Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứtchiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này.



CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU
1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA
2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH
3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH
*       
      
- NỀN VĂN HOÁ VẬN CHUYỂN NỀN
   KINH TẾ QUỐC GIA VÀ THẾ GIỚI
*      - CÁC NỀN VĂN HOÁ ĐƯỢC LAN TRUYỀN
  TỪ CÁC TÔN GIÁO
- TỪ KHI THUYẾT NGUYÊN TỬ RA ĐỜI
   CHỨNG MINH ÁNH SÁNG LÀ VẬT CHẤT
      - KỸ THUẬT CÓ TRƯỚC KHOA HỌC
Nhan chuột vô link ở dưới

Mục từ "Hiệp định Paris" dẫn đến bài này. Xin đọc về các nghĩa khác tại bài Hiệp định Paris (định hướng).
Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứtchiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa KỳViệt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này.
Mục lục
  [ẩn
·         1Quá trình đàm phán
·         3Vai trò và kết quả
·         4Nhận xét
·         7Nguồn tham khảo
·         8Chú thích
·         9Liên kết ngoài
Quá trình đàm phán[sửa | sửa mã nguồn]
Việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là việc phải xảy ra khi chẳng ai dứt điểm được ai bằng quân sự. Sau sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 các bên đã ngồi vào thương lượng cho tương lai chiến tranh Việt Nam. Việc thương lượng đã diễn ra rất phức tạp. Vì một mặt, các bên chưa thật sự thấy cần nhượng bộ và mặt khác, Liên Xô và Trung Quốcmuốn can thiệp vào đàm phán - đặc biệt là Trung Quốc. Nước này không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự đàm phán mà muốn tham gia vào quá trình đó, như Hiệp định Genève năm 1954. Nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từ chối dù bị áp lực bởi hai đồng minh.
Đoàn đàm phán của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Địa điểm tổ chức hội đàm được chọn là thành phố Paris, thủ đô nước Cộng hòa Pháp. Thời gian đàm phán kéo dài từ tháng 5 năm 1968 đến tháng 1 năm 1973. Các bên tham gia ban đầu chỉ có Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ; sau mở ra thành hội nghị bốn bên, thêm Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên việc có thêm 2 đoàn chỉ là hình thức, bởi nội dung hiệp định chủ yếu được quyết định trong các phiên họp kín, vốn chỉ có 2 đoàn thực sự nắm quyền điều khiển cuộc chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ đàm phán với nhau. Việt Nam dân chủ cộng hòa không muốn công nhận tính hợp pháp của Việt Nam cộng hòa, trong khi Việt Nam cộng hòa không muốn công nhận tính hợp pháp của Mặt trận và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam khiến hội nghị bế tắc một thời gian dài.
Giai đoạn 1968-1972[sửa | sửa mã nguồn]
Khi một bên đang thắng thế trên chiến trường thì đàm phán thường bế tắc và điều đó đúng với Hội nghị Paris suốt thời kỳ từ 1968 đến1972. Các bên dùng hội nghị như diễn đàn đấu tranh chính trị. Trong suốt quá trình hội nghị các cuộc họp chính thức chỉ mở màn, tố cáo nhau, tranh luận vài điều mà không thể giải quyết được rồi kết thúc mà không đi vào thực chất. Chỉ có các cuộc tiếp xúc bí mật của cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Tiến sĩ Henry Kissinger, cố vấn của Tổng thống Hoa Kỳ - Richard Nixon, là đi vào thảo luận thực chất nhưng không đi được đến thoả hiệp.
Một số mốc thời gian đáng chú ý trong giai đoạn này:
·         Ngày 31 tháng 3 năm 1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Paris. Ngày 3 tháng 4 năm 1968, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố: Sẵn sàng cử đại diện của mình tiếp xúc với đại diện của Mỹ.
·         Ngày 13 tháng 5 năm 1968, Hội nghị Paris giữa 2 bên khai mạc. Do lập trường cương quyết của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Mỹ buộc phải ngồi nói chuyện chính thức với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và từ tháng 6 năm 1969 là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam.
·         Ngày 18 tháng 1 năm 1969, phiên họp đầu tiên của Hội nghị Paris về Việt Nam khai mạc tại phòng họp của trung tâm Hội nghị quốc tế ở Paris.
·         Ngày 25 tháng 8 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời thư của Tổng thống Mỹ Nixon, nêu rõ: Muốn có hoà bình, Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam và của dân tộc Việt Nam. Đó là con đường để Mỹ rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự.[2]
·         Ngày 21 tháng 2 năm 1970, cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy gặp Kissinger. Từ đó bắt đầu cuộc gặp riêng giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kissinger.
Giai đoạn 1972-1973[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn 1954–1959
Giai đoạn 1960–1965
Giai đoạn 1965–1968
Giai đoạn 1968–1972
Hiệp định Paris
Giai đoạn 1973–1975
Chiến dịch:
Xuân 1975
Phước Long
Trường Sa và các đảo trên Biển Đông
Hậu quả chiến tranh

Đến giữa năm 1972, khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có chủ trương chuyển hướng sang chiến lược hòa bình[3] và Hoa Kỳ đã mệt mỏi bởi chiến tranh kéo dài và thực sự muốn đi đến kết thúc, thì đàm phán mới đi vào thực chất thoả hiệp.
·        Lập trường ban đầu của Hoa Kỳ: quân đội Hoa Kỳ cùng các đồng minh nước ngoài rút khỏi Việt Nam phải đồng thời với việc Quân đội Nhân dân Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam. Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có quyền tồn tại trong giải pháp hoà bình.
·        Lập trường ban đầu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: các lực lượng quân đội Hoa Kỳ phải rút khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam có quyền ở lại chiến trường miền Nam. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu không được tồn tại trong giải pháp hoà bình.







Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Trong đó vấn đề quy chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam tại chiến trường miền Nam Việt Nam là cốt lõi, chìa khoá của mọi mâu thuẫn của các bên. Cuối năm 1972, đã quá mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài và bị dư luận trong nước và quốc tế đòi hỏi giải quyết vấn đề hoà bình ở Việt Nam trong thời gian nhiệm kỳ tổng thống của mình như đã hứa, chính phủ Hoa Kỳ của Tổng thống Richard Nixon đã nhượng bộ trong vấn đề cốt lõi này. Về phía mình, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng nhượng bộ về vấn đề tiếp tục tồn tại của chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.
Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Dự thảo khung của thoả hiệp đạt được là: "Quân đội Mỹ và các đồng minh nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam được ở lại miền Nam Việt Nam, chính quyền của Tổng thống Thiệu được quyền tồn tại trong một giải pháp hoà bình, trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày."
Các mốc thời gian[sửa | sửa mã nguồn]
·        Ngày 25 tháng 1 năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon đơn phương công bố nội dung các cuộc gặp riêng về đề nghị Tám điểm đưa ra ngày 16 tháng 8 năm 1971.
·        Ngày 31 tháng 1 năm 1972, tại Paris, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công bố giải pháp Chín điểm, đồng thời vạch rõ việc Nhà trắng đã vi phạm thoả thuận hai bên không công bố nội dung các cuộc gặp riêng theo đề nghị của chính Kissinger. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng đã phân phát cho tất cả các tờ báo những công hàm trao đổi giữa hai bên về cuộc họp ngày 20 tháng 10 năm 1971.
·        Ngày 24 tháng 3 năm 1972, Tổng thống Nixon tuyên bố hoãn vô thời hạn các phiên họp công khai Hội nghị Paris về Việt Nam. Tiếp đó, ngày 8 tháng 5 năm 1972, chưa đầy một tuần sau phiên gặp riêng giữa Lê Đức Thọ, Xuân Thủy và Kissinger, Nixon tuyên bố tiến hành một bước leo thang mới mở rộng quy mô đánh phá miền Bắc kể cả bằng lực lượng không quân chiến lược, thả mìn cảng Hải Phòng cùng các cửa sông, lạch, trên vùng biển phong toả miền Bắc Việt Nam.
Toàn cảnh một phiên họp giữa phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với phái đoàn Hoa Kỳ
·        Ngày 13 tháng 7 năm 1972, Mỹ chấp nhận họp lại Hội nghị toàn thể bốn bên tại Paris.
·        Ngày 11 tháng 9 năm 1972, lần đầu tiên kể từ khi Kissinger bắt đầu hội đàm bí mật với Hà Nội vào tháng 8 năm 1969, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gợi ý rằng họ có thể sẽ chấp nhận một cuộc ngừng bắn tại Nam Việt Nam mà không cần loại bỏ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Một sự thỏa hiệp bắt đầu có vẻ khai thông.[4]
Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình trả lời phỏng vấn báo chí
·        Ngày 12 tháng 10Kissinger và Lê Đức Thọ đi đến một bản nháp hiệp định gồm 9 điểm. Nội dung đó chưa đầy đủ nhưng nó đã tạo được một bước đột phá lớn. Dự thảo đã tách các vấn đề thuần túy quân sự khỏi các vấn đề chính trị. Nó cho phép một cuộc ngừng bắn tại chỗ, sự rút quân đội Mỹ và đồng minh nước ngoài về nước, sự trao trả tù binh Mỹ trong vòng 60 ngày, và thiết lập một quy trình mơ hồ mà qua đó người Việt Nam sau đó sẽ tự quyết định tương lai của mình. Theo nghĩa rộng, sự thỏa hiệp này cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tồn tại như một chính phủ có liên quan đến giải pháp hoà bình, cho lực lượng cộng sản Việt Nam một vị thế chính thức tại miền Nam Việt Nam, đồng thời khẳng định lập trường nguyên tắc của Hà Nội rằng Việt Nam là một quốc gia chỉ đang tạm thời bị chia cắt. Bản dự thảo này đã đáp ứng được yêu cầu của Hoa Kỳ là ra đi trong danh dự và đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.[4]
Toàn cảnh Lễ ký kết Hiệp định Pa-ri 1973
·        Ngày 13 đến 16 tháng 10Tổng thống Richard Nixon sau khi nghiên cứu đã chấp thuận nội dung dự thảo, rồi điều Kissinger đến Sài Gòn để thuyết phục Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.[4]
·        Ngày 18 đến 23 tháng 10, Kissinger đến Sài Gòn gặp Nguyễn Văn Thiệu. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không tỏ thái độ mà chỉ yêu cầu làm rõ và so sánh giữa hai bản tiếng Việt và tiếng Anh. Kissinger tưởng rằng Thiệu sẽ chấp thuận, ông thông báo với Nixon như vậy. Theo tinh thần đó, ngày 21 tháng 10, Nixon gửi thông điệp cho Hà Nội khẳng định rằng dù một số vấn đề cần làm rõ, "nội dung hiệp định đã có thể được coi là hoàn chỉnh" và việc ký kết ngày 31 tháng 10 có thể khả thi. Kissinger sẽ tới Hà Nội ngày 24 để tổng kết phiên đàm phán cuối cùng dài 2 ngày, và một tuần sau sẽ ký kết chính thức tại Paris.[4]
·        Ngày 23 tháng 10, tại cuộc gặp thứ năm và là cuộc gặp cuối cùng tại Sài Gòn, cuối cùng Tổng thống Thiệu đã tuyên bố chính thức các đánh giá của mình: ông phản đối kịch liệt bản dự thảo 9 điểm coi đây là hiệp định hy sinh quyền lợi của Việt Nam Cộng hoà, đòi các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải rút hoàn toàn ra khỏi miền Nam Việt Nam, thiết lập vùng phi quân sự làm biên giới với miền Bắc. Ông còn coi giải pháp hội đồng hiệp thương là một hình thức chính phủ liên bang trá hình. Tổng thống Thiệu lên đài phát thanh tuyên bố bác bỏ nguyên tắc một nước Việt Nam thống nhất: "Bắc Việt Nam là Bắc Việt Nam và Nam Việt Nam là Nam Việt Nam, mọi người phải chấp nhận thực tế là tồn tại hai nước Việt Nam, không bên nào được xâm lược bên nào". Nixon gửi thông điệp cho Hà Nội nói rằng do các khó khăn ở Sài Gòn, việc ký kết vào ngày 31 là không thể được và đề nghị một vòng đàm phán mới. Chuyến bay của Kissinger tới Hà Nội bị hủy bỏ.[4]
·        Ngày 25 tháng 10, báo động bởi việc Nixon rút lui khỏi ký kết và bởi phản đối của Thiệu, Hà Nội công bố tóm tắt nội dung bản dự thảo và cảnh báo về các hậu quả nghiêm trọng nếu Mỹ không ký kết vào ngày 31 tháng 10. Mục đích là để ép Mỹ giữ vững giao ước ban đầu bất kể đến Thiệu. Khi tin này đến Washington D.C. vào sáng 26 tháng 10, Kissinger lên truyền hình tuyên bố "hòa bình trong tầm tay", với mục đích đảm bảo với Hà Nội và cảnh báo Sài Gòn về mong muốn nghiêm túc của Washington về một sự dàn xếp. Chỉ 6 tiếng sau, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi điện đồng ý với một vòng đàm phán mới tại Paris.[4]
·        Ngày 2 tháng 11, Nixon tuyên bố trên truyền hình rằng bản dự thảo còn có những phần "mập mờ" "cần làm rõ trước khi ký kết bản hiệp định cuối cùng". Ông quyết định sẽ thỏa mãn mọi ngờ vực của Thiệu về vấn đề chủ quyền, và chỉ thị Kissinger tìm kiếm một nhượng bộ về khía cạnh khu phi quân sự, và nếu đạt được điều đó thì họ sẽ ép Thiệu ký. Nếu Thiệu vẫn tiếp tục từ chối thì Mỹ sẽ ký kết hiệp ước hòa bình riêng với Hà Nội.[4]
·        Ngày 20 đến 25 tháng 11Kissinger cuối cùng cũng quay lại Paris. Hai bên đi đến được đồng thuận về ngôn ngữ khẳng định rằng khu vực phi quân sự là đường phân chia chính trị khu vực.[4]
·        Ngày 29 tháng 11, Nguyễn Phú Đức, đặc phái viên của Thiệu, bay đến Washington D.C. báo với Nixon rằng nhượng bộ của Hà Nội là không đủ. Nixon loại bỏ hầu hết các yêu cầu của Đức trong đó có cả việc rút Quân đội Nhân dân Việt Nam ra khỏi miền Nam. Nhưng Nixon vẫn chưa yên tâm về vấn đề khu phi quân sự và yêu cầu Kissinger đưa vấn đề này ra bàn lại tại Paris.[4]
·        Ngày 3 tháng 12, dự đoán về một thất bại trong đàm phán và Mỹ ném bom trở lại, Hà Nội bắt đầu sơ tán trẻ em ở thủ đô về nông thôn.[4]
·        Ngày 4 đến 13 tháng 12, đàm phán tiếp tục tại Paris suôn sẻ cho đến khi phía Mỹ một lần nữa lật lại vấn đề cốt lõi: quy chế của lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và nêu vấn đề khu phi quân sự. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phản ứng bùng nổ bằng cách thu hồi các nhượng bộ từ các buổi họp trước đó và đưa ra đòi hỏi mới, trong đó có việc lật lại vấn đề cơ bản về trao trả tù binh Mỹ. Tháng 10, phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đồng ý trao trả tù binh Mỹ vô điều kiện trong vòng 60 ngày. Nay họ muốn gắn việc trao trả tù binh với việc thả hàng ngàn tù chính trị tại Nam Việt Nam - một vấn đề mà họ đã từng đồng ý dành nó cho các thương thảo cụ thể sau này giữa các bên Việt Nam. Nixon triệu hồi Kissinger về Mỹ và ngừng đàm phán.[4]
·        Ngày 14 tháng 12, Nixon gửi một tối hậu thư cho Hà Nội: trong 72 giờ đồng hồ để quay lại ký theo phương án Hoa Kỳ đề nghị, nếu không sẽ ném bom lại Bắc Việt Nam.[4]
·        Ngày 18 tháng 12, Hoa Kỳ bắt đầu cho máy bay B–52 ném bom rải thảm Hà Nội, Hải Phòng và các mục tiêu khác. Đợt ném diễn ra trong 12 ngày (18 tháng 12 đến 30 tháng 12), đó là Chiến dịch Linebacker II. Không khuất phục được Hà Nội, bị thiệt hại nặng nề cho lực lượng không quân với ít nhất 30 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 và 5 chiếc F-111 bị bắn hạ (Việt Nam cho tới nay vẫn tự hào rằng chỉ có họ mới bắn rơi B-52 Mỹ) và nhất là bị dư luận quốc tế và trong nước phản đối mạnh mẽ, chính phủ Hoa Kỳ buộc phải chấm dứt ném bom quay lại đàm phán và đồng ý ký kết Hiệp định Paris theo phương án đã ký tắt hồi tháng 10 với một vài sửa đổi nhỏ có tính kỹ thuật.
·        Ngày 22 tháng 12, Hoa Kỳ gửi công hàm yêu cầu họp lại. Ngày 26/12, Việt Nam yêu cầu Mỹ trở lại tình hình trước ngày 18/12 mới họp. Hoa Kỳ chấp nhận.
·        Ngày 8/11/1973, nối lại đàm phán lúc 11 giờ trưa tại ngôi nhà ở Gif-sur-Yvette. Lê Đức Thọ nổ phát súng đầu: “Chính các ông đã làm cho danh dự nước Mỹ bị hoen ố”. Kissinger không bào chữa hăng hái như những lần trước, chỉ thanh minh. Hai ngày sau, 10/1/1973, Kissinger thử lần chót việc đòi đối phương rút quân khỏi miền Nam nhưng thất bại. Ngày 13/1/1973, hoàn thành hiệp định trong cuộc gặp riêng lần cuối cùng.
·        Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tán thành hiệp định vì những nhượng bộ của Hoa Kỳ đẩy họ vào thế nguy hiểm. Nixon rất tức giận khi Nguyễn Văn Thiệu cản chân ông. Theo hồ sơ mới giải mật gần đây của phía Mỹ thì Nixon có nói: Nếu Thiệu không ký hiệp định thì sẽ "lấy đầu" ông ta (tức Thiệu). Nixon đã nói với Kissinger như sau: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên khốn kiếp đó (ce salaud) không chịu chấp nhận, ông hãy tin lời tôi". Ngày 16 tháng 1 năm 1973, Đại tướng Haig trao cho Nguyễn Văn Thiệu bức thư của Nixon, mà Kissinger gọi là "bốc lửa". Trong thư này đoạn quan trọng nhất là: "Vì vậy chúng tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt Hiệp định ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm như thế một mình. Trong trường hợp đó, tôi phải giải thích công khai rằng Chính phủ của ông cản trở hoà bình. Kết quả là sự chấm dứt không tránh khỏi và lập tức của viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ - và một sự sắp xếp lại Chính quyền của ông cũng chẳng thay đổi được tình hình".[5] Trước sức ép của Mỹ, Việt Nam Cộng hòa cuối cùng phải chấp nhận kí kết hiệp định.
·        Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 như một thắng lợi quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 29 tháng 3 năm 1973, quân nhân Mỹ cuối cùng rời Việt Nam, chấm dứt mọi can thiệp quân sự trực tiếp của Hoa Kỳ đối với vấn đề Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ chỉ còn duy trì viện trợ và cố vấn quân sự. Từ nay chỉ còn Quân lực Việt Nam Cộng hòa đơn độc chống lại liên quân Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Đầu năm 1974, Quân lực Việt Nam Cộng hòa tiếp tục có những đợt tấn công nhằm vào lực lượng đối phương tại các khu vực trọng điểm như tại Quân khu 5Kon TumPleiku, xung quanh Sài Gòn,... Tuy nhiên, từ giữa năm 1974, cường độ tấn công của Quân lực Việt Nam Cộng hòa giảm dần và tương quan lực lượng thực sự nghiêng về liên quân Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam từ cuối năm 1974, thậm chí là thay đổi với tốc độ chóng mặt vì tinh thần của Quân lực Việt Nam Cộng hòa xuống chưa từng thấy khi mất nguồn viện trợ từ Hoa Kỳ cũng như các chiến dịch trước đó không đạt được yêu cầu đề ra.[6][7]. Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, sau Thông cáo Thượng hải 1972 giữa Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung HoaCộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng giảm đáng kể lượng viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Có những lúc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối nhận viện trợ nếu khoản viện trợ đó đi kèm những điều kiện mà họ không chấp nhận. Khi Trung Quốc đề nghị viện trợ 500 chiếc xe vào Trường Sơn với điều kiện lái xe là người Trung Quốc, Tổng Bí thư Lê Duẩn không đồng ý nhận bất cứ một chiếc xe nào vì tin rằng Trung Quốc lồng ghép vào đó những toan tính riêng của họ (Trung Quốc từng mượn đường vào đánh Chiêm Thành thời nhà Trần, rồi từng lấy cớ vào giúp Lê Chiêu Thống để kéo quân vào Hà Nội). Có người trong Bộ Chính trị đề nghị "sao không nhận một vài chiếc cho người ta vui?", nhưng ông trả lời: "Chừng nào tôi còn ngồi đây, thì tôi không cho một kẻ nào nghĩ trong đầu rằng có thể cướp được đất nước Việt Nam này"[8]. Bên cạnh đó, Liên Xô cũng chủ trương không viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam những vũ khí hiện đại hơn như xe tăng T-62, tên lửa phòng không S-125 Neva/Pechora, tiêm kích MiG-23 song song với việc giảm số lượng viện trợ đối với những loại vũ khí Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đang sở hữu xuống chỉ còn một nửa, thậm chí một phần ba. Theo thống kê của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong 2 năm 1973-1974, tổng cộng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhận được 114.532 tấn viện trợ quân sự, trị giá 339.355.353 rúp (~330 triệu USD), chỉ bằng 19% so với 2 năm 1971-1972[9]. Trên thực tế, quân số và vũ khí Việt Nam Cộng hòa (920.000 người) vẫn vượt trội hơn hẳn so với liên quân Quân đội Nhân dân Việt Nam vàQuân Giải phóng miền Nam Việt Nam (219.000 người)[10]
Ni dung chính ca hip đnh và lp trường các bên[sửa | sửa mã nguồn]
Bản Hiệp định này không hề có định nghĩa về hai bên ở miền nam, hai chính quyền ở miền nam, định nghĩa hai lực lượng quân đội của miền Nam, cũng không định nghĩa về ba lực lượng chính trị ở miền nam, và với thừa nhận miền nam Việt Nam là một miền của một nước Việt Nam thống nhất, cùng với không đưa ra xác định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có chủ quyền ở miền bắc hay không, không nhắc đến tên lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (khác bản thoả thuận trong tháng 10-1972 giữa đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa và đoàn đàm phán Hoa Kỳ) được xem là một thoái bộ của Mỹ và có lợi cho phía đối phương.
Nụ cười của Kissinger, Lê Đức Thọ và Xuân Thủy
Nội dung hiệp định được chia thành chín "chương", nói về các chủ đề về cơ bản giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thống nhất với nhau vào tháng 10 năm 1972. Đó là [11]:
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2e/Vietnam_peace_agreement_signing.jpg/250px-Vietnam_peace_agreement_signing.jpg
Phía Hoa Kỳ ký kết Hiệp Định Paris
1.    Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởihiệp định Geneva.
Điều khoản này có nghĩa Hoa Kỳ công nhận chính thức các điều khoản Hiệp định Geneva về sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, mà trước đó Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và phía Quốc gia Việt Nam trước đây cả hai phía đều xác nhận chủ quyền của mình trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Bắc tới Nam, mặc dầu trên thực tế mỗi bên chỉ quản lý một nửa. Tuy nhiên, do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được bầu lên bởi cuộc Tổng tuyển cử Toàn quốc vào ngày 06/01/1946 bất chấp sự chống phá của Thực dân Pháp, quân đội Tưởng Giới Thạch, đảng Việt Quốc và Việt Cách (tuy nhiên, sau đó Việt Minh vẫn nhượng bộ khi để cho 2 đảng Việt Quốc và Việt Cách tham gia chính phủ liên hiệp mà không qua bầu cử để đảm bảo đoàn kết dân tộc) nên nhiều ý kiến cho chính phủ Việt Nam Dân chủ có tính chính danh và hợp pháp cao hơn chính phủ Quốc gia Việt Nam - thành lập năm 1949 - vốn lên cầm quyền không qua bất kỳ 1 cuộc bầu cử nào trước năm 1946. Việc đồng ý Tổng tuyển cử năm 1956 là 1 bước nhượng bộ rất lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do với cuộc bầu cử năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành người đại diện và bảo vệ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam, có quyền tấn công các lực lượng vũ trang và hành chính được thành lập không tuân theo các quy định trong Hiến pháp năm 1946 trên toàn lãnh thổ 2 miền, bao gồm cả chính phủ Quốc gia Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa - lực lượng vũ trang thực hiện kế thừa đối với lực lượng xâm lược của Thực dân Pháp. Việc đại diện của Pháp ký vào Bản Tuyên bố cuối cùng với Điều 7 quy định việc tiến hành Tổng tuyển cử vào tháng 7/1956 đã khiến cho chính phủ Quốc gia Việt Nam - bên kế thừa các nghĩa vụ của Pháp ở Việt Nam - phải có nghĩa vụ tiến hành Tổng tuyển cử năm 1956 dù muốn hay không.
2.    Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973. Và ở miền Nam tất cả các đơn vị quân sự Mỹ và đồng minh, hai bên miền Nam Việt Nam ở nguyên vị trí (không áp dụng với Quân đội nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển, chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi và sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi miền Bắc Việt Nam. Uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng quân sự hai bên miền Nam (tức của Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam) sẽ quy định vùng của hai lực lượng quân sự do mỗi bên kiểm soát, và những thể thức trú quân. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ, kể cả cố vấn quân sự tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát của các nước nói trên ra khỏi miền nam Việt Nam, huỷ bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và các nước đó ở nam Việt Nam. Các lực lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam (Mỹ và đồng minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) phải ngừng mọi hành động tấn công nhau. Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển, mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên. Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế, hai bên miền Nam Việt Nam (Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh (không có tính ràng buộc với Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Trong thời gian này, hai bên miền Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam), được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự kiểm soát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
Đây là vấn đề quan trọng số một là thực chất của hiệp định. Nó quy định Hoa Kỳ và đồng minh phải rút hết quân khỏi nam Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam kể cả cung cấp khí tài và cố vấn quân sự, trong khi đó Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp tục được ở lại trên chiến trường miền Nam để hỗ trợ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng không được tăng thêm theo ràng buộc với riêng hai bên miền nam và không bị giới hạn di chuyển. Đây là nhượng bộ lớn nhất mà qua 4 năm đấu tranh trên chiến trường và bàn hội nghị cuối cùng Hoa Kỳ đã thoả hiệp. Đây là điều khoản mà Việt Nam Cộng hoà lúc đầu cương quyết bác bỏ vì thấy trước là mối hiểm hoạ nhất định nổ ra sau khi Hoa Kỳ rút hết quân. Trong chương này có điều khoản cho phép về thay thế binh bị khi bị phá huỷ, hư hỏng, theo nguyên tắc một-đổi-một áp dụng với Quân giải phóng của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa đến khi có chính phủ mới, nhưng không được phép đưa thêm từ bên ngoài vào. Điều này không cho Quân đội Việt Nam Cộng hòa nhận tiếp tế vũ khí của Mỹ và đồng minh cho nhưng lại cho phép Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nhận tiếp tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vì Hiệp định cấm vận chuyển vũ khí từ ngoài vào trong lãnh thổ Việt Nam nhưng lại không cấm vận chuyển vũ khí bên trong lãnh thổ Việt Nam. Theo một số quan điểm đây là nhượng bộ của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng thực ra điều khoản này trên thực tế theo một số quan niệm sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hoá vì không có một lực lượng nào có thể kiểm chứng trang bị của Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường và trên đường tiếp tế.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/d/d3/NguyenThiBinh_Paris1973.jpg/250px-NguyenThiBinh_Paris1973.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký hiệp định
3.    Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên (Mỹ và đồng minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân trong vòng 60 ngày. Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam (Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20/7/1954. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm điều đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực..
Điều khoản trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày có tầm quan trọng rất lớn và cực kỳ nhạy cảm đối với chính phủ của Tổng thống Nixon. Uy tín chính quyền Nixon trong con mắt người dân Mỹ phụ thuộc lớn vào việc có nhanh chóng đưa được các tù binh Mỹ về nước như đã hứa khi bầu cử tổng thống hay không và điều rất quan trọng nữa là điều này tạo ra được ấn tượng tâm lý "ra đi trong danh dự". Việc giải phóng tù binh không điều kiện, còn tù nhân dân sự sẽ được giải quyết sau, phản ánh nguyên tắc của phía Hoa Kỳ là tách các vấn đề thuần tuý quân sự ra khỏi các vấn đề rất phức tạp về chính trị. Chính vì vấn đề tù binh Mỹ quá quan trọng với chính quyền của Tổng thống Nixon nên đây cũng là một lý do giải thích cho phản ứng rất dữ dội của Nixon bằng Chiến dịch Linebacker II khi phía Bắc Việt Nam đặt lại vấn đề phóng thích tù binh phải gắn liền với vấn đề tù chính trị. Đây cũng là một trong những lý do để sau này nhiều nhà sử học cho rằng cuộc không kích cuối năm 1972 đã đạt được mục đích nhất định.
4.    Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế" (Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, và chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau Tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam). Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực. Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau (được hiểu gồm chính phủ Việt Nam cộng hòa, lực lượng thứ ba, chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam trong vòng chín mươi ngày. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam (được hiểu Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân giải phóng Miền Nam, Quân lực Việt Nam cộng hòa) sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, "phù hợp với tình hình sau chiến tranh". Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) sẽ thảo luận về việc giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm càng sớm càng tốt. Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị..
Điều khoản này phản ánh thực tế ở miền Nam có hai chính quyền có quân đội và vùng kiểm soát khác nhau. Phía Mỹ yêu cầu phải có điều khoản nói về việc thành lập Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc, bảo đảm nhân dân miền Nam được hưởng các quyền tự do dân sự và chính trị, có quyền quyết định tương lai chính trị của mình thông qua bầu cử tự do dân chủ, tuy nhiên không đặt giới hạn thời gian, là để ngăn ngừa về mặt pháp lý sự tấn công bằng vũ lực của các bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà). Điều này có nghĩa phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công nhận trên nguyên tắc sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam cùng với chính sách ngoại giao độc lập của nó nhưng bị ràng buộc bởi hiệp định, cho đến khi một chính phủ mới được thành lập trên tinh thần của bản hiệp định, cả cơ chế lẫn đường lối. Cuộc Tổng tuyển này đã diễn ra năm 1976. Do chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện Chiến dịch Lý Thường Kiệt 1975 trước khi phía đối phương tiến hành Chiến dịch Mùa Xuân 1975 với sự hỗ trợ của Quân đội Nhân dân Việt Nam nên Chiến dịch Mùa Xuân 1975 mang tính phản kích, thực hiện trả đũa theo đúng Hiệp định Paris.
[12]
5.    Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài. Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Trong khi chờ đợi thống nhất, ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không được tính là biên giới quốc gia theo như quy định tại Hiệp định Genève. Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt bao gồm có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình
Chương này khẳng định ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời theo như quy định tại Hiệp định Genève. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền mới ở miền Nam sau này tiến hành đàm phán, thương lượng và thỏa thuận để đi đến thống nhất Việt Nam. Cơ chế, phương thức đi đến thống nhất là do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính quyền mới ở miền Nam Việt Nam quyết định miễn là việc thống nhất được thực hiện thông qua biện pháp chính trị. Sau này Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam (kế thừa Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tiến hành thống nhất qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1976
[13].
6.    Để bảo đảm và giám sát việc thực hiện hiệp định, một ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế và Ban liên hợp quân sự bốn bên (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà), Ban liên hợp quân sự hai bên (Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được thành lập. Ban liên hợp quân sự bốn bên phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện về việc ngừng bắn, việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội của Hoa Kỳ và quân đội đồng minh, việc hủy bỏ các căn cứ quân sự của họ...và chấm dứt hoạt động trong thời gian sáu mươi ngày, sau khi Hoa Kỳ và đồng minh rút quân. Ban liên hợp quân sự hai bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam Việt Nam về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam (Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân giải phóng Miền Nam, quân lực Việt Nam cộng hòa) sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình, về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam, việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ mới,...Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế trong vòng ba mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này để ghi nhận các Hiệp định đã ký kết.
Cơ chế giám sát này không áp dụng cho điều khoản Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực tế là đã có hoạt động của các bên và ủy ban quốc tế nhưng sau hai bên đều tố cáo vi phạm hiệp định.
7.    Các bên tham gia Hội nghị phải triệt để tôn trọng Hiệp định Geneva năm 1954 về Campuchia và Hiệp định Geneva năm 1962 về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân hai nước về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của hai nước. Các bên tham gia Hội nghị cam kết không dùng lãnh thổ của hai nước để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác. Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở hai nước, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.
Đây là trói buộc của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đối với các căn cứ và tuyến vận chuyển của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào và Campuchia, tuy nhiên Mỹ cũng phải rút toàn bộ sự hỗ trợ cho hai chính quyền Mỹ ủng hộ bên Lào và Campuchia. Quy định này không có tính ràng buộc đối với các chính quyền tồn tại ở Lào và Campuchia do họ không tham dự mà chỉ ràng buộc với bốn bên ký kết. Đây là một nhượng bộ của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng trên thực tế thì phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa không có cách gì để bắt buộc đối phương thi hành điều khoản này một phần vì ngay tại Lào và Campuchia cũng đang có chiến tranh và không có một chính quyền thống nhất và lập trường thống nhất. Trên thực tế từ cuối năm 1972 chính quyền Pol Pot đã yêu cầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải rút quân và họ đã rút quân khỏi nước này trong năm 1973, và hướng di chuyển quân trên đường Trường Sơn đông. Bên cạnh đó, việc Vương quốc Lào vi phạm lệnh ngừng bắn trong Hiệp ước Viêng-chăn cũng khiến cho Pathet Lào nhận được sự trợ giúp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
8.    Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.
Đây không phải là điều khoản bắt buộc mà mang tính chất khuyến nghị. Điều khoản tái thiết sau chiến tranh, với số tiền lên đến 3,25 tỉ USD được Tổng thống Nixon hứa hẹn trong một bức thư riêng. Kissinger còn trao một bản dự thảo công hàm của Mỹ về xây dựng lại miền Bắc Việt Nam và 1 tháng 2 năm 1973 trao bản chính thức: Viện trợ cho không mỗi năm 650 triệu đôla; viện trợ với điều kiện nhân nhượng: 1 đến 1,5 tỷ đôla Mỹ. Viện trợ không hoàn lại sẽ dùng hình thức công hàm; viện trợ khác dùng bản ghi (note). Khoản viện trợ sau này không được thi hành với lý do Hoa Kỳ đưa ra là vì vấn đề xung đột ở Campuchia và tìm kiếm hài cốt binh sĩ Mỹ mất tích. Tới năm 1978, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không đòi hỏi điều kiện này nữa để bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, nhưng tới thập niên 1990 Hoa kỳ mới đưa ra xem xét.
9.    Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Điều khoản cuối của hiệp định và cũng không có điều khoản cưỡng chế: hiệp định không đưa ra được biện pháp và lực lượng cưỡng chế nếu một bên vi phạm hiệp định.
Như vậy, về mặt quân sự, buộc Mỹ và đồng minh phải rút khỏi miền nam Việt Nam, ngừng tấn công miền Bắc, nhưng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phép ở lại miền nam để hỗ trợ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, không có điều khoản về di chuyển đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, và hai bên miền Nam không thể nhận thêm quân từ nước ngoài (nhưng không ràng buộc với việc Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhận hỗ trợ từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), còn Quân giải phóng Miền Nam và quân lực Việt Nam cộng hòa phải rút về quân số và giữ nguyên vị trí, phía Mỹ không được phép viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi tổng tuyển cử được tổ chức. Ban liên hợp quân sự hai bên miền nam có thẩm quyền bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên về việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam, nhưng Ban liên hợp quân sự bốn bên không có thẩm quyền này. Hiệp định cũng quy định bầu cử tự do ở miền nam theo thỏa thuận hai bên miền Nam và sau đó chính quyền mới sẽ hiệp thương với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất đất nước.
Sau này, có chuyện rằng trong một chuyến đến thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội vào năm 1973, sau khi được nghe người hướng dẫn dịch sang tiếng Anh bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt với những câu thơ "Sông núi nước Nam, vua Nam ở/Rành rành phân định tại sách trời/Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời", Kissinger đã nhận xét: “Đây chính là Điều 1 của Hiệp định Paris”[14].
Vai trò và kết qu[sửa | sửa mã nguồn]
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f0/DD-ST-99-04229.JPEG/256px-DD-ST-99-04229.JPEG
Phái đoàn quân sự Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia cuộc họp đầu tiên của Ủy ban liên hiệp quân sự 4 bên tại Trại Davis - Tân Sơn Nhất ngày 2 tháng 2 năm 1973
Hiệp định Paris là hiệp định được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ soạn thảo để đảm bảo cho việc Hoa Kỳ rút quân đội ra khỏi chiến tranh. Đối với quân đội Hoa Kỳ, đây là cách họ ra khỏi cuộc chiến mệt mỏi này một cách chính đáng. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thì hiệp định này là thắng lợi thứ nhất - "Đánh cho Mỹ cút", trong hai bước để đi đến thắng lợi cuối cùng. Bản hiệp định đảm bảo việc quân Mỹ, đối thủ nguy hiểm nhất của họ không còn hiện diện tại Việt Nam, còn Việt Nam Cộng hòa được xác định sẽ không thể tồn tại lâu sau khi Hoa Kỳ rút đi. Về nguyên tắc thì các bên ký kết phải thừa nhận miền Nam Việt Nam tạm thời có hai chính quyền (tuy nhiên không có định nghĩa về hai chính quyền đó), nhưng sẽ nhanh chóng được thay thế bằng một chính quyền mới.
[18/01/2013 17:34:35] Bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam và trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh phá Hà Nội bằng B52, ngày 27/1/1973, Hoa Kỳ buộc phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Kéo dài suốt 5 năm với gần 250 cuộc họp và gặp riêng, Hội nghị Pa ri là đình cao nghệ thuật vừa đánh vừa đàm của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thắng lợi của cuộc đàm phán đã buộc Mỹ phải rút hoàn toàn quân xâm lược về nước, mở đường cho cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo dài suốt 30 năm của dân tộc Việt Nam, thu trọn non sông về một mối. Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày ký Hiệp định Pari, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu những bức ảnh tư liệu về Hội nghị Hòa bình Pari về Việt Nam.Trong ảnh: Bộ trưởng Xuân Thủy (phải) và ông Hariman, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (trái) tại cuộc họp báo sau Phiên thứ 27 Cuộc nói chuyện chính thức giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện chính phủ Hoa Kỳ ở Pari ngày 23/10/1968. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao 12 nước trong bản Định ước của Hiệp định Paris 1973
Đối với Việt Nam Cộng hòa thì hiệp định này là một tai ương lớn đối với họ mặc dù họ tham gia ký kết và đặt sự tồn tại của Việt Nam Cộng hòa trước một nguy hiểm trong một tương lai gần. Để trấn an Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nixon đã hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là trong trường hợp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động chiến tranh tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng bằng cách thích hợp để bảo đảm an ninh cho Việt Nam Cộng hòa. Lời hứa này sẽ không có giá trị thực tế vì sau đó Quốc hội Hoa Kỳ đã ra nghị quyết không cho phép đưa lực lượng vũ trang trở lại Đông Dương mà không được phép của Quốc hội và quy định khuôn khổ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa. Với các áp đặt như vậy thì dù không có sự kiện Watergate, dù Tổng thống Nixon có tại vị thì cũng không thể giữ lời hứa một cách hữu hiệu được. Đối với người Mỹ họ thực sự muốn đóng lại cuộc chiến, quên nó đi và mở sang một trang sử mới.
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/3/3b/Myrutquan.jpg
Hoa Kỳ rút quân theo Hiệp định Paris.Nguồn: Sách Chính phủ Việt Nam 1945-1998 Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, tháng 7 năm 1999
Chính vì vậy trong hiệp định có những điều khoản có vẻ là nhượng bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng chẳng có ai có thể kiểm chứng và kiểm soát được. Số quân của Quân đội Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường lúc đó, số quân của họ trên đường mòn Hồ Chí Minh, số vũ khí họ mang vào và mang ra là những dữ liệu không thể kiểm chứng được. Tuy nhiên, lượng viện trợ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn có thể kiểm soát tại các cửa khẩu trên bộ, cảng hàng không và cảng biển (Trong hiệp định không cấm nước ngoài viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mà chỉ cấm cung cấp vũ khí cho các bên ở miền Nam Việt Nam). Tương tự, vũ khí Mỹ vào Việt Nam qua các cảng và cầu hàng không cũng dễ dàng được quản lý. Tuy vậy việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và 23.000 cố vấn quân sự cho Việt Nam Cộng hòa là một sự vi phạm các điều khoản liên quan tới việc cấm Hoa Kỳ can dự vào miền Nam Việt Nam trong Hiệp định Paris và khiến cho phía Việt Nam Cộng hòa có thêm động lực để tiến hành các hoạt động quân sự chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cam kết bí mật của Tổng thống Richard Nixon rằng sức mạnh không quân Mỹ sẽ trở lại cuộc chiến nếu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa quân trở lại miền Nam, cam kết mà Quốc hội Mỹ không hề hay biết và rất có thể sẽ phản đối nếu xảy ra[15]. Tương tự, điều khoản về ngăn cấm các bên lập căn cứ quân sự trên đất Lào trung lập là nhượng bộ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhưng phía Vương quốc Lào lại vi phạm lệnh ngừng bắn trong Hiệp ước Viêng Chăn, tạo điều kiện để Pathet Lào tương trợ lẫn nhau với liên minh Quân đội Nhân dân Việt Namvà Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam[16][17]. Tại Campuchia, điều tương tự cũng xảy ra khi quân đội của Lon Nol tấn công quân đội của Pol Pot, tuy nhiên, Pol Pot đã không nhận được sự hỗ trợ từ phía Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam[18]. Điều khoản uỷ ban kiểm soát và giám sát quốc tế cũng chỉ là hình thức vì quyền lực của uỷ ban này chỉ có cơ chế giám sát, khuyến nghị, báo cáo kết quả các cuộc điều tra là chủ yếu.
Nói chung hiệp định này chỉ được thi hành nghiêm chỉnh ở những điều khoản rút quân Mỹ (cùng các đồng minh khác) và trao trả tù binh Mỹ, thống nhất Việt Nam thông qua phương thức chính trị. Hoa Kỳ thực sự muốn rút quân đội khỏi cuộc chiến và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tạo điều kiện cho việc đó.
Sau khi lực lượng quân sự Hoa Kỳ rút hết vào cuối tháng 3 năm 1973, liên minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng miền Nam và phía Việt Nam cộng hòa tố cáo nhau vi phạm Hiệp định, tuy nhiên hai bên không có hoạt động quân sự lớn nào trong năm 1973. Việc Việt Nam Cộng hòa thực hiện chiến dịch Tràn ngập Lãnh thổ từ đêm 24/01/1973 đã chứng tỏ Việt Nam Cộng hòa là bên không có thiện chí thực thi nghiêm túc Hiệp định. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Giải phóng miền Nam chuẩn bị cho việc đánh dứt điểm chính quyền Việt Nam Cộng hòa, còn Việt Nam Cộng hòa cũng đã thực hiện Chiến dịch Lý Thường Kiệt từ năm 1973 để từng bước một loại bỏ các lực lượng của Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam nhưng bất thành[19][20]. Chính Chiến dịch Lý Thường Kiệt là nguyên nhân để Quân Giải phóng Miền Nam thực hiện phản kích bằng Chiến dịch Mùa Xuân 1975 một cách hợp pháp[21][22]. Để hoàn thành nốt các điều khoản trong Hiệp định Paris liên quan đến Tổng tuyển cử, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiến hành cuộc Tổng tuyển cử năm 1976 để thống nhất thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam[23][24][25][26].
Nhn xét[sửa | sửa mã nguồn]
·        Nhà sử học cánh tả Gabriel Kolko, tác giả cuốn "Anatomy of a War: Vietnam, the US and the Modern Historical Experience" (từng được Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân dịch và ấn hành ở Việt Nam nhưng tác giả nói đã bị "bỏ rất nhiều" những đoạn có tính chỉ trích) nhận định:
Những người Cộng sản đã kiệt lực, tụt xa về số lượng và trang thiết bị so với lực lượng của ông Thiệu, vốn được nhận dòng cung ứng khổng lồ các thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ mà rất nhiều trong số đó họ không thể duy trì hoặc vận hành. Những vũ khí mới này không chỉ vi phạm Hiệp định Paris mà chúng còn khuyến khích ông Thiệu có hành động liều lĩnh về quân sự mà cuối cùng đã khiến ông ta thua trận. Thật vậy, thực tế này đã khiến một số người trong quân đội Mỹ kết luận rằng cung cấp thêm vũ khí cho chế độ Sài Gòn là một sự lãng phí tiền bạc (mà nó được chứng minh)...
Cuốn sách Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn gồm 2 tập, Tập 1-Đánh và đàm, Tập 2-Ký kết và thực thi
Một đợt vũ khí, và khoảng 23.000 cố vấn Mỹ và nước ngoài tới dạy cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cách sử dụng và duy trì những vũ khí đó đã khiến ông Thiệu thêm tự tin, và ngày càng tự tin hơn nhờ cam kết bí mật của Nixon rằng không lực Mỹ có thể trở lại tham gia cuộc chiến nếu phía VNDCCH đưa quân trở lại vào miền Nam... Ông Thiệu dùng thời gian ngưng nghỉ mà Hiệp định Paris đem lại để cố gắng củng cố quyền lực của mình và khiến các đồng minh của ông trở nên xa lánh: nhiều người đã trở thành trung lập. Ông Thiệu, trong khi đó, sử dụng nguồn cung ứng dồi dào về vũ khí mà Mỹ đã gửi cho ông, đặc biệt là pháo, và đến năm 1974, các cuộc pháo kích được tiếp tục với quy mô tổng lực (nhưng mà không có sự tham gia của lực lượng Mỹ), với việc Quân Lực VNCH bắn một lượng lớn hơn nhiều so với phía những người Cộng sản... ông tưởng rằng sức mạnh vượt trội về vũ khí sẽ cho phép ông hoàn toàn giành chiến thắng. Ông đã rất sai lầm, và kết cục là phải sống lưu vong khi quân đội của ông tan rã vào mùa xuân năm 1975.[27]
Lễ mít-ting kỷ niệm 40 năm ký Hiệp định Paris
·        Nguyễn Tiến Hưng, bộ trưởng kinh tế Việt Nam Cộng hoà nhận xét về sự cưỡng ép của Mỹ để buộc Việt Nam Cộng hoà phải ký hiệp định:
Về sau này tôi mới biết là vào thời điểm đó thì, trong màn bí mật, ông Kissinger đã sắp xếp gần xong mọi chuyện rồi. Vì sắp xếp như vậy không bao giờ ông ta hỏi ý kiến của Việt Nam Cộng hoà một cách thực lòng về những điểm quan trọng. Kissinger nhất định làm một mình, và làm ở Paris. Cho đến thời điểm cuối cùng trước khi Việt Nam Cộng hoà sụp đổ, ngày 26 tháng 4/1975, Kissinger còn đánh điện cho Đại Sứ Martin nói là "Bất cứ điều đình nào cũng phải là giữa Hoa Kỳ và phía Bắc Việt Nam chứ không phải giữa Sài Gòn và Hà Nội’’. Ông còn thêm rằng "bất cứ cuộc thảo luận nào cũng phải được diễn ra tại Paris’’[28]
·        Tác giả cuốn "A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement", Pierre Asselin, phó giáo sư lịch sử ở Đại học Hawaii Pacific cho rằng:
Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản của mình, là thắng một cách vô điều kiện. Việc vi phạm Hiệp định Paris, điều mà phía Mỹ ít nhất đã cố gắng tôn trọng ở mức độ không đưa quân trở lại miền Nam, đã phá vỡ hình ảnh nạn nhân của chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua. Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm giảm sự đáng tin của Hà Nội trong mắt thế giới, và một phần nào đó giải thích tại sao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại bị quốc tế bỏ rơi hồi năm 1980. Hiệp định Paris không phải là một "thắng lợi vĩ đại" của Hà Nội; nó là một sự hòa bình cay đắng và cần thiết để tạo những điều kiện dẫn đến chiến thắng nhanh chóng nhưng đầy rắc rối năm 1975.[29]
·        Bà Hélene Luc, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Pháp - Việt, đánh giá về những giá trị của Hiệp định Paris đối với Việt Nam:
Chiến thắng đó là nhờ lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam, cùng sự thống nhất, đoàn kết quốc tế và nhất là sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước. Thành phố Choisy-le-Roi có vinh hạnh đón đoàn Việt Nam, nhiệm vụ của chúng tôi là làm cho thế giới thấy rằng xung quanh phái đoàn Việt Nam là tình thương yêu, tình đoàn kết quốc tế, Việt Nam không cô đơn.[30]
·        Bà Jeanne Ellen Mirer, Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế, đại diện cho các đại biểu quốc tế tham gia lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris. Thông điệp có đoạn:
Là những người yêu chuộng hòa bình từ mọi nơi trên thế giới, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, rằng các dân tộc bị áp bức và chiếm đóng có quyền kháng cự và đấu tranh vì tự do và quyền quyết định vận mệnh của mình không có bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài. Bảo vệ chính các giá trị và nguyên tắc mà chúng tôi từng bảo vệ trong thời gian chiến tranh Việt Nam, chúng tôi tuyên bố đoàn kết với các dân tộc đang đấu tranh cho một thế giới hòa bình và một xã hội công bằng.
Từ Việt Nam, quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi bày tỏ niềm tin tưởng rằng tấm gương Việt Nam sẽ cổ vũ các dân tộc trên thế giới đến thắng lợi cuối cùng.[30]
·        Trong Lễ kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định:
...Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ 20; đánh dấu thắng lợi lịch sử của nhân dân ta sau hơn 19 năm đấu tranh kiên cường, bất khuất trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao chống Mỹ xâm lược.
Cuộc chiến đấu trường kỳ, gian khổ của quân, dân ta trên chiến trường và cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris đều nhằm mục tiêu là buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Biết bao đồng bào, đồng chí và chiến sĩ, những người con ưu tú của Tổ quốc đã hy sinh xương máu vì mục tiêu thiêng liêng ấy. Ký kết Hiệp định Paris, Mỹ đã phải công nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, phải chấm dứt ném bom miền Bắc, rút toàn bộ quân Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam; nhân dân ta đã thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược “đánh cho Mỹ cút” mà Bác Hồ kính yêu đã chỉ ra trước lúc Người đi xa. Hiệp định đã mở ra một cục diện mới với thế mạnh áp đảo của ta trên chiến trường, tạo tiền đề vững chắc cho quân và dân ta tiến lên “đánh cho ngụy nhào” với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Hiệp định Paris cũng là niềm cổ vũ lớn lao đối với nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới, những người đã đồng hành ủng hộ, giúp đỡ nhân dân ta trong suốt cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, dõi theo từng diễn biến trên chiến trường cũng như trên bàn đàm phán tại Paris. Hiệp định Paris là sự minh chứng hùng hồn cho chân lý “đại nghĩa thắng hung tàn, chí nhân thay cường bạo”, củng cố niềm tin của nhân dân yêu chuộng hòa bình và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vào sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa. Vì vậy, Hiệp định Paris đã đi vào lịch sử của cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì độc lập, tự do, vì hòa bình và công lý. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam cũng mở ra một giai đoạn mới ở khu vực Đông Nam Á, giai đoạn các nước Đông Nam Á hòa bình, ổn định, khép lại quá khứ thù địch, xích lại gần nhau để sum họp trong cộng đồng ASEAN ngày nay...
Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của mặt trận ngoại giao nước ta thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, là mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Thắng lợi đó, trước hết bắt nguồn từ thắng lợi của cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng với những nỗ lực phi thường, quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do, thống nhất đất nước của quân và dân ta trên các chiến trường, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, phải xuống thang và cuối cùng phải ký Hiệp định Paris. Thắng lợi này mang đậm dấu ấn và phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh; có sự đóng góp từ những nỗ lực hết mình của các cán bộ, chiến sĩ trên mặt trận ngoại giao thời kỳ chống Mỹ, cứu nước mà trực tiếp là cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris, cuộc đấu trí thể hiện bản lĩnh kiên cường, thông minh, sáng tạo của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam với một nền ngoại giao nhà nghề, sừng sỏ. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, mặt trận ngoại giao tại Hội nghị Paris đã phối hợp nhịp nhàng với các mặt trận chính trị, quân sự; phát huy thắng lợi trên các chiến trường, giữ vững thế chủ động trong đàm phán, liên tục tiến công.
Song song với đấu tranh trên bàn đàm phán, các hoạt động tranh thủ dư luận quốc tế tại Hội nghị Paris làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ chính nghĩa sáng ngời của cuộc chiến tranh giải phóng và thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam; vạch trần những thủ đoạn, mưu đồ đen tối, tính chất phi nghĩa, tàn bạo của cuộc chiến tranh xâm lược của địch, đã góp phần quan trọng tạo nên Phong trào nhân dân thế giới rộng lớn chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam - một Phong trào mang tính lịch sử và thời đại, tiêu biểu cho lương tri của loài người, đã tác động rất lớn tới dư luận tiến bộ Mỹ, thúc đẩy sự lớn mạnh của phong trào phản chiến ngay trong lòng nước Mỹ...[31]
·        Phó chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ngoại trưởng Cộng hòa miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Bình nhấn mạnh:
Chúng tôi đã thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, trong đấu tranh luôn luôn giữ vững lập trường, nguyên tắc, trong từng bước đi cụ thể, biết mềm dẻo và linh hoạt – tất cả là nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng: Mỹ phải rút đi hoàn toàn, quân ta vẫn ở tại chỗ, các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam phải được đảm bảo, Việt Nam là của người Việt Nam. Ở đây, cuộc chiến đấu không dùng súng đạn nhưng bằng đấu trí, đấu lý và cả ý chí, cũng vô cùng khó khăn và gian khổ. Các cuộc họp đàm phán bí mật là những trận chiến đấu hết sức quyết liệt. Động lực chính giúp chúng tôi kiên trì đấu tranh và hoạt động tích cực, đó là vì lợi ích tối cao của dân tộc, là niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến của nhân dân ta[32]


 Những tiêu đề khác của khoahoctheky21

TÁC GIẢ THIẾT KẾVÀ BIÊN TẬP






Không có nhận xét nào: