Hà Nội, như nhận xét của một ký giả nước ngoài, tuy không còn là kinh đô, đã vươn lên đứng đầu cả nước về kinh tế, giáo dục và văn hóa. Tuy nhiên trong bộ sử Đại Nam thực lục đồ sộ của Quốc sử quán triều Nguyễn, không có nửa chữ về Hướng Thiện hội và những hoạt động của nó. Tại hội thảo quốc tế ở Aix-en-Provence (Pháp) tháng 5/2007, sau khi nghe báo cáo của tôi về hội Hướng Thiện Ngọc Sơn như một cội nguồn văn hóa - xã hội của phong trào Duy tân - Đông Kinh nghĩa thục hồi đầu thế kỷ XX, một học giả Pháp cho tôi biết rằng tôi đã đi đúng phương pháp của trường phái gọi là microhistoire (tạm dịch là vi lịch sử, dã sử), hình thành ở Ý, lan sang Pháp, Đức rồi cả Mỹ. Ông còn nói với tôi rằng: mọi chính sử đều có phần xuyên tạc lịch sử và bỏ sót, cần có microhistoire để đối chứng. Vậy thì microhistoire có thể là một phương pháp hữu hiệu trong công cuộc khảo cứu lịch sử dòng họ. Vấn đề là điền dã theo hướng nào?

3.      Trong lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta đã nhiều lần mất nước, nhưng chưa một lần mất làng, nên cuối cùng lại lấy lại được nước. GS Keith Taylor vốn là một người lính viễn chinh Mỹ trong cuộc chiến vừa qua ở Việt Nam. Một câu hỏi luôn day dứt người lính Mỹ này: những người Việt đã dám đối đầu với chúng ta, họ xuất xứ từ đâu? Hết hạn quân dịch, về nước anh lính Mỹ vào khoa sử, tốt nghiệp đại học, bảo vệ luận văn thạc sĩ, rồi tiến sĩ – đều về sử Việt Nam. Trong công trình trên cơ sở luận án tiến sĩ “The Birth of Việt Nam” (Sự ra đời của Việt Nam) mà các sinh viên Mỹ học tiếng Viêt, sau khi nghe tôi giảng về văn hóa Việt Nam, đã viết thư cho thày Keith Taylor của mình, xin ông gửi sang 1 cuốn để tặng tôi, ông Giáo sư Mỹ viết, đại ý: người Việt sau “lò lửa” (chữ của Taylor) nghìn năm Bắc thuộc, dẫu có khác trước, song vẫn là người Việt, vì hai lẽ: 1) tiếng Việt còn, 2) làng xã Việt còn
Đặc điểm của dòng họ Việt Nam, khác với “cửu tộc” Trung Hoa, là quan hệ hữu cơ với làng xã Việt trồng lúa nước. Người Việt coi trọng láng giềng, làng xã hơn tộc họ. “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Quả vậy, ông láng giềng không cho dẫn nước qua đất nhà ông ấy để cấy lúa, thì anh em xa có đông đảo bao nhiêu cũng bó tay! Do đó hướng làm việc điền dã trong khảo cứu lịch sử dòng họ, là: gắn liền việc về nguồn dòng họ với lịch sử phát sinh và phát triển làng xã. Các quyển gia phả cổ bao giờ cũng đề tên làng là vì vậy, chẳng hạn Mộ Trạch Vũ tộc thế hệ sự tích … Vậy thì phải tìm về quê cha đất tổ, tức làng quê gốc của mình mà khảo sát điền dã, nếu từ đó đã thiên đi tứ xứ, thì cũng phải đi tứ xứ mà tìm, không còn hướng đi nào khác đâu. Sinh thời, nhà văn hóa lớn Hoàng Đạo Thúy đã có lần gợi ý chúng tôi vẽ không chỉ cây phả hệ mà cả bản đồ thiên cư của dòng họ. Công phu lắm! Và có thể lần tìm khắp nơi khắp chốn mà chẳng thấy gì! “Có sao đâu! – tôi đã viết trong tham luận tại cuộc Họp mặt dòng họ Vũ-Võ lần thứ IV, Hà Nội 24/11/2002: - Bởi chính ước vọng tầm nguyên thôi thúc tôi và anh đến với nhau, rồi nếu thành tương đắc thì dắt tay nhau lội ngược dòng thời gian mịt mờ đi tầm tông vấn tổ: ý nghĩa văn hóa lớn lao chính ở trong quá trình tầm nguyên rồi” – như vế đối tiến sĩ Vũ Tông Phan viết trên cột hoa biểu chính giữa cổng đền Ngọc Sơn: “Tầm nguyên phỏng cổ thử trung vô hạn phong quang” (Truy tìm cội nguồn, học hỏi cổ xưa, trong việc ấy vô hạn ánh sáng phong văn). Ông Nghè họ Vũ, về cuối đời, năm 1848, vì bất mãn với triều Nguyễn anh em, quần thần phe cánh thanh toán nhau trong khi họa ngoại xâm đã sờ sờ trước mắt (năm 1847 pháo hạm Pháp nổ súng bắn chìm 7 tầu đồng của thủy quân triều Nguyễn ở cửa biển Đà Nẵng), nên đã dời trường Hồ đình dưới gốc đa bên hồ Gươm (nay là Tòa soạn báo Nhân Dân) về ẩn dật ở làng Kim Giang trên sông Đáy thuộc trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Hoài Đức – Hà Nội). Tại đây ông đã ngao du nhiều, bắt gặp các địa danh của xứ Hải Dương như Đường An (tên cổ của huyện Bình Giang ngày nay), Đào Xá (tên xã, nay vẫn còn ở huyện Bình Giang), nên trong bài thơ cảm hoài một đêm câp thuyền bến Đường An trển sông Đáy bất giác tự vấn về nguồn gốc các địa danh ấy cùng sự thiên di của cư dân xứ Hải Dương xưa:

Tôi người đất Đường An Đông Hải,
Đường An Nam Sơn ghé đêm nay,
Biết đâu năm trăm năm về trước
Người đất quê tôi dời tới đây?
Vời vợi dấu xưa tìm chẳng được,
Thâu đêm canh cánh giấc không say,
Mông lung đáy mắt chong thao thức,
Thấu sao mờ mịt ý cao dày?


(Vũ Tông Phan - Đường An dạ bạc ngẫu hoài)



NHỮNG TIÊU ĐỀ KHÁC CỦA khoahoctheky21

Không có nhận xét nào: